ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
45/2012/QĐ-UBND
|
Ninh
Thuận, ngày 17 tháng 8 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN HỖ TRỢ KINH PHÍ MUA THẺ BẢO HIỂM Y TẾ CHO HỘ
GIA ĐÌNH CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn
cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật
Bảo hiểm Y tế năm 2008;
Căn cứ Nghị
định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội;
Căn cứ Nghị
định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định mức lương
tối thiểu chung;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 8
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo
hiểm y tế và Thông tư số 10/2009/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám bệnh,
chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị
quyết số 06/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân về việc
thông qua Đề án hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ gia đình cận nghèo
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012 - 2015;
Theo
đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số
909/TTr-SLĐTBXH ngày 06 tháng 8 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Đề án hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ
gia đình cận nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012 - 2015.
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan
căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Đại
|
ĐỀ ÁN
HỖ TRỢ KINH PHÍ MUA THẺ BẢO HIỂM Y TẾ CHO HỘ GIA ĐÌNH CẬN
NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2012 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Phần I
I. Sự cần thiết:
Bảo
hiểm y tế là một chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, là một trong những loại
hình bảo hiểm y tế xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu
sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Ngày 14 tháng 11 năm 2008 tại kỳ họp thứ IV,
Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Bảo hiểm y tế, đây là một đạo luật quan trọng
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa và quá trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, đồng thời tạo hành lang
pháp lý thuận lợi cho công tác bảo hiểm y tế trong giai đoạn tới, góp phần tích
cực vào việc thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân.
Ninh Thuận có 7 đơn vị hành
chính gồm 01 thành phố và 6 huyện với 65 xã, phường, thị trấn; 397 thôn, khu phố;
trong đó có 02 huyện và 29 xã miền núi, với 14 xã đặc biệt khó khăn theo Chương
trình 135 và 9 xã nghèo theo Chương trình 20 của Chính phủ (trong đó có 5 xã
nghèo vùng bãi ngang ven biển).
Là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo, hộ
gia đình cận nghèo cao so với bình quân chung cả nước; tỉnh có huyện Bác Ái là
huyện được hưởng các chính sách về giảm nghèo nhanh, bền vững theo Nghị quyết
30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với
61 huyện nghèo. Trẻ em được chăm sóc về sức khoẻ, được hỗ trợ chi phí khám chữa
bệnh tương đối cao ở những năm trước đây và hiện nay là được cấp thẻ bảo hiểm y
tế miễn phí.
Số người thuộc hộ gia đình cận
nghèo trên địa bàn tỉnh tham gia bảo hiểm y tế những năm qua còn thấp.
Mặc
dù Nhà nước đã có những chính sách tạo điều kiện cho hộ cận nghèo được thuận lợi
hơn trong tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ nhưng do thu nhập thấp, cuộc
sống bấp bênh, dễ bị tổn thương người cận nghèo vẫn chưa tiếp cận được nhiều loại
hình chăm sóc sức khoẻ và nguy cơ chuyển từ hộ gia đình cận nghèo đến hộ nghèo
cao nếu gia đình không may có người thân vào viện, bị bệnh hiểm nghèo, … và hậu
quả để lại cho xã hội giải quyết sẽ còn phức tạp hơn nhiều.
Người
cận nghèo một số trường hợp là những hộ nghèo mới thoát nghèo nếu không có biện
pháp để trợ giúp, không may gia đình có người đau ốm, không có thẻ bảo hiểm y tế,
không đủ tiền trang trải chi phí khám chữa bệnh, nguy cơ tái nghèo cao, kết quả
giảm nghèo sẽ không thật sự bền vững.
