ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
|
Số:
47/2014/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng,
ngày 12 tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÓNG MỚI TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN VÀ TÀU DỊCH VỤ
KHAI THÁC HẢI SẢN CHO CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16
tháng 12 năm 2002;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1779/TTr-SNN ngày 28 tháng 11 năm 2014
và theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định cơ chế, chính sách
hỗ trợ đóng mới tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ khai thác hải sản cho các
tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký, bãi bỏ các văn bản sau đây của UBND thành phố: Quyết định 7068/QĐ-UBND ngày
29 tháng 8 năm 2012 về một số chính sách hỗ trợ ngư dân thành phố Đà Nẵng đóng
mới tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ khai thác hải sản xa bờ, Quyết định số
5827/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2013 về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số
7068/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2012, Công văn số 6339/UBND-KTN ngày 21 tháng
7 năm 2014 về thay máy tàu cá đối với các tàu đóng mới được nhận hỗ trợ từ ngân
sách thành phố, Công văn số 8606/UBND-KTN ngày 30 tháng 9 năm 2013 về công chứng
hợp đồng thế chấp tàu cá vay vốn phát triển sản xuất, Công văn 9602/UBND-KTN
ngày 29 tháng 10 năm 2013 về hỗ trợ ngư dân đóng tàu khai thác hải sản. Các chủ
tàu đã được hỗ trợ theo Quyết định 7068/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trước đây thì tiếp tục thực hiện các quy định
theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Giám đốc Công
an thành phố, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Chủ tịch UBND các quận,
huyện; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và thủ
trưởng các đơn vị, địa phương liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Chính phủ;
- Bộ NN và PTNT;
- Cục Kiểm tra VB-Bộ Tư Pháp;
- TT: Thành ủy, HĐND Tp;
- Đoàn ĐBQH thành phố ĐN;
- Chủ tịch và các PCT UBND Tp;
- Ban Dân vận Thành ủy;
- Các ban của HĐND Tp;
- UBMTTQVN Tp và các đoàn thể của Tp;
- Các Sở: NN và PTNT, KHĐT, Tài chính, Tư pháp;
- VPUBND Tp: P, KTN;
- Công an thành phố, Bộ chỉ huy BĐBP Tp;
- Kho bạc Nhà nước ĐN;
- UBND các quận, huyện, phường, xã;
- Đài Phát thanh và Truyền hình ĐN;
- Chi cục Thủy sản;
- Báo Đà Nẵng, Báo Công an ĐN;
- Trung tâm tin học- Công báo Tp ĐN;
- Hội Nghề cá Tp ĐN;
- Lưu: VT, NC-PC, KTN.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phùng Tấn Viết
|
QUY ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÓNG MỚI TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN VÀ TÀU DỊCH VỤ
KHAI THÁC HẢI SẢN CHO CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định cơ chế, chính
sách hỗ trợ đóng mới tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ khai thác hải sản (sau
đây viết tắt là đóng mới tàu cá) cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
2. Tổ chức nêu tại quy định này bao gồm
Hợp tác xã, Tổ hợp tác được thành lập hợp pháp và có địa chỉ trụ sở chính trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Tàu khai thác hải sản: là tàu
chuyên dùng để đánh bắt nguồn lợi hải sản trên các vùng biển, được cơ quan chức
năng cấp Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định.
2. Tàu dịch vụ khai thác hải sản: là
tàu chuyên dùng thực hiện dịch vụ mua bán, trao đổi hải sản, các nhu yếu phẩm,
nguyên nhiên liệu trên biển hoặc kết hợp khai thác hải sản với dịch vụ mua bán,
trao đổi hải sản, các nhu yếu phẩm, nguyên nhiên liệu trên biển. Thực hiện đăng
ký kinh doanh theo quy định.
3. Đóng mới tàu khai thác hải sản, tàu
dịch vụ khai thác hải sản là tổ chức, cá nhân thực hiện việc hình thành mới một
con tàu khai thác, dịch vụ khai thác hải sản đúng quy định.
Điều 3.
Nguyên tắc hỗ trợ
1. Việc xét hỗ trợ thực hiện công
khai, bình đẳng, đúng đối tượng nhằm phát triển đội tàu khai thác, dịch vụ khai
thác hải sản xa bờ có công suất cao và khai thác hải sản bền vững.
