THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 438/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU GIAI ĐOẠN 2021 - 2030”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày
03 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày
21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động tiếp tục thực hiện
Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị;
Căn cứ Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày
31 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt Thỏa thuận Paris thực hiện Công ước
khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 1055/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia
thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng tại Tờ trình số 49/TTr-BXD ngày 17 tháng 12 năm 2020 và Công văn số
770/BXD-PTĐT ngày 09 tháng 3 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng
phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030 với các nội dung chủ yếu như
sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát: Chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong cải tạo nâng cấp
và phát triển đô thị, góp phần từng bước kiểm soát và giảm mức độ ô nhiễm không
khí, nước, đất theo các tiêu chuẩn quốc tế; rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển đô thị
trong bối cảnh gia tăng nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức,
tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong điều hành, quản
lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu cụ thể:
Cụ thể hóa các yêu cầu nhiệm vụ của
Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Kế hoạch thực hiện
Thỏa thuận Paris thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu,
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với biến đổi khí hậu, Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu, Kịch bản
biến đổi khí hậu quốc gia trong phát triển hệ thống đô thị quốc gia.
Xây dựng chương trình, kế hoạch điều
tra, đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống đô thị được cảnh
báo có nguy cơ rủi ro cao.
Xây dựng khung nhiệm vụ và giải pháp ứng
phó thích nghi với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hạn chế, giảm thiểu rủi
ro trong xây dựng, phát triển đô thị Việt Nam.
Đề xuất các chương trình, dự án thí
điểm, dự kiến kinh phí và phân công các bộ, ngành và địa phương phối hợp tổ chức
thực hiện.
Định hướng phát triển đô thị tập
trung nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ môi trường, quy hoạch tổng
thể thích ứng thiên tai, biến đổi khí hậu.
II. PHẠM VI VÀ THỜI
GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện đề án: Thực hiện
trên hệ thống đô thị trên phạm vi toàn quốc (63 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương), tập trung vào hệ thống đô thị ven biển, đồng bằng có nguy cơ ngập
lụt và hệ thống các đô thị có nguy cơ cao chịu tác động của lũ quét, sạt lở đất
tại các vùng miền núi phía Bắc, duyên hải ven biển miền Trung, Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên.
2. Thời gian thực hiện:
Đề án được lập cho giai đoạn từ nay đến
2030, tầm nhìn sau năm 2030. Cụ thể:
Giai đoạn I (từ 2021-2025): thực hiện
tại 05 đô thị gồm thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng và
các đô thị thuộc 7 tỉnh vùng duyên hải Bắc bộ, duyên hải miền Trung, đồng bằng
sông Cửu Long và 7 tỉnh vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Giai đoạn II (từ 2026-2030): thực hiện
tại các đô thị ven biển, đồng bằng có nguy cơ ngập lụt; có nguy cơ cao chịu tác
động của lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, duyên hải
ven biển miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nguyên và các tỉnh có đô thị xuất hiện
các tác động mới của biến đổi khí hậu.
Giai đoạn sau năm 2030: Mở rộng phạm
vi áp dụng trên toàn quốc.
(Danh mục các tỉnh và đô thị giai đoạn
2021 - 2030 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định).
III. CÁC NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP
Đề án đề xuất tập trung thực hiện 06
nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như sau:
1. Điều tra, đánh giá mức độ tác động
của biến đổi khí hậu đến phát triển hệ thống đô thị hiện có và đô thị dự kiến
hình thành mới trong giai đoạn 2021 - 2030; khoanh vùng khu vực có nguy cơ chịu
tác động cao của biến đổi khí hậu; tính toán khả năng và mức độ tự thích nghi,
đề xuất giải pháp ứng phó; hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống bản đồ
cảnh báo rủi ro biến đổi khí hậu tại đô thị (gọi tắt là Atlas Đô thị và Khí hậu).
2. Tích hợp nội dung ứng phó biến đổi
khí hậu vào quy hoạch và chương trình, kế hoạch phát triển đô thị; cảnh báo các
rủi ro tại các khu vực phát triển đô thị có khả năng chịu tác động từ biến đổi
khí hậu.