II. Cơ sở
pháp lý:
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo
hiểm y tế:
a) Quan điểm của Đảng và Nhà nước
về bảo hiểm y tế là tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, đã được xác định
trong Hiến pháp năm 1992: “…kết hợp phát triển y tế Nhà nước với y tế tư nhân;
thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm lo sức khoẻ”;
b) Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày
23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, khẳng định: “Phát triển bảo hiểm y
tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, thực
hiện sự chia sẻ giữa người khoẻ với người ốm, người giàu với người nghèo, người
trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già, ...”;
c) Nghị quyết Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh: “Phát triển và
nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế; xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới
bảo hiểm y tế toàn dân; phát triển mạnh các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện,
bảo hiểm y tế cộng đồng. Mở rộng diện các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập
khám bệnh, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Hạn chế và giảm dần hình thức thanh
toán viện phí trực tiếp từ người bệnh. Đổi mới phương thức thanh toán viện phí
qua Quỹ bảo hiểm y tế”;
d) Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22
tháng 01 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng
lưới y tế cơ sở định hướng: “...phát triển bảo hiểm y tế ở nông thôn, đặc biệt
là bảo hiểm y tế cho người nghèo, những người thuộc diện chính sách trợ cấp xã
hội và nông dân”;
đ) Công văn số 152/UBND-TH ngày
10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về điều chỉnh đơn vị
chủ trì Đề án hỗ trợ kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế cận nghèo giai đoạn 2012 -
2015;
e) Công văn số 524/UBND-TH ngày
14 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về khẩn trương hoàn
thành của Tờ trình, Đề án tỉnh tại kỳ họp giữa năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh
khoá IX.
Như vậy, quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về bảo hiểm y tế đều khẳng định nhất quán mục tiêu từng bước tiến tới
bảo hiểm y tế toàn dân.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan:
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 2004;
- Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008;
- Nghị định số 62/2009/NĐ-CP
ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội;
- Nghị quyết số
80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của
Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.
Theo đó một trong những mục tiêu cụ thể của Nghị quyết nhằm: “… điều kiện sống
của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hoá,
nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ
xã hội cơ bản”;
- Nghị định số
31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012
của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5
năm 2012 là 1.050.000 đồng/tháng;
- Quyết định số
797/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2012 của
Thủ tướng Chính phủ nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia
đình cận nghèo;
-
Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo, hộ gia đình cận nghèo
giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn
2011 - 2015 như sau: 1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ
400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống; 2. Hộ nghèo ở
thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ
6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống; 3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức
thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng; 4. Hộ cận
nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng;
-
Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 8
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện bảo hiểm y tế;
- Quyết định số
375/QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 3 năm 2012
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà
soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2011;
- Quyết định số
948/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2011
của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn
mới cuối năm 2010 của tỉnh Ninh Thuận; Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 13
tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận công nhận hộ nghèo, hộ gia đình cận nghèo cuối năm 2011 trên địa bàn
tỉnh;
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho hộ gia đình cận
nghèo trên địa bàn tỉnh từ năm 2009 đến năm 2011:
1. Kết quả chung trong thực hiện chính
sách:
- Khẳng định tính đúng đắn và
phù hợp trong lựa chọn chính sách tài chính thông qua bảo hiểm y tế - một cơ chế
bảo đảm tài chính y tế mang tính xã hội cao dựa trên nguyên tắc đoàn kết, tương
trợ, chia sẻ rủi ro trong cộng đồng;
- Việc mở rộng cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh bảo hiểm y tế, cả khu vực công lập và tư nhân, đặc biệt là việc tổ chức
khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho
người tham gia bảo hiểm y tế trong việc tiếp cận, lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh, góp phần củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng
chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại tuyến y tế
cơ sở;
- Cơ chế bảo hiểm
y tế đã từng bước thúc đẩy các cơ sở y tế chuyển đổi cơ chế quản lý, sử dụng nguồn
lực và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh;
- Chính sách bảo
hiểm y tế đã góp phần xoá đói, giảm nghèo và thực hiện mục tiêu công bằng xã hội
trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân;
- Chính sách bảo hiểm y tế cũng
góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn giải pháp tài
chính để chăm lo cho sức khoẻ của bản thân, đồng thời góp phần hình thành và
phát triển hệ thống an sinh xã hội ở nước ta.