2. Tổ chức, cá nhân được hỗ trợ theo quy
định này thì không được hỗ trợ đóng mới tàu cá từ các chủ trương chính sách
khác cùng nội dung. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn một trong các chính sách
hỗ trợ đóng mới tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ khai thác hải sản nếu tại thời
điểm đề nghị hỗ trợ có nhiều chính sách cùng nội dung.
3. Thành phố chi hỗ trợ kinh phí cho
những người có hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng theo tỷ lệ vốn góp (nếu có nhiều
thành viên cùng góp vốn đóng tàu).
Chương II
QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Thời điểm và
điều kiện xét hỗ trợ
1. Thời điểm xét hỗ trợ:
Sau khi hoàn thành thủ tục đưa tàu vào
hoạt động, tổ chức, cá nhân đến Chi cục Thủy sản để được hướng dẫn lập hồ sơ đề
nghị xét hỗ trợ.
2. Điều kiện xét hỗ trợ:
a) Tổ chức có trụ sở chính tại thành
phố Đà Nẵng ít nhất 01 (một) năm, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng ít
nhất 01 (một) năm kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký đóng mới tàu cá có tổng công suất
máy chính từ 400cv trở lên.
b) Tổ chức, cá nhân đóng mới tàu cá phải
được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động khai thác hải sản hoặc dịch vụ
khai thác hải sản (đã được cấp Đăng ký tàu cá, Chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu
cá, Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy đăng ký kinh doanh).
c) Tổ chức, cá nhân phải cam kết đưa
tàu cá vào hoạt động trong thời gian tối thiểu là 7 năm (84 tháng) tại thành phố
Đà Nẵng kể từ ngày nhận được chính sách hỗ trợ lần đầu của thành phố Đà Nẵng.
d) Tổ chức, cá nhân phải thực hiện
đóng mới tàu cá tại các cơ sở đóng tàu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 5. Kinh phí hỗ
trợ, hình thức hỗ trợ và nguồn kinh phí
1. Kinh phí hỗ trợ:
a) Hỗ trợ kinh phí đóng mới tàu cá
phân theo dãi công suất tàu:
- Tàu có tổng công suất máy chính từ
400cv đến dưới 600cv: hỗ trợ 500.000.000 đồng/tàu.
- Tàu có tổng công suất máy chính từ
600cv đến dưới 800cv: hỗ trợ 600.000.000 đồng/tàu.
- Tàu có tổng công suất máy chính từ
800cv trở lên: hỗ trợ 800.000.000 đồng/tàu.
b) Hỗ trợ 100% phí và lệ phí đăng ký,
đăng kiểm, đăng ký kinh doanh cho chủ tàu cá.
2. Hình thức hỗ trợ:
Hỗ trợ bằng tiền mặt, kinh phí hỗ trợ
được chia làm 02 đợt, cụ thể:
+ Đợt 1: Cấp 50% kinh phí hỗ trợ đóng
mới theo dãi công suất và 100% phí, lệ phí đăng ký, đăng kiểm, đăng ký kinh
doanh cho chủ tàu cá.
+ Đợt 2: Sau 01 năm kể từ thời điểm nhận
hỗ trợ lần đầu, cấp 50% kinh phí hỗ trợ đóng mới theo dãi công suất tàu.
3. Nguồn kinh phí: Từ ngân sách thành
phố Đà Nẵng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 6. Đăng ký đóng
mới tàu cá
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký
đóng mới tàu cá tại Chi cục Thủy sản theo quy định.
2. Chi cục Thủy sản có văn bản trả lời
về việc Chấp thuận đóng mới tàu cá gửi tổ chức, cá nhân; đồng thời gửi UBND phường/xã
có tổ chức, cá nhân thường trú để theo dõi, phối hợp xác nhận tàu đóng mới.
Điều 7. Hồ sơ và
trình tự thủ tục
1. Hồ sơ và trình tự thủ tục hỗ trợ đợt
1:
a) Hồ sơ:
Các bản chính:
+ Đơn Đề nghị
hỗ trợ đóng mới tàu cá (mẫu đơn đính kèm) có xác nhận của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phường/xã nơi tổ chức, cá nhân cư trú.
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
+ Hóa đơn thu phí, lệ phí đăng ký,
đăng kiểm, chứng nhận đăng ký kinh doanh của tàu cá.