3. Rà soát, bổ sung hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định liên quan đến phân loại
đô thị, quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển đô thị, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật
trong bối cảnh gia tăng nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu.
4. Hình thành hệ thống kiểm soát, hạn
chế lũ, lụt, ngập úng trong đô thị. Hình thành hồ chứa điều tiết ngập lụt, khai
thông, nạo vét, cải tạo, gia cố, nắn dòng cho các đường thoát nước đô thị. Xây
dựng đê, kè, tường chắn lũ, phân dòng lũ, công trình chứa nước ngầm hiện đại
quy mô lớn. Khoanh vùng bảo vệ và có giải pháp tái định cư và di dời dân trong
vùng cảnh báo rủi ro. Phát triển nhà ở vượt lũ, nhà ở có khả năng chống chịu
cao với gió bão.
5. Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo,
cán bộ chuyên môn các cấp về quản lý, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi
khí hậu. Thông tin truyền thông về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới người
dân, tăng cường phối hợp cộng đồng và các bên liên quan trong triển khai thực
hiện.
6. Thực hiện các chương trình hợp tác
nghiên cứu khoa học - công nghệ, thực hiện các dự án thí điểm phát triển đô thị
tăng trưởng xanh, thông minh, kiến trúc xanh, sinh thái ứng phó với biến đổi
khí hậu; xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải; phát triển vật
liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tái sử dụng, tái chế.
(Danh mục chương trình, dự án phát
triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030 tại Phụ lục II
kèm theo Quyết định).
IV. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ
ÁN
Đề án có 06 sản phẩm chính như sau:
1. Hình thành cơ sở dữ liệu cảnh báo
rủi ro đô thị; Atlas Đô thị và Khí hậu tại các địa phương.
2. Ban hành hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến quy hoạch và phát triển đô thị;
thực hiện lồng ghép các hướng dẫn và nội dung quản lý rủi ro, ngập úng trong
phát triển đô thị.
3. Các định hướng, quy hoạch (quy hoạch
vùng, tỉnh và quy hoạch đô thị), chương trình phát triển đô thị đã được điều chỉnh,
bổ sung nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và có giải pháp kiểm soát phát
triển đô thị.
4. Các chỉ tiêu xác định các khu vực
ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo tại các đô thị ứng phó với biến đổi
khí hậu làm cơ sở đầu tư xây dựng hiệu quả.
5. Bổ sung hệ thống các tài liệu hướng
dẫn kỹ thuật về xây dựng và phát triển đô thị tăng trưởng xanh, thông minh, kiến
trúc xanh, sinh thái ứng phó với biến đổi khí hậu; cập nhật, vận hành và đánh
giá rủi ro trên nền dữ liệu Atlas Đô thị và Khí hậu; ban hành các tài liệu giảng
dạy nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro, ứng phó với biến đổi khí hậu.
6. Hợp tác quốc tế nghiên cứu, thực
hiện thí điểm một số chương trình, dự án thí điểm ứng dụng công nghệ, vật liệu
mới nhằm phát triển đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, kiến trúc xanh
thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn
ngân sách (bao gồm vốn đầu tư phát triển, nguồn chi thường xuyên) theo phân cấp
ngân sách theo quy định của pháp luật về Ngân sách nhà nước, pháp luật về Đầu
tư công và các quy định pháp luật có liên quan; lồng ghép trong các chương
trình, dự án; nguồn đóng góp và tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước; các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn
ngân sách (bao gồm vốn đầu tư phát triển, nguồn chi thường xuyên) theo phân cấp
ngân sách theo quy định của pháp luật hiện hành; lồng ghép trong các chương
trình, đề án, dự án; nguồn đóng góp và tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật.
2. Khuyến khích huy động vốn từ hợp
tác quốc tế, vốn ODA để thực hiện các chương trình, dự án thí điểm.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển
đô thị quốc gia chủ trì, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện Đề án Phát triển
các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030; tổ chức
tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án theo giai đoạn, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ.
2. Bộ Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với
các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Triển khai thực hiện Đề án theo quy
định hiện hành; đánh giá nghiệm thu kết quả giai đoạn 2021 - 2025 làm cơ sở quyết
định việc triển khai giai đoạn tiếp theo đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của Đề
án.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp
kế hoạch vốn, sắp xếp, phân kỳ tài chính hàng năm cho các chương trình, dự án.
