ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
449/QĐ-UBND
|
Thủ
Dầu Một, ngày 10 tháng 02 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN
TÀI SẢN TRÍ TUỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí
tuệ giai đoạn 2011 – 2015;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại tờ trình số 03/TTr-SKHCN ngày 18
tháng 01 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt chương trình hỗ
trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 – 2015 với những nội
dung chính sau đây:
1. Mục tiêu
chương trình:
a) Mục tiêu
chung:
- Nâng cao nhận
thức về sở hữu trí tuệ cho tất cả cán bộ công chức, qua đó cán bộ công chức sẽ
là đội ngũ đi đầu trong việc thể hiện văn hóa công sở, văn hóa tiêu dùng liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ, tạo hiệu ứng rộng lớn cho cộng đồng dân cư.
- Nâng cao nhận
thức cho doanh nghiệp về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập
kinh tế, để ngày càng có nhiều doanh nghiệp phát triển chất lượng hàng hoá và
đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu của mình.
- Nâng cao khả
năng phối hợp và thực thi hiệu quả trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của
các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
- Nâng cao nhận
thức của cộng đồng về quyền sở hữu trí tuệ.
b) Mục tiêu cụ
thể:
- Xác lập nhiệm
vụ và cơ chế phối hợp của các cơ quan có liên quan trong thực thi quyền sở hữu
trí tuệ;
- Tổ chức đào
tạo kiến thức về thương hiệu cho cộng đồng, phù hợp với từng đối tượng;
- Tăng cường
công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện
thông tin đại chúng;
- Hỗ trợ các
tổ chức cá nhân xác lập quyền, phát triển quyền, xúc tiến thương mại;
- Hỗ trợ phát
triển tài sản tập thể;
- Hỗ trợ
doanh nghiệp tham gia Hội chợ thiết bị, công nghệ; Giải thưởng chất lượng Việt
Nam và Hội chợ quốc tế thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.
2. Nội dung
chương trình:
a) Xây dựng
quy chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền:
Thanh tra Sở
Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Thanh tra các Sở, ngành (Công
thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa – Thể thao và Du lịch,
Thông tin và Truyền thông); Chi cục Quản lý thị trường; Công an tỉnh; Cục Hải
quan tỉnh ; xây dựng cơ chế phối hợp bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ một
cách đồng bộ.
b) Tuyên truyền:
Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, quan tâm đến nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng
cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, đặc biệt tuyên truyền trên Đài Phát
thanh - Truyền hình và hệ thống truyền thanh của các địa phương; tạo lập mối
liên kết với các ngành, có cơ chế để Sở Khoa học và Công nghệ là đầu mối trong
công tác tuyên truyền, nhất là về lĩnh vực văn hoá, nông nghiệp phát triển nông
thôn và thông tin truyền thông, cụ thể:
- Biên soạn và
in ấn phát hành các tài liệu hướng dẫn cho doanh nghiệp thủ tục xác lập quyền:
Nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế và giải pháp hữu ích, bản quyền tác
giả, giống cây trồng; cách thức bảo vệ quyền; giới thiệu chương trình hỗ trợ, mỗi
đối tượng 2000 bản.
- Tổ chức
tuyên truyền, đưa thông tin đến các doanh nghiệp thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng, như: đăng báo Bình Dương định kỳ 1 quý/lần, xây dựng
chương trình phóng sự, tọa đàm trên Đài Phát thanh - Truyền hình ít nhất 2 lần/năm,
đưa tin bài trên Thông tin khoa học và công nghệ định kỳ mỗi số.
- Xây dựng
trang tin điện tử “Thương hiệu Bình Dương” nhằm giúp các doanh nghiệp đã xác lập
quyền xúc tiến thương mại nhanh và hiệu quả.
c) Tập huấn:
- Nâng cao nhận
thức cho cán bộ công chức: thực hiện đề án đào tạo kiến thức thương hiệu do Viện
Nghiên cứu kinh tế phát triển xây dựng, đảm bảo mỗi cán bộ công chức được dự ít
nhất 1 lần.
