Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 4476/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Hoạt động của Hội đồng trẻ em tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019-2022

Số hiệu 4476/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/11/2019
Ngày có hiệu lực 15/11/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Tiến Dũng
Lĩnh vực Quyền dân sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4476/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 15 tháng 11 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRẺ EM TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2019-2022

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em;

Căn cứ Luật trẻ em năm 2016;

Căn cứ Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 3/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 22/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về triển khai thực hiện Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020;

Theo Hướng dẫn số 35-HD/HĐĐTW ngày 08/3/2017 của Hội đồng Đội Trung ương về xây dựng thí điểm mô hình Hội đồng trẻ em cấp tnh, thành phố giai đoạn 2017 - 2020;

Xét đề nghị của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tại Tờ trình s 122-TTr/TĐTN-TTNTH ngày 05/11/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Hoạt động của Hội đồng trẻ em tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019 - 2022 (Có Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Bình; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, và các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai hiệu quả Đề án.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TW Đoàn TNCS HCM;
- Hội đồng Đội TW;
- TT HĐND t
nh;
- Chủ tịch, các PCT UBND t
nh;
- LĐ VP UBND t
nh;
- Lưu: VT, KGVX
.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Tiến Dũng

 

ĐỀ ÁN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRẺ EM TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2019 - 2022
(ban hành kèm theo Quyết định số 4476/QĐ-UBND ngày 15/11/2019 của Chủ tịch UBND tnh Quảng Bình)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong điều kiện tốt nhất là trách nhiệm của toàn xã hội và là quốc sách hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta. Việt Nam là nước đầu tiên Châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990. Đây là văn kiện quan trọng nhất về quyền con người của trẻ em trong hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người, bao gồm các điều luật như: Trẻ em có quyền được lng nghe, được bày tỏ quan điểm về tất cả các vấn đề có tác động đến trẻ, được phát biểu, suy nghĩ, hội họp và tiếp cận thông tin... Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chính sách để thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, tạo môi trường thuận lợi nhất và nâng cao năng lực cho các em trong việc thực hiện quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật và Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em. Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật trẻ em năm 2016.

Tỉnh Quảng Bình hiện nay có 243.885 trẻ em, trong đó có 76.658 đội viên và 167.227 thiếu niên, nhi đồng đang học tập, sinh hoạt trong 372 liên đội. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có sự chđạo, định hướng cho Đoàn Thanh niên, Hội đồng Đội tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, đặc biệt là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo trong tổ chức các hoạt động thúc đẩy Quyền tham gia của trẻ em như: mô hình Câu lạc bộ Phóng viên nhỏ, các diễn đàn trẻ em từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, đối thoại giữa học sinh với Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đoàn thể để các em có cơ hội bày tỏ những băn khoăn, thắc mắc, những tâm tư, nguyện vọng của bản thân. Thông qua đó công tác bảo vệ quyền, lợi ích, chăm lo về đời sống tinh thần cũng như nâng cao sức khỏe, động viên, khích lệ các em thiếu nhi rèn luyện bản thân và phấn đấu học tập được nâng lên.

Tuy nhiên, việc thực hiện Quyền trẻ em hiện còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại về kinh tế, xã hội, tâm lý. Khái niệm “Quyền trẻ em” vẫn còn rất mới mẻ trong xã hội, chưa tạo được môi trường riêng biệt để các em được bày tỏ ý kiến, tâm tư nguyện vọng của mình. Việc đóng góp, tham gia ý kiến của trẻ em tại gia đình, nhà trường, địa bàn dân cư nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế; nhận thức của gia đình, nhà trường và xã hội về quyền tham gia của trẻ em còn mức độ.

Việc thành lập Hội đồng Trẻ em nhằm tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em toàn tỉnh trong việc thúc đẩy Quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật và Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Đồng thời, giúp trẻ em nói lên ý kiến, nguyện vọng và giúp các cơ quan, tổ chức có liên quan đến trẻ em hoàn thiện quá trình xây dựng luật pháp, hoạch định chính sách và ra các quyết định về trẻ em.

II. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án

- Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em;

[...]