Quyết định 4560/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Định đến năm 2020
Số hiệu | 4560/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 08/12/2017 |
Ngày có hiệu lực | 08/12/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Trần Châu |
Lĩnh vực | Sở hữu trí tuệ |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4560/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 08 tháng 12 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 01/3/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1377/TTr-SKHCN ngày 01/12/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Định đến năm 2020, với các nội dung như sau:
1. Mục tiêu:
- Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ nhằm phát huy tính chủ động trong xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ; hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp tìm kiếm và khai thác thông tin về SHCN để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và triển khai, ứng dụng các kết quả sau nghiên cứu vào phát triển sản xuất, kinh doanh; tăng cường khả năng cạnh tranh ở các sản phẩm và các dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm lợi thế, có tiềm năng xuất khẩu.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tổ chức 02 - 04 lớp tập huấn, tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp về tạo lập, quản lý, khai thác phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ;
+ Hỗ trợ tư vấn 100% nhu cầu của doanh nghiệp về khai thác thông tin sở hữu trí tuệ, thiết kế, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Hỗ trợ cho 02 - 03 doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ;
+ Hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho ít nhất 02 sáng chế/giải pháp hữu ích do các viện nghiên cứu, trường đại học thực hiện;
+ Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 01 sản phẩm chủ lực của tỉnh được hỗ trợ tra cứu thông tin và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quốc tế;
+ Đào tạo từ 01 - 02 chuyên gia về sở hữu trí tuệ.
2. Đối tượng:
Đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ chức khoa học và công nghệ, các viện nghiên cứu, trường đại học đang hoạt động trên địa bàn tỉnh (trừ doanh nghiệp có vốn nước ngoài); cán bộ làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng tư vấn, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ.
3. Nội dung:
- Phổ cập, nâng cao kiến thức, năng lực về tài sản trí tuệ cho cá nhân, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp;
- Hỗ trợ về quản lý phát triển tài sản trí tuệ, thương hiệu cho tổ chức, doanh nghiệp;
- Hỗ trợ khai thác thông tin về sở hữu trí tuệ phục vụ nghiên cứu, triển khai, sản xuất và kinh doanh.
4. Cơ quan thực hiện
Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình; hàng năm, lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt để thực hiện.
5. Nguồn kinh phí thực hiện:
Từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được bố trí cho Sở Khoa học và Công nghệ hàng năm để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.