BỘ
TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
478/QĐ-BTP
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔ CHỨC KỲ KIỂM TRA KẾT QUẢ TẬP SỰ HÀNH NGHỀ
CÔNG CHỨNG LẦN THỨ TƯ
BỘ
TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Công chứng số
53/2014/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP
ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BTP
ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề
công chứng;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ
trợ tư pháp.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổ chức kỳ kiểm tra kết quả tập
sự hành nghề công chứng lần thứ tư.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các thành viên Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự
hành nghề công chứng lần thứ tư, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Thủ trưởng các
đơn vị thuộc Bộ và các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thứ trưởng Phan Chí Hiếu;
- STP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để t/h);
- Hiệp hội công chứng viên Việt Nam (để p/h);
- Học viện Tư pháp (để p/h);
- Cổng Thông tin Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, BTTP.
|
BỘ
TRƯỞNG
Lê Thành Long
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC KỲ KIỂM TRA KẾT QUẢ TẬP SỰ HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG LẦN THỨ TƯ
(Phê duyệt kèm theo Quyết số 478/QĐ-BTP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tổ chức kỳ kiểm tra kết quả tập sự
hành nghề công chứng theo đúng quy định của Luật Công chứng, Thông tư số
04/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tập sự hành nghề công
chứng nhằm đánh giá kết quả tập sự hành nghề công chứng của những người đủ điều
kiện tham dự kỳ kiểm tra; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, đạo đức
hành nghề của người tham dự kiểm tra trước khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét,
quyết định bổ nhiệm công chứng viên.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm kỳ kiểm tra được tổ chức
nghiêm túc, công khai, công bằng, khách quan, trung thực, hiệu quả, an toàn và
tuân thủ quy định pháp luật;
b) Xác định đúng người đủ điều kiện
tham dự kiểm tra (sau đây gọi là thí sinh). Nội dung kiểm tra đáp ứng yêu cầu
kiểm tra, phân loại, đánh giá năng lực của thí sinh để làm cơ sở lựa chọn những
người có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, bảo đảm về đạo đức nghề nghiệp bổ
sung vào đội ngũ công chứng viên;
c) Phân công rõ ràng, cụ thể trách
nhiệm của đơn vị được giao làm đầu mối cũng như các cơ quan, đơn vị, tổ chức và
cá nhân có liên quan.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Thời gian, địa
điểm, đối tượng tham dự kiểm tra theo khu vực
a) Thời gian, địa điểm tổ chức:
- Đợt 1: Từ ngày 25-28/4/2021 tại Học
viện Tư pháp cơ sở TP. Hồ Chí Minh - Số 821 Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, TP.
Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
- Đợt 2: Từ ngày 30/5-03/6/2021 tại Học
viện Tư pháp - Số 9 đường Trần Vỹ, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
b) Đối tượng tham dự kỳ kiểm tra của
từng khu vực:
- Đợt 1: Tổ chức kiểm tra cho các thí
sinh khu vực phía Nam (đăng ký tập sự tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương từ Đà Nẵng trở vào).
- Đợt 2: Tổ chức kiểm tra cho các thí
sinh khu vực phía Bắc (đăng ký tập sự tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương từ Thừa Thiên Huế trở ra).
2. Người đủ điều
kiện tham dự kỳ kiểm tra
a) Người có đủ các điều kiện sau
đây thì được tham dự kỳ kiểm tra:
- Hoàn thành thời gian và nghĩa vụ của
người tập sự theo quy định của Luật Công chứng, Thông tư số 04/2015/TT-BTP trước
thời hạn quy định (trừ trường hợp đã tham dự nhưng không đạt yêu cầu trong ba kỳ
kiểm tra trước và chưa hoàn thành việc tập sự lại);
- Có hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra
theo quy định của Thông tư số 04/2015/TT-BTP gửi Bộ Tư pháp trong thời hạn quy
định.
- Báo cáo kết quả tập sự hành nghề
công chứng bảo đảm về nội dung và hình thức theo quy định của Thông tư số
04/2015/TT-BTP; không sao chép một phần hoặc toàn bộ Báo cáo kết quả tập sự
hành nghề công chứng của người khác; phải thể hiện được sự nghiêm túc, trách
nhiệm của người tập sự, báo cáo nêu được đầy đủ các nội dung tập sự đã được hướng
dẫn, các kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm thu nhận được qua quá trình tập sự, việc
thực hiện quyền và các nghĩa vụ của người tập sự...