2. Thực trạng bảo hiểm
y tế của hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn tỉnh:
- Số người thuộc hộ gia đình cận
nghèo tham gia bảo hiểm y tế quá thấp, cụ thể như sau:
+ Năm 2009, số người tham gia:
397 người/42.391 người chiếm tỷ lệ 0,94%, kinh phí ngân sách hỗ trợ: 10,9 triệu
đồng, người cận nghèo tự đóng tương đương số tiền ngân sách hỗ trợ.
+ Năm 2010, số người tham gia:
670 người/41.357 người, tỷ lệ tham gia là: 1,61%, kinh phí ngân sách hỗ trợ:
74,8 triệu đồng, người cận nghèo tham gia bảo hiểm tự đóng số tiền tương ứng.
+ Năm 2011, số người tham gia:
1.600 người/51.849 người, tỷ lệ tham gia là: 3,09%, kinh phí ngân sách hỗ trợ:
269,5 triệu đồng, người cận nghèo tham gia bảo hiểm tự đóng số tiền tương ứng.
+ 6 tháng năm 2012, số người
thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế là: 950 người/49.804 người,
chiếm tỷ lệ 1,91%.
Tỷ lệ người cận nghèo tham gia
bảo hiểm y tế có tăng nhưng mức độ quá thấp là do nhiều nguyên nhân:
+ Thu nhập bình quân chung của
hộ gia đình cận nghèo so với hộ nghèo chênh lệch không nhiều, trong khi đó hộ
nghèo được ngân sách hỗ trợ 100% khi mua thẻ bảo hiểm y tế và hộ gia đình cận
nghèo chỉ được hỗ trợ 50% trước ngày 01 tháng 01 năm 2012 và từ ngày 01 tháng
01 năm 2012 đến nay là 70%.
+ Do thu nhập chưa cao, kinh tế
khó khăn, thu nhập chủ yếu của người cận nghèo chỉ đủ để giải quyết nhu cầu cơ
bản nhất của con người (nhu cầu ăn, mặc, ở); người cận nghèo chưa quan tâm tới
việc chăm sóc sức khoẻ, chỉ khi gia đình có người mắc bệnh phải nhập viện hoặc
bị bệnh hiểm nghèo, hộ gia đình cận nghèo mới quan tâm đến việc mua bảo hiểm y
tế.
+ Một bộ phận nhỏ hộ gia đình cận
nghèo còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước, ý thức vươn lên
làm giàu, tự trang trải cuộc sống và chi phí y tế, chăm sóc sức khoẻ thấp.
3. Quyền
lợi của người thuộc hộ gia đình cận nghèo có bảo hiểm y tế:
-
Được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở xã, huyện và nơi tương đương, kể cả cơ sở
y tế tư nhân có hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và các quyền lợi khác
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
-
Được khám chữa bệnh thông thường tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu với các
mức hỗ trợ như: 100% khi đi khám chữa bệnh tại tuyến xã, 100% khi đi khám chữa
bệnh ở tuyến huyện nếu tổng chí phí 1 lần khám chữa bệnh không quá 15% mức
lương tối thiểu, 80% chi phí khám chữa bệnh nếu tổng chi phí 1 lần khám chữa bệnh
ở tuyến huyện vượt quá 15% mức lương tối thiểu. Ngoài ra có thể được khám chữa
bệnh theo yêu cầu và chỉ được thanh toán theo giá dịch vụ của Nhà nước áp dụng
cho cơ sở khám chữa bệnh đó theo mức quy định trên;
Đối
với các trường hợp khám chữa bệnh kỹ thuật cao, người có bảo hiểm y tế được
thanh toán 80% chi phí 1 đợt điều trị nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu.
