Quyết định 4709/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Tài liệu Hướng dẫn thực hiện nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi giải trí của trẻ em trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 4709/QĐ-BGDĐT |
Ngày ban hành | 30/12/2022 |
Ngày có hiệu lực | 30/12/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Ngô Thị Minh |
Lĩnh vực | Giáo dục,Thể thao - Y tế |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4709/QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24/10/2022 của Chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Kế hoạch số 602/KH-BGDĐT ngày 01/06/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch xây dựng Hướng dẫn thực hiện nội dung quyền của trẻ em trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi giải trí của trẻ em trong cơ sở giáo dục phổ thông (có tài liệu kèm theo).
Điều 2. Các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phổ biến tài liệu đến các cơ sở giáo dục phổ thông. Tài liệu này dùng cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục phổ thông. Đồng thời, là tài liệu tham khảo cho cha mẹ trẻ em và trẻ em, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo để các cơ sở giáo dục khai thác, sử dụng.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và các ông/bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ QUYỀN VUI
CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA TRẺ EM TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC
(dành
cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên trực tiếp thực hiện chăm sóc
sức khỏe, tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em, học sinh)
LỜI NÓI ĐẦU
“Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh” và “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.” (Luật Trẻ em, 2016). Để hướng dẫn thực hiện các quyền trên đây trong trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Tài liệu hướng dẫn thực hiện Quyền được chăm sóc sức khỏe và Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trong cơ sở giáo dục.
Tài liệu này nhằm cung cấp nội dung, kiến thức và một số biện pháp giúp cơ sở giáo dục triển khai thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi giải trí của trẻ em. Tài liệu gồm 03 phần nội dung chính là: Những kiến thức chung; Quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi, giải trí của trẻ em; Một số hoạt động thúc đẩy thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
Đối tượng chính sử dụng Tài liệu này là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong của cơ sở giáo dục. Đồng thời, Tài liệu này có thể được sử dụng để trẻ em, học sinh tự nghiên cứu; là tài liệu tham khảo cho cha mẹ trẻ em, học sinh, cán bộ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân quan tâm đến quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn quý độc giả đã quan tâm sử dụng Tài liệu này và rất mong nhận được ý kiến đóng góp để Tài liệu được hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
|
Ban biên tập |
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GDĐT |
Giáo dục và Đào tạo |
BLHĐ |
bạo lực học đường |
CMHS |
cha mẹ học sinh |
CBGV |
cán bộ, giáo viên |
HS |
học sinh |
KNS |
kỹ năng sống |
GDTC |
giáo dục thể chất |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4709/QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24/10/2022 của Chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Kế hoạch số 602/KH-BGDĐT ngày 01/06/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch xây dựng Hướng dẫn thực hiện nội dung quyền của trẻ em trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi giải trí của trẻ em trong cơ sở giáo dục phổ thông (có tài liệu kèm theo).
Điều 2. Các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phổ biến tài liệu đến các cơ sở giáo dục phổ thông. Tài liệu này dùng cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục phổ thông. Đồng thời, là tài liệu tham khảo cho cha mẹ trẻ em và trẻ em, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo để các cơ sở giáo dục khai thác, sử dụng.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và các ông/bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ QUYỀN VUI
CHƠI, GIẢI TRÍ CỦA TRẺ EM TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC
(dành
cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên trực tiếp thực hiện chăm sóc
sức khỏe, tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em, học sinh)
LỜI NÓI ĐẦU
“Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh” và “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.” (Luật Trẻ em, 2016). Để hướng dẫn thực hiện các quyền trên đây trong trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Tài liệu hướng dẫn thực hiện Quyền được chăm sóc sức khỏe và Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trong cơ sở giáo dục.
Tài liệu này nhằm cung cấp nội dung, kiến thức và một số biện pháp giúp cơ sở giáo dục triển khai thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi giải trí của trẻ em. Tài liệu gồm 03 phần nội dung chính là: Những kiến thức chung; Quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi, giải trí của trẻ em; Một số hoạt động thúc đẩy thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
Đối tượng chính sử dụng Tài liệu này là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong của cơ sở giáo dục. Đồng thời, Tài liệu này có thể được sử dụng để trẻ em, học sinh tự nghiên cứu; là tài liệu tham khảo cho cha mẹ trẻ em, học sinh, cán bộ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân quan tâm đến quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn quý độc giả đã quan tâm sử dụng Tài liệu này và rất mong nhận được ý kiến đóng góp để Tài liệu được hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
|
Ban biên tập |
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GDĐT |
Giáo dục và Đào tạo |
BLHĐ |
bạo lực học đường |
CMHS |
cha mẹ học sinh |
CBGV |
cán bộ, giáo viên |
HS |
học sinh |
KNS |
kỹ năng sống |
GDTC |
giáo dục thể chất |
MỤC LỤC
STT |
Nội dung |
Trang |
|
Lời nói đầu |
|
||
Danh mục chữ viết tắt |
|
||
Mục lục |
|
||
Phần 1: Kiến thức chung |
|
||
I |
Một số vấn đề về trẻ em và quyền trẻ em |
|
|
1 |
Khái niệm trẻ em |
|
|
2 |
Khái niệm về quyền trẻ em |
|
|
II |
Căn cứ pháp lý và sự cần thiết phải bảo đảm thực hiện quyền trẻ em |
|
|
1 |
Căn cứ pháp lý |
|
|
2 |
Sự cần thiết |
|
|
Phần 2: Quyền được chăm sóc sức khỏe và Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em |
|
||
I |
Quyền được chăm sóc sức khỏe |
|
|
1 |
Khái niệm về Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em |
|
|
2 |
Nội dung thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe trẻ em |
|
|
3 |
Biện pháp thúc đẩy thực hiện Quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em trong cơ sở giáo dục |
|
|
4 |
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đảm bảo về quyền được chăm sóc sức khỏe trẻ em |
|
|
II |
Quyền vui chơi giải trí của trẻ em |
|
|
1 |
Khái niệm về quyền vui chơi giải trí của trẻ em |
|
|
2 |
Biện pháp thúc đẩy thực hiện quyền vui chơi giải trí của trẻ em trong cơ sở giáo dục |
|
|
3 |
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đảm bảo về quyền vui chơi giải trí của trẻ em |
|
|
Phần 3: Một số hoạt động thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền vui chơi giải trí của trẻ em |
|
||
I |
Một số hoạt động hoạt động chăm sóc sức khỏe của trẻ em |
|
|
1 |
Kiểm tra thị lực và phát hiện sớm tật khúc xạ học đường |
|
|
2 |
Kiểm tra tình trạng dinh dưỡng, phát hiện sớm suy dinh dưỡng |
|
|
3 |
Truyền thông về nước sạch, vệ sinh, môi trường |
|
|
4 |
Truyền thông về dinh dưỡng lành mạnh |
|
|
5 |
Truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên |
|
|
6 |
Truyền thông về tác hại thuốc lá, rượu bia, và các chất kích thích |
|
|
7 |
Truyền thông về an toàn giao thông và phòng tránh tai nạn giao thông |
|
|
8 |
Truyền thông phòng chống các bệnh lây nhiễm |
|
|
9 |
Thiết lập và vận hành phòng Tư vấn tâm lý học đường cải thiện sức khỏe tâm thần cho trẻ em |
|
|
II |
Một số hoạt động vui chơi, giải trí của trẻ em |
|
|
1 |
Tổ chức cho trẻ em chơi các trò chơi |
|
|
2 |
Hoạt động vui chơi giải trí với hình thức các cuộc thi |
|
|
3 |
Hoạt động vui chơi giải trí với hình thức hoạt theo chủ đề |
|
|
|
Tài liệu tham khảo |
|
|
I. Khái niệm về trẻ em và quyền trẻ em
1. Khái niệm trẻ em
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi”.
Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Trong Tài liệu này khái niệm “trẻ em” được hiểu là trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, giáo dục thường xuyên dưới 16 tuổi đang được nuôi dưỡng, chăm sóc và học tập trong các cơ sở giáo dục.
2. Khái niệm quyền trẻ em
Quyền trẻ em là quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em để đảm bảo trẻ em được sống, phát triển lành mạnh và an toàn và được ghi nhận, bảo đảm bằng hệ thống pháp luật.
Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em có 25 quyền, trong đó có Quyền được chăm sóc sức khỏe và Quyền vui chơi, giải trí.
II. Căn cứ pháp lý và sự cần thiết bảo đảm thực hiện quyền trẻ em
1. Căn cứ pháp lý thực hiện quyền trẻ em
Luật Trẻ em 2016, quy định:
- “Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ, phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh; trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.”
- Nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Bảo đảm việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác; xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phù hợp với từng độ tuổi trẻ em và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ em”; “Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác y tế trường học bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, giáo dục và phát triển toàn diện trẻ em trong hệ thống giáo dục; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”.
- Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 7/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về trẻ em giai đoạn 2021-2030, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện: “Chỉ tiêu 7, Mục tiêu 1: về phát triển toàn diện trẻ em, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em; Chỉ tiêu 15, 16, 17, 18, 19, 20, Mục tiêu 3: Về giáo dục, văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em”.
2. Sự cần thiết bảo đảm thực hiện quyền trẻ em
Thứ nhất: góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào đời sống thực tiễn.
Thứ hai: góp phần bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, góp phần bảo vệ và trợ giúp trẻ em.
Thứ ba: góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em.
Thứ tư: góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển giáo dục nói chung và đặc biệt cần thiết cho giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế của giáo dục hiện nay.
Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em thông qua các chính sách, các quy định pháp luật nhằm đảm bảo cho trẻ em luôn được chăm sóc và bảo vệ. Tuy nhiên, trong thời gian qua tình trạng xâm hại, bạo lực, không được chăm sóc sức khỏe, không được vui chơi giải trí theo nhu cầu ở trẻ em vẫn diễn ra ở một số địa phương, cơ sở giáo dục làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần trẻ em, gây bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do sự nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật chăm sóc, bảo vệ, đảm bảo thực hiện hiện quyền trẻ em của một số người trong xã hội; thiếu kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em của cha mẹ, thầy cô giáo; sự xuống cấp đạo đức, tha hóa, biến chất về lối sống của một bộ phận người dân trong xã hội. Đáng chú ý, nhiều người vẫn còn chưa có nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình, của xã hội trong việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em.
Chính vì vậy, bảo đảm quyền trẻ em là một việc hết sức cần thiết và cấp bách đối với cơ quan quản lý nhà nước, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, đơn vị, gia đình, cá nhân và đặc biệt là trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục không những có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em trong đó quyền được chăm sóc sức khoẻ và quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ QUYỀN VUI CHƠI GIẢI TRÍ CỦA TRẺ EM
I. Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em
1. Khái niệm về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em
1.1. Khái niệm về sức khỏe:
Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO - World Health Organization): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”.
1.2. Khái niệm về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em
- Theo Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa: “Quyền được chăm sóc sức khỏe thực chất chính là một trong những quyền con người cơ bản”.
Trên thực tế thì quyền được chăm sóc sức khỏe được hiểu là: Quyền được chăm sóc sức khỏe không có nghĩa là quyền được khỏe mạnh, hay là các chính phủ nghèo phải thiết lập các dịch vụ y tế đắt tiền mà họ không có nguồn lực hỗ trợ. Nhưng quyền được chăm sóc sức khỏe yêu cầu chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chính sách và chương trình hành động nhằm tạo ra các dịch vụ y tế sẵn có và mọi người có thể tiếp cận được trong thời gian ngắn nhất có thể.
- Quyền được chăm sóc sức khoẻ có mối liên quan mật thiết với và phụ thuộc vào việc hiện thực hoá các quyền con người khác, bao gồm các quyền sống, quyền về lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục, nhân phẩm, bình đẳng, không phân biệt đối xử, cấm tra tấn, bảo vệ đời tư, tiếp cận thông tin, và các quyền tự do lập hội, hội họp, đi lại. Những quyền và tự do này là những yếu tố hợp thành của quyền được chăm sóc sức khoẻ.
Các Quốc gia thành viên phải thực hiện đầy đủ quyền này và đặc biệt, phải thực hiện những biện pháp thích hợp để: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em; bảo đảm dành sự giúp đỡ y tế và chăm sóc sức khỏe cần thiết cho mọi trẻ em, trong đó chú trọng phát triển công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu; chống bệnh tật và nạn suy dinh dưỡng, cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và nước uống sạch, có tính đến những nguy cơ ô nhiễm môi trường; bảo đảm những bậc cha mẹ và trẻ em, được thông tin, tiếp thu giáo dục và được hỗ trợ trong việc sử dụng các kiến thức cơ bản về sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em, về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
2. Nội dung và biện pháp thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe trẻ em trong cơ sở giáo dục
2.1. Nội dung chăm sóc sức khỏe trẻ em trong cơ sở giáo dục
a) Tổ chức truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa dịch, bệnh học đường:
b) Tổ chức theo dõi, quản lý tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em, tư vấn cho cha mẹ học sinh những vấn đề bất thường về sức khỏe để cho trẻ em được khám bệnh và điều trị.
c) Phòng tránh tai nạn thương tích, sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
d) Phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia, chất gây nghiện.
e) Bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, công trình nước sạch, nhà vệ sinh trường học.
g) Phối hợp chặt chẽ với hệ thống y tế cơ sở, gia đình và các cơ quan chức năng ở địa phương trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em.
2.2. Biện pháp thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe trẻ em trong cơ sở giáo dục
2.2.1. Tổ chức truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa dịch, bệnh học đường.
a) Biên soạn, sử dụng các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục và từng địa phương.
b) Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho trẻ em, học sinh và cha mẹ hoặc người giám hộ về các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích và các chiến dịch truyền thông, giáo dục khác liên quan đến công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
c) Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong các môn học, hoạt động giáo dục.
d) Tổ chức cho trẻ em, học sinh thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích thông qua các hình thức, mô hình phù hợp.
2.2.2. Tổ chức theo dõi, quản lý tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em, tư vấn cho cha mẹ học sinh những vấn đề bất thường về sức khỏe để cho trẻ em được khám bệnh và điều trị.
a) Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em, học sinh:
- Đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi.
- Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên.
b) Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 02 lần/năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông.
c) Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
d) Tư vấn cho trẻ em, học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em, học sinh; hướng dẫn cho trẻ em, học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có trẻ em, học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho trẻ em, học sinh khuyết tật hoà nhập.
e) Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có trẻ em, học sinh nội trú, bán trú.
g) Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe trẻ em, học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe trẻ em, học sinh.
h) Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay.
i) Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư số 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.
k) Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.
2.2.3. Phòng tránh tai nạn thương tích, sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
a) Phòng chống trượt ngã và chấn thương do trượt ngã
* Đối với trẻ em nhà trẻ
- Người nuôi dạy trẻ phải luôn chú ý theo dõi hoạt động của trẻ.
- Bọc cạnh, mép nhọn của bàn ghế, đồ vật bằng các miếng cao su, nhựa.
- Đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang, bậc nhà vệ sinh không quá cao, trơn trượt và có đủ ánh sáng.
- Làm tay nắm cầu thang, lan can cầu thang, chấn song cửa sổ, ban công, cửa chắn cầu thang đủ tiêu chuẩn an toàn (độ cao tối thiểu 75cm, chấn song dọc có khoảng cách giữa các song tối đa 15cm). Cửa sổ phải có chấn song để trẻ không chui qua được.
- Luôn giữ sàn nhà, lớp học, nhà tắm, sân vườn và những nơi sinh hoạt của trẻ khô ráo, sạch sẽ, không trơn trượt, gồ ghề, lồi lõm hoặc có hố rãnh.
* Đối với trẻ mẫu giáo, tiểu học
- Đồ dùng và phương tiện cho trẻ sử dụng phải được thiết kế phù hợp với lứa tuổi và an toàn. Không treo đồ dùng của trẻ ở nơi quá cao làm cho trẻ không với tới được.
- Đảm bảo những nơi sinh hoạt của trẻ, cầu thang,... phải đủ ánh sáng.
- Không cho trẻ leo trèo ở những nơi không an toàn. Không cho trẻ chơi các trò chơi nguy hiểm. Hướng dẫn trẻ kỹ năng phòng ngừa ngã khi đi vào những khu vực dễ ngã hoặc sử dụng những đồ vật dễ gây ngã.
* Đối với trẻ em, học sinh trung học
- Giáo dục cho trẻ em, học sinh về nguy cơ, hậu quả của ngã và các cách phòng tránh để các em tự phòng vệ cho bản thân. Nhắc nhở trẻ em, học sinh không đùa nghịch xô đẩy nhau, không chơi các trò chơi nguy hiểm, không cho trẻ em, học sinh đi xe đạp, xe máy khi chưa đủ độ tuổi theo quy định.
- Nhà trường cần kết hợp với tổ chức Đoàn, Hội, Đội tại nhà trường, địa phương và gia đình để quản lý các em, nhất là trong dịp nghỉ hè, hướng dẫn và tổ chức cho các em hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh: tham quan, cắm trại hay chơi những nơi an toàn.
- Bọc cạnh, mép nhọn của bàn ghế bằng các miếng cao su, nhựa. Đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang, bậc nhà vệ sinh không quá cao, trơn trượt và có đủ ánh sáng. Làm tay nắm và lan can cầu thang, chấn song cửa sổ, ban công đủ tiêu chuẩn an toàn. Luôn giữ sàn nhà, lớp học, nhà tắm, sân vườn, những nơi sinh hoạt của học sinh khô ráo, sạch sẽ, không trơn trượt, gồ ghề.
- Đồ dùng và phương tiện để học sinh sử dụng phải thiết kế phù hợp với lứa tuổi và an toàn, không treo cao làm cho học sinh không với tới được.
- Xây dựng môi trường an toàn, vận động cộng đồng làm sân chơi an toàn cho học sinh, lắp đặt biển báo nguy hiểm, biển cấm ở nơi cần thiết.
b) Phòng, chống tai nạn giao thông
* Khi đi bộ
- Trẻ em, học sinh dưới 7 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn đi kèm.
- Chỉ đi ngang qua đường ở nơi có đường dành cho người đi bộ (đường ở nơi có kẻ sọc ngang, có đèn xanh, cầu).
- Nếu phải qua đường ở những nơi không có đường dành riêng cho người đi bộ hoặc tín hiệu đèn, đặc biệt là những nơi có tầm nhìn bị che khuất (do cây cối, nhà ở, phương tiện) cần phải dừng tại lề đường, nghe và quan sát xung quanh, chú ý các xe đang đi tới từ các hướng (bên phải bên trái đường), giơ tay cao để tăng thêm sự chú ý của mọi người cho đến khi sang được bên kia đường an toàn.
- Ở những nút giao thông có đèn báo hiệu hoặc có người điều khiển giao thông, người qua đường phải chờ tín hiệu cho phép. Khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông khác với tín hiệu đèn, cần chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Luôn đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. Nếu không có vỉa hè, cần đi dẹp vào lề bên phải. Không đi dàn hàng ngang trên đường.
