Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 44/2008/QĐ-TTg về quy chế hoạt động của Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 44/2008/QĐ-TTg
Ngày ban hành 26/03/2008
Ngày có hiệu lực 16/04/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Đầu tư,Xuất nhập khẩu

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------

Số: 44/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU TINH TẾ CỬA KHẨU LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 44/2008/QĐ-TTg ngày 26 tháng 03 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định hoạt động, một số chính sách và tổ chức quản lý Nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

Điều 2. Ranh giới địa lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

1. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia với các khu chức năng có môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất theo các quy định hiện hành bao gồm hạ tầng kinh tế - xã hội và chính sách, cơ chế quản lý thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, phù hợp với cơ chế thị trường.

2. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có phạm vi hành chính như sau:

a) Khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai gồm: phường Lào Cai, phường Phố Mới, phường Cốc Lếu, phường Duyên Hải, phường Kim Tân, xã Vạn Hòa, xã Đồng Tuyển thuộc thành phố Lào Cai; thôn Na Mo, xã Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng.

b) Khu cửa khẩu Mường Khương gồm toàn bộ xã Mường Khương thuộc huyện Mường Khương.

Điều 3. Mục tiêu phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

1. Xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai thành vùng kinh tế động lực chủ đạo, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ nằm trên tuyến hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai theo quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt – Trung đến năm 2020.

2. Khai thác lợi thế của khu vực cửa khẩu biên giới đất liền, xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu trở thành khu thương mại, dịch vụ năng động có chính sách, cơ chế thuận lợi thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và các nước với thị trường miền Tây Nam – Trung Quốc.

3. Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Lào Cai.

4. Tăng cường an ninh biên giới, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

5. Tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, dịch vụ Việt – Trung, góp phần thúc đẩy phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và hợp tác tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng (GMS).

[...]