Quyết định 4818/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Số hiệu | 4818/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/12/2017 |
Ngày có hiệu lực | 12/12/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ninh |
Người ký | Nguyễn Đức Long |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4818/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 12 tháng 12 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 ngày 23/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 27/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Văn bản số 14077/BGTVT-KHĐT ngày 28/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải về việc tham gia góp ý Báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND ngày 27/10/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 6376/TTr-GTVT ngày 20/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
- Phát triển giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Ninh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT trên địa bàn tỉnh, của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước.
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, tăng cường kết nối giữa vùng đô thị trung tâm Hạ Long với tiểu vùng khác trên cơ sở phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế của tỉnh; đặc biệt chú trọng đến sự kết nối với các tỉnh lân cận, với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cả nước và quốc tế.
- Phát triển vận tải hàng hóa và hành khách theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ với chi phí hợp lý, phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức vận tải; đặc biệt chú trọng phát triển vận tải hàng hóa đa phương thức, dịch vụ logistics và các loại hình vận tải hành khách phục vụ du lịch.
- Phát triển phương tiện vận tải theo hướng hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động khai thác vận tải.
- Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển GTVT; huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước, đặc biệt chú trọng xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4818/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 12 tháng 12 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 ngày 23/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 27/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Văn bản số 14077/BGTVT-KHĐT ngày 28/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải về việc tham gia góp ý Báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND ngày 27/10/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 6376/TTr-GTVT ngày 20/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
- Phát triển giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Ninh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT trên địa bàn tỉnh, của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước.
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, tăng cường kết nối giữa vùng đô thị trung tâm Hạ Long với tiểu vùng khác trên cơ sở phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế của tỉnh; đặc biệt chú trọng đến sự kết nối với các tỉnh lân cận, với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cả nước và quốc tế.
- Phát triển vận tải hàng hóa và hành khách theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ với chi phí hợp lý, phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức vận tải; đặc biệt chú trọng phát triển vận tải hàng hóa đa phương thức, dịch vụ logistics và các loại hình vận tải hành khách phục vụ du lịch.
- Phát triển phương tiện vận tải theo hướng hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động khai thác vận tải.
- Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển GTVT; huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước, đặc biệt chú trọng xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
- Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông; tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trong GTVT.
a) Mục tiêu tổng quát
- Phát triển hệ thống GTVT theo hướng đồng bộ, hiện đại phù hợp với định hướng tổ chức không gian lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh là “Một tâm, hai tuyến, đa chiều, hai mũi đột phá” trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về địa lý của tỉnh là cửa ngõ giao thông của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong giao thương với các nước Đông Bắc Á, khu vực Tiểu vùng Mê Kông mở rộng và điểm kết nối của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.
- Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hợp lý, đảm bảo kết nối hài hòa các phương thức vận tải, liên thông với mạng lưới giao thông vùng, quốc gia và quốc tế. Đa dạng các loại hình vận tải và phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách với chất lượng ngày càng cao.
b) Mục tiêu cụ thể
b1) Về vận tải
- Đến năm 2020: Khối lượng vận tải hành khách đạt 74,2 triệu lượt hành khách; tốc độ tăng trưởng bình quân 7,2%/năm. Khối lượng vận tải hàng hóa đạt 71,7 triệu tấn; tốc độ tăng trưởng bình quân 12,5%/năm.
- Định hướng đến năm 2030: Khối lượng vận tải hành khách đạt 125,5 triệu lượt hành khách; tốc độ tăng trưởng bình quân 5,4%/năm. Khối lượng vận tải hàng hóa đạt 125,4 triệu tấn; tốc độ tăng trưởng bình quân 5,8%/năm.
b2) Về kết cấu hạ tầng
* Đến năm 2020:
- Đường bộ: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình có tính đột phá gồm các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng yếu, các tuyến có nhu cầu vận tải lớn, các tuyến có tính kết nối, đồng thời tiếp tục đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường tỉnh. Cụ thể:
+ Cao tốc: Đẩy nhanh quá trình xây dựng các tuyến cao tốc qua địa bàn tỉnh, gồm: Cao tốc Hải Phòng - Hạ Long; Cao tốc Hạ Long - Móng Cái; chủ động phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu lập dự án kêu gọi đầu tư cao tốc Nội Bài - Hạ Long.
+ Quốc lộ: Đẩy nhanh quá trình nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh; nghiên cứu nâng cấp các tuyến đường (đường tỉnh, đường huyện, đường khác) trọng yếu, có nhu cầu vận tải lớn lên quốc lộ.
+ Đường tỉnh: Từng bước cải tạo, nâng cấp các tuyến đường đạt tối thiểu cấp III miền núi (một số tuyến chưa cấp bách sẽ đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030); xây dựng mới một số tuyến đường tỉnh quan trọng, có tính kết nối và có nhu cầu vận tải cao; nâng cấp một số tuyến cấp đường huyện quan trọng lên đường tỉnh.
+ Đường đô thị: Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới mạng lưới đường đô thị theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị được phê duyệt. Chú trọng phát triển các tuyến đường vành đai, đường trục chính tại thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái...; các tuyến đường ven biển kết nối các vùng đô thị để phân bổ lưu lượng giao thông, tránh nguy cơ ùn tắc.
+ Đường giao thông nông thôn: Duy tu bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn hiện có; xây dựng mới các tuyến đường giao thông nông thôn phù hợp với quy hoạch nông thôn mới của các địa phương theo Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.
+ Hệ thống cầu, cống: Trên đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường giao thông nông thôn được xây dựng phù hợp theo cấp đường, tải trọng thiết kế theo quy định.
+ Bến, bãi đỗ xe, điểm đỗ xe: Xã hội hóa đầu tư xây dựng mới một số bến xe khách hiện đại tại các thành phố có nhu cầu đi lại lớn (Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái) và huyện Bình Liêu; nâng cấp, tăng năng lực phục vụ của các bến xe hiện có; ưu tiên quỹ đất bố trí các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị, đặc biệt phát triển các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe trong các đô thị như Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Quảng Yên.
- Đường biển: Hoàn thành Bến số 1 cảng khách quốc tế Bãi Cháy; xây dựng các bến cảng tổng hợp của Khu bến Cái Lân; nghiên cứu xây dựng khu bến tại Con Ong - Hòn Nét theo hướng kéo dài bến Cửa Ông về phía Tây khoảng 4km để tạo thành cảng liền bờ Cửa Ông.
- Đường sắt: Đề nghị Trung ương xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân theo kế hoạch của Bộ GTVT. Xem xét đầu tư tuyến đường sắt Móng cái-Vân Đồn khi có nhà đầu tư vốn ngoài ngân sách theo hợp tác công tư.
- Đường thủy nội địa: Tập trung xây dựng các khu cảng, bến thủy nội địa phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách tại khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Cô Tô, Vân Đồn, Quảng Yên; nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa chính đạt cấp kỹ thuật theo tiêu chuẩn.
- Hàng không: Hoàn thành xây dựng Cảng hàng không quốc tế Quảng Ninh, phát triển các đường bay đến các thị trường quốc tế tiềm năng như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản...; nghiên cứu phát triển các sân bay taxi phục vụ du lịch tại huyện đảo Cô Tô, thành phố Móng Cái, thành phố Hạ Long và các đảo khác thuộc Khu kinh tế Vân Đồn.
* Định hướng đến năm 2030:
Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống GTVT trên địa bàn tỉnh; tiếp tục xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch tạo sự đồng bộ, kết nối hài hòa các phương thức vận tải, liên thông với mạng lưới GTVT của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cả nước và quốc tế. Cụ thể:
- Đường bộ: Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, chú trọng đầu tư mở rộng các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh trọng yếu trên địa bàn tỉnh.
- Đường biển: Xây dựng hoàn thiện hệ thống cảng biển theo quy hoạch của Bộ GTVT phục vụ vận tải hàng hóa (đặc biệt hàng xuất khẩu) và vận tải du lịch.
- Đường sắt: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để hiện đại hóa tuyến đường sắt quốc gia Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân; nghiên cứu dự án và xây dựng vào thời điểm phù hợp các tuyến đường sắt quốc gia theo quy hoạch của Bộ GTVT, đường sắt đô thị theo quy hoạch của tỉnh.
- Đường thủy nội địa: Tiếp tục phát triển hệ thống luồng đường thủy nội địa; nạo vét toàn bộ các luồng tuyến thủy nội địa; hiện đại hóa các cảng, bến phục vụ vận tải, đặc biệt các bến, cảng phục vụ du lịch tại những khu vực tiềm năng phát triển du lịch (trong đó có bến du thuyền).
- Hàng không: Mở rộng Cảng hàng không quốc tế Quảng Ninh theo hướng trở thành đầu mối vận chuyển hành khách và nơi trung chuyển, vận tải hàng hóa của khu vực. Tiếp tục phát triển các sân bay taxi phục vụ du lịch.
a) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
a1) Kết cấu hạ tầng đường bộ
- Đường cao tốc: gồm 3 tuyến, dài 243 km.
+ Giai đoạn 2017 - 2020: Hoàn thành xây dựng tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái (dài 151 km) và cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (dài 25,2 km) đạt cấp 100km/h, 4 làn xe.
+ Giai đoạn 2021 - 2030: Chủ động phối hợp với Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành xây dựng tuyến cao tốc Nội Bài - Hạ Long (đoạn qua địa bàn tỉnh dài 66,8 km) đạt cấp 100 - 120km/h, 4 - 6 làn xe; tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và Hạ Long - Móng Cái tiếp tục phát triển mở rộng khi có nhu cầu.
(Chi tiết tại Phụ lục số 01).
- Đường quốc lộ: Gồm 8 tuyến, dài 559 km.
+ Giai đoạn 2017 - 2020: Nâng cấp, cải tạo một số đoạn tuyến quốc lộ quan trọng, có mật độ phương tiện cao đạt cấp III miền núi, như: Quốc lộ 18, Quốc lộ 18C, Quốc lộ 279, Quốc lộ 4B, Quốc lộ 10 (trong đó: nâng cấp khoảng 170 km và giữ cấp khoảng 310 km).
+ Giai đoạn 2021 - 2030: Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới tuyến, xây dựng, nâng cấp kỹ thuật các tuyến đạt tối thiểu cấp III miền núi (trừ một số đoạn tuyến điều kiện địa hình khó khăn) và quy hoạch mở mới Quốc lộ 279B trên cơ sở nâng cấp Đường tỉnh 330B, Đường tỉnh 330. Trong đó: Xây dựng mới khoảng 10 km, nâng cấp khoảng 191 km và giữ cấp khoảng 358 km.
(Chi tiết tại Phụ lục số 02).
- Đường tỉnh: Gồm 16 tuyến, dài 410 km.
+ Giai đoạn 2017 - 2020: Nâng cấp các tuyến quan trọng, có mật độ phương tiện cao đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi (trong đó: Xây dựng mới khoảng 3,2 km, nâng cấp khoảng 138 km và giữ cấp khoảng 251 km). Nghiên cứu xây dựng hầm qua vịnh Cửa Lục nhằm chia sẻ lưu lượng, giảm tải cho cầu Bãi Cháy và đảm bảo giao thông thông suốt khi có bão, gió mạnh.
+ Giai đoạn 2021 - 2030: Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới tuyến, xây dựng mới một số đoạn tuyến, đưa lên cấp kỹ thuật đạt tối thiểu cấp III miền núi, trừ một số tuyến địa hình khó khăn, mật độ phương tiện thấp (trong đó: Xây dựng mới khoảng 19,8 km, nâng cấp khoảng 147 km và giữ cấp khoảng 162 km). Ngoài ra, có một số tuyến hoặc đoạn tuyến chuyển thành đường quốc lộ, đường đô thị; một số đoạn tuyến định hướng phát triển theo quy hoạch của địa phương, của khu kinh tế.
(Chi tiết tại Phụ lục số 03).
- Một số tuyến giao thông quan trọng tại các đô thị, khu kinh tế, khu du lịch; quan trọng đối với các địa phương:
+ Tuyến đường trục chính trung tâm thị xã Đông Triều;
+ Đường tránh phía Nam thị xã Đông Triều;
+ Đường tránh phía Nam thành phố Uông Bí;
+ Đường nối Quốc lộ 18 - Yên Tử - Ngọa Vân;
+ Tuyến đường trục trung tâm khu dịch vụ cảng biển, Khu công nghiệp đô thị Đầm Nhà Mạc theo Quy hoạch chung Khu đô thị Đầm Nhà Mạc;
+ Đường nối Khu đô thị Amata với đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và nối khu đô thị AMATA với Quốc lộ 18;
+ Đường nối Khu công nghiệp Việt Hưng với cảng Cái Lân;
+ Đường Cái Mắm - Đồng Đăng phân luồng xe tải tránh trung tâm thành phố Hạ Long;
+ Đường tỉnh 336 cũ: Cải tạo nâng cấp trở thành đường liên khu vực, quy mô đường đô thị;
+ Xây dựng cầu vượt tại nút giao thông Loong Toòng, Cứu Hỏa và Kênh Liêm (kết hợp xem xét phương án liên thông 03 nút);
+ Tuyến đường bao biển nối thành phố Hạ Long với thành phố Cẩm Phả, theo nhu cầu thực tế định hướng kéo dài đến Khu kinh tế Vân Đồn;
+ Nghiên cứu xây dựng đường giao thông kết nối hai bờ sông Cửa Lục bằng hầm tuynel cạnh cầu Bãi Cháy và đường vành đai đi phía Nam Quốc lộ 279 mới;
+ Đường hầm tuynel kết nối trung tâm thành phố Cẩm Phả với đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái;
+ Tuyến đường trục nối Cảng hàng không Quảng Ninh với các khu chính của Khu kinh tế Vân Đồn;
+ Tuyến đường bao biển và tuyến đường trục giữa từ xã Đông Xá đến xã Hạ Long thuộc Khu kinh tế Vân Đồn;
+ Tuyến đường nối Quốc lộ 4B với Quốc lộ 18C trên địa bàn huyện Tiên Yên;
+ Đường nối trung tâm Móng Cái ra tiếp cận vùng nước cảng Vạn Gia (khu Bãi Đai);
+ Các tuyến đường quan trọng khác theo quy hoạch của các địa phương: Xem xét cụ thể về quy mô, hướng tuyến khi triển khai.
- Đường ra biên giới và đường hành lang biên giới: Hoàn thành xây dựng hệ thống đường hành lang biên giới dài 100km, đạt tiêu chuẩn cấp V và đường ra biên giới dài 50km (do Bộ Quốc phòng triển khai theo quy hoạch quốc phòng); phát triển một số tuyến kết nối từ trung tâm huyện đến các tuyến đường biên giới và đường hành lang biên giới.
- Bến xe khách: Đến năm 2020 có 18 bến xe khách (trong đó: Xây dựng mới 13 bến xe, duy trì cấp kỹ thuật 02 bến xe, nâng cấp kỹ thuật 03 bến xe); định hướng đến năm 2030 sẽ tập trung nâng cấp một số bến xe khách tại các thành phố lớn với quy mô hiện đại. (Chi tiết tại Phụ lục số 04).
- Bãi đỗ xe:
+ Ưu tiên phát triển các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng tại các thành phố, thị xã, thị trấn theo Quy hoạch chung xây dựng tại các đô thị, vùng huyện được phê duyệt; trong đó đảm bảo quỹ đất để phát triển theo từng giai đoạn, tại một số khu vực có nhu cầu lớn, quỹ đất hạn chế sẽ quy hoạch loại hình bãi đỗ xe ngầm;
+ Định hướng sử dụng các bến xe khách liên tỉnh sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng thành bãi đỗ xe công cộng, như: Bến xe Bãi Cháy hiện tại, Bến xe Cửa Ông, Bến xe Mông Dương...
- Hệ thống các trạm dừng nghỉ:
+ Quy hoạch 04 trạm dừng nghỉ trên các cao tốc, gồm: Trạm dừng nghỉ Quảng Yên trên cao tốc Hạ Long - Hải Phòng; Trạm dừng nghỉ Hoành Bồ trên cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; Trạm dừng nghỉ trên cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; Trạm dừng nghỉ trên cao tốc Nội Bài - Hạ Long.
+ Quy hoạch 04 trạm dừng nghỉ trên các quốc lộ, gồm: Trạm dừng nghỉ Đông Triều (loại 1) trên Quốc lộ 18 tại khu vực Bình Dương; Trạm dừng nghỉ Cẩm Hải (loại 1) trên Quốc lộ 18 tại khu vực Cẩm Hải; Trạm dừng nghỉ Tiên Yên (loại 1) tại khu vực thị trấn Tiên Yên; Trạm dừng nghỉ Bình Liêu (loại 3) trên Quốc lộ 18C tại khu vực thị trấn Bình Liêu.
- Hệ thống các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe, trung tâm đăng kiểm cơ giới đường bộ: Thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch của Bộ GTVT.
a2) Kết cấu hạ tầng đường sắt
- Đường sắt quốc gia:
+ Chủ động phối hợp với Bộ GTVT hoàn thành xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Ninh dài 66,8km. Nghiên cứu xây dựng 03 tuyến đường sắt, gồm tuyến ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh; tuyến Hạ Long - Móng Cái và tuyến Lạng Sơn - Mũi Chùa.
- Đường sắt đô thị: Giai đoạn đến năm 2030 nghiên cứu xây dựng 02 tuyến Monorail (Quảng Yên - Uông Bí; Quảng Yên - Hạ Long - Cẩm Phả) theo quy hoạch chung xây dựng. Giai đoạn sau năm 2030, tùy theo nhu cầu thực tế sẽ kéo dài tuyến Uông Bí - Hạ Long - Cẩm Phả tới Vân Đồn, Uông Bí - Quảng Yên sang thành phố Hải Phòng.
a3) Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Quy hoạch luồng tuyến đường thủy nội địa: (Chi tiết tại Phụ lục số 05).
+ Đường thủy nội địa Trung ương quản lý có 31 tuyến với tổng chiều dài 624,5 km (trong đó xem xét điều chuyển tuyến Uông Bí, một phần tuyến Tiên Yên về đường thủy địa phương và chuyển tuyến Thanh Lân - Cô Tô thành tuyến đường thủy nội địa quốc gia);
+ Đường thủy nội địa địa phương có 27 tuyến, với tổng chiều dài 372,6 km (bổ sung một số tuyến mới trên các sông trong đất liền và các tuyến thăm quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long).
- Quy hoạch cảng đường thủy nội địa: (Chi tiết tại Phụ lục số 05).
+ Cảng hàng hóa: Quy hoạch tập trung phát triển vào 40 cụm cảng, bến; công suất đến năm 2020 đạt khoảng 15,4 triệu tấn/năm, đến năm 2030 đạt khoảng 20,9 triệu tấn/năm. Nghiên cứu xây dựng cảng đầu mối tại Đầm Nhà Mạc. Ngoài ra sẽ phát triển thêm tại một số vị trí (tùy theo nhu cầu phát triển). Trong quá trình quy hoạch chi tiết tổ chức rà soát, cập nhật lại hệ thống cảng bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo theo định hướng phát triển của các địa phương.