- Không chơi (đá bóng, đùa nghịch, nằm ngủ...) hoặc tập trung nhiều người dưới lòng đường hoặc gần đường giao thông, vỉa hè và gần các khu vực đỗ ô tô. Không đu bám xe máy, ô tô đang chạy trên đường.
- Khi đi bộ những nơi đường bộ giao cắt với đường sắt không có rào chắn, cần quan sát và chú ý lắng nghe, nếu không có tiếng còi tàu đang tiến lại gần, thấy an toàn, nhanh chóng bước qua đường ray.
- Không trèo hoặc chui qua hàng rào chắn bên cạnh đường ray tàu hỏa. Không đi bộ hay chơi dọc đường ray tàu hỏa. Không tham gia những việc vi phạm luật giao thông gây nguy hiểm cho người khác như: ném đá lên tàu xe, lấn chiếm vỉa hè...
- Nếu phải đi bộ vào lúc trời tối, ban đêm, nên mặc quần áo sáng màu, mang theo đèn pin (nếu có điều kiện).
* Khi đi xe đạp, xe máy
- Không cho trẻ em, học sinh dưới 12 tuổi đi xe đạp ra đường. Trẻ em, học sinh dưới 18 tuổi không được đi xe máy.
- Người lớn phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và cho trẻ đội mũ bảo hiểm khi chở trẻ em bằng xe máy. Khi đèo trẻ em nhỏ cần có ghế hoặc có dây thắt an toàn vào với người điều khiển xe.
- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, xe máy. Luôn giữ một khoảng cách nhất định với các loại xe khác để kịp có thời gian xử lý các tình huống bất ngờ. Chấp hành nghiêm túc và không vi phạm các quy định của Luật giao thông đường bộ (Hình 1). Quan sát kỹ và đi chậm khi xe đi từ đường vào ngõ và ngược lại. Khi muốn rẽ phải bật đèn xi nhan hoặc giơ tay xin rẽ.
+ Khi đi qua đường ở nơi có nhiều xe qua lại, hãy dắt xe qua đường tại nơi có vạch quy định dành cho người đi bộ qua đường và khi có tín hiệu đèn màu xanh.
+ Khi đang đi xe đạp, xe máy nếu muốn dừng lại phải quan sát kỹ hai bên, đằng sau, đi chậm lại và làm tín hiệu để người đi đường biết mình định dừng.
(Nguồn: Cẩm nang y tế trường học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội)
Hình 1. Khi đi xe đạp: Không dàn hàng ngang, không chở nhiều người, không đùa nghịch, không lạng lách, không dang tay
* Khi đi ô tô, xe buýt
- Cho trẻ em, học sinh ngồi ghế sau, đeo dây an toàn. Trẻ em, học sinh cao dưới 1,4m nếu ngồi ở ghế trước sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn người lớn khi xảy ra tai nạn.
- Khi mở cửa xe phải quan sát xung quanh rồi từ từ mở cửa để người ở phía sau biết mình đang mở cửa. Không đi lại, nô đùa ở trên xe.
- Khi đợi xe đứng lùi lại khoảng 5 bước chân, chờ khi xe dừng hẳn hãy đi vào xe.
- Đi vào xe theo hàng một, không chen lấn, xô đẩy nhau.
- Ngồi tại chỗ, không thò đầu và tay ra ngoài.
- Khi ra khỏi xe, đi lên vỉa hè ngay tránh bị tai nạn khi xe lăn bánh.
- Không nhặt đồ vật khi rơi ở gần xe, nếu cần phải nói với người lái xe trước để phòng họ không nhìn thấy và đâm vào mình.
* Khi đi qua sông bằng tàu, thuyền, phà
- Các em phải được mặc áo phao.
- Không lên tàu, thuyền, phà khi đã quá đông người.
- Không chen lấn xô đẩy nhau khi đang ở trên tàu, thuyền, phà.
- Không thò tay, chân... ra ngoài cửa sổ của tàu hoặc nhúng xuống nước khi tàu thuyền đang đi.
c) Phòng tránh tai nạn đuối nước
- Khi trông trẻ em, học sinh ở gần những nơi có các yếu tố nguy cơ đuối nước (trẻ em, học sinh đang trong nhà tắm, cạnh bể nước, cạnh các hố sâu..), người lớn luôn ở cạnh trẻ em nhỏ dưới 6 tuổi trong phạm vi 5m, đảm bảo luôn nhìn thấy, nghe thấy trẻ nói. Người lớn tuyệt đối không được làm việc riêng: đọc báo, chơi bài, nói chuyện, nghe điện thoại hay làm bất cứ việc gì có thể làm phân tán sự chú ý của mình đối với trẻ em, học sinh.
- Trong trường hợp người đang trông trẻ bắt buộc phải làm việc khác thì phải bàn giao trẻ em, học sinh cho người khác trông.
- Không nên để trẻ em, học sinh dưới 10 tuổi trông trẻ bé hơn, nhất là ở những nơi có ao, hồ, sông, suối...
- Không cho các trẻ lớn đưa các em nhỏ đi tắm hoặc đi bơi bất cứ ở đâu, kể cả ở bể bơi nếu không có người lớn đi kèm để giám sát.
- Trẻ em khi đi tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và có người lớn đi kèm.
- Khi thấy biển báo nguy hiểm cắm ở trên bờ sông, rạch, xung quanh ao hồ, bãi biển... người trông trẻ em, học sinh phải tuân thủ theo và nhắc nhở trẻ em, học sinh cùng thực hiện.
- Các hố nước, hố vôi, cống rãnh, miệng giếng, lu thạp, bể nước... cần phải có nắp đậy an toàn và chắc chắn (cứng, trẻ em, học sinh dẫm lên không bị lọt)..
- Đổ nước trong các xô, chậu, đồ chứa nước khi không cần dùng. Hố vôi tôi đã sử dụng hết cần lấp kín để tránh trẻ em, học sinh chơi đùa bị rơi xuống hố.
- Làm cửa chắn, làm cổng, rào ao, hồ, các hố nước, rãnh nước quanh nhà ở, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học. Khoảng cách giữa các thanh rào tối đa 15cm, chiều cao rào tối thiểu là 80cm.
- Trẻ em tập bơi phải có sự hướng dẫn và giám sát của người lớn.
- Gia đình và nhà trường cần theo dõi thông tin khi có dự báo thiên tai, bão lôt để kịp thời chuẩn bị các phương tiện cứu hộ như dây thừng, phao.., phương tiện sơ tán và cấp cứu đuối nước.
- Không để trẻ qua sông khi những người điều khiển phương tiện thủy chở người quá tải, trái quy định, không có phao cứu sinh, tàu, thuyền không bảo đảm an toàn.
- Tại những nơi thường xảy ra tai nạn đuối nước, nhà trường cần đề xuất với các cấp chính quyền thành lập đội cứu hộ và trang bị các phương tiện cần thiết để cấp cứu kịp thời.
- Các bậc cha, mẹ, người thân quản lý chặt chẽ và khuyên bảo con em về mối hiểm họa tai nạn đuối nước.
- Hướng dẫn cho giáo viên và các bậc cha mẹ học sinh những kiến thức về nguyên nhân, hậu quả và cách sơ cấp cứu ban đầu khi trẻ em, học sinh bị đuối nước.
- Nhà trường và gia đình cần cho trẻ em, học sinh tập bơi để có thể tự bảo vệ mình khi bị đuối nước.
d) Phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng
* Phòng tránh bỏng nhiệt
- Không cho trẻ em nhỏ chơi, nô đùa, tới gần nơi đang đun nấu, gần lửa.
- Theo dõi và kèm sát trẻ em nhỏ đang bò và chập chững đi. Không nên cho trẻ em nhỏ mặc đồ vải nylon và quần áo bó chặt cơ thể vì dễ bốc cháy khi tiếp xúc với lửa và khó cởi ra khi cháy.
- Không để đồ đựng nước nóng trong tầm với của trẻ em nhỏ (phích nước nóng, nồi canh,..).
- Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu phải tránh xa trẻ em nhỏ. Cần kiểm tra độ nóng của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ em ăn, uống và nước tắm rửa trước khi tắm rửa cho trẻ em. Không để trẻ em tự vặn mở vòi nước nóng.
- Người lớn không vừa bế trẻ em vừa ăn uống thức ăn, nước uống nóng.
- Luôn cất các chất gây cháy bỏng cẩn thận ngoài tầm với của trẻ em. Luôn dùng lót tay khi bưng bê các đồ nóng. Không cho trẻ em tiếp xúc xăng dầu. Cẩn thận khi sử dụng bàn là, bếp ga. Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, có vách ngăn không cho trẻ em tới gần.
* Phòng tránh bỏng do hóa chất:
- Không cho trẻ em, học sinh chơi gần các hố vôi, dễ bị ngã gây bỏng.
- Các hố vôi phải được rào chắn và chiếu sáng ban đêm.
- Nếu ở gia đình và nhà trẻ, lớp mẫu giáo/ trường mầm non, tiểu học có sử dụng các loại hóa chất, phải ghi nhãn mác rõ ràng và để xa tầm với của trẻ em, học sinh.
e) Phòng, chống điện giật
- Dây dẫn điện phải được đi ngầm trong tường hoặc phải có vỏ bọc chắc chắn, đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không dùng dây điện trần (không có vỏ bọc nhựa) để mắc điện trong nhà.
- Thường xuyên kiểm tra và thay các dây điện bị hở, dụng cụ điện bị hỏng ở nhà, ở lớp học.
- Khi sử dụng các dụng cụ điện, không nên đi đất và cần giữ tay khô. Sử dụng xong, cần tháo ngay ra khỏi lỗ cắm hoặc ngắt điện.
- Không dùng dây điện không có phích cắm cắm trực tiếp vào ổ cắm.