Các bản sao (mang kèm bản chính để đổi
chiếu):
+ Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường
trú.
+ Hợp đồng đóng mới tàu cá tại cơ sở
đóng tàu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Giấy đăng ký kinh doanh (đối với tàu
dịch vụ khai thác hải sản).
b) Trình tự và thời gian giải quyết hồ
sơ:
- Tổ chức, cá nhân đến Chi cục Thủy sản
để được hướng dẫn ghi mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ đóng mới
tàu cá.
- Tổ chức, cá nhân đến UBND phường/xã
nơi có địa chỉ trụ sở chính hoặc nơi cư trú để nộp đơn.
- Ủy ban nhân dân phường báo cáo UBND
quận/huyện, UBND quận/huyện thành lập Hội đồng thẩm tra đóng mới tàu cá gồm
lãnh đạo UBND quận/huyện (Chủ tịch Hội đồng), Chủ tịch UBND phường/xã và các
thành viên thuộc đại diện các đơn vị gồm Bộ đội Biên phòng, Hội Nông dân, Hội
Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Tổ trưởng dân phố. Hội đồng tiến hành họp xét đề nghị
hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân và chỉ đạo thực hiện xác nhận đơn cho tổ chức, cá
nhân trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đơn. UBND quận/huyện gửi 01 bản sao
Biên bản họp Hội đồng đến Chi cục Thủy sản.
- Tổ chức, cá nhân nhận lại Đơn có xác
nhận của UBND phường/xã và nộp hồ sơ tại Chi cục Thủy sản.
- Chi cục Thủy sản xem xét hồ sơ, kiểm
tra thông tin tại Biên bản họp, kiểm tra thực tế và trình Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn danh sách tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ. Lưu hồ sơ gốc tại
Chi cục Thủy sản. Việc xem xét, kiểm tra hồ sơ không quá 05 ngày kể từ ngày nhận
hồ sơ của tổ chức, cá nhân.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn kiểm tra hồ sơ không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình tổng hợp từ
Chi cục Thủy sản, trình UBND thành phố ban hành Quyết định cấp kinh phí hỗ trợ
cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp có vấn đề phát sinh cần lấy ý kiến các ngành
thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp với các ngành liên quan,
địa phương nơi tổ chức, cá nhân cư trú, lấy ý kiến và báo cáo, đề xuất UBND
thành phố. Trong trường hợp này thời gian sẽ hơn 05 ngày, tùy thuộc vào vấn đề
cần phối hợp kiểm tra, giải quyết.
- UBND thành phố ban hành Quyết định
phê duyệt hỗ trợ kinh phí cho tổ chức, cá nhân trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận
được Tờ trình đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sau khi có Quyết định hỗ trợ kinh
phí đóng mới tàu cá của UBND thành phố, Chi cục Thủy sản đóng dấu nhận biết tàu
cá được hỗ trợ đóng mới (thời hạn 7 năm) vào Giấy chứng nhận đăng ký, thông báo
cho tổ chức, cá nhân đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký, đồng thời hướng dẫn việc
nhận kinh phí hỗ trợ tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng (Mẫu dấu đính kèm).
2. Hồ sơ và trình tự thủ tục đợt 2:
a) Hồ sơ:
+ Đơn đề nghị
hỗ trợ có xác nhận của UBND phường/xã (mẫu đơn đính kèm).
Các bản sao (mang kèm bản chính để đối
chiếu):
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu
cá.
+ Giấy phép khai thác thủy sản.
+ Bản sao Sổ Danh bạ thuyền viên (có
chuyến biển hoạt động của tàu).
+ CMND (nếu có thay đổi so với hồ sơ hỗ
trợ lần đầu).
b) Trình tự và thời gian giải quyết hồ
sơ:
- Sau 01 năm kể từ thời điểm nhận kinh
phí hỗ trợ lần đầu, tổ chức, cá nhân đến Chi cục Thủy sản để được hướng dẫn ghi
mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí đợt 2.
- Tổ chức, cá nhân đến UBND phường/xã
nơi có địa chỉ trụ sở chính hoặc nơi cư trú để xác nhận đơn.
- UBND phường/xã kiểm tra về tình hình
hoạt động của tàu, ký xác nhận vào đơn trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận đơn của
tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức, cá nhân nhận lại đơn và nộp
hồ sơ tại Chi cục Thủy sản.