Nếu
đi khám chữa bệnh ở cơ sở y tế không đúng với đăng ký ban đầu, trừ các trường hợp
cấp cứu, sẽ được thanh toán 70% chi phí đối với cơ sở khám chữa bệnh hạng III,
50% chi phí đối với cơ sở khám chữa bệnh hạng II, 30% chi phí đối với cơ sở
khám chữa bệnh hạng I và hạng đặc biệt. Cả 4 loại hạng cơ sở y tế khám chữa bệnh
nêu trên đều được thanh toán không quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sử
dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
Khi
đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ngoài công lập có hợp đồng bảo hiểm y tế,
nơi người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký ban đầu sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán
như khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công lập tương đương với tuyến chuyên môn kỹ
thuật.
Ngoài ra, người bệnh còn được thanh toán 50% thuốc điều
trị bệnh ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế
nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam đối với các trường hợp có bảo hiểm y tế
liên tục 36 tháng, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng, Công
an, Cơ yếu, ...
II. Đối tượng:
người thuộc hộ gia đình cận nghèo được quy định tại Điều 1 Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 (trừ những
người thuộc diện tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc, trẻ em dưới sáu tuổi và những
người đang được các chương trình, dự án của Nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế,
tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện).
III. Mục
tiêu: Bảo hiểm y tế cho người cận nghèo phải đạt được tỷ lệ 100%
tổng số người thuộc hộ gia đình cận nghèo của toàn tỉnh; hỗ trợ để phát triển và
triển khai tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, giúp người cận
nghèo tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng, an tâm về
tài chính khám chữa bệnh khi bị ốm đau, góp phần bảo đảm sự công bằng và hiệu
quả trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Phần III
CƠ SỞ TÍNH TOÁN VÀ NGUỒN
KINH PHÍ THỰC HIỆN
I. Cơ sở
tính toán:
Theo quy định tại
Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về
chuẩn hộ nghèo, hộ gia đình cận nghèo giai đoạn 2011 - 2015 thì hộ cận nghèo ở
nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng;
hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến
650.000 đồng/người/tháng.
Mệnh giá bảo hiểm y tế theo Nghị
định số 62/CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Điều
3, quy định mức đóng, mức hỗ trợ
đóng bảo hiểm y tế như sau:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 mức
đóng hằng tháng của các đối tượng như sau: bằng 4,5% mức lương tối thiểu đối với
đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17,
18, 19 và 20 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế và các đối tượng quy định tại Điều 1
Nghị định này (hộ gia đình cận nghèo thuộc đối tượng quy định tại khoản 20 Điều
12 Luật Bảo hiểm y tế).
Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04
tháng 04 năm 2011 của Chính phủ thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 là
830.000 đồng/tháng và tại Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của
Chính phủ mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 là
1.050.000 đồng/tháng.
Đề án tiến hành
thực hiện vào ngày 01 tháng 8 năm 2012. Số thẻ bảo
hiểm y tế được sử dụng trong thời gian 5 tháng năm 2012, mệnh giá cho mỗi thẻ
là:
1.050.000 đồng x 4,5% x 5 tháng = 236.250 đồng/thẻ/5
tháng sử dụng;
Từ năm 2013, mệnh giá cho mỗi thẻ sử dụng 1 năm là:
1.050.000
đồng x 4,5% x 12 tháng = 567.000 đồng/thẻ
(Mệnh
giá của thẻ sẽ được điều chỉnh khi Nhà nước thay đổi mức tiền lương tối
thiểu).
Để
giúp cho người cận nghèo có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, tại điểm 5, Điều
3, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định
ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng cho các đối tượng như sau: hỗ trợ tối
thiểu bằng 50% mức đóng đối với đối tượng quy định tại khoản 20 Điều 12 Luật Bảo
hiểm y tế (người thuộc hộ gia đình cận nghèo) từ ngày 01 tháng 7 năm 2009; nguồn
kinh phí được quy định cụ thể ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí cho các
địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.
Ngày 26 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 797/QĐ-TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm
y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo. Theo đó nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm
y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo do ngân sách Trung ương hỗ trợ tối
thiểu bằng 70%, mức đóng bảo hiểm y tế hộ cận
nghèo phải đóng 30%.