- Không dùng đồ dùng điện trong khi đang tắm hoặc nằm trong bồn tắm.
- Phải dùng các thiết bị điện an toàn.
- Để các ổ cắm điện ngoài tầm với của trẻ em, học sinh lấy băng dính bịt kín những ổ điện ít dùng đến. Những đồ diện không dùng tới nên rút phích cắm.
- Dạy trẻ không sờ tay vào ổ cắm điện.
- Nhắc nhở trẻ tránh xa nơi dây điện đứt xuống.
- Không trèo lên cột điện cao thế để ngoắc điện, chọc dây điện.
- Không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm... gây nguy hiểm cho mọi người, nhất là trẻ em nhỏ.
- Không tự ý sửa chữa đường điện khi đang có mưa, bão; không lên sân thượng khi mưa dông vì có thể đường dây điện qua các sân thượng, mái hiên bị rò rỉ.
- Không được tắt, mở công tắc khi tay đang ướt, chân không mang dép, nơi đứng bị ẩm ướt.
- Nên lắp cầu dao chống giật cho dây dẫn. Các thiết bị điện như tủ lạnh, máy giặt, máy nước nóng... nên có dây nối đất để bảo đảm an toàn khi gặp sự cố rò điện.
- Không để trẻ em dưới 6 tuổi trong nhà tắm một mình, tắt bình nóng lạnh khi không sử dụng.
- Khi có người bị điện giật, phải khẩn trương ngắt cầu dao ngay.
g) Phòng, chống động vật cắn, húc, đốt
* Cách phòng, chống động vật cắn, húc, đốt
- Hướng dẫn trẻ em, học sinh vui chơi an toàn: không nghịch tổ ong, không trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi, không chơi gần các bụi rậm.
- Xây dựng các điểm vui chơi an toàn cho trẻ em, học sinh ở cộng đồng.
- Hướng dẫn cho trẻ em, học sinh biết những con vật nguy hiểm, không nguy hiểm và những nơi các loài vật nguy hiểm thường ở để lánh xa nơi đó.
- Không chơi các trò chơi mạnh với súc vật nuôi. Không trêu chọc khi chúng đang ăn, đang ngủ hoặc đang chăm con của chúng.
- Không thả chó bừa bãi, khi cho chó ra đường phải có rọ mõm.
- Chó, mèo phải được tiêm chủng phòng dại.
- Nếu thấy chó lạ, tuyệt đối không chạy hoặc la hét lên.
- Phát quang bụi rậm quanh nhà.
* Phòng, chống bệnh dại
- Tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em, học sinh và cha mẹ học sinh trong cơ sở giáo dục về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các biện pháp phòng, chống bệnh dại để chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng; thực hiện các biện pháp quản lý và phòng bệnh trên đàn chó nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú y, ký cam kết thực hiện 5 không: “không nuôi chó mèo không tiêm phòng dại”, “không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương”, “không nuôi chó thả rông”, “không để chó cắn người”, “không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường”.
- Khi bị chó dại cắn phải đưa trẻ em, học sinh bị nạn đến cơ sở y tế để tiêm phòng bệnh dại.
h) Phòng tránh tai nạn thương tích do vật sắc nhọn
- Không cho trẻ em, học sinh sử dụng các đồ chơi sắc nhọn có thể gây tai nạn cho trẻ em, học sinh khi chơi.
- Không cho trẻ nhỏ sử dụng dao, kéo để gọt hoa quả, cắt giấy, vải... để tránh đứt tay hoặc vô tình đâm, chạm phải người khác.
- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp trẻ em, học sinh dùng các vật sắc nhọn, có thể dẫn đến thương tích.
- Các loại dao, kéo, liềm, hái... phải để xa tầm với của trẻ em nhỏ.
- Thường xuyên quét dọn nhà cửa, lớp học, sân trường, thu gom rác. Không để vương vãi các vật sắc nhọn ở nền nhà, lớp học, sân, vườn.
- Khi bị các vật sắc nhọn gây thương tích cần phải đến cơ sở y tế để xử trí vết thương và tiêm phòng bệnh uốn ván.
i) Phòng chống say nắng, sốc nhiệt
- Hạn chế đi ra ngoài đường, trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo chống nắng, đeo kính... chống nóng.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là khi lao động ngoài trời, có thể uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol..., tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người trẻ em, học sinh.
- Thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể...
- Làm việc trong môi trường nắng nóng phải tự bảo vệ mình, phải tạm dừng nếu điều kiện thời tiết vượt quá sức chịu đựng của cơ thể.
Đặc biệt, thời điểm 12 - 16 giờ là nhiệt độ cao nhất trong ngày, nên cần hạn chế lao động ngoài trời vì cơ thể không dung nạp được nhiệt độ môi trường, sẽ có nguy cơ xảy ra nhiều biến cố nguy hiểm.
2.2.4. Phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia, chất gây nghiện.
a) Phòng, chống tác hại của thuốc lá
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tác hại của thuốc lá, các quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá cho toàn thể cán bộ, nhân viên, đội ngũ giáo viên và học sinh tại trường học. Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc thực hiện môi trường không khói thuốc lá tại cơ sở giáo dục, nơi làm việc, quyền của người không hút thuốc lá, trách nhiệm của người hút thuốc lá. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định tại Chỉ thị số 6036/CT-BGDĐT ngày 17/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn trong ngành Giáo dục.
- Thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà tại trường học và trong phạm vi khuôn viên các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông (kể cả các sản phẩm thuốc lá mới như: thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng...).
- Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ, tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua, khen thưởng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở giáo dục.
- Chủ trì, phối hợp với ngành Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; nghiêm cấm việc mua, bán, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm, hình ảnh liên quan đến thuốc lá tại cơ sở giáo dục, trong các hoạt động giáo dục trong và ngoài cơ sở giáo dục. Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm quy định cấm bán thuốc lá phía ngoài cổng cơ sở giáo dục. Phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương để hỗ trợ, tư vấn và cai nghiện thuốc lá cho người hút thuốc.
Thực hiện tốt các tiêu chí của cơ sở giáo dục không khói thuốc lá:
- Có niêm yết quy định cấm hút thuốc lá tại nơi có nhiều người qua lại.
- Có treo biển báo cấm hút thuốc lá trong phòng học, phòng làm việc, phòng ăn, hành lang, cầu thang, các khu vực công cộng khác trong cơ sở giáo dục.
- Có ban hành kế hoạch hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.
- Có tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.
- Không có hiện tượng mua bán, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá trong khuôn viên cơ sở giáo dục.
- Không có các vật dụng liên quan đến việc hút thuốc như gạt tàn, bật lửa trong phòng học, phòng làm việc...
- Không nhận sự hỗ trợ hoặc tài trợ của các công ty thuốc lá hay các tổ chức liên quan đến công ty thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào.
- Đưa vấn đề thực hiện xây dựng môi trường không khói thuốc vào tiêu chí thi đua của cán bộ, giáo viên, trẻ em, học sinh.
- Không có hiện tượng hút thuốc, các đầu mẩu thuốc lá tại các khu vực trong nhà của cơ sở giáo dục.
b) Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn
- Tăng cường hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên, đội ngũ giáo viên và trẻ em, học sinh về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn đối với sức khỏe và xã hội; chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn; về quyền của trẻ em không bị ép buộc hoặc khuyến khích sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn. Chú trọng truyền thông, giáo dục cho trẻ em, học sinh về tuổi được phép mua, được phép uống rượu, bia và đồ uống có cồn; kỹ năng từ chối uống rượu, bia.
- Tham mưu Lãnh đạo cơ sở giáo dục yêu cầu cán bộ, nhân viên và đội ngũ giáo viên tại cơ sở giáo dục không uống rượu, bia và đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, trong bữa ăn giữa hai buổi trong ngày làm việc và ngày trực, cán bộ, nhân viên, đội ngũ giáo viên, trẻ em, học sinh không uống rượu, bia và các chất có cồn trước và trong khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.
- Đẩy mạnh việc chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xã hội và tội phạm do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác gây ra với sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, xã hội và cộng đồng.
- Tham mưu đưa nội dung phòng, chống tác hại của đồ uống có cồn vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm uống rượu bia và đồ uống có cồn vào quy chế nội bộ, tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua, khen thưởng của cán bộ, nhân viên, đội ngũ giáo viên, trẻ em, học sinh của cơ sở giáo dục. Không bán rượu bia và đồ uống có cồn trong cơ sở giáo dục, căng tin, nhà ăn tập thể.
- Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn các hoạt động buôn bán, tiếp thị các sản phẩm rượu bia và đồ uống có cồn trong và xung quanh cơ sở giáo dục. Phối hợp với cơ sở y tế địa phương để chủ động phát hiện sớm, can thiệp giảm tác hại cho người đã lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn.
2.2.5. Bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, công trình nước sạch, nhà vệ sinh trong cơ sở giáo dục
a) Bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em, học sinh và cha mẹ trẻ em, học sinh về việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu: chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định.
- Tăng cường vệ sinh trường học để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm; chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong cơ sở giáo dục, đặc biệt là trong giai đoạn thời tiết giao mùa là điều kiện thích hợp để dịch bệnh có thể bùng phát.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương trong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Chủ động phối hợp kiểm tra, giám sát, huy động sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ trẻ em, học sinh cơ sở giáo dục trong việc giám sát công tác vệ sinh trường học, an toàn thực phẩm tại cơ sở giáo dục; phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm về an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh trong cơ sở giáo dục, nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, học sinh.
b) Bảo đảm một số điều kiện vệ sinh cá nhân
* Vệ sinh bộ phận sinh dục
- Đối với trẻ em gái
+ Dùng nước sạch để tắm rửa. Dùng vòi nước, gáo để dội. Rửa âm hộ trước sau đó rửa hậu môn. Không cho tay rửa trong âm đạo vì dễ dẫn đến nhiễm khuẩn hoặc tổn thương niêm mạc âm đạo. Khi đại tiện, tiểu tiện xong nên rửa vùng âm hộ, hậu môn, tránh phân và nước tiểu dây bẩn vào bộ phận sinh dục.
