Quyết định 46/2018/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Sơn La

Số hiệu 46/2018/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/11/2018
Ngày có hiệu lực 15/12/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Cầm Ngọc Minh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2018/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 23 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH SƠN LA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Luật Đu giá tài sản năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và bin pháp luật văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thtổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;

Căn cứ Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại;

Căn cNghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 102/20177NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm;

Căn cứ Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 848/TTr-SNV ngày 18 tháng 11 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí, chức năng của Sở Tư pháp

1. Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; ph biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chun tiếp cận pháp luật ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; hòa giải thương mại; đăng ký biện pháp bảo đảm; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp

Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp tỉnh Sơn La thực hiện theo quy định tại Điều 2 (trừ Khoản 8, Khoản 10, Khoản 19, Khoản 21) Thông tư Liên tịch s 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22 tháng 12 năm 2014 của BTrưởng Bộ Tư pháp và Bộ Trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đấu giá tài sản; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; hòa giải thương mại; đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp

1. Lãnh đạo Sở gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.

a) Giám đốc Sở Tư pháp là người đứng đầu Sở Tư pháp, là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở, việc chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được giao. Có trách nhiệm ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các đơn vị tham mưu tổng hợp, phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật. Căn cứ các quy định của pháp luật, Giám đốc Sở ban hành Quy chế làm việc của Sở Tư pháp và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.

b) Phó Giám đốc Sở Tư pháp là người giúp Giám đốc Sở Tư pháp phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở Giám đốc Sở được ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở Tư pháp.

2. Các đơn vị tham mưu tổng hợp, phòng chuyên môn thuộc Sở Tư pháp:

[...]