Quyết định 4727/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025”

Số hiệu 4727/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/11/2021
Ngày có hiệu lực 05/11/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4727/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM TRONG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư số 11/2018/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản - yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.

Căn cứ Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành TCXDVN 9211: 2012 “Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế”;

Căn cứ Quyết định s2166/QĐ-BKHCN ngày 15/8/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 về Chợ kinh doanh thực phẩm;

Căn cứ Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 2897/TTr-SCT ngày 30/6/2021 và văn bản số 3804/SCT-QLTM ngày 27/8/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025” (Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc, Thủ trưởng các Sở ban, ngành: Công Thương; Y tế; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Nội vụ; Công an Thành phố; Cục Quản lý thị trường Hà Nội; Cục Hải quan thành phố Hà Nội; Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội; Ngân hàng Nhà nước Việt nam Chi nhánh thành phố Hà Nội; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công thương, Y tế, Nông nghiệp và PTNT;
- TTr: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- VPUB: Các PCVP, các phòng CV;
- Lưu VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

ĐỀ ÁN

“QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM TRONG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4727/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 của UBND Thành phố)

Phần Mở đầu

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT

Hiện nay, an toàn thực phẩm là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn của người dân ngày càng gia tăng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát triển ngày càng nhiều.

Trước thực trạng kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm không bảo đảm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của người tiêu dùng, sức khỏe của nhân dân cũng như sự phát triển của kinh tế xã hội. Việc quản lý, tuân thủ các quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, kiểm soát chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường đang trở thành vấn đề cần thiết và bức xúc đối với người dân Thủ đô. Trong đó, việc kinh doanh thực phẩm tại các chợ còn nhiều bất cập và khó khăn trong công tác quản lý.

Trong những năm qua, công tác quản lý, phát triển chợ đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên ngoài một số chợ đã được đầu tư xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp, còn nhiều chợ được xây dựng tạm, chưa đồng bộ, chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP); công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ còn chậm; sự hiểu biết các quy định về vệ sinh ATTP của một số đơn vị quản lý chợ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành hàng thực phẩm trong chợ còn hạn chế. Hiện nay, chợ truyền thống vẫn là kênh phân phối thực phẩm tươi sống chiếm ưu thế trong các loại hình phân phối. Phần lớn người tiêu dùng vẫn mua thực phẩm tại các chợ truyền thống do thói quen tiêu dùng, sự tiện lợi, người mua có nhiều lựa chọn phù hợp với mức thu nhập và được thỏa thuận về giá. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm lưu thông tại chợ còn nhiều hạn chế như: một số hàng hóa không đảm bảo vệ sinh ATTP, mặt hàng tươi sống không có bao bì, tem nhãn, không đảm bảo chất lượng, thực phẩm còn tồn dư các chất phụ gia cấm, còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm các điều kiện vệ sinh trong kinh doanh,...

Nhằm đem đến cho người tiêu dùng Thủ đô các sản phẩm thực phẩm cung ứng từ các chợ an toàn, chất lượng, bảo đảm sức khỏe, việc nghiên cứu, xây dựng Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025” là rất cần thiết.

[...]