Như
vậy mức hỗ trợ mà Đề án đề nghị là 30% số tiền gia đình hộ cận nghèo phải đóng
góp để mua thẻ bảo hiểm y tế.
Bên
cạnh đó, để vận động nhiều người cận nghèo trong cùng một hộ gia đình cận nghèo
tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế, đã có chính sách khuyến khích giảm dần mức đóng
bảo hiểm y tế khi cả hộ gia đình cùng tham gia mua bảo hiểm y tế quy định tại
điểm 6, Điều 3, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ như sau: trường
hợp đối tượng quy định tại khoản 20 và khoản 22 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế tham
gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu
và đang sống chung trong một nhà … có từ hai thân nhân trở lên tham gia, mức
đóng của các thành viên như sau:
1. Người thứ nhất đóng bằng mức
quy định.
2. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư
đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất.
3. Từ người thứ năm trở đi đóng
bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
II. Các giả thiết tính toán:
-
Số người thuộc hộ gia đình cận nghèo tăng, giảm hằng năm dự kiến bằng mức tăng
giảm năm 2011 so với năm 2010 (số liệu điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn
mới);
-
Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi tham gia bảo hiểm y tế bình quân trong mỗi hộ gia đình
tính theo mức thực hiện năm 2011;
-
Số người bình quân trong hộ gia đình cận nghèo tính theo số liệu điều tra cuối
năm 2011.
III. Dự
kiến nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện Đề án:
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện
Đề án: 74.006,66 triệu đồng, trong đó:
- Ngân
sách Trung ương hỗ trợ 70% theo Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm
2012 của Thủ tướng Chính phủ: 51.804,66 triệu đồng;
- Kinh phí đề nghị ngân
sách tỉnh hỗ trợ cho hộ gia đình cận nghèo mua 187.013 thẻ Bảo hiểm y tế cho cả
giai đoạn: 22.202 triệu đồng, trong đó:
Năm
2012: 2.913,20 triệu đồng.
Năm
2013: 6.710,64 triệu đồng.
Năm
2014: 6.429,60 triệu đồng.
Năm
2015: 6.148,56 triệu đồng;
Chi tiết kinh phí thực
hiện Đề án của cả giai đoạn:
(Đính
kèm chi tiết)
- Nguồn kinh phí hỗ trợ mua thẻ
Bảo hiểm y tế hằng năm sẽ được điều chỉnh khi Nhà nước thay đổi mức tiền lương
tối thiểu.
Phần IV
TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
I. Ưu điểm, hiệu quả của Đề án:
- 100% hộ gia đình cận nghèo tiếp
cận được với các dịch vụ y tế, được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại
các cơ sở y tế thuận tiện với nơi làm, cư trú;
- Bình quân mỗi năm có 46.753
người thuộc hộ gia đình cận nghèo được hỗ trợ 30% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế,
thể hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước ta đã đi vào cuộc sống, tác động
tích cực đến phát triển kinh tế của địa phương;
- Đề án nếu được phê duyệt và thực
hiện thể hiện tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự
chăm lo của Ðảng và Nhà nước đối với bộ phận dân cư thuộc hộ gia đình cận
nghèo, giúp những người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống được tiếp cận với hệ
thống khám, chữa bệnh; được chăm sóc, điều trị khi ốm đau, bệnh tật, góp phần củng
cố vững chắc những thành tựu của công cuộc xoá đói, giảm nghèo tại địa phương;
- Giảm bớt gánh nặng tài chính cho hộ gia đình cận
nghèo, tạo cảm giác an toàn cho người cận nghèo khi gia đình không may có người
bệnh nặng, nhập viện;
- Giảm bớt gánh nặng cho xã hội,
giúp giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
II. Các giải
pháp thực hiện:
- Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội phối hợp cùng Sở Tài chính tham mưu kinh phí tổ chức tập huấn công tác
điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm, đảm bảo hoàn thành đúng thời
gian phục vụ cho công tác triển khai mua, cấp thẻ bảo hiểm y tế vào đầu năm
sau;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã phường,
thị trấn tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về chính sách bảo hiểm
y tế đảm bảo thường xuyên, liên tục và hình thức phù hợp với đối tượng tiếp cận
thông tin; cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, điều tra rà soát hộ nghèo, hộ
gia đình cận nghèo hằng năm; phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức mua
và cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời, cấp đến tay người cận nghèo; Ủy ban nhân dân
các xã chỉ đạo cán bộ lập danh sách người thuộc hộ gia đình cận nghèo được hỗ
trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đồng thời tổ chức cấp phát thẻ kịp thời cho nhân dân;
- Các địa phương khẩn trương rà
soát, báo cáo kết quả giảm nghèo, lập danh sách hộ cận nghèo hàng năm gởi Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tiến hành các bước mua và cấp
thẻ bảo hiểm y tế kịp thời, cấp đến tay người cận nghèo; báo cáo danh sách trẻ
em dưới 6 tuổi, người có công,… thuộc hộ gia đình cận nghèo, hạn chế thiếu sót,
trùng lắp, gây lãng phí thời gian, ngân sách;
- Truyền thông để người thuộc hộ gia đình cận nghèo nhận thức được quyền
lợi, trách nhiệm của người có thẻ bảo hiểm y tế (được khám chữa bệnh kịp thời nếu
có thẻ Bảo hiểm y tế, bảo quản thẻ tốt hơn hoặc nếu chưa được cấp thẻ Bảo hiểm
y tế từ đầu năm phải nhắc nhở cán bộ xã, thôn, khu phố đảm bảo quyền lợi của
mình đồng thời giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ địa bàn thôn, xã,
...)
III. Tổ chức
thực hiện:
- Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hằng năm rà
soát hộ nghèo, cận nghèo và có báo cáo trước ngày 15/12 hằng năm nhằm tạo điều
kiện cho hộ nghèo, hộ gia đình cận nghèo có điều kiện nhận thẻ Bảo hiểm y tế từ
đầu năm;
- Sở Tài chính căn cứ kết quả điều
tra rà soát hộ nghèo, hộ gia đình cận nghèo hằng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt và đề nghị thanh toán Bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội đã được Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xác nhận
bố trí kinh phí thanh toán tiền mua thẻ Bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia
đình cận nghèo cho Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm
xã hội tỉnh phổ biến, chỉ đạo cơ sở y tế tổ chức thực hiện khám bệnh, chữa bệnh
cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia Bảo hiểm y tế tại địa
phương theo quy định; chỉ đạo, thực hiện việc xây dựng bảng giá dịch vụ kỹ thuật,
tổ chức cung ứng thuốc, vật tư y tế và quản lý giá thuốc, giá vật tư y tế theo
quy định. Đối với các dịch vụ kỹ thuật mới, dịch vụ kỹ thuật chưa có trong
khung giá dịch vụ y tế do liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành, Sở Y tế chủ
trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kịp thời, làm căn cứ thanh toán Bảo
hiểm y tế;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh trên cơ sở đề nghị và danh sách những người
thuộc hộ gia đình cận nghèo đã được Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội xác nhận, tiến hành in, cấp thẻ kịp thời cho người
thuộc hộ gia đình cận nghèo; hướng dẫn quy trình, thủ tục cấp mới, cấp lại và đổi
thẻ Bảo hiểm y tế. Thời hạn cấp thẻ tối thiểu là một
năm;
Trong quá trình thực hiện Đề án nếu có khó khăn, vướng mắc phát
sinh, đề xuất, phản ánh gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp,
báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
CHI TIẾT KINH
PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
HỖ TRỢ KINH PHÍ MUA THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
CHO HỘ GIA ĐÌNH CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2012 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Giai đoạn/Năm
|
Số thẻ BHYT dự kiến
|
Số tiền dự kiến (triệu đồng)
|
Ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% theo Quyết định số
797/QĐ-TTg ngày 26/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
|
Đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ phần hộ cận nghèo đóng góp
30%
|
Tổng cộng
|
Giai
đoạn 2012 - 2015
|
187.013
|
51.804,66
|
22.202,00
|
74.006,66
|
Thành phố Phan Rang-Tháp
Chàm
|
64.570
|
18.563,30
|
7.955,70
|
26.519,00
|
Huyện
Ninh Hải
|
28.640
|
7.898,86
|
3.385,23
|
11.284,09
|
Huyện
Ninh Phước
|
50.756
|
13.383,12
|
5.735,62
|
19.118,74
|
Huyện
Thuận Bắc
|
12.334
|
3.529,92
|
1.512,82
|
5.042,74
|
Huyện
Ninh Sơn
|
22.591
|
6.330,60
|
2.713,11
|
9.043,71
|
Huyện
Thuận Nam
|
8.122
|
2.098,87
|
899,51
|
2.998,38
|
Năm
2012
|
49.804
|
6.797,47
|
2.913,20
|
9.710,68
|
Thành phố Phan Rang-Tháp
Chàm
|
14.677
|
2.026,97
|
868,70
|
2.895,67
|
Huyện
Ninh Hải
|
8.435
|
1.170,43
|
501,61
|
1.672,05
|
Huyện
Ninh Phước
|
15.821
|
2.124,48
|
910,49
|
3.034,98
|
Huyện
Thuận Bắc
|
2.525
|
341,85
|
146,51
|
488,36
|
Huyện
Ninh Sơn
|
5.495
|
747,75
|
320,46
|
1.068,21
|
Huyện
Thuận Nam
|
2.851
|
385,98
|
165,42
|
551,41
|
Năm
2013
|
47.770
|
15.658,17
|
6.710,64
|
22.368,81
|
Thành phố Phan Rang-Tháp
Chàm
|
15.654
|
5.188,42
|
2.223,61
|
7.412,02
|
Huyện
Ninh Hải
|
7.585
|
2.525,93
|
1.082,54
|
3.608,47
|
Huyện
Ninh Phước
|
13.733
|
4.425,82
|
1.896,78
|
6.322,60
|
Huyện
Thuận Bắc
|
2.897
|
941,57
|
403,53
|
1.345,10
|
Huyện
Ninh Sơn
|
5.597
|
1.827,78
|
783,33
|
2.611,11
|
Huyện
Thuận Nam
|
2.304
|
748,66
|
320,86
|
1.069,52
|
Năm
2014
|
45.736
|
15.002,40
|
6.429,60
|
21.432,00
|
Thành phố Phan Rang-Tháp
Chàm
|
16.631
|
5.512,11
|
2.362,33
|
7.874,44
|
Huyện
Ninh Hải
|
6.735
|
2.242,81
|
961,20
|
3.204,01
|
Huyện
Ninh Phước
|
11.645
|
3.752,88
|
1.608,38
|
5.361,25
|
Huyện
Thuận Bắc
|
3.270
|
1.062,69
|
455,44
|
1.518,13
|
Huyện
Ninh Sơn
|
5.699
|
1.860,95
|
797,55
|
2.658,50
|
Huyện
Thuận Nam
|
1.757
|
570,96
|
244,70
|
815,66
|
Năm
2015
|
43.702
|
14.346,63
|
6.148,55
|
20.495,18
|
Thành phố Phan Rang-Tháp
Chàm
|
17.607
|
5.835,81
|
2.501,06
|
8.336,87
|
Huyện
Ninh Hải
|
5.885
|
1.959,69
|
839,87
|
2.799,56
|
Huyện
Ninh Phước
|
9.557
|
3.079,94
|
1.319,97
|
4.399,91
|
Huyện
Thuận Bắc
|
3.643
|
1.183,81
|
507,35
|
1.691,15
|
Huyện
Ninh Sơn
|
5.800
|
1.894,12
|
811,77
|
2.705,89
|
Huyện
Thuận Nam
|
1.210
|
393,26
|
168,54
|
561,80
|