* Người không đáp ứng các điều kiện nêu
trên thì không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra, không được trả lại hồ sơ và
phí đã nộp, đồng thời căn cứ theo mức độ vi phạm có thể bị xem xét xử lý theo
quy định.
b) Danh sách người đủ điều kiện,
người không đủ điều kiện/không thuộc đối tượng tham dự kiểm tra và người cần giải
trình về thông tin trong hồ sơ
Bộ Tư pháp xem xét, quyết định và
thông báo Danh sách người đủ điều kiện tham dự kiểm tra (Danh sách thí sinh),
Danh sách người không đủ điều kiện/không thuộc đối tượng tham dự tham dự kiểm
tra, Danh sách người cần giải trình về thông tin trong hồ sơ và thông báo công
khai các danh sách nêu trên.
Danh sách thí sinh được thông báo
theo 02 khu vực; các thí sinh tham dự kiểm tra theo khu vực đã được thông báo.
Người thuộc danh sách không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra không được tham dự
kỳ kiểm tra lần thứ tư (không chấp nhận yêu cầu làm lại hồ sơ), không được trả
lại hồ sơ và phí đã nộp. Người thuộc danh sách cần giải trình về thông tin
trong hồ sơ chỉ được xem xét cho tham dự kiểm tra nếu thực hiện đúng yêu cầu giải
trình và được Hội đồng kiểm tra chấp nhận kết quả giải trình.
Trong trường hợp dịch Covid-19 có diễn
biến mới mà không bảo đảm an toàn cho kỳ kiểm tra thì Bộ Tư pháp xem xét, quyết
định điều chỉnh thời gian, địa điểm tổ chức kỳ kiểm tra và danh sách thí sinh
theo từng khu vực, thông báo chính thức đến các Sở Tư pháp, đồng thời đăng tải
trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
3. Hội đồng kiểm
tra và thành lập các Ban của Hội đồng kiểm tra
a) Hội đồng kiểm tra
Thực hiện quy định tại khoản
2 Điều 18 của Thông tư số 04/2015/TT-BTP, Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự
hành nghề công chứng lần thứ tư đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập theo Quyết
định số 1447/QĐ-BTP ngày 19/6/2020. Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BTP để tổ chức kỳ kiểm tra theo đúng mục
đích, yêu cầu đề ra.
b) Thành lập các Ban của Hội đồng
kiểm tra
Giúp việc cho Hội đồng kiểm tra có
Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Phách, Ban Chấm thi và Ban Phúc tra do
Hội đồng kiểm tra thành lập. Mỗi Ban gồm Trưởng Ban và các thành viên khác (có
thể có Phó Trưởng Ban nếu cần thiết).
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quy định
nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban. Các Ban thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng kiểm tra về tiến độ và kết quả thực hiện
nhiệm vụ.
4. Các bài kiểm
tra
a) Bài kiểm tra viết (180 phút)
Bài kiểm tra viết gồm các câu hỏi về
quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, quy định pháp luật công chứng, chứng thực
và kỹ năng hành nghề công chứng. Hình thức câu hỏi là phân tích quy định pháp
luật liên quan đến pháp luật công chứng, chứng thực và các lĩnh vực pháp luật
dân sự hoặc nêu tình huống yêu cầu công chứng giả định và đặt ra các câu hỏi
yêu cầu giải quyết tình huống, soạn thảo văn bản công chứng theo tình huống.
b) Bài kiểm tra vấn đáp (20-30
phút/thí sinh)
Bài kiểm tra vấn đáp gồm 02 phần: Phần
1 là các câu hỏi có sẵn về quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, kỹ năng hành
nghề công chứng, quy định pháp luật công chứng, chứng thực và các lĩnh vực pháp
luật dân sự; phần 2 là câu hỏi do giám khảo trực tiếp đặt ra.
Bài kiểm tra vấn đáp không yêu cầu soạn
thảo văn bản công chứng.
5. Tổ chức kiểm
tra, chấm điểm bài kiểm tra viết
5.1. Tổ chức khai mạc và làm
bài kiểm tra
5.1.1. Đợt 1 (từ ngày
25-28/4/2021 tại TP. Hồ Chí Minh)
a) Khai mạc kỳ kiểm tra và quán
triệt nội quy, quy chế làm việc (Chủ nhật, ngày 25/4/2021)
- Buổi sáng (Từ 08h30 đến 11h00): Tổ chức khai mạc kỳ kiểm tra.