+ Khi có kinh lần đầu cần bình tĩnh giữ vệ sinh kinh nguyệt, rửa vùng âm hộ bằng nước ấm, sạch. Mỗi lần rửa xong phải thay băng vệ sinh. Mỗi lần dùng xong nên vứt bỏ băng vệ sinh đó.
+ Khi hành kinh nên thay băng khoảng 3 - 4 giờ một lần hoặc tùy thuộc vào lượng máu kinh có thể phải thay nhiều lần. Không sử dụng một miếng băng để lâu sẽ gây mất vệ sinh và thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh. Nên làm vệ sinh ở nhà tắm, không làm vệ sinh ở nơi đại tiện, tiểu tiện.
+ Khi hành kinh vẫn tắm như bình thường bằng nước ấm, sạch. Không làm những việc phải ngâm mình trong nước vì sẽ bị nhiễm khuẩn. Tránh làm việc quá sức, thời gian lao động quá dài, căng thẳng vì dễ làm kinh ra nhiều, kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Đối với một trẻ em, học sinh nữ khoẻ mạnh, kinh nguyệt bình thường không cần thiết phải ngừng hoàn toàn hoạt động thể dục, thể thao trong những ngày hành kinh. Nhưng nếu vận động thể dục, thể thao quá độ sẽ dẫn đến lượng máu kinh khá nhiều hoặc kéo dài ngày kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Đối với trẻ em trai
+ Cần rèn luyện thói quen giữ vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài. Không mặc quần lót quá chật.
+ Trong thời gian luyện tập thể dục thể thao, lao động... nên giữ gìn không được để bộ phận sinh dục bị tổn thương.
+ Cần hình thành thói quen ngủ không nằm co quắp hai tay vào háng để không kích thích cơ quan sinh dục dẫn đến thủ dâm.
* Vệ sinh trong học tập
- Ở trường: Cơ sở giáo dục cần sắp xếp các môn học trong mỗi ngày, mỗi tuần hợp lý và phù hợp với từng độ tuổi của trẻ em, học sinh. Phòng học cần đảm bảo ánh sáng. Bàn ghế hợp quy cách. Trong giờ ra chơi nên giải trí nhẹ nhàng hoặc tổ chức tập thể dục ngoài trời giúp giảm mệt mỏi, tạo hưng phấn, phát triển thể chất và phòng bệnh cong vẹo cột sống cho trẻ em, học sinh.
- Ở nhà: trẻ em, học sinh cần có một góc học tập riêng đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi. Trước khi vào ngồi học, chuẩn bị bài nên dạo chơi hoặc tham gia trò chơi nhẹ nhàng để khởi động, tạo hưng phấn. Trong buổi học cũng cần phải có thời gian giải lao, giải trí nhẹ nhàng.
- Việc học thêm các môn học năng khiếu phải phù hợp với lứa tuổi và năng lực, sở trường của trẻ em, học sinh.
* Rửa tay bằng xà phòng
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hằng ngày vào các thời điểm: trước khi rửa mặt, trước khi chế biến thực phẩm và chia thức ăn, trước khi cầm vào thức ăn và ăn; sau khi đi tiêu, đi tiểu hoặc sau khi làm vệ sinh cho trẻ em, học sinh; sau khi đi học về, đi làm về, chơi với đồ chơi hoặc con vật nuôi trong nhà...
- Quy trình thực hành rửa tay bằng xà phòng (Theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ Y tế) gồm 06 bước như sau (Hình 2):
+ Bước 1: Làm ướt bàn tay bằng nước sạch. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
+ Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
+ Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
+ Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay với vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Mỗi bước chà 5 lần. Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu 30 giây.
Hình 2. Rửa tay đúng cách để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và bệnh lây truyền qua đường hô hấp
(Nguồn: Chương trình Hợp tác giữa Bộ GDĐT, UNICEF, Chính phủ Nhật Bản về phòng, chống dịch COVID-19)
2.2.6. Phối hợp chặt chẽ với hệ thống y tế cơ sở, gia đình và các cơ quan chức năng ở địa phương trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh.
a) Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho trẻ em, học sinh.
b) Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho trẻ em, học sinh.
c) Thông báo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình sức khoẻ của trẻ em, học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em, học sinh. Nhân viên y tế trường học đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp học để làm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo.
3. Đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.
3.1. Phòng y tế trong cơ sở giáo dục
a) Cơ sở giáo dục phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh.
b) Phòng y tế của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt được trang bị tối thiểu 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh theo quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong phòng y tế học đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần có các trang bị, dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi.
c) Có sổ khám bệnh theo mẫu A1/YTCS quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3.2. Nhân viên y tế trường học
a) Đối với cơ sở giáo dục công lập, căn cứ số nhân viên y tế chuyên trách tại các cơ sở giáo dục đã được tuyển dụng trên địa bàn tỉnh, tổ chức sắp xếp lại theo hướng:
- Ưu tiên bố trí nhân viên chuyên trách y tế trường học đối với các trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục phổ thông có nhiều cấp học; cơ sở giáo dục có vị trí ở xa trạm y tế cấp xã, cơ sở khám chữa bệnh (những nơi y tế cơ sở không thể can thiệp, chăm sóc y tế kịp thời cho học sinh).
- Đối với cơ sở giáo dục không sắp xếp, bố trí được nhân viên chuyên trách y tế trường học: thực hiện phân công nhân viên kiêm nhiệm làm đầu mối theo dõi công tác y tế trường học và ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với cơ sở y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để triển khai công tác y tế trường học.
b) Các cơ sở giáo dục ngoài công lập chủ động bố trí nhân viên chuyên trách y tế trường học hoặc ký hợp đồng với cơ sở y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để triển khai công tác y tế trường học theo quy định.
c) Phân công cán bộ thuộc trạm y tế cấp xã theo dõi công tác y tế trường học; hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật để thực hiện công tác y tế trường học đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn, nhất là đối với những cơ sở giáo dục không có nhân viên chuyên trách y tế trường học.
d) Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương, các trường học bố trí nhân viên y tế trường học đáp ứng quy định tại Điểm này hoặc ký hợp đồng với Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh.
4. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong việc đảm bảo về quyền được chăm sóc sức khỏe trẻ em
a) Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung chăm sóc sức khỏe trẻ em theo quy định.
b) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em.
c) Bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc cho nhân viên y tế trường học thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em.
d) Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm nhân lực thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em.
e) Kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe trẻ em, Trưởng ban là đại diện Ban giám hiệu, Phó trưởng ban là Trạm trưởng Trạm Y tế xã, ủy viên thường trực là nhân viên y tế trường học, các ủy viên khác là giáo viên giáo dục thể chất, Tổng phụ trách Đội (đối với cơ sở giáo dục tiểu học và trung học cơ sở), đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ trường học, Ban đại diện cha mẹ trẻ em.
g) Trong trường hợp có quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa trường học, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi trẻ em, thuốc, trang thiết bị y tế phải thực hiện hoặc tham mưu với cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Việc chăm sóc sức khỏe trẻ em phải được quan tâm và thực hiện thường xuyên. Do đó, để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em phải đảm bảo nguồn lực đủ mạnh để hỗ trợ tối đa. Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tư nguồn lực để phát triển việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
II. Quyền vui chơi giải trí của trẻ em
1. Khái niệm quyền vui chơi giải trí của trẻ em
Trong bình luận chung số 17 Ủy ban về Quyền trẻ em đã lý giải sâu hơn về quyền vui chơi giải trí của trẻ em như sau: Vui chơi, giải trí là những nhu cầu và hoạt động cơ bản khách quan gắn liền với cuộc sống của con người là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nó là một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Theo Công ước của Liên hợp quốc quy định: (1) Các quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và thư giãn, được tham gia vui chơi và những hoạt động giải trí và được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi; (2) Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và thúc đẩy quyền của trẻ em được tham gia đầy đủ vào sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật, và sẽ khuyến khích việc dành cho trẻ em những cơ hội bình đẳng, thích hợp trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí và thư giãn.
- Vui chơi: là hoạt động giải trí một cách vui vẻ, thích thú, cảm thấy hài lòng, phù hợp với nguyện vọng vui chơi của trẻ em. Vui chơi là một hình thức của giải trí. Vui chơi của trẻ em có thể là hành vi, hoạt động hoặc quá trình do trẻ em tự đưa ra, kiểm soát và tổ chức hoặc tự giác tham gia vào cuộc chơi đang diễn ra mà cảm thấy hứng thú, hào hứng. Hoạt động này xảy ra bất cứ khi nào hoặc bất cứ nơi nào khi trẻ em có cơ hội.
- Giải trí: là làm cho trí óc thảnh thơi bằng cách nghỉ ngơi hoặc tham gia các hoạt động vui chơi (Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê). Đó là hoạt động tự do, không bắt buộc. Nói cách khác, đây là thời gian mà trẻ em được tùy ý sử dụng.
- Các hoạt động giải trí: là một thuật ngữ chung dùng để mô tả một phạm vi rất rộng các hoạt động, bao gồm tham gia vào các hoạt động âm nhạc, nghệ thuật, thủ công, cộng đồng,... Giải trí của trẻ em bao gồm các hoạt động theo sự lựa chọn tự nguyện của người tham gia khi thấy vui thích ngay khi tham gia hoặc nhận thấy có thể đạt được một số giá trị cá nhân hay xã hội khi tham gia.
- Về ý nghĩa: Các hoạt động vui chơi, giải trí là môi trường rèn luyện cho trẻ em những phẩm chất cơ bản về trí tuệ, đạo đức, thể chất. Trong quá trình phát triển của trẻ em, học sinh, hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng và hình thành nhân cách trẻ em, giúp cho trẻ em có khả năng phát triển về nhận thức xã hội, phát triển về trí tuệ và thể lực, mở rộng giao tiếp với con người và thế giới tự nhiên, phát triển các cảm xúc trong đó có cảm xúc thẩm mỹ.
2. Nội dung và biện pháp thực hiện quyền vui chơi giải trí của trẻ em trong cơ sở giáo dục.
2.1. Nội dung vui chơi, giải trí của trẻ em
a) Chơi các trò chơi.
b) Các hoạt động thể thao và thi đấu.
c) Vui chơi giải trí theo chủ đề.
d) Vui chơi dã ngoại, tham quan, du lịch.
e) Vui chơi cắm trại...
2.2. Biện pháp thực hiện quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trong cơ sở giáo dục
2.2.1. Tổ chức cho trẻ em tham gia các trò chơi
Trò chơi là một hoạt động được tổ chức trong trường học, nhằm thu hút được rất nhiều trẻ em tham gia bởi không khí sôi nổi mà nó mang lại. Bên cạnh những giờ học căng thẳng, để giúp trẻ em cảm thấy phấn khích, có tinh thần mỗi khi đến lớp hay củng cố lại bài học, các thầy cô không thể không đưa những trò chơi vào nội dung học tập. Khi chơi trò chơi trẻ em bổi bật tính tự do, tính tự lực, giàu tính xúc cảm, tính sáng tạo thể hiện ở việc trẻ em tự nguyện tham gia vào trò chơi mình thích, tự chọn bạn chơi, tự lựa chọn đồ chơi mà mình cần, tự chơi theo cách trẻ em biết, trẻ em làm chủ, hoạt động hết mình, tích cực, độc lập. Trong khi chơi trẻ em thể nghiệm các xúc cảm lo lắng, bực bội, thích thú, mừng rỡ một cách hết sức chân thật. Xúc cảm của trẻ khi chơi thường gắn liền với vai chơi hay chiều hướng thắng bại của các trò chơi có yếu tố thi đấu. Khi chơi trẻ em bộc lộ xúc cảm của mình qua điệu bộ, nét mặt, giọng nói... Ví dụ: trẻ em chơi Trò chơi “mèo đuổi chuột” - trẻ em trong vai chuột sợ hãi, khiếp sợ khi mèo đến gần, con mèo thì ré lên khoái trá khi vồ được chuột.
- Trò chơi đóng vai: trong các giờ học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên có thể cho trẻ em đóng vai theo câu chuyện, theo chủ đề.
Ví dụ: Trò chơi bác sĩ Trong nội dung của trò chơi, giúp trẻ em tái tạo lại hành động của người bác sĩ (cách tiêm, cách hỏi han, cách chăm sóc bệnh nhân). Thể hiện mối quan hệ xã hội bên trong như mặt tình cảm, đạo đức...
- Trò chơi xây dựng lắp ghép: giúp trẻ em thỏa sức sáng tạo lắp ghép các mô hình, nhằm phát triển toàn diện. Trong cơ sở giáo dục có nhiều bộ đồ dùng thiết bị để học tập và sáng tạo. Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật dùng cho trẻ em theo từng lớp học được sản xuất theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do BGDĐT ban hành. Giúp cho trẻ em sáng tạo, lắp ghép các mô hình như: Lắp xe chở hàng, lắp xe cần cẩu, máy bay trực thăng, robot... giúp trẻ em phát triển tư duy sáng tạo vừa học tập vừa giải trí,...
- Trò chơi vận động: trò chơi vận động là một loại hình hoạt động vui chơi, giải trí. Đối với trẻ em trò chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, là phương tiện để giáo dục trẻ em một cách toàn diện, thu hút nhiều trẻ em tham gia chơi và hoàn thiện kĩ năng vận động cho học sinh. Ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để nâng cao sức khỏe và thể chất. Đồng thời còn giúp trẻ em phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ em. Một số trò chơi thường vận dụng để tổ chức cho trẻ em chơi trong cơ sở giáo dục:
Trò chơi rèn luyện cơ quan hô hấp, phản xạ, sự tập trung chú ý và khả năng định hướng: Chim bay, cò bay, Ai nhanh và khéo hơn, Nhóm ba, nhóm bảy, Làm theo hiệu lệnh, Bịt mắt bắt dê, Mèo và chim sẻ,...
Trò chơi rèn luyện kĩ năng đi, chạy, phát triển sức nhanh và mạnh: Hoàng anh - hoàng yến, Giành cờ chiến thắng, Chạy nhanh theo số, Người thừa thứ ba, Dẫn bóng bằng hai tay tiếp sức ...
Trò chơi rèn luyện kĩ năng bật, nhảy và phát triển sức mạnh: Nhảy đúng, nhảy nhanh tiếp sức, Bật tiếp sức, Tình bạn, Trồng nụ trồng hoa, Nhảy bao bố, Tâng bóng bằng đùi...
Trò chơi dân gian: có vai trò quan trọng trong đời sống, góp phần giáo dục con người về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh, dẻo dai, khéo léo và sức chịu đựng của con người. Một số trò chơi phổ biến như: ném còn, đẩy gậy, đánh yến, cầu bập bênh, đánh đu, xích đu... Các trò chơi này thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Điển hình như trò chơi ném còn với đặc thù là hoạt động tập thể, tổ chức ở không gian rộng, thoáng mát, dành cho mọi lứa tuổi, không giới hạn người chơi, nhằm tăng cường tình đoàn kết trong trẻ em và cộng đồng. Giáo viên nên sử dụng các giờ học giáo dục thể chất, hoạt động ngoại khóa và giờ ra chơi để hướng dẫn cho trẻ em vui chơi. Một số trò chơi dân gian:
Nhảy dây: Nam nữ đều thích chơi nhảy dây, rèn luyện khả năng nhảy cao và sự linh hoạt của thân thể. Hai bạn sẽ đứng căng dây và số người còn lại thì lần lượt nhảy qua dây từ mức căng thấp đến cao. Ai nhảy vướng dây thì sẽ vào thay cho một trong hai bạn đứng giữ dây.
Bắn bi: Các bé trai rất thích chơi trò này cùng các bạn hàng xóm. Chỉ cần vẽ một vòng tròn hoặc hình vuông nhỏ gọi là lỗ, cách đó chừng 2-3 mét vẽ một vạch thẳng (gọi là mức). Mỗi người chơi góp một số lượng bi bằng nhau và cho vào lỗ. Những người chơi lần lượt bắn bi cái từ vạch thẳng về phía lỗ. Viên bi của người nào dừng lại ở gần lỗ nhất nhưng không nằm trong lỗ thì người đó được quyền chơi lượt đầu tiên và cứ như thế cho đến người cuối cùng.
Chơi nhà chòi: Lấy lá, gom cây dựng thành nhà và bày đồ hàng ra bán là cả tuổi thơ của những đứa trẻ vùng quê. Chỉ cần chịu khó lấy củi hoặc chặt các nhánh cây làm cột nhà, rồi lấy lá chuối che lên làm mái là ngôi nhà đã hoàn thành. Các bé sẽ lấy đồ chơi gồm có nồi, chảo, bát... Chúng sẽ nấu cơm giả, làm bánh và đem bán cho "hàng xóm" với tiền là... lá cây.
Thả diều: Bầu trời diều là cả vùng ước mơ của trẻ con trên cánh đồng hay những dòng sông. Những cánh diều được làm bằng các nan tre làm sườn tựa như hình thoi, giấy tập hay giấy màu được phết keo (hồ) dán lên và nối đuôi dài bằng dây ni-lông hay giấy. Diều được mắc vào cuộn dây thật dài và thả ngược gió lên bầu trời nhờ sự khéo léo của người chơi.
Chọi dế: Trẻ con sẽ bắt dế và để hai con to khỏe nhất để "chiến đấu" vào trong một cái hộp (hay bát) cho chúng đá nhau. Cả đám con nít ngồi thành vòng tròn xung quanh hô hào cổ vũ cho chú dế mà mình tin sẽ thắng. Con thắng cuộc là con trụ lại sau khi con kia đã không thể tiếp tục chiến đấu. Nghe có vẻ hơi bẩn một chút, nhưng đảm bảo sẽ rất vui và hào hứng……
2.2.2. Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao và thi đấu
Một trong những lợi ích rõ ràng và quan trọng nhất khi tham gia thể thao đồng đội là hiệu quả của bài rèn luyện thể chất mà trẻ em tiếp nhận. Trẻ em tham gia vào các môn thể thao không những nâng cao sức khỏe phát triển thể chất mà năng động, sáng tạo hơn. Hoạt động thể thao có tổ chức, trẻ em không ngừng được học hỏi về giá trị khi làm việc tập thể, chơi thể thao theo luật và giao tiếp hiệu quả. Môn thể thao đội nhóm giúp các em nâng cao khả năng hòa nhập với cộng đồng, gắn kết bền chặt với bạn bè cùng trang lứa và rèn luyện tinh thần đồng đội khi làm việc trong môi trường tập thể.
Trong các dịp nghỉ hè, ngoài giờ lên lớp, giờ ra chơi và kể cả giờ học giáo dục thể chất giáo viên tổ chức cho trẻ em các hoạt động thể dục thể thao như: Thể dục giữa giờ, thể dục buổi sáng, tập luyện và thi đấu các các môn thể thao Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Điền kinh, Bóng bàn...; tổ chức các hội thi cho trẻ em: Hội khỏe Phù Đổng; Hội thi văn hóa thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú, Hội thi thể thao học sinh khuyết tật, ...
