ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 460/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long, ngày
26 tháng 02 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày
19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, ngày
08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
48/2013/NĐ-CP, ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP, ngày 7/8/2017
của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan
đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP, ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ
kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 4632/QĐ-BGDĐT,
ngày 26/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính
được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; thủ tục hành chính được hủy bỏ, bãi bỏ thuộc
phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 169/TTr-SGDĐT, ngày 15/02/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 04(Bốn) thủ tục
hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm
quyền giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
(có
phụ lục chi tiết kèm theo)
Điều 2. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã:
- Niêm yết, công khai đầy đủ danh mục
và nội dung các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở và
trang thông tin điện tử của cơ quan (nếu có).
- Căn cứ cách thức thực hiện của từng
thủ tục hành chính được công bố tại quyết định này bổ sung vào Danh mục thủ tục
hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính; Danh
mục thủ tục hành chính không thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch
vụ bưu chính đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố.
- Tổ chức thực hiện đúng nội dung các
thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh;Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Trung tâm PVHCC, VHXH;
- Lưu: 1.19.05.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Trung
|
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH LONG
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
PHẦN
I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Danh mục thủ tục
hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
STT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Tên VBQPPL quy
định nội dung sửa đổi, bổ sung
|
1
|
|
Cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương
trình giáo dục tiểu học
|
Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, ngày 04/10/2018 của
Chính phủ
|
2
|
|
Thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
|
Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, ngày 04/10/2018 của
Chính phủ
|
3
|
|
Cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động
giáo dục trở lại
|
Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, ngày 04/10/2018 của
Chính phủ
|
4
|
|
Sáp nhập, chia tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
|
Nghị định số 135/2018/NĐ-CP, ngày 04/10/2018 của
Chính phủ
|
PHẦN
II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG
I. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
1.
Thủ tục cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức,
cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ
sơ qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân
dân cấp xã.
* Đối với trường
hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính
pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ
sơ đã đầy đủ, chính xác theo quy định thì công chức tiếp nhận hồ sơ và lập Giấy
tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ
chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, công chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng
dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nêu
rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để người nộp bổ sung
hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần.
* Đối với trường
hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần,
tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ,
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thông báo ngày
trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã gửi qua đường
bưu điện phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để thông báo cho người nộp biết
hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.
Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, công
chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối tiếp nhận giải
quyết hồ sơ.
+
Bước 2: Sau khi Bộ phận Tiếp nhận và
Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ:Khi thẩm định hồ sơ, nếu chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những
nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung theo mẫu
phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho
tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn chỉnh hồ
sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận hồ sơ;
+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho phép
cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học; nếu chưa cho phép
thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
+ Bước 4: Các tổ
chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận
và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Khi đến nhận kết
quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại giấy tiếp nhận hồ sơ
và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình giấy chứng
minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua đường bưu điện).
- Công chức trả kết
quả, kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận.
- Người nhận kiểm
tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc
không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.
Đối với hồ sơ giải
quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.
- Thời gian tiếp
nhận hồ sơ và trao trả kết quả: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ
thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu
điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ
sơ gồm:
+
Tờ trình đề nghị cho phép thực hiện chương trình giáo dục tiểu học;
+
Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản
sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến
phụ trách cơ sở giáo dục;
+
Văn bản nhận bảo trợ của một trường tiểu học cùng địa bàn trong huyện.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho
phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định cho phép cơ sở
giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã.
- Lệ phí : Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
+ Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên đạt chuẩn theo quy định.
+ Phòng học:
• Bảo đảm đúng quy cách, an toàn
cho giáo viên và học sinh theo quy định về vệ sinh trường học; có điều kiện tối
thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi;
• Có các thiết bị: Bàn, ghế giáo
viên, học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh; bảng lớp; hệ thống
đèn và hệ thống quạt (ở nơi có điện); hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính
Nghị định số
46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu
tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Nghị định số
135/NĐ-CP, ngày 04/10/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện
đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
(Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội
dung sửa đổi, bổ sung).
2. Thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức,
cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ
sơ qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân
dân cấp xã.
* Đối với trường
hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính
pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ
sơ đã đầy đủ, chính xác theo quy định thì công chức tiếp nhận hồ sơ và lập Giấy
tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ
sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, công chức tiếp nhận hồ sơ phải
hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định và
nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để người nộp bổ
sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần.
* Đối với trường
hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần,
tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ,
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thông báo ngày
trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã gửi qua đường
bưu điện phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để thông báo cho người nộp biết
hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.
Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, công
chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối tiếp nhận giải
quyết hồ sơ.
+
Bước 2: Sau khi Bộ phận Tiếp nhận và
Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ:Khi thẩm định hồ
sơ, nếu chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh
sửa, bổ sung theo mẫu phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho tổ chức,
cá nhân bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ đúng quy định thì có văn bản gửi Phòng Giáo dục
và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập đối với nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo độc lập;
+
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên
thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của
Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định thành
lập hoặc cho phép thành lập; nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo cho tổ
chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.
+ Bước 4: Các tổ
chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận
và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Khi đến nhận kết
quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại giấy tiếp nhận hồ sơ
và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình giấy chứng
minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua đường bưu điện).
- Công chức trả kết
quả, kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận.
- Người nhận kiểm
tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc
không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.
Đối với hồ sơ giải
quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.
- Thời gian tiếp
nhận hồ sơ và trao trả kết quả: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ
thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường
bưu điện
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ
sơ gồm:
+
Tờ trình đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
+
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở,
cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để
tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật;
+ Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc
bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của giáo viên hoặc
người chăm sóc trẻ em.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính : Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
+ Cơ quan/Người
có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Cơ quan phối hợp:
Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:Quyết định cho phép thành lập
nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính
+ Có giáo viên đạt trình độ chuẩn
theo quy định.
+ Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ em an toàn; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ
an toàn cho trẻ em; những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an
toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ nước sạch
dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em.
+ Trang thiết bị đối với một nhóm
trẻ độc lập:
• Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm:
Chiếu hoặc thảm ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn để ngủ, dụng cụ đựng nước
uống, đồ dùng, đồ chơi và giá để, giá để khăn và ca, cốc, có đủ bô đi vệ sinh
và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi - tập có chủ đích;
• Tài liệu cho người nuôi dạy trẻ
em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ
theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến
thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
+ Trang thiết bị đối với một lớp mẫu
giáo độc lập:
• Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm:
Bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ em ngồi (đặc biệt đối với trẻ em 05 tuổi): một
bàn và hai ghế cho hai trẻ em; một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; đồ
dùng, đồ chơi và giá để; bình đựng nước uống, nước sinh hoạt; tài liệu cho hoạt
động chơi và học có chủ đích.
Đối với lớp bán trú: Có chiếu hoặc
giường nằm, chăn, gối, màn, quạt;
• Tài liệu cho giáo viên mẫu giáo
gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ
theo dõi trẻ em; sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ em trong
ngày; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
+ Đối với những nơi mạng lưới cơ sở
giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá
nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của
phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm các điều
kiện đăng ký hoạt động như sau:
• Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối
đa là 07 trẻ em;
• Người chăm sóc trẻ em có đủ sức
khỏe, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;
• Cơ sở vật chất phải bảo đảm các
điều kiện tối thiểu như sau: Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có diện tích tối
thiểu là 15 m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát; có đồ chơi an toàn, phù hợp lứa
tuổi của trẻ em; có đủ đồ dùng và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ
em; có đủ nước uống và nước sinh hoạt cho trẻ em hằng ngày; có phòng vệ sinh và
thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc,
giáo dục trẻ em.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số
46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu
tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Nghị định số
135/NĐ-CP, ngày 04/10/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện
đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
(Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội
dung sửa đổi, bổ sung).