+ Nội dung: Đăng ký danh sách thí
sinh; quán triệt nội quy kỳ kiểm tra cho các thí sinh.
+ Thành phần tham dự: Các thí sinh
khu vực phía Nam; thành viên Hội đồng kiểm tra, Ban Giám sát, các Ban của Hội đồng
kiểm tra.
- Buổi chiều (Từ 13h30 đến 17h00): Quán triệt, tập huấn nội quy, quy chế làm việc.
+ Nội dung: Quán triệt nội quy kỳ kiểm
tra, quy chế làm việc cho thành viên Hội đồng kiểm tra, các Ban của Hội đồng kiểm
tra và các cá nhân, tổ chức có liên quan; tập huấn cho đội ngũ giám thị.
+ Thành phần tham dự: Thành viên Hội
đồng kiểm tra, Ban Giám sát, các Ban của Hội đồng kiểm tra và các cá nhân, tổ
chức có liên quan.
b) Kiểm tra viết (Sáng thứ Hai,
ngày 26/4/2021)
- Thời gian: Từ 07h00 đến 11h30.
- Nội dung: Thực hiện các thủ tục
phòng thi và cho thí sinh làm bài kiểm tra viết.
- Thành phần tham dự: Hội đồng kiểm
tra, Ban Giám sát, Ban Thư ký, Ban Coi thi và các thí sinh khu vực phía Nam.
c) Kiểm tra vấn đáp (Bắt đầu từ
chiều thứ Hai, ngày 26/4/2021, đến hết thứ Tư, ngày 28/4/2021)
- Thời gian: Buổi chiều từ 13h00 đến
17h00; buổi sáng từ 07h00 đến 11h30.
- Nội dung: Thực hiện thủ tục phòng
thi và cho thí sinh làm bài kiểm tra vấn đáp.
- Thành phần tham dự: Hội đồng kiểm
tra, Ban Giám sát, Ban Thư ký, Ban Coi thi, Ban Chấm thi và các thí sinh có tên
trong danh sách kiểm tra vấn đáp của từng buổi thi tương ứng.
5.1.2. Đợt 2 (Từ ngày
30/5-03/6/2021 tại TP. Hà Nội)
a) Khai mạc kỳ kiểm tra và quán
triệt nội quy, quy chế làm việc (Chủ nhật, ngày 30/5/2021)
- Buổi sáng (Từ 08h00 đến 11h00): Tổ chức khai mạc kỳ kiểm tra.
+ Nội dung: Đăng ký danh sách thí
sinh; quán triệt nội quy kỳ kiểm tra cho các thí sinh.
+ Thành phần tham dự: Các thí sinh
khu vực phía Bắc; thành viên Hội đồng kiểm tra, Ban Giám sát, các Ban của Hội đồng
kiểm tra.
- Buổi chiều (Từ 13h00 đến 17h00): Quán triệt, tập huấn nội quy, quy chế làm việc.
+ Nội dung: Quán triệt nội quy kỳ kiểm
tra, quy chế làm việc cho thành viên Hội đồng kiểm tra, các Ban của Hội đồng kiểm
tra và các cá nhân, tổ chức có liên quan; tập huấn đội ngũ giám thị.
+ Thành phần tham dự: Thành viên Hội
đồng kiểm tra, Ban Giám sát, các Ban của Hội đồng kiểm tra và các cá nhân, tổ
chức có liên quan.
b) Kiểm tra viết (Sáng thứ Hai,
ngày 01/6/2021)
- Thời gian: Từ 07h00 đến 11h30.
- Nội dung: Thực hiện các thủ tục
phòng thi và cho thí sinh làm bài kiểm tra viết.
- Thành phần tham dự: Hội đồng kiểm
tra, Ban Giám sát, Ban Thư ký, Ban Coi thi và các thí sinh khu vực phía Bắc.
c) Kiểm tra vấn đáp (Bắt đầu từ
chiều thứ Hai, ngày 01/6/2021, đến hết thứ Tư, ngày 03/6/2021)
- Thời gian: Buổi chiều từ 13h00 đến
17h00; buổi sáng từ 07h00 đến 11h30.
- Nội dung: Thực hiện thủ tục phòng
thi và cho thí sinh làm bài kiểm tra vấn đáp.
