BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 460/QĐ-BVHTTDL
|
Hà Nội, ngày 28 tháng
01 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi
hành pháp luật;
Căn cứ Nghị định số
185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Xét đề nghị của Vụ trưởng
Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi tình hình
thi hành pháp luật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2013.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT,PC
|
BỘ TRƯỞNG
Hoàng Tuấn Anh
|
KẾ HOẠCH
(Ban hành theo
Quyết định số: 460 /QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch)
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Xem xét, đánh giá thực trạng thi hành
pháp luật nhằm kịp thời phát hiện, xử lý những sai sót, chưa đầy đủ trong thi
hành pháp luật cũng như những tồn tại, vướng mắc, bất cập trong các quy định của
pháp luật về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, góp phần bảo đảm tính kịp
thời, đầy đủ, nghiêm minh, thống nhất trong các quy định của pháp luật; nâng
cao hiệu quả thi hành pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Yêu cầu
a) Khách quan, công khai, minh bạch;
b) Thường xuyên, toàn diện, có trọng
tâm, trọng điểm;
c) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan trong quá trình theo dõi thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng
chéo.
II. LĨNH VỰC TRỌNG
TÂM THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
Công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch quản lý. Trong năm 2013, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm sau đây:
1. Tình hình thi hành pháp luật về quảng
cáo (Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết).
2. Tình hình thi hành pháp luật về biểu
diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5 tháng
10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca
múa nhạc, sân khấu).
3. Tình hình thi hành pháp luật về chế độ,
chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên (Quyết định số 67/2008/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ dinh dưỡng đặc thù đối
với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao; Quyết định số
32/2011/QĐ-TTg ngày 6 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ
đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao; các Thông tư liên tịch hướng dẫn
thi hành).
III. NỘI DUNG,
CÁCH THỨC, XỬ LÝ KẾT QUẢ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Nội dung theo dõi
thi hành pháp luật
a) Tình hình ban hành văn bản quy định chi
tiết thi hành (tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết;
tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết với văn bản được quy định
chi tiết; tính khả thi của văn bản);
b) Tình hình bảo đảm các điều kiện cho
thi hành pháp luật (tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập
huấn, phổ biến pháp luật; tính phù hợp của bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân
lực cho thi hành pháp luật; mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo
đảm cho thi hành pháp luật);
c) Tình hình tuân thủ pháp luật (tính kịp
thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;
tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng
pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; mức độ tuân thủ pháp luật
của cơ quan, tổ chức, cá nhân).
1. Cách thức theo dõi
thi hành pháp luật
a) Thu thập thông tin về tình hình thi
hành pháp luật
Việc thu thập thông tin về tình hình thi
hành pháp luật được thực hiện từ các nguồn sau:
- Báo cáo của các cơ quan thuộc thẩm quyền
quản lý;
- Thông tin, phản ánh dư luận trên các
phương tiện thông tin đại chúng;
- Phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
b) Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
- Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
được thực hiện theo kế hoạch hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc
khi có vấn đề bức xúc cần chấn chỉnh trong thi hành pháp luật;
- Phạm vi, nội dung, đối tượng kiểm tra
và thành phần đoàn kiểm tra tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo quyết
định của người có thẩm quyền (Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực
thuộc Bộ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương).
c) Điều tra, khảo sát tình hình thi hành
pháp luật
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ
vào yêu cầu công tác và chức năng, nhiệm vụ thực hiện việc điều tra, khảo sát
nhằm thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật;
- Việc điều tra, khảo sát được tiến hành
thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp hoặc các hình thức phù hợp
khác.
2. Xử lý kết quả theo
dõi thi hành pháp luật
Căn cứ kết quả theo dõi tình hình thi
hành pháp luật, cơ quan, đơn vị được phân công theo dõi báo cáo Lãnh đạo Bộ, Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý hoặc kiến nghị xử lý
theo các nội dung sau:
- Ban hành kịp thời, đầy đủ văn bản quy
định chi tiết;
- Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác tập huấn, phổ biến pháp luật; bảo đảm về tổ chức, biên chế,
kinh phí và các điều kiện khác cho thi hành pháp luật;
- Kịp thời tổ chức thi hành văn bản quy
phạm pháp luật đã có hiệu lực;
- Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm
tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng
pháp luật;
- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn
bản quy phạm pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Phân công trách nhiệm
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực
thuộc Bộ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, bố trí cán bộ, bảo đảm các điều kiện
cần thiết và tổ chức thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật ở lĩnh vực
được phân công quản lý.
Tổ chức pháp chế của cơ quan, đơn vị trực
thuộc Bộ, của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động tham mưu, giúp thủ trưởng
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổng
hợp tình hình, xây dựng báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị gửi về Bộ (qua Vụ Pháp chế) trước ngày
05/10/2013 để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ.
b) Trung tâm Công nghệ thông tin, Báo
Văn hóa có trách nhiệm mở chuyên mục phản ánh tình hình thi hành pháp luật và
phối hợp với Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ xử lý các
thông tin theo quy định.
c) Giao Vụ Pháp chế là đầu mối hướng dẫn,
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này và tổng hợp tình hình chung về
công tác theo dõi thi hành pháp luật; tổ chức triển khai các công việc cụ thể để
theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở các lĩnh vực trọng tâm trong năm 2013
(Phụ lục kèm theo); xây dựng báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật của Bộ trình Lãnh đạo Bộ và Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện
Việc lập dự toán, bố trí kinh phí bảo đảm
cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo phân cấp
ngân sách hiện hành và văn bản: Thông tư liên tịch số
192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tư
pháp - Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11
tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh
phí thực hiện các cuộc điều tra, thống kê; Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6
tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ
chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập./.