+ Cảng hành khách: Quy hoạch tập trung phát triển vào 10 cảng chính và 18 bến phục vụ vận chuyển hành khách (trong đó có các cảng bến phục vụ khách du lịch văn minh, hiện đại; công suất đến năm 2020 đạt khoảng 8,3 triệu khách/năm, đến năm 2030 công suất phục vụ khoảng 9,5 triệu khách/năm). Ngoài ra sẽ phát triển thêm tại một số vị trí (tùy theo nhu cầu phát triển).
+ Cảng chuyên dùng xuất nhập than: Điều chỉnh quy hoạch các cảng bến thủy tiêu thụ kinh doanh than theo hướng không bổ sung, giảm dần các cảng than; quy hoạch các cảng bến than gắn với phương án bố trí các tuyến đường vận chuyển chuyên dùng, kho than, khu vực sản xuất; kiên quyết thu hồi những cảng bến tiêu thụ than không đảm bảo quy định và không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
- Định hướng phát triển giao thông đường thủy nội địa tại các địa phương: Ngoài các cảng, bến, tuyến đường thủy nội địa chính, định hướng phát triển các bến hành khách, bến hàng hóa, tuyến đường thủy tại các địa phương theo quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt. Từng bước giảm dần các cảng, bến nhỏ lẻ để quản lý đầu tư tập trung. Chú trọng phát triển bến du thuyền tại khu du lịch như: Hạ Long (Tuần Châu, Bãi Cháy, Hòn Gai,...), Vân Đồn, các đảo (Cô Tô, Cái Chiến, Vĩnh Thực,...) và một số bến thủy nội địa tại các đảo, một số luồng đường thủy nội địa phục vụ du lịch.
a4) Kết cấu hạ tầng đường hàng không
- Cảng hàng không Quảng Ninh:
+ Giai đoạn 2017 - 2020: Đưa vào khai thác Cảng hàng không quốc tế Quảng Ninh, phát triển các đường bay đến các thị trường quốc tế tiềm năng như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản...; công suất tối thiểu đạt 2,5 triệu khách/năm và 10.000 tấn hàng hóa/năm.
+ Giai đoạn 2021 - 2030: Mở rộng Cảng hàng không quốc tế Quảng Ninh theo hướng trở thành đầu mối vận chuyển hành khách và nơi trung chuyển, vận tải hàng hóa của khu vực; công suất thông qua cảng tối thiểu đạt 5 triệu khách/năm và 30.000 tấn hàng hóa/năm.
- Sân bay taxi: Nghiên cứu và phát triển các sân bay taxi phục vụ du lịch tại huyện đảo Cô Tô, thành phố Móng Cái, thành phố Hạ Long và các đảo nhỏ khác thuộc Khu kinh tế Vân Đồn hoặc một số vị trí có điều kiện phù hợp để xây dựng.
- Sân bay thủy phi cơ: Phát triển sân bay dành cho thủy phi cơ tại vịnh Hạ Long ở khu vực bến cảng Tuần Châu, nghiên cứu phát triển để kết nối đất liền với Cô Tô; sau năm 2020 định hướng phát triển tại những khu vực có tiềm năng về du lịch.
a5) Kết cấu hạ tầng đường biển
- Quy hoạch Cảng biển Quảng Ninh là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm 04 khu bến, 06 bến cảng (01 bến cảng khách) và 03 khu chuyển tải. Tập trung nghiên cứu và thu hút đầu tư cụm cảng liền bờ khu vực Cửa Ông kết hợp Hòn Nét, hòn Con Ong. Luồng hàng hải vào cảng, gồm 04 luồng là: Luồng khu bến Cái Lân, luồng khu bến Cẩm Phả, luồng sông Chanh vào khu bến Yên Hưng và luồng vào cảng biển Hải Hà. (Chi tiết tại Phụ lục số 06).
- Quy hoạch 01 cảng cạn tại Móng Cái quy mô từ 30 ha trở lên, công suất đạt khoảng 100.000 - 200.000 TEU/năm.
b) Quy hoạch phát triển vận tải
Quy hoạch phát triển các trục vận tải hàng hóa và hành khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở 02 hành lang vận tải là: Hành lang vận tải Hà Nội - Quảng Ninh (trên hành lang có phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa) và Hành lang vận tải Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (trên hành lang có phương thức vận tải đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa). Cụ thể:
b1) Vận tải hàng hóa
- Vận tải hàng hóa đường bộ: Tập trung khai thác các tuyến vận tải hàng hóa đường bộ (liên tỉnh và nội tỉnh), các tuyến kết nối từ các đầu mối vận tải lớn trên địa bàn tỉnh (như: Cửa khẩu Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh, khu bến cảng biển Cái Lân, Cẩm Phả, các khu công nghiệp...) đến các đầu mối giao thông lớn như: Hà Nội, Hải Phòng,...) phục vụ vận tải quốc tế và nội vùng.
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa: Phát triển đầu mối vận tải tại khu vực Đầm Nhà Mạc, kết nối giữa vận tải đường biển và đường thủy nội địa đảm bảo thành nơi trung chuyển của các luồng hàng hóa chính; đồng thời duy trì các tuyến vận tải hiện có vận chuyển đến các đầu mối vận tải thủy nội địa lớn như Hải Phòng, Ninh Bình và đến các cảng khu vực các cửa khẩu phục vụ giao thương với Trung Quốc.
- Vận tải hàng hóa đường biển: Duy trì và phát triển các tuyến vận tải hàng hóa đến các cảng biển khu vực Đông Á; các tuyến vận tải nội địa đi đến các cảng, bến thuộc các tỉnh, thành phố trong nước; tuyến vận tải ven biển Quảng Ninh - Quảng Bình - Kiên Giang.
- Vận tải hàng hóa đường sắt: Cơ bản vận chuyển trên tuyến đường sắt quốc gia Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân và một số tuyến vận tải nội bộ, giảm tải cho vận tải đường bộ.
- Vận tải hàng hóa đường hàng không: Thông qua Cảng hàng không Quảng Ninh.
b2) Vận tải hành khách
- Vận tải hành khách đường bộ:
+ Giai đoạn đến 2020: Triển khai các tuyến vận tải cố định liên tỉnh theo Quy hoạch chi tiết của Bộ GTVT; lập quy hoạch chi tiết các tuyến vận tải cố định nội tỉnh; tập trung phát triển tuyến vận tải khách bằng xe điện, phục vụ khách du lịch, kết nối giao thông đến những điểm du lịch quan trọng; duy trì và phát triển thêm một số tuyến xe buýt tại các khu vực miền Tây kết nối các khu vực Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hoành Bồ, Cẩm Phả; khu vực nội thị thành phố Hạ Long; tại khu vực miền Đông kết nối các khu vực Cẩm Phả, Vân Đồn, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái; tập trung phát triển phương tiện taxi tại các thành phố lớn (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái) và các đô thị khác như Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn... thúc đẩy vận tải liên tỉnh và vận tải hàng hóa, hành khách kết nối với Trung Quốc.
+ Định hướng đến 2030: Phân bổ một số tuyến vận tải cố định liên tỉnh và nội tỉnh mới đi và đến các bến xe xây dựng mới trên địa bàn tỉnh tại các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí và một số huyện như: Hải Hà, Ba Chẽ..; phát triển thêm một số tuyến vận tải khách bằng xe điện theo nhu cầu phục vụ khách du lịch tại các khu vực Uông Bí, Cẩm Phả, Quảng Yên, Vân Đồn... và các đảo Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Cái Chiến...; hoàn thiện mạng lưới tuyến xe buýt, định hướng kéo dài một số tuyến sang các tỉnh lân cận (Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn).
- Vận tải hành khách đường thủy nội địa: Đội tàu vận tải khách du lịch được phát triển theo hướng đa dạng nhưng ưu tiên, khuyến khích phát triển các loại tàu theo hướng chuyên dụng; riêng đối với tàu khách, ưu tiên phát triển các loại tàu khách theo hướng hiện đại, an toàn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và vận tải phục vụ du lịch, từng bước chuẩn hóa đội tàu du lịch. Tập trung phát triển các tuyến vận tải khách trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và các tuyến từ bờ ra các đảo ...
- Vận tải hành khách đường biển: Nâng cao chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải; duy trì và phát triển thêm các tuyến vận tải liên vận quốc tế, các tuyến quốc tế đến cảng khách Tuần Châu, Bãi Cháy.
- Vận tải hành khách đường sắt: Thông qua tuyến đường sắt quốc gia Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, giảm tải cho vận tải đường bộ.
- Vận tải hành khách đường hàng không: Thông qua Cảng hàng không Quảng Ninh.
4. Nhu cầu quỹ đất phát triển giao thông vận tải
Nhu cầu quỹ đất dành cho phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 khoảng 13.058 (ha), đến năm 2030 khoảng 15.762 (ha).
5. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển giao thông vận tải
Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư ước tính từ năm 2015 đến năm 2020 là 76.602 tỷ đồng (trong đó: Nhu cầu vốn từ ngân sách tỉnh là 10.173 tỷ đồng; còn lại từ ngân sách Trung ương, xã hội hóa và nguồn vốn hợp pháp khác, bao gồm cả ngân sách tỉnh bổ sung - nếu có), giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 là 79.486 tỷ đồng (trong đó: Nhu cầu vốn từ ngân sách tỉnh là 9.209 tỷ đồng; còn lại từ ngân sách Trung ương, xã hội hóa và nguồn vốn hợp pháp khác).
Chia theo giai đoạn:
- Giai đoạn 2017 ÷ 2020 là 46.986 tỷ đồng (trong đó dự kiến nhu cầu vốn từ ngân sách tỉnh là 7.127 tỷ đồng).
- Giai đoạn 2021 ÷ 2025 là 46.666 tỷ đồng (trong đó dự kiến nhu cầu vốn từ ngân sách tỉnh là 5.986 tỷ đồng).