Tổ chức các đội năng khiếu về thể dục thể thao, tiến hành bồi dưỡng, tập luyện thường xuyên như: đội điền kinh, cờ vua, bóng bàn, bơi lội, võ cổ truyền,...
2.2.3. Vui chơi giải trí theo chủ đề
Vui chơi theo chủ đề là hoạt động, được gắn với kế hoạch giảng dạy và lồng ghép với hoạt động ngoài giờ lên lớp, và tổ chức đoàn, đội, hội, như: giáo dục ATGT, Luật chăm sóc, giáo dục trẻ em, sức khoẻ và dinh dưỡng, tiếng hát dân ca, đàn, khiêu vũ thể thao, mỹ thuật là hoạt động ngoài giờ lên lớp gắn liền với hoạt động dạy và học, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện.
Thông qua các hoạt động theo chủ điểm tháng nhằm giáo dục trẻ em thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy; "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; "Kĩ năng sống", "Sử dụng tiết kiệm điện, nước", "Mười điều văn minh trong giao tiếp của học sinh",...
Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần, sinh hoạt tập thể cuối tuần.
Tham gia các hoạt động chính trị tại địa phương như: cổ động, mít-tinh... Chăm sóc, thăm hỏi, động viên các gia đình thương binh, liệt sĩ, người già neo đơn, các em gặp hoàn cảnh khó khăn,...; tham gia các chương trình từ thiện, nhân đạo do các cấp tổ chức.
Tổ chức tuyên truyền pháp luật thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi sinh hoạt lớp và bằng các phương tiện truyền thông của cơ sở giáo dục.
Tổ chức cho học sinh nắm bắt và phát huy giá trị di tích văn hóa, lịch sử địa phương qua việc chăm sóc Tượng đài liệt sĩ phường.
Tiếp tục tổ chức các hoạt động để thực hiện tốt các nội dung của phong trào "Xây dựng trường học an toàn", "Xây dựng trường học hạnh phúc.
Tổ chức các hội thi mang tính giáo dục về chiều sâu như: Hội thi "Tìm hiểu An toàn giao thông"; thi tìm hiểu về lịch sử địa phương nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12,... Với mục tiêu bồi dưỡng và làm phong phú thêm về tinh thần, đưa cái đẹp vào cuộc sống, biết thưởng thức cái đẹp, hành động đẹp.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ em tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ ở trường học (câu lạc bộ cờ vua, đá cầu, bóng bàn, bơi lội, võ thuật, tiếng hát dân ca, đàn, khiêu vũ thể thao, mỹ thuật,...), tổ chức các đội năng khiếu về văn nghệ tiến hành bồi dưỡng, tập luyện thường xuyên.
2.2.4. Vui chơi dã ngoại, tham quan, du lịch
Trong số các hoạt động giã ngoại, tham quan, du lịch là hoạt động được trẻ em yêu thích nhất, vô cùng thú vị và tràn đầy niềm vui đối với trẻ em từ đủ mọi lứa tuổi khác nhau. Khi được tham gia các hoạt động giã ngoại, tham quan, du lịch, cắm trại, trẻ em được trải nghiệm những điều mới lạ, trẻ em dường như được biết thêm thật nhiều điều bổ ích và thú vị trong chương trình học tại nhà trường.
Những điểm đến giã ngoại, tham quan, du lịch có thể là công viên, vườn thú, những danh lam thắng cảnh hay đơn giản là một nông trại giáo dục. Tổ chức các chuyến dã ngoại thường được tiến hành theo lớp, theo trường. Những chuyến đi này có thể do thầy cô tự lên kế hoạch tổ chức, cũng có thể kết hợp cùng với các công ty du lịch để tăng tính chủ động, hấp dẫn, khoa học.
Tham quan giã ngoại, tham quan, du lịch tạo cơ hội để trẻ em hoà mình vào với thiên nhiên, đất trời, cuộc sống xung quanh mà còn giúp trẻ em học hỏi được nhiều điều. Đặc biệt chuyến dã ngoại còn giúp các em giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, học tập tốt hơn khi trở về với nhịp tại trường lớp.
Tổ chức dã ngoại tìm hiểu văn hóa, lịch sử, tổ chức những cuộc thi, chương trình hùng biện, tìm hiểu kiến thức hoặc tổ chức các buổi tham quan viện bảo tàng, xem phim lịch sử.... Giúp trẻ em hiểu thêm, biết thêm kiến thức, thông tin về văn hóa, lịch sử của đất nước, thế giới. Từ đây, các kiến thức sẽ giúp các em phát triển tư duy tổng quát, toàn diện, giúp trẻ em yêu thêm quê hương đất nước.
2.2.5. Hoạt động vui chơi cắm trại
Vui chơi cắm trại sẽ giúp trẻ em thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống, quê hương, đất nước. Các em được giáo dục về tình bạn, tình yêu, đất nước, con người, lòng tự hào dân tộc, truyền thống của quê hương đất nước, góp phần giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, thể chất, khả năng ứng xử, tính tự quản, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật cho trẻ em.
Đây là hoạt động đòi hỏi giáo viên, tổng phụ trách đội phải nắm vững những đặc trưng, phương pháp và nguyên tắc tổ chức hoạt động cho trẻ em. Phải xác định rõ chủ đề trại, phải sớm xây dựng được chương trình, kế hoạch hoạt động một cách chi tiết, tỷ mỷ. Tổ chức hoạt động trại luôn gắn với các sinh hoạt theo chủ đề và thường nằm trong các ngày sinh hoạt cao điểm ngày 26/3, ngày 1/6 ...
Công tác chuẩn bị gồm các bước sau:
- Thành lập Ban tổ chức của hoạt động vui chơi cắm trại
- Xác định địa điểm cắm trại: Có mặt bằng để dựng trại và tổ chức các hoạt động theo chương trình kế hoạch đã đề ra một cách thuận lợi. Gần danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, nền đất cao ráo, sạch sẽ có nguồn nước ăn và nước sinh hoạt đảm bảo cho nhiều người, nếu cắm trại qua đêm thì bắt buộc phải có nguồn điện để đảm bảo các hoạt động. Ngoài ra khi đã thống nhất địa điểm nhất thiết phải báo cáo với chính quyền, đoàn thể địa phương để nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ.
- Điều tra, chuẩn bị đường đi và phương tiện đi: (đi tiền trạm): Từ nơi xuất phát đến địa điểm cắm trại phải là quảng đường an toàn, thuận lợi và học tập được nhiều nhất, người tổ chức phải liên hệ trước với cơ quan quản lý, để chủ động được thời gian cho toàn cuộc cắm trại. tìm hiểu về độ dài quảng đường Điều kiện tự nhiên, xã hội, khí hậu, đặc thù thổ cư của khu vực cắm trại.
- Chuẩn bị những dụng cụ và phương tiện phục vụ trại: đồ dùng cá nhân, đồ dùng tập thể như: đảm bảo an toàn (cứu thương), trống, cờ, kèn, cờ tín hiệu, các dụng cụ thể thao, dụng cụ phục vụ hoạt động văn nghệ, đèn dây điện, dụng cụ phục vụ ăn uống cho trẻ em.
- Xây dựng chương trình và nội dung hoạt động trại: chương trình hoạt động có ý nghĩa quyết định đến mục đích, đến mức độ thành công của cuộc đi trại. Tùy theo mục đích yêu cầu chủ đề của trại để định ra nội dung kế hoạch hoạt động cho phù hợp với thời gian, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Tổ chức tổng kết, khen thưởng động viên trẻ em.
3. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đảm bảo thực hiện quyền vui chơi giải trí của trẻ em.
- Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục hướng nghiệp cho trẻ em.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đảm bảo chất lượng giáo dục, trong đó bao gồm việc triển khai các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao cho trẻ em.
- “Giáo viên, người chăm sóc trẻ em tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi” (Luật Trẻ em năm 2016”).
Cơ sở giáo dục phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Đội trong trường học, đặc biệt là đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong các trường tiểu học và trung học cơ sở góp phần thực hiện quyền trẻ em tại các cơ sở giáo dục một các hiệu quả.
Trong các hoạt động vui chơi, giải trí cần phải khơi dậy tiềm năng, năng lực và sự tham gia của trẻ em với các hình thức hoạt động phù hợp độ tuổi vì chính bản thân các em là người lựa chọn các hoạt động vui chơi, giải trí một cách hiệu quả, phù hợp nhất. Trong một số hoạt động vui chơi, giải trí, cần tạo điều kiện cho các em tham gia từ khâu đề xuất ý tưởng, xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành và tự.
I. Một số hoạt động hoạt động chăm sóc sức khỏe của trẻ em trong cơ sở giáo dục
1. Kiểm tra thị lực và phát hiện sớm tật khúc xạ học đường
- Mục tiêu: phát hiện sớm tật khúc xạ học đường của trẻ em.
- Trang thiết bị cần thiết: Bảng đo thị lực tiêu chuẩn.
- Đối tượng: Tất cả trẻ em.
- Người thực hiện: Cán bộ y tế trường học hoặc giáo viên.
- Cách thực hiện: Cơ sở giáo dục chọn 1 bức tường trống và dán bảng đo thị lực vào bức tường trống đó. Trẻ em được yêu cầu kiểm tra thị lực thường xuyên bằng cách đứng cách xa bảng đo thị lực 3m, tự che từng bên mắt nếu thị lực giảm thì thông báo với cha mẹ trẻ em và liên hệ với cơ sở y tế để được khám và tư vấn. Thông tin về thị lực của trẻ em được ghi chép để theo dõi thường xuyên.