- Thành phần tham dự: Hội đồng kiểm
tra, Ban Giám sát, Ban Thư ký, Ban Coi thi, Ban Chấm thi và các thí sinh có tên
trong danh sách kiểm tra vấn đáp của từng buổi thi tương ứng.
Danh sách thí sinh tham dự kiểm tra đợt
1 tại TP. Hồ Chí Minh và đợt 2 tại TP. Hà Nội được công bố kèm theo Kế hoạch
này; Danh sách thí sinh chia theo phòng kiểm tra viết và bàn kiểm tra vấn đáp của
từng buổi thi được niêm yết tại địa điểm tổ chức kiểm tra vào ngày khai mạc kỳ
kiểm tra.
5.2. Rọc phách và chấm điểm bài
kiểm tra viết
Dự kiến trong tháng 5, 6/2021.
6. Công bố kết quả
kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đạt kết quả kiểm tra và phúc tra bài kiểm tra viết
6.1. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thông
báo kết quả kiểm tra: Dự kiến trong tháng 6, 7/2021.
6.2. Phúc tra bài kiểm tra viết (nếu
có yêu cầu phúc tra): Dự kiến trong tháng 6, 7/2021.
6.3. Cấp giấy chứng nhận cho các thí
sinh đạt yêu cầu: Dự kiến trong tháng 7, 8/2021.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thông báo Kế hoạch tổ chức kỳ
kiểm tra và danh sách người đủ điều kiện tham dự kiểm tra
Bộ Tư pháp thông báo Kế hoạch tổ chức
kỳ kiểm tra, Nội quy kỳ kiểm tra, Danh sách thí sinh và các Danh sách khác cho
Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội công chứng viên
Việt Nam, đồng thời đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp chậm
nhất là 15 ngày trước ngày tổ chức kiểm tra.
Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo đầy
đủ, kịp thời Kế hoạch tổ chức kỳ kiểm tra và các Danh sách nêu trên cho những
người đăng ký tham dự kiểm tra của địa phương mình.
Hiệp hội công chứng viên Việt Nam
thông báo Kế hoạch tổ chức kỳ kiểm tra cho Hội công chứng viên các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương để phối hợp thực hiện.
2. Công tác phòng, chống dịch
Covid-19 và các tình huống phát sinh
Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch
Covid-19, Hội đồng kiểm tra của Bộ Tư pháp chỉ đạo Ban Thư ký xây dựng phương
án, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chuẩn bị và
thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Công tác chuẩn bị phải
bao gồm việc bố trí nhân lực, trang thiết bị, chuẩn bị phòng cách ly y tế tạm
thời tại địa điểm tổ chức kiểm tra, đo thân nhiệt, sát khuẩn, theo dõi sức khỏe
trong thời gian tổ chức kỳ kiểm tra...
Các thí sinh tham dự kỳ kiểm tra,
thành viên Hội đồng kiểm tra và các Ban của Hội đồng kiểm tra cũng như các cá
nhân tham gia công tác tổ chức kỳ kiểm tra phải tuân thủ đầy đủ yêu cầu phòng,
chống dịch Covid-19, bao gồm việc chủ động xin hoãn tham dự kiểm tra nếu thuộc
các trường hợp phải cách ly y tế, kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn; trường hợp có
biểu hiện hoặc phát hiện người có mặt tại địa điểm kiểm tra có biểu hiện sốt,
ho, khó thở thì phải báo ngay cho thành viên Hội đồng kiểm tra hoặc các Ban của
Hội đồng kiểm tra để có giải pháp xử lý kịp thời.
Đối với các tình huống khác có khả
năng phát sinh trong thời gian tổ chức kỳ kiểm tra, Ban Thư ký xây dựng phương
án xử lý, báo cáo Chủ tịch Hội đồng kiểm tra xem xét, quyết định.
3. Kinh phí tổ chức kỳ kiểm tra
Kinh phí cho việc tổ chức kỳ kiểm tra
được trích từ phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng do người
đăng ký tham dự kiểm tra nộp theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC, được
sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 111/2017/TT-BTC.
Cục Bổ trợ tư pháp có trách nhiệm dự
toán ngân sách cho kỳ kiểm tra và quyết toán theo quy định.
4. Cục Bổ
trợ tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị
có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch sau khi được ban hành./.