- Giai đoạn 2026 ÷ 2030 là 32.820 tỷ đồng (trong đó dự kiến nhu cầu vốn từ ngân sách tỉnh là 3.223 tỷ đồng).
6. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
Đến năm 2020 ưu tiên đầu tư 21 dự án, nhu cầu vốn từ Ngân sách tỉnh khoảng 3.397 tỷ đồng (không bao gồm dự án xây dựng Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương đang triển khai).
(Chi tiết tại Phụ lục số 07).
7. Các giải pháp, cơ chế chính sách thực hiện
a) Giải pháp, chính sách quản lý quy hoạch
- Xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch cụ thể cho các công trình GTVT trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các công trình được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch, các công trình tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Căn cứ vào quy hoạch phát triển GTVT trên địa bàn tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố cập nhật và cụ thể hóa trong các quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch vùng huyện để đầu tư, quản lý phù hợp với quy hoạch. Phân cấp, phối hợp quản lý đối với các tuyến giao thông vận tải; phân cấp quản lý các tuyến đường tỉnh đi qua đô thị để giao địa phương quản lý, gắn với công tác chỉnh trang, trật tự đô thị.
- Triển khai cụ thể hóa quy hoạch tổng thể bằng các quy hoạch chi tiết theo các chuyên ngành GTVT. Ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic; tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải. Ban hành cơ chế chính sách “đặc thù” về thuế suất, thuê đất... cho các khu kinh tế.
- Xác định và cắm mốc chỉ giới, dành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp các công trình giao thông, giảm thiểu chi phí đền bù và một loạt các vấn đề có liên quan đến giải phóng mặt bằng sau này. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ đất dành cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; trường hợp phát hiện vi phạm, kiên quyết thu hồi nhằm đảm bảo sử dụng quỹ đất theo đúng quy hoạch.
- Chủ động phối hợp, làm việc với các địa phương lân cận (Hải Dương, Hải Phòng) đề xuất với Bộ Giao thông vận tải bổ sung quy hoạch các tuyến giao thông kết nối khu vực (trong đó có tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long). Kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải để phân cấp, ủy quyền cho tỉnh Quảng Ninh quản lý các cảng bến, luồng đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh để thống nhất quản lý nhà nước trên địa bàn; thúc đẩy vận tải hàng hóa, hành khách với Trung Quốc qua các cửa khẩu, cầu phao, lối mở.
- Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các mô hình quản lý cảng biển, trong đó có mô hình “Chính quyền cảng” để quản lý các cảng biển trên địa bàn. Nghiên cứu phương án xử lý đối với việc chồng lấn luồng đường thủy nội địa và luồng hàng hải. Xem xét ban hành quy chế phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý chuyên ngành về cảng bến thủy nội địa với chính quyền địa phương để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn.
- Triển khai lập quy hoạch chi tiết cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2018, trong đó xác định cụ thể về quy mô, tính chất, công suất, số lượng cảng biển, lộ trình phát triển từng nhóm, cụm cảng đề xuất trong quy hoạch trên cơ sở phân tích có luận cứ về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, nhu cầu vận tải hàng hóa theo từng giai đoạn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội gắn với định hướng quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch sử dụng đất của địa phương làm cơ sở quản lý, đầu tư các cảng bến theo quy định.
b) Các giải pháp, chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư
- Đa dạng hóa việc huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau của loại hình đầu tư PPP; phân định cụ thể nguồn vốn, cơ cấu góp vốn của Trung ương, địa phương, nhà đầu tư của hình thức đầu tư PPP, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
- Tăng cường huy động nguồn lực đất đai để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thông qua khai thác quỹ đất. Xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác xã hội hóa xây dựng kết cấu hạ tầng và các ưu đãi về giá, phí nhằm tăng tính cạnh tranh.
c) Giải pháp, chính sách quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả
- Các quyết định đầu tư công trình GTVT trên địa bàn tỉnh phải căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 được phê duyệt. Ưu tiên vốn ngân sách để đầu tư một số công trình cấp bách, các dự án trọng điểm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng công trình; thực hiện chế độ kiểm toán công khai đối với năng lực doanh nghiệp và thực hiện đầu tư công trình; phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với các dự án công trình giao thông.
d) Giải pháp, chính sách đảm bảo trật tự, an toàn giao thông
- Tổ chức thẩm định an toàn giao thông đối với tất cả các công trình cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới theo quy định. Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tổ chức vận tải, đào tạo, sát hạch, tuyên truyền, cứu hộ, tăng cường sự quản lý của nhà nước.
- Quán triệt và triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ về trật tự, an toàn giao thông. Tăng cường công tác bảo vệ hành lang giao thông, cương quyết xử lý vi phạm hành lang và các công trình giao thông.
- Rà soát, xác định để tiếp tục xử lý các “điểm đen”, phát triển các nút giao thông khác mức tại các nút giao thông trọng yếu, kết hợp xây dựng các cầu vượt, hầm cho người đi bộ.
- Từng bước hiện đại hóa phương tiện vận tải, áp dụng các công nghệ và phương thức vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức, logistics; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành giao thông, thí điểm áp dụng một số giải pháp giao thông thông minh tại một số đô thị chính của tỉnh. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác, bảo trì công trình giao thông.
đ) Giải pháp, chính sách phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường
- Cập nhật công nghệ thi công mới đặc biệt là đối với công trình đô thị; sử dụng vật liệu, công nghệ mới trong thiết kế và thi công công trình giao thông nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các dự án xây dựng công trình và các cơ sở công nghiệp giao thông. Nâng cao chất lượng giám sát và quản lý bảo vệ môi trường trong GTVT; thẩm định về môi trường từ khâu lập chiến lược, quy hoạch và dự án...
e) Giải pháp, chính sách phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực quản lý, khai thác, bảo trì, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nhân lực vận tải; đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực GTVT.
- Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực GTVT và các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, đồng thời phát triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.
- Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo dài hạn, trung hạn trong lĩnh vực GTVT tại nước ngoài theo các phương thức hợp tác quốc tế và các hình thức đào tạo khác. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực GTVT.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 2738/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của quy hoạch đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUY HOẠCH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CAO TỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NINH
(Kèm theo Quyết định số 4818/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
TT |
Tên đường |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Chiều dài đoạn qua địa bàn tỉnh (km) |
Quy hoạch đến năm 2020 |
Định hướng đến năm 2030 |
||
Chiều dài đoạn qua địa bàn tỉnh (km) |
Cấp kỹ thuật |
Chiều dài đoạn qua địa bàn tỉnh (km) |
Cấp kỹ thuật |
|||||
1 |
Cao tốc Nội Bài - Hạ Long |
Giao với đường Bắc Thăng Long - Nội Bài |
Xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ |
66,8 |
- |
- |
66,8 |
Cấp 100- 120km/h, 4-6 làn xe |
2 |
Cao tốc Hạ Long - Móng Cái |
Nút giao Km102+300/Quốc lộ 18 (điểm cuối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long) |
Thành phố Móng Cái |
151,0 |
151,0 |
Cấp 100km/h, 4 làn xe |
151,0 |
Theo nhu cầu |
3 |
Cao tốc Hải Phòng - Hạ Long |
Đình Vũ, Hải Phòng |
Nút giao Km102+300/Quốc lộ 18 (điểm cuối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long) |
25,2 |
25,2 |
Cấp 100km/h, 4 làn xe |
25,2 |
Theo nhu cầu |
|
Tổng |
243,0 |
176,2 |
|
243,0 |
|
QUY HOẠCH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG QUỐC LỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NINH
(Kèm theo Quyết định số 4818/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
TT |
Tên đường |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Chiều dài (km) |
Giai đoạn 2017-2020 |
Định hướng đến năm 2030 |
||||||
Cấp |
XD mới (km) |
Nâng cấp (km) |
Giữ cấp (km) |
Cấp |
XD mới (km) |
Nâng cấp (km) |
Giữ cấp (km) |
|||||
1 |
Quốc lộ 18 |
Cầu Vàng Chua, TX Đông Triều |
Cầu Bắc Luân I, TP. Móng Cái |
244,44 |
IIIĐB-II |
|
63,44 |
181 |
IIIĐB-II |
|
96,86 |
147,58 |
2 |
Quốc lộ 18B |
Ngã ba Quảng Đức, huyện Hải Hà |
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh |
16,9 |
IIIMN |
|
|
16,9 |
IIIMN |
|
|
16,9 |
3 |
Quốc lộ 18C |
Thị trấn Tiên Yên |
Phường Hải Yên, TP. Móng Cái |
121,14 |
VMN- IIIMN |
|
40,0 |
81,14 |
VMN- IIIMN |
|
32,64 |
88,5 |
4 |
Quốc lộ 279 |
Phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả |
Đèo Hạ My, xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ |
62,55 |
IVMN- IIIĐB |
|
32,8 |
29,75 |
IVMN- II |
|
29,75 |
32,8 |
5 |
Quốc lộ 4B |
Xã Điền Xá, huyện Tiên Yên |
Cảng Đông Bắc Cái Bầu |
37,0 |
IIIMN |
|
27,0 |
|
IIIMN - IIIĐB |
10,0 |
|
27,0 |
6 |
Quốc lộ 10 |
Phường Phương Đông, TP Uông Bí |
Cầu Đá Bạc (tiếp giáp với thành phố Hải Phòng) |
6.5 |
II |
|
6,5 |
|
II |
|
|
6,5 |
7 |
Quốc lộ 17B |
Phường Mạo Khê, TX Đông Triều |
Cầu Đá Vách (tiếp giáp với tỉnh Hải Dương) |
1,34 |
IIIĐB |
|
|
1,34 |
IIIĐB |
|
|
1,34 |
8 |
Quốc lộ 279B |
Xã Nam Sơn. huyện Ba Chẽ |
Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang |
68,92 |
|
|
|
|
IVMN-IIIMN |
|
32,0 |
36,92 |
|
Tổng |
558,79 |
|
|
169,74 |
310,13 |
|
10,00 |
191,15 |
357,54 |
QUY HOẠCH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NINH
(Kèm theo Quyết định số 4818/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
TT |
Số hiệu tuyến |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Chiều dài (km) |
Giai đoạn 2017-2020 |
Định hướng đến năm 2030 |
|||||||
Cấp |
XD mới |
Nâng cấp (km) |
Giữ cấp (km) |
Cấp |
XD mới (km) |
Nâng cấp (km) |
Giữ cấp (km) |
||||||
1 |
ĐT.326 |
Thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ |
Phường Mông Dương, TP Cẩm Phả |
42,15 |
IVĐB-IIIĐB |
|
16,1 |
26,05 |
IIIĐB |
|
26,05 |
16,1 |
|
2 |
ĐT.327 |
TX. Đông Triều |
Xã Quảng La, Hoành Bồ |
41,0 |
IIIMN |
|
41,0 |
|
IIIMN |
|
|
41,0 |
|
3 |
ĐT.329 |
Mông Dương, TP Cẩm Phả |
Thị trấn Ba Chẽ |
36,85 |
IVMN-IIIĐB |
|
|
36,85 |
IVMN |
Chuyển 6,92km về đường đô thị |
29,93 |
||
4 |
ĐT.330 |
Xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên |
Xã Lương Mông, Ba Chẽ |
68,0 |
VMN-IVMN |
|
26,9 |
41,1 |
IIIMN |
Chuyển 58,9km thành QL279B; nâng cấp 9,1km còn lại |
|||
5 |
ĐT.330B |
Xã Nam Sơn, thị trấn Ba Chẽ |
Xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên |
10,02 |
IIIMN |
|
|
10,02 |
IIIMN |
Chuyển tuyến thành QL279B |
|||
6 |
ĐT.331 |
Thị trấn Minh Thành, TX Quảng Yên |
Phà Rừng |
15,0 |
IIIĐB |
|
|
15,0 |
II |
|
15,0 |
|
|
7 |
ĐT.331B |
Cầu Kim Lăng, TX Quảng Yên |
Xã Hoàng Tân, TX. Quảng Yên |
7,68 |
IIIĐB |
|
7,68 |
|
IIIĐB |
|
|
7,68 |
|
8 |
ĐT.332 |
Trung tâm TX. Đông Triều |
Phà Triều |
8,0 |
IIIĐB |
|
0,8 |
7,2 |
II |
Xây mới 2,3 km theo DA đường trục Hải Dương, tuyến hiện tại chuyển TX. Đông Triều quản lý |
|||
9 |
ĐT.333 |
Xã Yên Thọ, TX. Đông Triều |
Phà Đụn |
5,0 |
IIIĐB |
|
5,0 |
|
IIIĐB |
|
|
5,0 |
|
10 |
ĐT.334 |
Cửa Ông |
Cảng Vạn Hoa |
32,45 |
IVĐB-II |
|
10,0 |
22,45 |
IIIĐB-II |
|
18,95 |
13,5 |
|
11 |
ĐT.335 |
Móng Cái |
Mũi Ngọc |
15,0 |
IIIĐB |
|
|
15,0 |
IIIĐB-II |
|
7,2 |
7,8 |
|
12 |
ĐT.337 |
Cầu Bang |
Giao ĐT.326 |
5,0 |
IIIĐB |
|
|
5,0 |
IIIĐB |
|
|
5,0 |
|
13 |
ĐT.338 |
Phường Mạo Khê, TX Đông Triều |
Khu công nghiệp Nam Tiền Phong |
26,7 |
IIIĐB |
|
15,03 |
11,67 |
IIIĐB |
|
|
26,7 |
|
14 |
ĐT.338B |
Phường Hiệp Hòa, TX Quảng Yên |
KCN Nam Tiền Phong |
17,5 |
|
|
|
|
IIIĐB |
17,5 |
|
|
|
15 |
ĐT.342 |
Trại Me, Sơn Dương, Hoành Bồ |
Xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ |
60,88 |
VMN |
|
|
60.88 |
VMN- IVMN |
|
54,88 |
6,0 |
|
16 |
ĐT.345 |
Xã Bình Dương, TX Đông Triều |
Ranh giới tỉnh Bắc Giang và Hải Dương |
18,7 |
VMN-IIIMN |
3,2 |
15,5 |
|
IIIMN |
|
15,5 |
3,2 |
|
Tổng |
409,93 |
|
3,2 |
138,01 |
251,22 |
|
19,8 |
146,68 |
161,91 |
||||
Ghi chú: ĐT 326 nâng cấp từ thị trấn đến giao với ĐT 337; ĐT 327 là tuyến quy hoạch mới. Giai đoạn 2021-2030; ĐT 330 nâng cấp từ giao với ĐT 330B đến xã Thanh Lâm; ĐT 334 nâng cấp từ Sân golf Ao Tiên đến chùa Cái Bầu (các đoạn này có thể thay đổi theo thực tế); nghiên cứu xây dựng một số nút giao giai đoạn 2 với đường cao tốc. |
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