Hình 3: Hoạt động kiểm tra thị lực
2. Kiểm tra tình trạng dinh dưỡng, phát hiện sớm suy dinh dưỡng
- Mục tiêu: Phát hiện sớm suy dinh dưỡng (thể gày còm, thấp còi hay thừa cân, béo phì).
- Trang thiết bị: cân, thước đo chiều cao.
- Đối tượng: Tất cả trẻ em.
- Người thực hiện: Nhân viên y tế trường học hoặc giáo viên.
- Cách thực hiện: Cơ sở giáo dục định kỳ cân và đo chiều cao của trẻ em (với trẻ mầm non nên thực hiện hàng quý, còn với trẻ lớn hơn thì thực hiện 2 lần/năm). So sánh cân nặng và chiều cao của trẻ em với bảng cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn (theo lứa tuổi và giới tính). Nếu cân nặng và chiều cao của trẻ khác biệt lớn so với cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn, cơ sở giáo dục cần thông báo cho cha mẹ trẻ em và liên hệ với cơ sở y tế để khám và tư vấn kịp thời.
3. Truyền thông về nước sạch, vệ sinh, môi trường
- Mục tiêu: Trang bị cho trẻ em các kiến thức cơ bản về nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
- Trang thiết bị.
- Đối tượng: Tất cả trẻ em.
- Người thực hiện: Nhân viên y tế học đường hoặc giáo viên.
- Cách thực hiện: Cơ sở giáo dục tổ chức truyền thông về nước sạch, vệ sinh, môi trường vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa hoặc lồng ghép trong giờ sinh hoạt lớp. Nội dung tập trung vào truyền thông hướng dẫn rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ gìn nguồn nước sạch, vệ sinh cá nhân, nhà vệ sinh, môi trường...
4. Truyền thông về dinh dưỡng lành mạnh
- Mục tiêu: Trang bị kiến thức về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em, để trẻ em biết cách lựa chọn thực phẩm, đồ uống lành mạnh, hạn chế sử dụng các thực phẩm, đồ uống không có lợi cho sức khỏe.
- Trang thiết bị.
- Đối tượng: Tất cả trẻ em.
- Người thực hiện: Nhân viên y tế trường học, giáo viên
- Cách thực hiện: Có thể thực hiện vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa toàn trường và/hoặc các buổi sinh hoạt lớp định kỳ. Nội dung tập trung vào dinh dưỡng lành mạnh, cách lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bữa ăn dinh dưỡng hợp lý, phòng chống thừa cân béo phì, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em...
Tham khảo thêm chương trình dinh dưỡng học đường của Bộ Giáo dục và đào tạo, Cục y tế dự phòng tại website: dinhduonghocduong.net.
5. Truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên
- Mục tiêu: Trang bị kiến thức và kỹ năng về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên nhằm phòng tránh mang thai vị thành niên, các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục...
- Trang thiết bị: máy chiếu.
- Đối tượng: Trẻ em trong độ tuổi 10-18 tuổi.
- Người thực hiện: Nhân viên y tế học đường, giáo viên tổng phụ trách hoặc giáo viên giáo dục công dân đã được tập huấn về chủ đề này.
- Cách thực hiện: Nhân viên y tế học đường hoặc giáo viên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về các chủ đề sau: tuổi dậy thì; tình bạn và tình yêu đôi lứa; tình dục an toàn và đồng thuận; mang thai; tránh thai; bệnh lây truyền qua đường tình dục; tảo hôn và hôn nhân cận huyết; một số khái niệm về giới tính và giới; một số kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Tham khảo cách thực hiện chi tiết tại tài liệu “Hướng dẫn truyền thông trực tiếp về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên” do Bộ Y tế ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2022.
6. Truyền thông về tác hại thuốc lá, rượu bia, và các chất kích thích
- Mục tiêu: Trang bị các kiến thức về tác hại của thuốc lá (bao gồm cả thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng), rượu bia và chất kích thích cho trẻ em; Cung cấp các kỹ năng cần thiết để trẻ em biết cách từ chối không sử dụng các sản phẩm này.
- Trang thiết bị: Máy chiếu.
- Đối tượng: Trẻ em trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Người thực hiện: Nhân viên y tế học đường, hoặc giáo viên đã được tập huấn về chủ đề này.
- Cách thực hiện: Căn cứ tình hình thực tế, truyền thông viên sẽ lựa chọn chủ đề, cách thức và lập kế hoạch phù hợp với đối tượng truyền thông để tiến hành các hoạt động truyền thông cụ thể, bao gồm các chủ đề sau: tác hại của thuốc lá điếu truyền thống, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; tác hại của rượu bia và các đồ uống có cồn; tác hại của các chất kích thích; một số kỹ năng sống giúp trẻ em biết cách từ chối sử dụng các sản phẩm gây hại này.
Tham khảo tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu của Bộ y tế, tài liệu của tổ chức HealthBridge (kèm link hoặc QR code).
7. Truyền thông về an toàn giao thông và phòng tránh tai nạn giao thông
- Mục tiêu: Trang bị các kiến thức cơ bản về an toàn giao thông và phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ em.
- Trang thiết bị:
- Đối tượng: Tất cả trẻ em.
- Người thực hiện: Nhân viên y tế học đường, giáo viên, công an giao thông.
- Cách thực hiện: Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về các quy định của Luật Giao thông đường bộ (như đi bộ an toàn, không được chở quá số người quy định trên các phương tiện giao thông, chấp hành đội mũ bảo hiểm theo quy định, đội mũ bảo hiểm đúng cách, các biển báo và tín hiệu đèn giao thông...) và hướng dẫn cách xử lý các tình huống giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn.
8. Truyền thông phòng chống các bệnh lây nhiễm.
- Mục tiêu: Trang bị cho trẻ em các kiến thức cơ bản về 1 số bệnh lây nhiễm thường gặp của trẻ em lứa tuổi học đường; cách thức phòng bệnh.
- Trang thiết bị.
- Đối tượng: tất cả trẻ em.
- Người thực hiện: Nhân viên y tế học đường, giáo viên, công an giao thông.
- Cách thực hiện: Có thể thực hiện vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa toàn trường và/hoặc các buổi sinh hoạt lớp định kỳ. Nội dung tập trung vào 1 số bệnh lây nhiễm thường gặp, cách thức phòng tránh.
9. Thiết lập và vận hành phòng Tư vấn tâm lý học đường cải thiện sức khỏe tâm thần cho trẻ em
- Mục tiêu: phòng ngừa, phát hiện sớm, hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em đang hoặc có nguy cơ gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống, có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra.
- Trang thiết bị cần thiết: phòng tư vấn riêng, có bàn, ghế.
- Đối tượng: tất cả trẻ em.
- Người thực hiện: Chuyên viên tư vấn tâm lý học đường.
- Cách thức thực hiện: Theo thông tư 31/2017/TT-BGDĐT và văn bản số 4252/BGDĐT-GDCTHSSV.
Hình 4: Trẻ em được tư vấn tâm lý
II. Một số hình ảnh hoạt động vui chơi. giải trí của trẻ em
1. Tổ chức cho trẻ em chơi các trò chơi
Một số hình ảnh trẻ em chơi các trò chơi
(Hình ảnh chăm sóc sức khỏe và vui chơi giải trí lấy từ nguồn: https://baotintuc.vn/xa-hoi/cham-soc-suc-khoe-hoc-duong-vi-mot-viet-nam-khoe-manh-20220211120227598.htm)
Hình 5. Trẻ em chơi đóng vai
Hình 6: Trẻ em chơi trò chơi sáng tạo
Hình 8: Trẻ em chơi Bóng đá
Hình 9: Trẻ em chơi Bóng chuyền
Hình 10: Trẻ em chơi kéo co
Hình 11: Trẻ em chơi trò chơi dân gian
2. Hoạt động vui chơi giải trí với hình thức các cuộc thi
a) Hình thức
- Thi sáng tạo "Sáng tạo cho thanh thiếu niên, nhi đồng", "Hội chợ thiếu nhi", hội thi "Búp măng xinh"...,"Đêm hội Trăng rằm".
- Thi văn nghệ.
- Thi thể thao.
Một số hình ảnh trẻ em tham gia các cuộc thi
(Nguồn: https://baotintuc.vn/xa-hoi/cham-soc-suc-khoe-hoc-duong-vi-mot-viet-nam-khoe-manh-20220211120227598.htm)
Hình 12: Trẻ em thi đấu cờ vua
Hình 13: Trẻ em thi Điền kinh
Hình 14: Trẻ em thi biểu diễn văn nghệ
Hình 15: Trẻ em thi sáng tạo
3. Hoạt động vui chơi giải trí với hình thức hoạt theo chủ đề
Hình 16: Trẻ em tham quan di tích lịch sử
(Nguồn: https://baotintuc.vn/xa-hoi/cham-soc-suc-khoe-hoc-duong-vi-mot-viet-nam-khoe-manh-20220211120227598.htm)
Tài liệu tham khảo
1 |
Chỉ thị 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới. |
2 |
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2017), Quyết định số 1126/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ngày 13/7/2017 về việc Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đổi tên thành Cục trẻ em, Hà Nội. |
3 |
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2017), Quyết định số 1126/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ngày 13/7/2017 về việc Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đổi tên thành Cục trẻ em |
4 |
Chính phủ (2017), Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Hà Nội. |
5 |
Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. |
6 |
Chính phủ (2017), Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em. |
7 |
Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. |
8 |
Luật trẻ em 2016. |
9 |
Luật số 102/2016/QH13. |
10 |
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý luận chính trị: Lý luận pháp luật về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, HN, 2018. |