Quyết định 474/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt sửa đổi, bổ sung Đề án phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050

Số hiệu 474/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/05/2023
Ngày có hiệu lực 10/05/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lê Ô Pích
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 474/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 10 tháng 05 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021-2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;

Căn cứ Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang tại Tờ trình số 84/TTr-SXD ngày 18 tháng 4 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt sửa đổi, bổ sung Đề án phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 với một số nội dung chính như sau:

I. Quan điểm phát triển VLXD tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050

- Phát triển VLXD tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 phải phù hợp với Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam (Quyết định 1266), quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050.

- Phát triển VLXD tỉnh Bắc Giang phải đảm bảo tính bền vững, gắn với hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, di tích văn hóa, cảnh quan, an ninh quốc phòng, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

- Phát triển sản xuất các chủng loại VLXD có tính năng mới, có giá trị kinh tế cao, các loại VLXD có lợi thế của địa phương như: Gạch gốm ốp lát, ngói, vôi; các chủng loại sản phẩm VLXD có thị trường tiêu thụ tốt trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận, có lợi thế cạnh tranh, có giá trị kinh tế cao.

- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư để thu hút mọi nguồn lực (vốn, chất xám, công nghệ,...), khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng mới, cao cấp và thân thiện môi trường; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tiên tiến hiện đại, đầu tư sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình xây dựng.

- Sử dụng công nghệ sản xuất VLXD tiên tiến, hiện đại, tự động hóa, cơ giới hóa nhằm tối đa các quy trình sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các thiết bị, phụ tùng thay thế trong sản xuất VLXD.

- Khuyến khích tập trung các cơ sở sản xuất VLXD mới có công nghệ cao, hiện đại vào các khu, cụm công nghiệp để thuận lợi trong phát triển sản xuất và đảm bảo về môi trường; không chế biến nguyên vật liệu thô, không gây nguy hại đến môi trường; quản lý chặt chẽ nguồn phát thải (khí thải, bụi, chất thải rắn) của các cơ sở sản xuất hiện có, từng bước chuyển đổi hoặc loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế thấp, không phù hợp với quy hoạch chung của các huyện, thị, thành phố.

II. Mục tiêu phát triển

- Phát triển ngành công nghiệp sản xuất VLXD đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh; tạo ra các sản phẩm chất lượng cao về kỹ thuật, mỹ thuật, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, sử dụng phế thải công nghiệp, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Đa dạng các sản phẩm VLXD có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tỉnh và khu vực.

- Đưa công nghệ xử lý khí thải, bụi, chất thải rắn vào các cơ sở sản xuất VLXD có phát thải, từng bước chuyển đổi hoặc loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường;

- Xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo.

III. Phương án phát triển VLXD tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050

1. Xi măng

a) Giai đoạn 2021-2030

* Về đầu tư:

- Duy trì năng lực sản xuất hiện có. Không đầu tư xây dựng mới, không đầu tư mở rộng các dự án các dự án sản xuất xi măng (bao gồm cả trạm nghiền) trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ đối với các nhà máy hiện có nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

* Về công nghệ:

- Đổi mới công nghệ để đáp ứng các chỉ tiêu:

[...]