- Chi cục Thủy sản kiểm tra, trình Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ của tổ chức, cá nhân.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trình UBND thành phố ban hành Quyết định cấp kinh phí hỗ trợ cho tổ chức,
cá nhân không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình tổng hợp từ Chi cục Thủy
sản. Trường hợp có vấn đề phát sinh cần lấy ý kiến các ngành thì tổ chức họp với
các đơn vị liên quan, tham mưu UBND thành phố chỉ đạo xử lý. Trong trường hợp
này thời gian sẽ hơn 05 ngày, tùy thuộc vào vấn đề cần phối hợp kiểm tra, giải
quyết.
- UBND thành phố ban hành Quyết định
phê duyệt hỗ trợ kinh phí cho tổ chức, cá nhân trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận
được Tờ trình đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 8. Quyền và
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được hỗ trợ
1. Quyền của tổ chức, cá nhân được hỗ
trợ:
a) Không hoàn lại kinh phí hỗ trợ nếu
thực hiện đúng các nội dung đã cam kết.
b) Được quyền chuyển nhượng tàu cho tổ
chức có trụ sở, cá nhân có hộ khẩu ngoài thành phố Đà Nẵng sau 07 năm kể từ
ngày nhận được quyết định hỗ trợ kinh phí đợt 1 của UBND thành phố.
c) Được chuyển nhượng tàu cho tổ chức
có trụ sở, cá nhân có hộ khẩu trong thành phố Đà Nẵng sau 03 năm kể từ ngày nhận
được kinh phí hỗ trợ đợt 1 của UBND thành phố.
d) Được quyền cho người có hộ khẩu thường
trú tại Đà Nẵng thuê tàu để hoạt động khai thác, dịch vụ khai thác hải sản.
e) Được thế chấp tàu để vay vốn hoạt động
khai thác hải sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
f) Được thay máy tàu với tổng công suất
máy chính lớn hơn hoặc nằm trong dãi công suất được hỗ trợ trước đây. Máy cũ
sau khi thay được phép chuyển nhượng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
thành phố Đà Nẵng.
2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được
hỗ trợ:
a) Khai báo trung thực nguồn vốn huy động
đóng tàu. Trường hợp khai báo không đúng thực tế góp vốn thì không được hỗ trợ.
b) Thực hiện đăng ký, đăng kiểm, đăng
ký kinh doanh (đối với tàu dịch vụ) đúng quy định.
c) Cam kết và thực hiện cam kết hoạt động
khai thác, dịch vụ khai thác thủy sản trong vòng 07 năm kể từ ngày nhận được
kinh phí hỗ trợ đợt 1. Hoàn trả kinh phí hỗ trợ nếu chuyển nhượng tàu cho các tổ
chức, cá nhân ngoài thành phố Đà Nẵng trước thời hạn đã cam kết.
d) Trường hợp chuyển nhượng tàu cho tổ
chức có trụ sở, cá nhân trong địa bàn thành phố Đà Nẵng sau 03 năm kể từ ngày
nhận kinh phí hỗ trợ đợt 1 thì phải thông báo và yêu cầu người nhận chuyển nhượng
cam kết tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoạt động tại thành phố Đà Nẵng trong thời
gian 07 năm như đã cam kết.
e) Không chuyển nhượng trái phép tàu
cá dưới mọi hình thức.
f) Trường hợp thay máy tàu với tổng
công suất máy chính nhỏ hơn dãi công suất được duyệt hỗ trợ trước đây và còn lớn
hơn hoặc bằng 400cv thì phải hoàn trả khoản kinh phí chênh lệch hỗ trợ giữa các
dãi công suất nêu trên để được chuyển nhượng máy cũ sau khi thay.
Điều 9. Những trường
hợp tổ chức, cá nhân bị thu hồi vốn hỗ trợ
1. Trường hợp cơ quan chức năng phát
hiện tổ chức, cá nhân khai báo không trung thực nguồn vốn góp để đóng mới tàu.
2. Trường hợp chuyển nhượng tàu ra khỏi
thành phố Đà Nẵng trước thời hạn đã cam kết hoạt động (07 năm kể từ ngày nhận
được kinh phí hỗ trợ đợt 1).
