Quyết định 47/2022/QĐ-UBND về kéo dài thời hạn thực hiện và điều chỉnh nội dung Quyết định 17/2012/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2011- 2020

Số hiệu 47/2022/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/12/2022
Ngày có hiệu lực 19/12/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Hà Trọng Hải
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/2022/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 09 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

KÉO DÀI THỜI HẠN THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 17/2012/QĐ-UBND NGÀY 20/8/2012 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH LAI CHÂU, GIAI ĐOẠN 2011-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030;

Căn cứ Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 51/2022/NQ-HĐND ngày 28/10/2022 của HĐND tỉnh về kéo dài thời hạn thực hiện và điều chỉnh một số nội dung Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND tỉnh thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2011-2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Kéo dài thời hạn thực hiện và điều chỉnh một số nội dung Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 20/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2011- 2020. Cụ thể như sau:

1. Kéo dài thời hạn thực hiện Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND đến khi Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (hoặc Quy hoạch tỉnh) được phê duyệt.

2. Điều chỉnh khoản 1 mục III Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND như sau:

“1. Quy hoạch 3 loại rừng

Điều chỉnh diện tích đất lâm nghiệp từ 680.299,8 ha xuống 589.395 ha, giảm 90.904,8 ha, trong đó: Rừng đặc dụng 41.275 ha; rừng phòng hộ điều chỉnh từ 360.893.3 ha xuống 268.450 ha, giảm 92.443,3 ha; rừng sản xuất điều chỉnh từ 278.131,5 ha lên 279.670 ha, tăng 1.538,5 ha, Cụ thể:

a) Rừng đặc dụng: 41.275 ha, điều chỉnh một số vị trí cụ thể, tổng diện tích không thay đổi.

- Điều chỉnh đưa ra ngoài quy hoạch rừng đặc dụng 92,5 ha để đảm bảo sự phù hợp của các công trình, dự án với quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch có liên quan, trong đó: Diện tích vùng lõi, vùng đệm vườn Quốc gia Hoàng Liên tại huyện Tân Uyên 11,4 ha; diện tích rừng đặc dụng của huyện Mường Tè 81,1 ha.

- Bổ sung từ quy hoạch rừng phòng hộ vào quy hoạch rừng đặc dụng 92,5 ha, trong đó: Bổ sung vào diện tích vùng lõi, vùng đệm vườn Quốc gia Hoàng Liên 11,39 ha; bổ sung vào diện tích rừng đặc dụng của huyện Mường Tè 81,11 ha.

b) Rừng phòng hộ: Điều chỉnh từ 360.893,3 ha xuống 268.450 ha, giảm 92.443.3 ha. Cụ thể:

- Rừng phòng hộ đầu nguồn từ 304.593,3 ha xuống 226.571 ha, giảm 78.022.3 ha; trong đó: Chuyển sang quy hoạch rừng đặc dụng 92,5 ha (có rừng 34,51 ha; chưa có rừng 57,99 ha); chuyển sang quy hoạch rừng sản xuất 86.562,57 ha (có rừng 28.101,83, chim có rừng 58.460,74 ha); chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng 1.787,56 ha (có rừng 560,21, chưa có rừng 1.227,35 ha) để đảm bảo sự phù hợp của các công trình, dự án với quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch có liên quan và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chuyển từ quy hoạch rừng sản xuất sang 10.420,33 ha.

- Rừng phòng hộ đầu nguồn kết hợp phòng hộ khu vực biên giới từ 54.600 ha xuống 40.614 ha, giảm 13.986 ha, trong đó: Chuyển sang quy hoạch rừng sản xuất 15.516,89 ha (có rừng 5.037,43, chưa có rừng 10.479,46 ha); chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng 317,99 ha (có rừng 100,51 ha, chưa có rừng 217,48 ha) để đảm bảo sự phù hợp của các công trình, dự án với quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch có liên quan và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chuyển từ quy hoạch rừng sản xuất sang 1.848,88 ha.

- Rừng phòng hộ đầu nguồn kết hợp bảo vệ môi trường từ 1.700 ha xuống 1.265 ha, giảm 435 ha, trong đó: Chuyển sang quy hoạch rừng sản xuất 482,62 ha (có rừng 156,68, chưa có rừng 325,94 ha); chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng 9,68 ha (có rừng 3,13 ha, chưa có rừng 6,55 ha) để đảm bảo sự phù hợp của các công trình, dự án với quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch có liên quan và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chuyển từ quy hoạch rừng sản xuất sang 57,3 ha.

c) Rừng sản xuất: Điều chỉnh từ 278.131,5 ha lên 279.670 ha, tăng 1.538,5 ha, trong đó:

- Đất quy hoạch trồng rừng nguyên liệu, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, vườn cây vườn rừng từ 81.452 ha xuống 80.767 ha, giảm 685 ha, cụ thể:

+ Đất quy hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy, ván dăm, ván ghép thanh 80.767 ha (không thay đổi).

+ Đất quy hoạch vườn cây, vườn rừng từ 685 ha xuống 0 ha, giảm 685 ha, chuyển sang đất trống quy hoạch rừng sản xuất.

- Đất có rừng tự nhiên, rừng trồng cần bảo vệ từ 117.949,8 ha lên 191.992 ha, tăng 74.042,2 ha, trong đó: Chuyển từ quy hoạch rừng phòng hộ sang 33.295,94 ha; chuyển từ đất trống được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng rừng mới lên thành rừng sang 41.558,93 ha; chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng 812,67 ha để đảm bảo sự phù hợp của các công trình, dự án với quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch có liên quan và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp chưa sử dụng từ 78.729,7 ha xuống 6.911 ha, giảm 71.818,7 ha, trong đó: Chuyển sang quy hoạch rừng phòng hộ 12.326,51 ha; chuyển sang đất có rừng tự nhiên, rừng trồng 41.558,93 ha; chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng 2.995,95 ha để đảm bảo sự phù hợp của các công trình, dự án với quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch có liên quan; chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng 76.213,6 ha phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chuyển từ quy hoạch rừng phòng hộ sang 56.939,63 ha; chuyển từ ngoài quy hoạch 3 loại rừng vào 3.651,66 ha; chuyển từ đất quy hoạch vườn cây, vườn rừng sang 685 ha.

[...]