QUY HOẠCH CÁC BẾN XE KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Kèm theo Quyết định số 4818/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
TT |
Tên bến xe |
Cấp kỹ thuật (loại) |
Diện tích tối thiểu theo quy chuẩn (m2) |
Vị trí |
Ghi chú |
|
I |
Thành phố Hạ Long |
|||||
1 |
Bến xe Bãi Cháy mới |
1 |
15.000 |
Phường Giếng Đáy, TP Hạ Long |
Xây dựng mới |
|
2 |
Bến xe miền Đông |
3 |
5.000 |
Phường Hà Tu, TP Hạ Long |
Xây dựng mới |
|
3 |
Chuyển bến xe Bãi Cháy thành bến nội tỉnh và bãi đỗ xe (khi bến xe Bãi Cháy mới đi vào hoạt động) |
|
|
|||
II |
Thành phố Uông Bí |
|||||
1 |
Bến xe phía Tây |
3 |
5.000 |
Khu vực giáp Phường Phương Đông và Phương Nam, TP Uông Bí |
Xây dựng mới |
|
2. |
Chuyển bến xe Uông Bí hiện tại thành bến xe nội tỉnh và bãi đỗ xe |
|
|
|||
III |
Thành phố Cẩm Phả |
|||||
1 |
Bến xe trung tâm Cẩm Phả |
2 |
10.000 |
Phường Cẩm Bình, TP Cẩm Phả |
Duy trì |
|
2 |
Bến xe Cẩm Hải |
4 |
2.500 |
Xã Cẩm Hải, TP Cẩm Phả |
Nâng cấp |
|
3 |
Chuyển bến xe Mông Dương thành bãi đỗ xe; bến xe Cửa Ông thành bến xe nội tỉnh, bãi đỗ xe |
|
|
|||
IV |
Thành phố Móng Cái |
|||||
1 |
Bến xe Hải Yên |
1 |
15.000 |
Phường Hải Yên, TP Móng Cái |
Xây dựng mới |
|
2 |
Bến xe Hải Xuân |
2 |
10.000 |
Phường Hải Xuân, TP Móng Cái |
Xây dựng mới |
|
3 |
Bến xe Móng Cái hiện tại |
1 |
15.000 |
Phường Ka Long, TP Móng Cái |
Duy trì và kết hợp bãi đỗ xe |
|
V |
Thị xã Quảng Yên |
|||||
1 |
Bến xe Quảng Yên 1 |
2 |
10.000 |
Xã Hiệp Hòa, TX Quảng Yên |
Xây dựng mới |
|
2 |
Bến xe Quảng Yên 2 |
2 |
10.000 |
Xã Liên Hòa, TX Quảng Yên |
Xây dựng mới |
|
3 |
Chuyển bến xe Quảng Yên và bến xe Liên Vị thành bãi đỗ xe (sau khi các bến xe Quảng Yên mới đi vào hoạt động) |
|
|
|||
VI |
Thị xã Đông Triều |
|
||||
1 |
Bến xe Đông Triều mới |
3 |
5.000 |
Xã Hồng Phong, TX Đông Triều |
Xây dựng mới |
|
2 |
Bến xe Mạo Khê |
3 |
5.000 |
Khu vực Vĩnh Tuy 1, thị trấn Mạo khê |
Xây dựng mới |
|
3 |
Chuyển bến xe Đông Triều hiện tại thành bãi đỗ xe (khi bến xe Đông Triều mới đi vào hoạt động) |
|
|
|||
VII |
Huyện Vân Đồn |
|
||||
1 |
Bến xe Cái Rồng |
1 |
15.000 |
Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn |
Nâng cấp |
|
VIII |
Huyện Tiên Yên |
|
||||
1 |
Bến xe Tiên Yên mới |
2 |
10.000 |
Khu vực thị trấn Tiên Yên |
Xây dựng mới |
|
2 |
Chuyển bến xe Tiên Yên cũ thành bãi đỗ xe |
|
|
|||
IX |
Huyện Hoành Bồ |
|
||||
1 |
Bến xe Hoành Bồ |
3 |
5.000 |
Thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ |
Nâng cấp |
|
X |
Huyện Bình Liêu |
|
||||
1 |
Bến xe Bình Liêu mới |
3 |
5.000 |
Thị trấn Bình Liêu |
Xây dựng mới |
|
2 |
Chuyển bến xe Bình Liêu hiện tại thành bãi đỗ xe (sau khi bến xe mới đi vào hoạt động) |
|
|
|||
XI |
Huyện Hải Hà |
|
||||
1 |
Bến xe Hải Hà |
2 |
10.000 |
Xã Quảng Thành, huyện Hải Hà |
Xây dựng mới |
|
2 |
Chuyển bến xe Hải Hà hiện tại chuyển thành bến xe nội tỉnh kết hợp bãi đỗ xe (sau khi bến xe mới đi vào hoạt động) |
|
|
|||
XII |
Huyện Đầm Hà |
|
||||
1 |
Bến xe Đầm Hà |
3 |
5.000 |
Thị trấn Đầm Hà |
Xây dựng sau năm 2020 (kết hợp bãi đỗ xe) |
|
XIII |
Huyện Ba Chẽ |
|
||||
1 |
Bến xe Ba Chẽ |
3 |
5.000 |
Thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ |
Xây dựng mới |
|
QUY HOẠCH GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH
(Kèm theo Quyết định số 4818/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
Bảng 1: Quy hoạch các tuyến đường thủy nội địa Trung ương
TT |
Tên tuyến |
Quy hoạch đến năm 2020 |
Định hướng đến năm 2030 |
||
Chiều dài (km) |
Cấp kỹ thuật |
Chiều dài (km) |
Cấp kỹ thuật |
||
1 |
Ba Mom |
15 |
1 |
15 |
1 |
2 |
Bái Tử Long |
13,5 |
2 |
13,5 |
2 |
3 |
Bài Thơ |
7 |
2 |
7 |
2 |
4 |
Lạch Cái Bầu - Cửa Mô |
48 |
1 |
48 |
1 |
5 |
Nhánh |
12 |
1 |
12 |
1 |
6 |
Cửa Mô - Sậu Đông |
10 |
1 |
10 |
1 |
7 |
Hòn Đũa - Cửa Đối |
46,6 |
2 |
46,6 |
2 |
8 |
Hòn Gai |
16 |
1 |
16 |
1 |
9 |
Lạch Ngăn |
16 |
2 |
16 |
2 |
10 |
Lạch Đầu Xuôi |
9 |
2 |
9 |
2 |
11 |
Lạch cửa Vạn |
4,5 |
2 |
4,5 |
2 |
12 |
Lạch Giải |
6 |
2 |
6 |
2 |
13 |
Lạch Sâu |
11,5 |
2 |
11,5 |
2 |
14 |
Lạch Buộm |
11 |
1 |
11 |
1 |
15 |
Móng Cái - Cửa Mô (kéo dài 18km) |
66 |
1 |
66 |
1 |
16 |
Vân Đồn - Cửa Đối |
37 |
2 |
37 |
2 |
17 |
Hạ Long |
9,5 |
1 |
9,5 |
1 |
18 |
Vũng Đục |
2,5 |
3 |
2,5 |
3 |
19 |
Tài Xá - Mũi Chùa |
31,5 |
3 |
31,5 |
2 |
20 |
Cửa Đối - đảo Cô Tô |
18 |
1 |
18 |
1 |
21 |
Tuyến ra đảo Trần |
25 |
2 |
25 |
2 |
22 |
Nối đảo Cô Tô - đảo Trần |
40 |
2 |
40 |
2 |
23 |
Cửa Đại - Đảo Trần |
20 |
2 |
20 |
2 |
24 |
Từ tuyến đường thủy nội địa quốc gia đến Cô Tô, qua cửa Vành |
30 |
2 |
30 |
2 |
25 |
Cô Tô (bến Cô Tô khu 4) - đảo Thanh Lân |
16,4 |
1 |
16,4 |
1 |
26 |
Sông Chanh |
20,5 |
|
20,5 |
|
|
Trong đó: Từ hạ lưu cầu đến ngã 3 sông Bạch Đằng |
6 |
2 |
6 |
2 |
27 |
Sông Móng Cái (kéo dài từ cảng Thọ Xuân - Ngã 3 sông Bắc Luân 2km) |
19 |
3 |
19 |
2 |
28 |
Sông Đá Bạch |
23 |
2 |
23 |
1 |
29 |
Sông Mạo Khê |
18 |
2 |
18 |
2 |
30 |
Sông Kinh Thầy |
5 |
2 |
5 |
2 |
31 |
Sông Tiên Yên (đã trừ 10km chuyển về tuyến đường thủy địa phương) |
11 |
2 |
21 |
2 |
|
Tổng cộng: |
522 |
|
|
|
Bảng 2: Quy hoạch các tuyến đường thủy nội địa phương
TT |
Tên tuyến |
Quy hoạch đến năm 2020 |
Định hướng đến năm 2030 |
||
Chiều dài (km) |
Cấp kỹ thuật |
Chiều dài (km) |
Cấp kỹ thuật |
||
1 |
Hà Cối |
14 |
4 |
14 |
3 |
2 |
Dân Tiến |
18 |
3 |
18 |
3 |
3 |
Cái Chiên |
10 |
4 |
10 |
3 |
4 |
Ba Chẽ |
23 |
4 |
23 |
4 |
5 |
Đầm Hà |
7 |
3 |
7 |
3 |
6 |
Sông Cầm |
8 |
4 |
8 |
4 |
7 |
Sông Sinh |
11 |
4 |
11 |
4 |
8 |
Sông Trới |
14 |
3 |
14 |
3 |
9 |
Sông Cái Tắt |
16,7 |
4 |
16,7 |
4 |
10 |
Sông Hốt |
14,8 |
4 |
14,8 |
3 |
11 |
Sông Má Ham |
8 |
4 |
8 |
4 |
12 |
Sông Uông Bí |
14 |
4 |
14 |
3 |
13 |
Sông Tiên Yên (Cầu Tiên Yên - Mũi Chùa) |
10 |
3 |
10 |
3 |
14 |
Các tuyến vịnh Hạ long |
45 |
2 |
45 |
2 |
15 |
Ra đảo Ngọc Vừng |
5,4 |
4 |
5,4 |
3 |
16 |
Ra đảo Quan Lạn |
6,4 |
4 |
6,4 |
3 |
17 |
Tuần Châu - Cát Bà |
8 |
3 |
8 |
2 |
18 |
Cô Tô (bến Cô Tô khu 1) - Thanh Lân |
4 |
2 |
4 |
2 |
19 |
Sông Đạm Thủy |
8 |
4 |
8 |
4 |
20 |
Sông Mông Dương |
3 |
4 |
3 |
3 |
21 |
Sông Rút |
13 |
4 |
13 |
3 |
22 |
Lục Lầm |
7 |
2 |
7 |
2 |
23 |
Bắc Vàn - Cô Tô con |
2,2 |
2 |
2,2 |
2 |
24 |
Tuyến phục vụ du lịch trên Vịnh |
|
|
|
|
|
Động Thiên Cung - Chó Đá - Ba Hang - Đinh Hương - Hòn Trống Mái |
3,5 |
4 |
3,5 |
4 |
|
Động Hoa Cương (theo luồng Lạch Sâu) - Hòn Muối Nam - Cặp Táo - Luồng chuyên dùng (Tuần Châu - Gia Luận) |
9 |
4 |
9 |
4 |
|
Đảo Ti Tốp - hòn Đầu Người - Luồng Lạch Giải - Hang Luồn |
2,5 |
4 |
2,5 |
4 |
|
Hang Tiên Ông - Áng Dù - Hồ Ba Hầm - Đền Bà Men - Lạch Cửa Vạn |
11 |
4 |
11 |
4 |
|