- Nâng cao nhận
thức cho các doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ, chú ý quan tâm các cơ sở vừa và nhỏ,
các hộ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các trang trại nông nghiệp, cụ thể: Sở
Khoa học và Công nghệ mở lớp tập huấn cho các doanh nghiệp từng huyện thị mỗi
năm ít nhất 1 lần, các đối tượng tổ chức cá nhân khác theo yêu cầu các ngành.
d) Đào tạo:
- Gửi cán bộ
quản lý (Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du
lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), học
tập chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ ở trong nước cũng như nước
ngoài, cụ thể thông qua các dự án hợp tác phát triển nước ngoài hoặc chương
trình do Cục Sở hữu trí tuệ chiêu sinh.
- Gửi cán bộ
các cơ quan thực thi (Thanh tra các Sở ngành: Khoa học Công nghệ, Văn hóa – Thể
thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Chi cục Quản lý Thị trường; Cục Hải quan, Công an tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh)
học tập nghiệp vụ trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ.
đ) Khuyến
khích xác lập tài sản trí tuệ:
Tư vấn, hỗ trợ
việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Thiết kế,
tra cứu nhãn hiệu và tư vấn lập hồ sơ đáp ứng yêu cầu nộp đơn; lập bản mô tả và
bản vẽ cho các đối tượng kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích;
- Hướng dẫn lập
bản mô tả và bản vẽ cho các đối tượng có giải pháp kỹ thuật tham gia hội thi
sáng tạo cấp tỉnh, cấp quốc gia;
- Nhân rộng
các mô hình bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ tập thể từ kết quả chương
trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp theo tinh thần của Quyết
định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số
835/QĐ-UBND ngày 06/3/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ sung nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2009 tỉnh Bình Dương.
- Hỗ trợ phí
cho các tổ chức, cá nhân xác lập quyền.
e) Khuyến khích
phát triển tài sản trí tuệ:
Khuyến khích
doanh nghiệp tham gia:
- Giải thưởng
chất lượng Việt Nam.
- Hội chợ thiết
bị, công nghệ tỉnh, vùng và quốc gia.
- Hội chợ quốc
tế thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.
Điều 2. Tổ chức và quản lý thực
hiện chương trình
1. Thời gian
thực hiện chương trình: Bắt đầu ngày 01/01/2011 và kết thúc vào ngày
31/12/2015.
2. Cơ quan tổ
chức và quản lý thực hiện:
a) Sở Khoa học
và Công nghệ:
- Chủ
trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị và và cơ quan
liên quan xây dựng Kế hoạch, nội dung các hạng mục của Chương trình hàng năm
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện.
- Chủ trì triển
khai thực hiện Chương trình đúng nội dung, tiến độ và có hiệu quả.
- Hướng dẫn và
tiếp nhận các thủ tục, hồ sơ xin hỗ trợ của các doanh nghiệp tham gia chương
trình.
- Tổ chức sơ
kết vào cuối năm 2013, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động Chương trình vào cuối
năm 2015.
- Chủ nhiệm
chương trình (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ) thực hiện việc hỗ trợ theo quy
định cho từng đối tượng cụ thể từ nguồn kinh phí do Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt cho những trường hợp đủ điều kiện được hỗ trợ.
- Sử dụng và
quyết toán kinh phí Chương trình theo đúng chế độ tài chính quy định hiện hành
của nhà nước. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh số kinh phí đã được thực hiện chương
trình hàng năm.
b) Các Sở,
ngành phối hợp: Có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc
ngành, địa phương mình quản lý để có kế hoạch đăng ký tham gia thực hiện nội dung
chương trình.
c) Đối với
các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh được đăng ký tham gia Chương trình. Riêng đối
với các đề án, dự án phải gửi đến Sở Khoa học và Công nghệ (Cơ quan chủ trì
Chương trình) trước tháng 9 hàng năm để được xem xét đưa vào kế hoạch hoạt động
khoa học và công nghệ.
Điều 3. Tài chính của chương
trình
1. Nguồn kinh
phí thực hiện Chương trình: Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học tỉnh.
2. Giao Sở
Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, các nội dung khác căn cứ Kế hoạch hoạt động
khoa học và công nghệ hàng năm và dự toán chi tiết chi theo chế độ tài chính hiện
hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ
trưởng các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã và các doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí để đăng ký bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp chịu trách nhiệm thi hành quyết định này, kể từ ngày
ký./.
|
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Văn Nhị
|