UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
46/2005/QĐ-UB
|
Tam
Kỳ, ngày 16 tháng 6 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI, TỈNH
QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết
định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai;
Căn cứ Quyết
định số 184/2003/QĐ-TTg ngày 08/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai;
Xét đề nghị
của Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai tại Tờ trình số 48/TTr-KTMCL ngày
31 tháng 5 năm 2005 và của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh, tại Tờ trình số 327/TTr-SNV
ngày 01 tháng 6 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức bộ máy của Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam
Điều 2. Quyết
định này có hiệulực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số
14/2004/QĐ-UB ngày 09/02/2004 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế mở
Chu Lai, Chủ tịch UBND huyện Núi Thành, Chủ tịch UBND thị xã Tam Kỳ và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- CP
- Cục kiểm tra văn bản (BTP)
- Đoàn ĐBQH
- TVTU, HĐND
- BCĐ KTM
- Như điều 3
- Lưu VPUBND, Sở Nội vụ
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Phúc
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ KHU
KINH TẾ MỞ CHU LAI, TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 46/2005/QĐ-UB ngày 16/6/2005 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Quy
chế này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban
quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam (dưới đây viết tắt là Ban quản
lý ) được áp dụng thực hiện cho tất cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
và doanh nghiệp trực thuộc Ban quản lý trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy
định tại Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu
Lai, Quyết định 184/2003/QĐ-TTg ngày 08/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai và các văn bản hiện hành của Chính
phủ, Bộ, ngành và UBND tỉnh áp dụng đối với Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai.
Chương II
VỊ TRÍ, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 2. Vị trí, chức năng:
1. Ban Quản lý
trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, được thành lập theo Quyết định số
184/2003/QĐ-TTg ngày 08/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện việc quản
lý tập trung thống nhất các lĩnh vực đầu tư, phát triển kinh tế tại Khu kinh tế
mở Chu lai, tỉnhh Quảng Nam.
2. Ban Quản lý
là cơ quan quản lý nhà nước có tư cách pháp nhân, có tài khoản và có con dấu
mang hình quốc huy.
Điều 3. Nhiệm
vụ và quyền hạn của Ban quản lý KKTM Chu Lai
Ban quản lý
thưc hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Quyết định số
108/2003/QĐ-TTgngày 05/6/2003 và Quyết định 184/2003/QĐ-TTg ngày 08/9/2003 của Thủ
tướng Chính phủ, các nội dung phân cấp, uỷ quyền của các Bộ, ngành Trung ương
và UBND tỉnh Quảng Nam trong địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai.
Chương III
TỔ CHỨC BỘ
MÁY, BIÊN CHẾ
Điều 4. Tổ chức
bộ máy của Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai gồm có:
1. Lãnh đạo
Ban: Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai có Trưởng ban và các Phó Ttưởng ban.
2. Các phòng,
Ban chức năng ( thực hiện chức năng Quản lý nhà nước)
2.1 Văn phòng
2.2 Phòng Tổ chức
- Thanh tra
2.3 Phòng Kế hoạch
- Tài chính
2.4 Phòng Xúc
tiến - Đầu tư
2.5 Phòng Bồi
thường - Tái định cư
2.6 Ban Xây dựng
- Tài nguyên và Môi trường
3- Các đơn vị sự
nghiệp:
3.1 Ban quản lý
dự án hạ tầng
3.2 Trung tâm
Tư vấn đầu tư
3.3 Trung tâm dịch
vụ công ích
3.4 Trung tâm
đào tạo và Văn hoá
3.5 Trung tâm
phát triển quỹ đất
4- Các doanh
nghiệp trực thuộc: Cảng Kỳ Hà, Công ty đầu tư và phát triển Kỳ Hà -Chu Lai,
Công ty Du lịch và đầu tư Quảng Nam và Công ty phát triển hạ tầng Khu kinh tế mở
Chu Lai.
Ngoài các tổ chức
trên đây, Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai được thành lập thêm các đơn vị trực
thuộc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đối với các đơn vị có con dấu
riêng, có tư cách pháp nhân, có tài khoản thu chi thì phải được Uỷ ban ra quyết
định thành lập.