3. Thủ tục cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động
giáo dục trở lại
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Sau thời
hạn bị đình chỉ giáo dục, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ phận
Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
* Đối với trường
hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính
pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ
đã đầy đủ, chính xác theo quy định thì công chức tiếp nhận hồ sơ và lập Giấy tiếp
nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ
sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, công chức tiếp nhận hồ sơ phải
hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định và
nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để người nộp bổ
sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần.
* Đối với trường
hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần,
tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ,
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thông báo ngày
trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã gửi qua đường
bưu điện phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để thông báo cho người nộp biết
hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.
Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, công
chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối tiếp nhận giải
quyết hồ sơ.
+ Bước 2: Sau khi Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy
ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ:Khi thẩm định hồ sơ, nếu chưa đúng quy định thì
thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung theo mẫu phiếu yêu
cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ
sơ;Nếu hồ sơ đúng quy định thì có văn
bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện hoạt động
giáo dục trở lại đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
+
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên
thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo độc lập đủ hay không đủ điều kiện hoạt động giáo dục trở lại;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của
Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định cho
phép hoạt động giáo dục trở lại; nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo
cho tổ chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực
tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ
sơ gồm:
+
Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại;
+
Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra;
+
Biên bản kiểm tra.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định cho phép hoạt động
giáo dục trở lại.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính : Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
+ Cơ quan/Người
có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Cơ quan phối hợp:
Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:Quyết định cho phép nhóm trẻ,
lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã.
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính
Sau
thời hạn bị đình chỉ hoạt động giáo dục, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập khắc phục
những nguyên nhân bị đình chỉ, tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ gửi đến Ủy ban
nhân dân cấp xã đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Nghị định số
46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu
tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Nghị định số
135/NĐ-CP, ngày 04/10/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện
đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
(Ghi chú: Phần chữ
in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung)
4.
Thủ tục sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc
lập
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức,
cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân
dân cấp xã.
* Đối với trường
hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính
pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ
sơ đã đầy đủ, chính xác theo quy định thì công chức tiếp nhận hồ sơ và lập Giấy
tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ
sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, công chức tiếp nhận hồ sơ phải
hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định và
nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để người nộp bổ
sung hoàn chỉnh các hồ sơ không quá 01 lần.
* Đối với trường
hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần,
tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ,
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thông báo ngày
trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện hoặc gửi qua email cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã gửi qua đường
bưu điện phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để thông báo cho người nộp biết
hoàn chỉnh hồ sơ để bổ sung không quá 01 lần.
Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, công
chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối tiếp nhận giải
quyết hồ sơ.
+
Bước 2: Sau khi Bộ phận Tiếp nhận và
Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban
nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra các
điều kiện sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
+
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của
Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiểm tra trên thực tế,
nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy
ban nhân dân cấp xã;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của
Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sáp nhập,
chia, tách. Nếu không sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thì
có văn bản thông báo đến Phòng Giáo dục và Đào tạo và tổ chức, cá nhân nộp hồ
sơ nêu rõ lý do.
+ Bước 4: Các tổ
chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận
và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Khi đến nhận kết
quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại giấy tiếp nhận hồ sơ
và hẹn trả kết quả (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc xuất trình giấy chứng
minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp nộp qua đường bưu điện).
- Công chức trả kết
quả, kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận.
- Người nhận kiểm
tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc
không đúng thì yêu cầu chỉnh lại cho đúng.
Đối với hồ sơ giải
quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả.
- Thời gian tiếp
nhận hồ sơ và trao trả kết quả: Từ 07 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ
thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực
tiếp hoặc qua đường bưu điện
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ
sơ gồm:
+
Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, trong
đó có phương án để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên;
+
Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản
sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của giáo viên hoặc người
chăm sóc trẻ em.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ,
lớp mẫu giáo độc lập.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính
+ Cơ quan/Người
có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Cơ quan phối hợp:
Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
Quyết định sáp nhập,
chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính
Nghị định số
46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư
và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Nghị định số
135/NĐ-CP, ngày 04/10/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện
đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
(Ghi chú: Phần chữ
in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung)