ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
45/2009/QĐ-UBND
|
Hà
Tĩnh, ngày 29 tháng 12 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN
ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA THÔ SƠ CÓ TẢI TRỌNG TOÀN PHẦN DƯỚI 1 TẤN HOẶC
CÓ SỨC CHỞ DƯỚI 5 NGƯỜI HOẶC BÈ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
Quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy
nội địa ngày 15/6/2004;
Căn cứ Nghị định số
21/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Xét đề nghị của Sở Giao thông Vận
tải tại Văn bản số 2200/SGTVT-QLPTNL ngày 21/12/2009 về việc ban hành Quyết định
Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với phương tiện thủy nội địa thô sơ
có tải trọng toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè hoạt động
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn
đôuvới phương tiện thủy nội địa thô sơ có tải trọng toàn phần dưới 1 tấn hoặc
có sức chở dưới 5 người hoặc bè hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ban hành.
Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; các tổ chức,cá nhân liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Văn Chất
|
QUY ĐỊNH
VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN
THỦY NỘI ĐỊA THÔ SƠ CÓ TRỌNG TẢI TOÀN PHẦN DƯỚI 1 TẤN HOẶC CÓ SỨC CHỞ DƯỚI 5
NGƯỜI HOẶC BÈ
(Ban hành kèm theo Quyết định 45/2009/QĐ-UBND ngày
29/12/2009 của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định điều kiện an toàn,
cách xác định các kích thước cơ bản, xác định sức chở và son vạch dấu mớn nước
an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ không phải đăng ký.
2. Quy định này áp dụng đối với
các loại phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở
dưới 05 người hoặc bè.
3. Quy định này không áp dụng đối
với các loại phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; khai
thác, nuôi trồng, chế biển thủy sản.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Điều kiện an toàn là các điều
kiện tối thiểu của phương tiện để đảm bảo an toàn khi phương tiện hoạt động
trên đường thủy nội địa.
2. Các kích thước cơ bản bao gồm:
chiều dài lớn nhất, chiều rộng lớn nhất, chiều cao mạn và chiều chìm của phương
tiện.
3. Mạn khô là chiều cao của phần
thân phương tiện từ mép trên vạch dấu mớn nước an toàn đến mép boong.
4. Vạch dấu mớn nước an toàn là vạch
đánh dấu trên phương tiện để giới hạn phần thân phương tiện được phép chìm
trong nước khi hoạt động.
5. Sức chở của phương tiện là trọng
tải toàn phần hoặc sức chở người của phương tiện (trừ người lái phương tiện và
trẻ em dưới một tuổi) ứng với vạch dấu mớn nước an toàn.
6. Dụng cụ cứu sinh là các vật dụng
nổi dùng làm phao cứu người.
Chương II
NHŨNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ VỂ ĐIỂU KIỆN VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
Điều 3. Điều
kiện an toàn
1. Thân phương tiện phải chắc chắn,
không bị thủng, không bị rò nước vào bên trong; khi hoạt động vào ban đêm phải
có một đèn trắng đặt cách mặt nước 2 mét.
2. Bè phải được kết ghép chắc chắn.
Khi hoạt động ban đêm phải thắp đèn; đối với loại bè có chiều dài trên 25m, chiều
rộng trên 5m, thắp một đèn đỏ đặt giữa bè, thắp hai đèn trắng đặt trên trục dọc
giữa bè (một đèn ở đầu bè, một đèn ở cuối bè); nếu bè có chiều rộng trên 15m
thì thay các đèn trắng ở trục dọc bằng bốn đèn trắng ở bốn góc bè, các đèn này
cao hơn mặt nước ít nhất l,5m. Đối với loại bè có chiều dài đến 25m, chiều rộng
đến 5m, thắp một đèn đỏ đặt giữa bè cao hơn mặt nước ít nhất 1,5m.
3. Phương tiện chở người phải đủ
chỗ cho người ngồi an toàn và cân bằng trên phương tiện,có đủ dụng cụ cứu sinh
cho số người được phép chở trên phương tiện, dụng cụ cứu sinh phải để ở nơi dễ
lấy khi sử dụng. Đối với phương tiện chỏ khách du lịch phải có mái che, ô dự
phòng và thùng đựng rác.
4. Mạn khô của phương tiện chở
hàng phải đảm bảo bằng lOOmm, mạn khô của phương tiện chở người phải đảm bảo bằng
200mm.
5. Phương tiện phải được đo đạc
xác định kích thước, sức chở và được sơn vạch mớn nước an toàn.
Điều 4. Xác định
kích thước cơ bản, sức chở; sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện
1. Xác định các kích thước cơ bản
của phương tiện:
a. Chiều dài lớn nhất (ký hiệu
Lmax), tính bằng mét, đo theo chiều dọc trên boong ở mặt phẳng dọc tâm từ mút
lái đến mút mũi phương tiện;
b. Chiều rộng lớn nhất (ký hiệu
Bmax), tính bằng mét, đo theo chiều ngang trên boong ở mặt cắt rộng nhất phương
tiện;
c. Chiều cao mạn (ký hiệu D), tính
bằng mét, đo từ đáy phương tiện mép boong ở vị trí giữa chiều dài Lmax.
d. Chiều chìm (ký hiệu d), tính bằng
mét, đo từ đáy phương tiện đến mép trên của vạch dấu mớn nước an toàn ở vị trí
giữa chiều dài Lmax.
2. Xác định sức chở của phương tiện:
a. Đối với phương tiện chở hàng: sức
chở là trọng tải toàn phần dưới 1 tấn khi xếp trực tiếp và cân bằng trên phương
tiện tương ứng với mạn khô của phương tiện bằng 100 mm;
b. Đối với phương tiện chở người:
sức chở dưới 5 người, được xếp đủ chỗ ngồi và cân bằng trên phương tiện tương ứng
với mạn khô của phương tiện bằng 200mm.
3. Sơn vạch dấu mớn nước an toàn của
phương tiện:
Dấu mớn nước an toàn của phương tiện
được sơn bằng một vạch sơn có màu sơn khác với màu sơn mạn phương tiện, vạch
sơn có chiều rộng 25mm, chiều dài 250mm, nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí
giữa của chiều dài Lmax, cách mép boong lOOmm đối với phương tiện chở hàng,
cách mép boong 200mm đối với phương tiện chở người.
Điều 5. Điều
kiện người lái phương tiện
Người lái phương tiện phải đủ 15
tuổi trở lên, đủ sức khỏe, có giấy chứng nhận đã học tập về pháp luật giao
thông đường thủy nội địa do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trường hợp sử dụng mục đích kinh
doanh thì độ tuổi của người lái phương tiện phải đủ 18 tuổi trở lên và không
quá 55 tuổi đối với nữ, không quá 60 tuổi đối với nam.
Điều 6. Phạm vi
hoạt động
Phương tiện thô sơ có tải trọng
toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè chỉ được phép hoạt động
trên đường thủy nội địa khi đảm bảo các điều kiện về an toàn, điều kiện về người
lái phương tiện tại quy định này.
Chương
III
TRÁCH NHIỆM, ĐIỂU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 7. Trách
nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
1. Tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn ủy
ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp huyện)
trong công tác quản lý phương tiện thủy nội địa thô sơ hoạt động trên tuyến đường
thủy nội địa trên địa bàn và thực hiện các quy định của Quy định này.
Hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp huyện
thực hiện việc kê khai và xác nhận điều kiện an toàn cho phương tiện.
2. Thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện các quy định của pháp luật và quy định tại Quy định này của ủy ban nhân
dân tỉnh về tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý đối với các phương tiện thủy nội địa
thô sơ, chủ phương tiện và người lái phương tiện.
3. Phối hợp với Công an tỉnh, ủy
ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hoặc hạn
chế phát triển đối với phương tiện thủy nội địa thô sơ; tổ chức lực lượng kiểm
tra, xử lý vi phạm về giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh; đề xuất ủy
ban nhân dân tỉnh khen thưởng những địa phương, tổ chức, cá nhân có thành tích
tốt trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
4. Tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh
chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và đề nghị bổ sung, sửa đổi Quy định
này khi xét thấy cần thiết.
Điều 8. Trách
nhiệm của ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Hướng dẫn ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện việc kê khai
và xác nhận điều kiện an toàn cho phương tiện trong phạm vi thẩm quyền.
2. Tổ chức tuyên truyền, phố biến,
giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; tổ chức thưc hiên quy
hoach phát triển phương tiện và hoạt động đối với các phương tiện thủy nội địa
thô sơ tại địa phương.
3. Kiểm tra Ủy
ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý nhà nước về điều kiện an toàn của
phương tiện thủy nội địa thô sơ theo quy định này.
Kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực
hiện kê khai, cấp giấy chứng nhận điều kiện an toàn của phương tiện theo thẩm
quyền được pháp luật quy định.
4. Phối hợp với Sở Giao thông Vận
tải, Công an tỉnh tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát,xử lý các hành vi vi phạm
đối với người và phương tiện tham gia hoạt động giao thông đường thủy nội địa
theo quy định của pháp luật.
5. Tổng hợp tình hình xác nhận
phương tiện đủ điều kiện an toàn hoạt động thuộc thẩm quyền. Hàng quý báo cáo
tình hình quản lý phương tiện tại địa phương về Sở Giao thông Vận tải theo mẫu
phụ lục 03 (vào ngày 25 của tháng cuối quý) và chịu sự kiểm tra, chỉ đạo nghiệp
vụ của Sở Giao thông Vận tải.
6. Chịu trách nhiệm toàn diện về đảm
bảo trật tự an toàn giao thông, tổ chức cứu hộ, cứu nạn. giải quyết hậu quả các
vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa đối với các loại phương tiện thủy nội
địa thô sơ trên phạm vi địa giới hành chính được quản lý.
Điều 9. Trách
nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã
1. Hướng dẫn chủ phương tiện xác định
kích thước cơ bản, xác định sức chở và sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương
tiện theo yêu cầu của chủ phương tiện để lập bảng kê khai điều kiện an toàn của
phương tiện.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật, các biện pháp, giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao
thông, cứu hộ, cứu nạn và các quy định của ủy ban nhân dân tỉnh về giao thông
đường thủy nội địa; tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể của địa phương đối
với chủ các phương tiện thủy nội địa thô sơ trong phạm vi địa phương.
3. Tổ chức kiểm tra, xử lý các trường
hợp vi phạm quy định này theo đúng quy định của pháp luật và quyết định đình chỉ
hoạt động đối với phương tiện không còn đảm bảo an toàn hoặc vi phạm các quy định
của pháp luật.
4. Xác nhận phương tiện đủ điều kiện
theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Quy định này khi chủ phương tiện nộp bảng
kê khai điều kiện an toàn của phương tiện trong phạm vi trách nhiệm quản lý
hành chính trên địa bàn của mình.
5. Lưu trữ và quản lý hồ sơ xác nhận
phương tiện đủ điều kiện an toàn.
6. Hàng tháng báo cáo tình hình quản
lý phương tiện tại địa phương về ủy ban nhân dân cấp huyện (theo mẫu Phụ lục
03) và chịu sự kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ của các phòng chuyên môn cấp huyện.
Điều 10.
Trách nhiệm của chủ phương tiện
1. Đo các kích thước cơ bản, xác định
sức chở, sơn mạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện theo quy định tại Điều 4
của quy định này. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu đo và việc
sơn dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
2. Kê khai điều kiện an toàn của
phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 của Quy định này và nộp về ủy ban
nhân dân cấp xã.
3. Có trách nhiệm duy trì và đảm bảo
các điều kiện an toàn của chủ phương tiện theo quy định tại Điều 3 của quy định
này khi phương tiện hoạt động.
4. Thông báo với ủy ban nhân dân cấp
xã để xóa tên và đăng ký thay đổi chủ sỏ hữu phương tiện trong sổ quản lý
phương tiện của địa phương trong các trường hợp sau:
a. Phương, tiện bị mất tích;
b. Phương tiện bị phá hủy;
c. Phương tiện không còn khả năng
hoạt động do hư hỏng;
d. Phương tiện được bán cho chủ
phương tiện khác.
5. Phương tiện thủy nội địa thô sơ
khi hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa không đảm bảo điều kiện theo quy định
này sẽ bị xử lý theo quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Điều 11. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Giao thông Vận tải và các Sở,
ngành liên quan; ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lộ
trình triển khai thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện
nếu có khó khăn vướng mắc các Sở, ngành liên quan;ủy ban nhân dân các cấp kịp
thời phản ánh gửi về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp báo cáo ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, quyết định./.