Điều 5. Tổ chức
bộ máy - biên chế của các đơn vị trực thuộc:
1. Tổ chức bộ
máy:
Mỗi đơn vị nêu
tại Điều 4 có cấp Trưởng, cấp Phó, các chuyên viên và nhân viên giúp việc.
Việc thành lập
các đơn vị trực thuộc Ban quản lý, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật
cấp Trưởng, cấp phó thuộc Ban quản lý thực hiện theo quy định này và các quy định
hiện hành của Đảng và nhà nước.
2- Về biên chế:
Ban quản lý thực hiện theo chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp do Bộ Nội vụ
và Uỷ ban nhân dân tỉnh giao và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 6. Việc
thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Phòng, Ban, đơn
vị trực thuộc do Ban quản lý quy định.
Điều 7. Chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc:
Chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn của các doanh nghiệp trực thuộc thực hiện theo Luật doanh nghiệp
và các nhiệm vụ do UBND tỉnh và các ban quản lý giao.
Chương IV
NHIỆM VỤ VÀ
QUYỀN HẠN CỦA CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 8. Nhiệm
vụ và quyền hạn của Lãnh đạo Ban.
1- Trưởng ban
(kiêm chức): Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Bộ, ngành liên quan, Ban Thường
vụ Tỉnh uỷ, Ban chỉ đạo xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai và UBND tỉnh theo nhiệm
vụ được phân công.
2- Phỏ Trưởng
Ban: Các Phỏ Trưởng Ban chuyên trách chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chính phủ,
Bộ, ngành liên quan, ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban chỉ đạo xây dựng khu kinh tế mở
Chu Lai và UBND tỉnh theo nhiệm vụ được phân công.
Điều 9. Nhiệm
vụ và quyền hạ của lãnh đạo các phòng, Ban và đơn vị trực thuộc:
1- Trưởng
phòng, ban:
- Chịu trách
nhiệm trước pháp luật và lãnh đạo Ban về quản lý điều hành cánc bộ, công chức,
viên chức trong phòng, ban đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
- Tổ chức và thực
hiện các công tác của phòng, ban và các công việc khác do lãnh đạo ban phân
công, đồng thời báo cáo kết quả công việc thực hiện cho lãnh đạo ban để kịp thời
chỉ đạo.
- Trình lãnh đạo
ban giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền được phân công.
- Chủ động thực
hiện cơ chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong ban quản lý, nghiên cứu đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
2- Phó các
phòng, ban:
- Giúp việc cho
Trưởng phòng, Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Trưởng ban về
thực hiện nhiệm vụ phân công.
- Thay mặt Trưởng
phòng, Trưởng ban giải quyết các công việc được uỷ quyền khi trưởng phòng, trưởng
ban đi vắng.
Điều 10. Nhiệm
vụ của cán bộ, công chức, viên chức:
- Thực hiện
nghiêm túc pháp lệnh cán bộ, công chức.
- Hoàn thành tốt
nhiệm vụ được lãnh đạo phòng, ban và cấp trên giao.
- Thực hiện tốt
mối quan hệ giải quyết công việc với các phòng, ban, đơn vị giữa các chuyên
viên, nhân viên.
- Xây dựng và
thực hiện các chương trình công tác mà cá nhân đề ra.
- Luôn nghiên cứu
trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Điều 11. Thực
hiện thông tin báo cáo:
1- Thực hiện
thông tin báo cáo:
Lãnh đạo các
phòng, ban, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo ban thực hiện
chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.
2- Cung cấp
thông tin:
- Văn phòng ban
chịu trách nhiệm làm đầu mối cung cấp thông tin về hoạt động của khu kinh tế mở
Chu Lai cho lãnh đạo Ban và các bộ phận khi có yêu cầu.
- Cung cấp các
hồ sơ tài liệu nghiệp vụ khác cho các cơ quan hữu quan khi có sự chỉ đạo của
lãnh đạo ban.
Điều 12. Xây
dựng các văn bản và ban hành văn bản:
1. Xây dựng văn
bản:
- Các văn bản
thuộc lĩnh vực nào thì thủ trưởng đơn vị có dự thảo trình lãnh đạo ban xem xét
phê bình để ban hành.
- Đối với các
văn bản có nội dung liên quan đến nhiều bộ phận thì cấp Trưởng hoặc chuyên viên
được giao xử lý văn bản đó trực tiếp phối hợp với các bộ phận liên quan để tham
mưu giải quyết. Trường hợp chưa thống nhất thì cấp Trưởng bộ phận đó báo cáo với
lãnh đạo để quyết định.
2- Ban hành văn
bản:
- Tất cả các
văn bản do lãnh đạo ban ký phát phải đảm bảo đúng theo quy trình quy phạm về
ban hành văn bản.
3- Thẩm quyền
ban hành văn bản:
- Trưởng ban,
Phó trưởng ban ký các văn bản thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
phân công phụ trách.
- Chánh văn
phòng ký các văn bản: Biên bản làm việc, Thông báo nội dung cuộc họp của ban quản
lý, Giấy giới thiệu, Giấy đi đường, Giấy mời họp và các văn bản do lãnh đạo Ban
giao.
- Cấp trưởng
các phòng, ban, đơn vị được quyền ký ban hành các văn bản thuộc chức năng, nhiệm
vụ theo thẩm quyền và lãnh đạo ban uỷ quyền.
Điều 13. Chế
độ hội họp, đi công tác:
1- Hội họp:
- Hằng tuần
lãnh đạo ban họp giao ban với các bộ chủ chốt vào chiều thứ hai để chỉ đạo giải
quyết công việc hằng tuần, hằng tháng, đánh giá công tác tuần, tháng và đề ra
nhiệm vụ công tác tuần tháng sau.
- Mỗi quý lãnh
đạo ban họp với cán bộ, công chức toàn cơ quan ít nhất một lần nhằm thông báo
tình hình cho cán bộ, công chức, viên chức trong Ban và giải quyết các công việc
nội bộ và các công việc có liên quan đến công việc của ban quản lý.
- Lãnh đạo ban
hội ý trước các cuộc họp giao ban, ngoài ra khi cần thiết lãnh đạo ban sẽ tổ chức
các cuộc họp bất thường.
2- Đi công tác:
a, Đi công tác
trong nước:
Do yêu cầu công
việc, lãnh đạo ban quyết định cử cán bộ công chức của ban đi công tác ở các tỉnh,
thành phố trong nước để làm việc với các tổ chức hoặc đi học tập, hội thảo,
trao đổi...
- Cán bộ, công
chức được cử đi công tác phải chấp hành đầy đủ các quy định về chế độ công tác
theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Phải báo cáo
với lãnh đạo ban về kết quả chuyến công tác.
b, Đi công tác
nước ngoài:
- Kế hoạch đi
công tác nước ngoài phải được xây dựng kế hoạch hằng năm, 6 tháng, quý để xin
phép các cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp đi công tác do yêu cầu đột xuất thì
các phòng làm báo cáo nhanh để được bỏ sung. Việc đi công tác nước ngoài phải
đúng theo quy định hiện hành của nhà nước.
Chương V
MỐI QUAN HỆ
CÔNG TÁC
Điều 14. Quan
hệ cấp trên:
Ban quản lý chịu
sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện cơ chế uỷ quyền của
Chính phủ và các Bộ, ngành TW.
Ban quản lý chịu
sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh uỷ, Ban chỉ đạo xây dựng Khu
kinh tế mở Chu Lai và UBND tỉnh về nội mặt hoạt động đầu tư phát triển kinh tế
Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điều 15. Quan
hệ các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị:
Lãnh đạo ban có
trách nhiệm quan hệ phối hợp, chặc chẽ với những cơ quan, đơn vị liên quan để
thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trong trường hợp cần thiết thì xây dựng quy chế
phối hợp triển khai công việc một cách thường xuyên và có hiệu quả để hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
Điều 16. Quan
hệ tổ chức Đảng, đoàn thể:
Ban quản lý thực
hiện mối quan hệ công tác với tổ chức Đảng , đoàn thể trong ban quản lý theo
đúng các quy định hiện hành của các quy định hiện hành của nhà nước và Điều lệ
các tổ chức Đảng,đoàn thể.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 17. Các
vấn đề khác có liên quan đến hoạt động của ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai
không nêu trong quy định này được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của
nhà nước.
Điều 18. Cán
bộ, công chức, viên chức thuộc ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai đều có trách
nhiệm thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu
có gì chưa phù hợp, lãnh đạo ban quản lý tập hợp đề xuất UBND tỉnh bổ sung, sửa
đổi./.