(Tuyến Hòn Gai) - Hang Cỏ - Hang Thầy - Cống Đỏ - Hang Cặp La - Khu sinh thái Tùng Áng Cống Đỏ - Công viên Hòn Xếp - Khu vực Vông Viêng - Tuyến Hòn Gai |
42 |
4 |
42 |
4 |
25 |
Tiến Tới - Cửa Tiếu |
12,1 |
6 |
12,1 |
6 |
|
Tuyến chuyên dùng |
22 |
|
22 |
|
26 |
Sông Diễn Vọng |
|
|
|
|
|
Đoạn Khe Tam - Làng Khánh |
5 |
4 |
5 |
3 |
|
Đoạn Làng Khánh - Cửa Lục |
12 |
3 |
12 |
3 |
27 |
Sông Hang Mai |
5 |
4 |
5 |
4 |
Bảng 3: Quy hoạch hệ thống cảng, bến hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (một số cảng, bến chính)
TT |
Tên Cảng |
Chức năng |
Công suất (103 tấn) |
Cỡ tàu vào cảng (tấn) |
|
2017- 2020 |
2021- 2030 |
||||
|
Thị xã Đông Triều |
|
|
|
|
1 |
Cụm cảng, bến Kim Sơn trên sông Mao Khê |
Cảng tổng hợp |
1.000 |
1.500 |
300 |
2 |
Cảng, bến của các Nhà máy gạch trên luồng sông Cầm |
VLXD |
|
|
500 |
3 |
Bến thủy nội địa Yên Đức |
VLXD |
100 |
200 |
500 |
4 |
Cảng XNCK thủy Quảng Ninh |
Chuyên dùng |
|
|
300 |
|
Thị xã Quảng Yên |
|
|
|
|
5 |
Cảng đầu mối tại khu vực Đầm Nhà Mạc |
Theo quy hoạch khu vực đầm Nhà Mạc |
|||
6 |
Cảng trên luồng sông Chanh của Công ty cổ phần Minh Phúc |
Tổng hợp |
500 |
800 |
3.000 |
|
Thành phố Công Bí |
|
|
|
|
7 |
Cụm cảng sông Uông |
Tổng hợp |
200 |
200 |
100 |
8 |
Cảng, bến trên luồng sông Sinh |
Tổng hợp |
100 |
200 |
|
9 |
Cảng VLXD Phương Nam (sông Đá Bạch) |
VLXD |
300 |
500 |
|
10 |
Cảng, bến trên sông Hang Mai |
|
|
|
|
|
Cảng NM xi măng Lam Thạch |
VLXD |
|
|
|
|
Bến Phương Nam |
VLXD |
100 |
200 |
|
|
Bến Phương Mai |
VLXD |
100 |
200 |
|
11 |
Cảng Bạch Thái Bưởi |
Vật liệu nổ CN |
|
|
300-600 |
|
Thành phố Hạ Long |
|
|
|
|
12 |
Cảng KCN Việt Hưng |
Tổng Hợp |
1.000 |
1.500 |
200 |
13 |
Cụm Hoài Nam, Cty cổ phần 12 - 11 |
Tổng Hợp |
200 |
200 |
|
14 |
Bến của Nhà máy đóng tàu TKV |
Chuyên dùng |
|
|
|
15 |
Cảng Nam Cầu Trắng |
Tổng Hợp |
550 |
970 |
2.000 |
|
Huyện Hoành Bồ |
|
|
|
|
16 |
Bến Đông Bắc Hạ Long luồng sông Trới |
Tổng hợp |
200 |
300 |
< 200 |
17 |
Cụm cảng Thống Nhất |
Tổng hợp |
5.000 |
7.000 |
500 |
|
Thành phố Cẩm Phả |
|
|
|
|
18 |
Cụm cảng Quang Hanh |
|
|
|
|
|
Bến TTP |
Tổng hợp |
200 |
200 |
2.000 |
|
Bến 324 |
Tổng hợp |
200 |
200 |
2.000 |
|
Bến Hải Đăng |
Tổng hợp |
200 |
200 |
2.000 |
|
Các bến hàng hóa tại khu vực được UBND thành phố Cẩm Phả phê duyệt |
Tổng hợp |
500 |
500 |
2.000 |
|
Bến khai thác đá Cẩm Phả |
CD KT đá |
Phù hợp công suất mỏ |
2.000 |
|
19 |
Cảng Đông Bắc |
CD đóng tàu |
|
2.000 |
|
20 |
Cảng Cửa Suối |
Tổng hợp |
300 |
500 |
2.000 |
21 |
Bến xăng dầu B12 |
Nhập XD |
|
|
2.000 |
22 |
Các cảng của các Nhà máy điện khu vực Mông Dương |
Tổng hợp |
Theo nhu cầu các nhà máy |
2.000 |
|
23 |
Bến Đức Ngọc |
VLXD |
300 |
300 |
500 |
24 |
Bến Hạnh Toàn |
Tổng hợp |
200 |
300 |
2.000 |
25 |
Bến Bảo Nguyên |
Tổng hợp |
200 |
300 |
2.000 |
26 |
Bến Dương Nhật |
Chuyên dùng |
|
|
|
27 |
Cảng Vũng Bầu (đóng tàu) |
CD Hải Ninh |
|
|
2.000 |
28 |
Cảng Hà Chanh |
Chuyên dùng |
|
|
|
29 |
XD mới cảng kho xăng dầu Mông Dương |
Kho, cảng XD |
Phù hợp công suất kho |
|
|
|
Huyện Vân Đồn |
|
|
|
|
30 |
Cảng Tây- Nam đảo cái Bầu |
Tổng hợp |
Theo Quy hoạch khu kinh tế Vân Đồn |
||
|
Huyện Tiên Yên |
|
|
|
|
31 |
Cụm bến trên sông Tiên Yên |
VLXD |
300 |
500 |
300 |
|
Huyện Ba Chẽ |
|
|
|
|
32 |
Cảng KCN Nam Sơn |
Tổng hợp |
200 |
200 |
|
|
Huyện Đầm Hà |
|
|
|
|
33 |
Cảng Đầm Buôn |
Tổng hợp |
100 |
200 |
|
|
Huyện Hải Hà |
|
|
|
|
34 |
Cảng, bến trên sông Má Ham |
Tổng hợp |
100 |
200 |
|
|
Khu vực Móng Cái |
|
|
|
|
35 |
Cảng trên sông Móng Cái |
|
|
|
|
|
Cụm cảng Vạn Ninh |
|
2.000 |
2.000 |
< 600 T |
|
Cụm bến Ninh Dương |
|
600 |
1.000 |
|
36 |
Bến Thái Hưng |
VLXD |
200 |
200 |
|
37 |
Cụm cảng Dân Tiến |
|
|
|
|
|
Cảng hàng + khách Dân Tiến |
Hàng; Khách |
500 |
|
300 |
|
Cụm bến VLXD |
hàng |
Theo Quy hoạch TP. Móng Cái |
|
|
|
Huyện đảo Cô Tô |
|
|
|
|
38 |
Bến xã Thanh Lân |
Hàng; Khách |
100 |
100 |
120 |
39 |
Cảng Cô Tô |
Hàng; khách |
200 |
300 |
50 |
40 |
Cảng Đảo Trần |
Hàng, khách |
Theo nhu cầu |
|
|
TT |
Tên cảng |
Quy hoạch đến năm 2020 |
Định hướng đến năm 2030 |
Ghi chú |
||
Cỡ tàu lớn nhất (ghế) |
Công suất (ngàn HK/năm) |
Cỡ tàu lớn nhất (ghế) |
Công suất (ngàn HK/năm) |
|||
|
Vịnh Hạ Long |
|
||||
1 |
Cảng khách quốc tế Tuần Châu |
250 |
5.000 |
250 |
5.000 |
Duy trì hoạt động |
2 |
Cảng khách quốc tế Hòn Gai (2 bến) |
225.282GRT |
1.000 |
|
1.000 |
Duy trì hoạt động |
|
Bến khách Hòn Gai |
|
500 |
|
|
Dừng hoạt động khi Cảng khách du lịch Cọc 3 hoạt động |
3 |
Cảng khách Cột 3 |
|
500 |
|
500 |
Xây dựng mới |
4 |
Cảng Nam Cầu Trắng |
|
|
|
|
Xây dựng từ 01/2019 sau khi nhà máy sàng tuyển Nam Cầu Trắng dừng hoạt động |
5 |
Nâng cấp các bến cập tàu trên vịnh |
|
|
|
|
Tại hang Mê Cung, hang Thầy, hang Cạp La,hang Trống, hang Cô, hang Hồ Động Tiên; hang Tiên Ông, hang Trinh Nữ |
|
Vịnh Bái Tử Long |
|
||||
6 |
Cảng Cái Rồng |
150 |
500 |
150 |
1.000 |
Mở rộng |
7 |
Cảng Vũng Đục |
50 |
200 |
50 |
500 |
Xây dựng mới |
8 |
Cảng Cửa Ông |
Theo nhu cầu thực tế |
Xây dựng mới |
|||
9 |
Các bến cập tàu trên Vịnh |
|
|
|
|
Bến Minh Châu, Bến Quan Lạn, Bến Bản Sen, Thắng Lợi, Ngọc Vừng |
|
Khu vực Móng Cái |
|
||||
10 |
Cảng khách Dân Tiến |
|
|
|
|
Theo nhu cầu thực tế |
11 |
Cảng khách Mũi Ngọc |
|
|
|
|
|
12 |
Cảng Núi Đỏ |
|
|
|
|
|
13 |
Bến khách tại đảo Vĩnh Trung. Vĩnh Thực |
|
|
|
|
|
|
Khu vực huyện Hải Hà |
|||||
14 |
Bến khách trên đảo Cái Chiến |
|
|
|
|
Theo nhu cầu thực tế |
|
Khu vực huyện đảo Cô Tô |
|||||
15 |
Bến Bắc Vàn |
50 |
50 |
50 |
70 |
Xây dựng mới |
16 |
Bến Cô Tô con |
150 |
50 |
150 |
70 |
Xây dựng mới |
Bảng 5: Quy hoạch cảng than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
TT |
Tên cảng |
Quy hoạch đến năm 2020, 2030 |
|
Cỡ tàu lớn nhất |
Công suất (triệu/năm) |
||
17 |
Cảng Bến Cân (Công ty Kho vận Đá Bạc - Vinnacomin) |
1.000 DWT |
3 |
18 |
Cảng Hồng Thái Tây (Tổng Công ty Đông Bắc) |
2.000 DWT |
3 |
19 |
Cảng Điền Công (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam quản lý) |
2.000 DWT |
7 (Sau năm 2020: 13) |
20 |
Cảng Điền Công (Công ty PT. Vietmindo Energitama quản lý) |
2.000 DWT |
0,5 |
21 |
Cảng Điền Công (Liên hiệp Khoa học công nghệ tài nguyên khoáng sản môi trường và năng lượng quản lý) |
1.000 DWT |
0,6 |
22 |
Bến TNĐ của Công ty cổ phần đầu tư phát triển 368 |
500 T |
1 |
23 |
Cảng Làng Khánh 2 |
500 DWT |
5 |
24 |
Cụm cảng Nam Cầu Trắng (chấm dứt tiêu thụ than vào năm 2019) |
2.000 DWT |
5 |
25 |
Cụm cảng Km 6 |
|
|
|
Bến của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam |
2.000 DWT |
5 |
|
Bến của Tổng Công ty Đông Bắc |
2.000 DWT |
3 |
26 |
Cụm cảng Khe Dây |
|
|
|
Bến của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam |
2.000 DWT |
3 |
|
Bến của Tổng Công ty Đông Bắc |
2.000 DWT |
3 |
27 |
Cụm cảng Cẩm Hải - Mông Dương (gồm các cảng, bến của Công ty TNHH Hạnh Toàn, Công ty TNHH Đức Trung và Công ty TNHH vận tải Bình Minh) |
2.000 DWT |
6,5 |
28 |
Cảng Binh Đoàn 16 |
2000-3000 DWT |
5 |
QUY HOẠCH CẢNG BIỂN QUẢNG NINH
(Kèm theo Quyết định số 4818/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
TT |
Các khu bến |
Giai đoạn 2017-2020 |
Định hướng đền năm 2030 |
||
Công suất (triệu tấn/năm) |
Cỡ tàu tiếp nhận lớn nhất (tấn) |
Công suất (triệu tấn/năm) |
Cỡ tàu tiếp nhận lớn nhất (tấn) |
||
1 |
Khu bến Cái Lân |
25-33 |
|
35-40 |
|
a |
Bến cảng tổng hợp và container |
15-22 |
|
26-30 |
|
|
Bến cảng tổng hợp |
11-13 |
10.000-50.000 |
17-20 |
10.000-50.000 |
|
Bến container |
4-9 |
4.000 TEU |
9-10 |
4.000 TEU |
b |
Các bến cảng chuyên dùng |
10-11 |
|
9-10 |
|
|
Bến cảng NMXM Hạ Long |
- |
10.000 |
Dừng việc xuất nhập xi măng và các loại hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường vào thời điểm thích hợp |
|
|
Bến cảng NMXM Thăng Long |
- |
20.000 |
||
|
Bến cảng KCN Cái Lân |
- |
5.000 |
- |
5.000 |
|
Bến cảng xăng dầu B12 |
- |
40.000 |
Di dời bến vào thời điểm phù hợp |
|
2 |
Bến cảng khách Hòn Gai |
- |
100.000-225.000GT |
- |
100.000-225.000GT |
|
Bến cảng khách phía Hòn Gai |
|
100.000 GT |
|
100.000 GT |
|
Bến cảng khách phía Bãi Cháy |
|
220.000 GT |
|
220.000 GT |
3 |
Khu bến Cẩm Phả |
12-14,5 |
|
29,5-37,5 |
|
a |
Bến cảng chuyên dùng hàng rời |
8-10 |
70.000 |
20-24 |
|
|
Nghiên cứu kéo dài tuyến bến Cửa Ông hiện tại về phía Tây khoảng 4km để tạo thành cảng liền bờ Cửa Ông |
||||
|
Bến cảng than Cẩm Phả |
6-8 |
70.000 |
6-8 |
70.000 |
|
Bến cảng nhà máy xi măng Cẩm Phả |
2 |
15.000 |
4 |
15.000 |
|
Bến cảng chuyên dùng khác |
|
|
10-12 |
70.000 |
b |
Bến cảng chuyên dùng lỏng |
0,5-1 |
20.000 |
2,5 |
20.000 |
c |
Bến cảng tổng hợp |
3,5 |
30.000-50.000 |
7-11 |
30.000-50.000 |
d |
Bến tiền năng (nghiên cứu xây dựng) |
|
|
|
|
|
Khu vực Hòn Nét |
Khi xây dựng bến (tăng công suất bến, giảm công xuất khu chuyển tải mục 11.b) |
70.000-120.000 |
Khi xây dựng bến (tăng công suất bến, giảm công xuất khu chuyển tải mục 11.b) |
70.000-120.000 |
|
Khu vực Hòn Con Ong |
5.000-50.000 |
5.000-50.000 |
||
4 |
Khu bến Yên Hưng (sông Chanh, sông Bạch Đằng, đầm Nhà Mạc) |
8-15 |
|
16-25 |
|
|
Bến cảng tổng hợp, chuyên dụng |
5-10 |
30.000-50.000 |
10-15 |
30.000-50.000 |
|
Bến cảng hàng lỏng |
3-5 |
40.000 |
6-10 |
40.000 |
5 |
Khu bến cảng Hải Hà |
Cỡ tàu tiếp nhận từ 30.000-80.000 tấn, phát triển thực tế theo sự hình thành của KCN Hải Hà |
|||
6 |
Bến cảng tổng hợp Vân Đồn |
Cỡ tàu tiếp nhận đến 10.000 tấn, phát triển thực tế theo sự hình thành của KKT Vân Đồn, giai đoạn sau năm 2020 nghiên cứu phát triển tiếp nhận tàu quốc tế khi có yêu cầu |
|||
7 |
Bến cảng Vạn Gia |
Định hướng phát triển theo nhu cầu |
|||
1 |
10.000 |
1 |
10.000 |
||
8 |
Bến cảng Mũi Chùa |
0,5-1 |
3000 |
0,5-1 |
3.000 |
9 |
Bến cảng Vạn Hoa |
Bến tiềm năng chủ yếu phục vụ cho quốc phòng an ninh |
|||
10 |
Bến cảng huyện đảo Cô Tô |
Là bến cảng vệ tinh, đầu mối giao lưu với đất liền, kết hợp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và quốc phòng an ninh |
|||
11 |
Khu neo đậu chuyển tải |
26-28 |
|
26-31 |
|
a |
Khu neo Hạ Long |
Giảm dần các điểm chuyển tải và sẽ chấm dứt khi khu bến Yên Hưng hoặc khu bến Lạch Huyện hoạt động, đủ điều kiện thay thế |
|||
5 |
|
|
|||
|
Khu vực Hòn Gai |
|
30.000 |
||
|
Khu vực Hòn Pháo |
50.000-100.000 |
|||
b |
Khu neo Cẩm Phả |
20-22 |
|
25-30 |
|
|
Khu vực Hòn Nét |
Khi xây dựng bến (tăng công suất bến mục 3.d, giảm công xuất khu chuyển tải) |
Quy mô theo bến (nêu trên) |
Khi xây dựng bến (tăng công suất bến mục 3.d, giảm công xuất khu chuyển tải) |
Quy mô theo bến (nêu trên) |
|
Khu vực Hòn Con Ong |
||||
|
Khu vực Hòn Ót |
3-3,5 |
2.000-30.000 |
4-4.5 |
2.000-30.000 |
c |
Khu neo Vạn Gia |
1 |
10.000 |
1 |
10.000 |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 4818/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
TT |
Tên dự án |
Quy mô đầu tư |
Dự kiến Tổng mức đầu tư, Nguồn vốn đầu tư |
|||
TMĐT (tỷ đồng) |
Trong đó: |
|||||
Vốn XHH (tỷ đồng) |
Vốn NSTW (tỷ đồng) |
Vốn NSĐP (tỷ đồng) |
||||
I |
Đường bộ (13 dự án) |
|
|
|
|
|
1 |
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái |
Đạt tiêu chuẩn cấp 100km/h, 4 làn xe. |
16029 |
13.444 |
1.800 |
785 |
2 |
Quốc lộ 10 |
Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp II |
140 |
|
140 |
|
3 |
Quốc lộ 18C |
Nâng cấp đoạn từ Cửa khẩu Bắc Phong Sinh đến thành phố Móng Cái đạt cấp IIIMN |
60 |
|
|
60 |
4 |
Đường trục chính từ cảng hàng không Quảng Ninh vào khu vui chơi phức hợp |
|
1.450 |
|
400 |
1.050 |
5 |
Đường tỉnh 326 |
Nâng cấp đoạn qua thị trấn Trới đạt cấp III đồng bằng |
30 |
|
|
30 |
6 |
Đường tỉnh 331B (Chợ Rộc - Bến Giang) |
Nâng cấp đoạn Chợ Rộc-Bến Giang đạt cấp III đồng bằng |
150 |
|
|
120 |
7 |
Đường tỉnh 333 |
Nâng cấp toàn tuyến dài 5km đạt cấp III đồng bằng |
152 |
152 |
|
|
8 |
Đường tỉnh 334 |
Nâng cấp đoạn tuyến từ sân golf Ao Tiên đến chùa Cái Bầu (dài 10km) đạt cấp II, quy mô 4 làn xe |
370 |
|
|
370 |
9 |
Đường nối KCN Việt Hưng - Cảng Cái Lân |
|
180 |
|
|
180 |
10 |
Đường tỉnh 345 |
Xây dựng hoàn chỉnh nhánh nối ĐT.345 sang tỉnh Hải Dương đạt cấp V miền núi |
35 |
|
|
35 |
11 |
Đường tỉnh 338 |
Nâng cấp đoạn từ cầu Chanh-Liên Vị đạt cấp III đồng bằng |
70 |
|
|
70 |
12 |
Cầu Hoành Mô - Động Trung |
Dài 78m, rộng 11m |
121,6 |
|
|
121,6 |
13 |
Đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả |
Dài 27,04 km, quy mô 4 làn xe |
6.750 |
6.750 |
|
|
II |
Đường sắt (01 dự án) |
|
|
|
|
|
1 |
Tuyến Yên Viên - Phả Lại – Hạ Long - Cái Lân |
Khổ lồng 1435mm và 1000mm |
1.500 |
1.500 |
|
|
III |
Đường biển (04 dự án) |
|
|
|
|
|
1 |
Bến cảng khách số 1, cảng du lịch Hòn Gai |
Quy mô tiếp nhận tàu tải trọng 100.000 GRT và đón dược 95 vạn khách/năm. |
720 |
445 |
|
275 |
2 |
Xây dựng các bến cảng tổng hợp của Khu bến Cái Lân |
Quy mô khoảng 700 ha |
25200 |
25.200 |
|
|
3 |
Mở rộng nâng cấp cảng Cái Rồng |
|
413 |
413 |
|
|
4 |
Cảng Con Ong, cảng Hòn Nét |
|
7.000 |
7.000 |
|
|
IV |
Đường thủy nội địa (02 dự án) |
|
|
|
|
|
1 |
Cảng khách Cột 3 |
Xây dựng mới cảng công suất khoảng 500.000 lượt HK |
400 |
400 |
|
|
2 |
Cảng đầu mối tại Tiền Phong, Đầm Nhà Mạc |
|
900 |
900 |
|
|
V |
Đường hàng không (01 dự án) |
|
|
|
|
|
1 |
Cảng hàng không Quảng Ninh |
|
7.485 |
7.185 |
|
300 |
Ghi chú: Không bao gồm dự án xây dựng Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương đang triển khai.