3. Trường hợp phát hiện chuyển nhượng
tàu trái phép trong thời hạn cam kết và chưa hoàn trả lại kinh phí hỗ trợ.
4. Trường hợp thay máy tàu với tổng
công suất máy chính nhỏ hơn 400cv.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với UBND các quận,
huyện và các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện quy định này;
2. Hàng năm lập dự trù kinh phí thực
hiện năm sau, gửi Sở Tài chính đề xuất UBND thành phố giao dự toán;
3. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng thành phố, Công an thành phố, UBND các quận, huyện theo dõi tình hình hoạt
động của các chủ tàu cá, phát hiện, xử lý những trường hợp lợi dụng chính sách
hỗ trợ của nhà nước để trục lợi;
4. Chỉ đạo Chi cục Thủy sản tiếp nhận
đơn và xử lý đơn của tổ chức, cá nhân. Thực hiện các biện pháp hữu hiệu không để
tổ chức, cá nhân chuyển quyền sở hữu tàu cá trong thời gian quy định (7 năm) của
UBND thành phố;
5. Kịp thời đề xuất UBND thành phố sửa
đổi, bổ sung quy định này cho phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 11. UBND các quận,
huyện
- Thông báo rộng rãi chủ trương hỗ trợ
của thành phố để tổ chức, cá nhân biết, thực hiện;
- Thành lập Hội đồng thẩm tra để xác
nhận tổ chức, cá nhân đóng mới tàu cá với đầy đủ thành phần đúng quy định;
- Kịp thời phát hiện và phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý những trường hợp vi phạm trong quá trình
khai báo hồ sơ nhằm trục lợi đối với chính sách hỗ trợ của thành phố.
Điều 12. Sở Tư pháp
1. Chỉ đạo và hướng dẫn các tổ chức
hành nghề công chứng căn cứ thời hạn đã được ghi trên dấu nhận biết tại Giấy chứng
nhận đăng ký tàu cá không công chứng hợp đồng chuyển nhượng tàu cá ra khỏi
thành phố Đà Nẵng khi chủ tàu chưa thực hiện đủ thời hạn như cam kết và chưa
hoàn trả kinh phí được hỗ trợ. Trường hợp chuyển nhượng cho tổ chức có trụ sở,
cá nhân có hộ khẩu trong thành phố Đà Nẵng thì tổ chức hành nghề công chứng yêu
cầu tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phải cam kết tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
của bên chuyển nhượng. Nội dung cam kết phải được ghi vào nội dung hợp đồng
công chứng.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, phát
hiện và xử lý kịp thời các tổ chức hành nghề công chứng vi phạm các quy định
nêu tại khoản 1, Điều 12 của Quy định này.
Điều 13. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư đề xuất UBND thành phố giao dự toán ngân sách hàng năm để hỗ trợ cho tổ chức,
cá nhân.
Điều 14. Các cơ quan
có liên quan
1. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành
phố, Công an thành phố
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, kịp thời phát hiện các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lợi dụng
chính sách của nhà nước để trục lợi.
2. Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng
Kiểm tra thông tin chứng minh nhân dân
và Đăng ký tàu cá đã có dấu nhận biết tàu hỗ trợ đóng mới trước khi cấp kinh
phí hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân.
3. Đề nghị: Hội nông dân thành phố, Hội
Nghề cá thành phố, Báo Đà Nẵng thông báo rộng rãi nội dung Quyết định này để
các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện.
Điều 15. Điều khoản
thi hành
Các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm
triển khai thực hiện Quyết định này. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh
khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân phản ảnh về Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem
xét, điều chỉnh./.
Phụ lục 1: Đơn đề nghị hỗ trợ lần 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hỗ trợ kinh
phí đóng mới tàu cá (lần 1)
Kính gửi: Chi
cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng.
Tôi tên là:........................................................................................................................
Số chứng minh nhân dân:……………………. Cấp tại:.........................................................
Địa chỉ thường trú: tổ…………; phường/xã:...................................................................... ;
quận/huyện......................................................................................................................
Tôi đã thực hiện đóng mới tàu cá năm
201....
Số đăng ký đã được cấp:................................................................................................
Công suất tàu:.................................................................................................................
Nghề khai thác hải sản:....................................................................................................
Tổng kinh phí:………………………… Từ nguồn:.................................................................
