CHƯƠNG TRÌNH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN
2011-2015
- Thực hiện Quyết định số 2204/QĐ-TTg, ngày
06/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát
triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015.
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Tỉnh về việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ
phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
(theo công văn số 47/UBND-VX ngày 07/01/2011).
Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng Chương
trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015
trình Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh xem xét, phê duyệt triển khai trên địa bàn Tỉnh.
Chi tiết cụ thể như sau:
1. Mục tiêu của chương
trình:
1.2. Mục tiêu chung:
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về
việc tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ;
- Góp phần nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm, dịch vụ của địa phương; trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm
chiến lược, đặc thù, có tiềm năng xuất khẩu của địa phương, góp phần thúc đẩy sự
phát triển của xã hội.
1.3. Mục tiêu cụ thể đến 2015,
phấn đấu:
- Đáp ứng 100% tổ chức, cá nhân
trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đều được tập huấn, cung cấp kiến thức nâng cao nhận
thức về sở hữu trí tuệ.
- Đáp ứng 100% tổ chức, cá nhân
trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đều được hướng dẫn, hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ
và phát triển tài sản trí tuệ;
- Đáp ứng 100% yêu cầu của các tổ
chức về hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đối với đặc sản của địa phương.
- Đáp ứng 50% các doanh nghiệp có
sản phẩm chiến lược, đặc thù, có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh có nhu cầu được hỗ
trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài.
2. Nội dung
của chương trình:
2.1. Tuyên tuyền, đào tạo về sở
hữu trí tuệ; hỗ trợ quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ:
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
cung cấp kiến thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng của
tỉnh: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sở hữu trí tuệ trên đài truyền hình với
dự án “Sở hữu trí tuệ và Cuộc sống”.
- Tổ chức tập huấn, hội thảo về sở
hữu trí tuệ cho các tổ chức sản xuất kinh doanh và các ban ngành liên quan trên
địa bàn tỉnh;
- Biên soạn, phát hành tài liệu hướng
dẫn về đăng ký xác lập quyền, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ;
- Hướng dẫn các đơn vị có nhu cầu
về xây dựng và thực hiện chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ, hỗ trợ xây dựng
và quản lý các hoạt động sở hữu trí tuệ;
2.2. Hỗ trợ xác lập, khai thác,
quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, tổ chức và cá
nhân:
- Cung cấp, hướng dẫn khai thác các
nguồn thông tin của hệ thống sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước phục vụ hoạt động
xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ;
- Hỗ trợ thiết kế, đăng ký bảo hộ,
khai thác, quản lý và phát triển giá trị nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp: Cung
cấp kiến thức, yêu cầu về thiết kế, đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản
trí tuệ;
- Hỗ trợ điều tra đánh giá sản phẩm
của địa phương, nhằm xác định tính cần thiết phải bảo hộ, xác định chủ thể quyền
sử dụng, xác định tính đặc thù của sản phẩm mang địa danh, lựa chọn hình thức bảo
hộ và tiến hành các thủ tục xác lập quyền, tổ chức quản lý việc sử dụng và phát
triển tài sản trí tuệ;
- Hỗ trợ xây dựng, khai thác, quản
lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng
nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, dịch vụ của địa phương (Xây dựng dự
án cụ thể đối với các trường hợp cấp thiết).
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý,
khai thác, bảo vệ và phát triển giá trị của các giống cây trồng mới: Hướng dẫn
đăng ký bảo hộ, khai thác và quản lý việc khai thác giống cây mới;
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý,
khai thác, bảo vệ và phát triển giá trị của phần mềm máy tính, các tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học: hướng dẫn đăng ký bảo hộ, khai thác và tiến hành các
biện pháp chống sao chép hoặc sử dụng trái phép;
2.3. Hỗ trợ xây dựng và áp dụng
các quy trình quản lý, kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao giá
trị tài sản trí tuệ.
- Hỗ trợ xây dựng, bảo vệ và quản
lý các sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Hỗ trợ áp dụng các kết quả
nghiên cứu khoa học, công nghệ mới để quản lý, nâng cao giá trị và khả năng cạnh
tranh của các sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ;
2.4. Hỗ trợ khai thác thông tin
về sở hữu trí tuệ.
- Tổ chức, hướng dẫn tra cứu, khai
thác nguồn thông tin sở hữu trí tuệ phục vụ nghiên cứu, triển khai, sản xuất và
kinh doanh;
- Hỗ trợ khai thác, ứng dụng thông
tin khoa học - công nghệ, đặc biệt là thông tin sáng chế phục vụ nghiên cứu,
triển khai nhằm tạo ra các công nghệ và sản phẩm mới.
2.5. Hỗ trợ triển khai hoạt động
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, sử dụng trái phép
các đối tượng sở hữu trí tuệ.
- Hỗ trợ các hoạt động đào tạo, tập
huấn chuyên môn, nghiệp vụ về bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho cán bộ
ban, ngành, đơn vị liên quan;
- Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp
và trao đổi thông tin liên ngành nhằm nâng cao năng lực thực thi quyền sở hữu
trí tuệ.
3. Tổ chức
thực hiện chương trình:
3.1.Thời gian thực hiện chương
trình: từ 2011 đến năm 2015
3.2. Kế hoạch tổ chức thực hiện
Chương trình:
- Từ năm 2011 đến năm 2012: Triển
khai đồng bộ các nội dung của Chương trình; xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm
chú ý tập trung các nội dung trọng tâm theo mục tiêu đã đề ra.
- Từ tháng 12 năm 2012 đến năm
2015: Sơ kết giữa kỳ, rút kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm,
từ năm 2013 đến năm 2015 hoàn thành nội dung, mục tiêu chương trình đã xác định.
- Tháng 12 năm 2015: Tổng kết
Chương trình
3.3. Phương thức quản lý: Sở khoa học và Công nghệ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và triển
khai toàn diện các nội dung của Chương trình.
4. Kinh phí thực
hiện Chương trình:
Tổng kinh phí thực hiện Chương
trình là 1,6 tỷ đồng, trong đó kinh phí thực hiện Chương trình năm 2011 là 540
triệu đồng (Phụ lục các nội dung chi của Chương trình và Kế hoạch kinh phí chi
tiết kèm theo).
5. Tổ chức thực
hiện:
5.1. Sở Khoa học và Công nghệ
có trách nhiệm:
- Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo
thực hiện Chương trình do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm trưởng ban;
thành viên gồm lãnh đạo các sở, ngành: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở
Công thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Đài Phát
thanh và Truyền hình Vĩnh Long.
- Tham mư thành lập Ban thư ký
giúp Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình.
- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo,
xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
để tổ chức triển khai các nội dung của Chương trình.
- Phối hợp với Sở Tài chính xác định
kinh phí thực hiện Chương trình, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu trong
kế hoạch hàng năm.
5.2. Các cơ quan thành viên Ban
chỉ đạo Chương trình: có trách nhiệm phối hợp với Sở
Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm, xác định nhiệm vụ và tổ
chức triển khai thực hiện các nội dung công việc thuộc phạm vi, trách nhiệm của
ngành mình quản lý.
5.3. Sở Thông tin và Truyền
thông, Đài phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long: tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nội dung, tình hình và kết
quả thực hiện Chương trình trên các phương tiện thông tin của tỉnh.