Quyết định 01/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 32/2015/QĐ-UBND

Số hiệu 01/2019/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/01/2019
Ngày có hiệu lực 15/01/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Thành Phong
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2019/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 32/2015/QĐ-UBND NGÀY 03 THÁNG 7 NĂM 2015 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ ban hành hưng dn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 12312/TTr-STP-TC ngày 22 tháng 11 năm 2018, của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 4753/TTr-SNV ngày 12 tháng 12 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh:

1. Khoản 1 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế; ph biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; đăng ký biện pháp bảo đảm; thừa phát lại; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; hòa gii thương mại; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư pháp.”.

2. Khoản 4 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tư vấn pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập danh mục nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, danh mục quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân thành phố trình; đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đng nhân dân thành phố về chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh; tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

c) Tham gia xây dựng, góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì soạn thảo theo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.

d) Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố trình và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố.

đ) Tổ chức lấy ý kiến về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư pháp.

e) Thực hiện tư vấn pháp luật theo sự chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố.

g) Thực hiện tư vấn pháp luật theo đề nghị của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện đi với những vụ việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp.”.

3. Khoản 6, Khoản 7 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“6. Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

a) Giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

b) Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Thực hiện kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.

d) Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị; tổ chức kiểm tra văn bản theo địa bàn, kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực theo quy định.

[...]