Nơi đóng tàu:..................................................................................................................
Đề nghị được hỗ trợ kinh phí đóng mới
tàu.
Tôi xin hứa sẽ chấp hành tốt mọi quy định
của Nhà nước đối với quản lý tàu thuyền; đồng thời cam kết thực hiện đúng các
quy định ban hành kèm theo Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ đóng mới tàu
khai thác hải sản và tàu dịch vụ khai thác hải sản cho các tổ chức, cá nhân
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng./.
Kèm đơn này:
Bản chính
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá
+ Hóa đơn thu phí, lệ phí đăng ký, đăng kiểm...
Các bản sao (mang kèm bản chính để đối chiếu):
+ CMND, Hộ khẩu thường trú
+ Hợp đồng đóng mới tàu cá tại ĐN
+ Giấy đăng ký kinh doanh (tàu dịch vụ)
|
Đà Nẵng,
ngày tháng năm__
NGƯỜI
LÀM ĐƠN
|
XÁC NHẬN CỦA UBND
PHƯỜNG/XÃ……………………………
Căn cứ kết quả làm việc của Hội đồng
thẩm tra đóng mới tàu cá của ngư dân, Chủ tịch UBND phường/xã ………………… xác nhận:
Ông …………………………… đã thực hiện đóng mới tàu cá theo công suất, nghề khai thác hải
sản (dịch vụ khai thác hải sản) như đơn là đúng sự thật, Kính đề nghị các cấp
xem xét hỗ trợ
CHỦ TỊCH
Phụ lục 2: Đơn đề nghị hỗ trợ lần 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hỗ trợ kinh
phí đóng mới tàu cá (lần 2)
Kính gửi: Chi
cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng.
Tôi tên là:........................................................................................................................
Số chứng minh nhân dân:…………………………. Cấp
tại:...................................................
Địa chỉ thường trú: tổ……...; phường:………………;
quận..................................................
Tôi đã thực hiện đóng mới tàu cá năm
201..................................... , đã được hỗ trợ đợt 1.
Số đăng ký đã được cấp:................................................................................................
Công suất tàu:.................................................................................................................
Nghề khai thác hải sản:....................................................................................................
Đề nghị được hỗ trợ kinh phí đóng mới
tàu.
Tôi xin hứa sẽ chấp hành tốt mọi quy định
của Nhà nước đối với quản lý tàu thuyền; đồng thời cam kết thực hiện đúng các
quy định ban hành kèm theo Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ đóng mới tàu
khai thác hải sản và tàu dịch vụ khai thác hải sản cho các tổ chức, cá nhân
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng./.
Kèm đơn này:
Bản
sao (Mang bảng chính để đối chiếu):
+ CMND (nếu có thay đổi so với hồ sơ hỗ trợ lần đầu).
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản còn
hạn.
+ Sổ danh bạ thuyền viên (có chuyến biển hoạt động)
|
Đà Nẵng,
ngày tháng năm__
NGƯỜI
LÀM ĐƠN
|
XÁC NHẬN CỦA
CT. UBND PHƯỜNG/XÃ
…………………..
Phụ lục 3: Dấu nhận biết tàu được hỗ trợ
Mẫu, kích thước
dấu, vị trí đóng và màu
- Chữ “Tàu cá được hỗ trợ theo Quyết định
số ___/2014/QĐ-UBND”: Font Times New Roman, cỡ chữ 12, in đậm, kiểu chữ in thẳng.
- Chữ “Từ ngày...../...../.........
đến ngày...../...../.........”: Font Times New Roman, cỡ chữ 10, kiểu chữ
in nghiêng, không in đậm.
- Dấu màu đỏ, đóng bên phải dấu quốc
huy của Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
* Lưu ý:
- Đối với các tàu đã được hỗ trợ đóng
mới theo Quyết định số 7068/QĐ-UBND ngày 29/8/2012 trước đây của UBND thành phố
Đà Nẵng, Chi cục Thủy sản hướng dẫn chủ tàu thực hiện thay thế mẫu đóng dấu
theo Quyết định mới.
- Hết thời hạn 7 năm, chủ tàu mang Giấy
chứng nhận đăng ký tàu cá đến Chi cục Thủy sản để đổi lại Giấy đăng ký tàu cá
không còn dấu nêu trên.