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan tổ chức các chương
trình đào tạo, nâng cao nhận thức, năng lực, nghiệp vụ tư vấn, quản lý phát triển
đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tổ chức chuyển giao cho các địa
phương liên quan các kết quả, hướng dẫn kỹ thuật và các quy định pháp luật mới
về phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành đầu mối quản lý
phát triển đô thị tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính
Cân đối, bố trí nguồn ngân sách Trung
ương để các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện các nhiệm vụ được
giao theo Đề án được phê duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và đúng
quy định của pháp luật về Ngân sách nhà nước và pháp luật về Đầu tư công; phối
hợp kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Khoa học và Công nghệ
Tư vấn, cung cấp thông tin, dữ liệu,
bản đồ, kịch bản biến đổi khí hậu quốc gia; lồng ghép các chương trình của Đề
án vào chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia; bổ sung
danh mục các nghiên cứu khoa học - công nghệ cấp nhà nước hỗ trợ phục vụ Đề án;
chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương triển khai các nhiệm vụ, chương trình Đề án.
5. Các bộ, ngành liên quan khác
Tham gia thực hiện các dự án thuộc Đề
án được phân công; tư vấn, cung cấp thông tin, dữ liệu và lồng ghép các nhiệm vụ,
hoạt động liên quan của bộ, ngành mình vào các hoạt động của Đề án.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương
- Chủ động rà soát quy hoạch và thực
tế phát triển đô thị và các điểm dân cư, xác định vị trí, mức độ ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu.
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu và Atlas Đô thị và Khí hậu.
- Chủ động bố trí kinh phí từ nguồn
ngân sách địa phương, nguồn vốn thực hiện nghiên cứu khoa học và các nguồn vốn
hợp pháp khác để triển khai thực hiện Đề án. Phân công đơn vị đầu mối chủ trì
triển khai thực hiện Đề án tại địa phương; tổ chức triển khai và báo cáo định kỳ
hàng năm với Bộ Xây dựng.
- Phối hợp với các bộ, ngành trung
ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác trong vùng thực hiện các
dự án mang tính liên vùng, liên đô thị.
7. Đề nghị các tổ chức đoàn thể chủ động
tham gia và huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển đô
thị ứng phó với biến đổi khí hậu.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KGVX, NN, NC, PL,
QHĐP;
- Lưu: VT, CN (3). Tuấn
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trịnh Đình Dũng
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC TỈNH, ĐÔ THỊ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số: 438/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ)
A. 5 ĐÔ THỊ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1. Thành phố Hồ Chí Minh
2. Thành phố Hà Nội
3. Thành phố Cần Thơ
4. Thành phố Hải Phòng
5. Thành phố Đà Nẵng
B. THỰC HIỆN TẠI HỆ THỐNG ĐÔ THỊ
THUỘC 40 TỈNH CHỊU ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I. Hệ thống đô thị ven biển, đồng
bằng có nguy cơ ngập, lụt, suy giảm nguồn nước do xâm thực mặn
1. Tỉnh Thái Bình (Thành phố Thái
Bình, Thị trấn Kiến Xương)
2. Tỉnh Nam Định (Thành phố Nam Định,
Thị trấn Thịnh Long)
3. Tỉnh Quảng Ninh (Thành phố Uông
Bí, Thị xã Quảng Yên)
4. Tỉnh Thanh Hóa (Thành phố Sầm Sơn,
Thị xã Bỉm Sơn, Thị xã Nghi Sơn)
5. Tỉnh Nghệ An (Thành phố Vinh, Thị
xã Hoàng Mai, Thị xã Cửa Lò)
6. Tỉnh Hà Tĩnh (Thành phố Hà Tĩnh,
Thị xã Hồng Lĩnh,Thị trấn Thiên Cầm)
7. Tỉnh Quảng Nam (Thành phố Hội An,
Thành phố Tam Kỳ, Thị xã Điện Bàn)
8. Tỉnh Quảng Ngãi (Thành phố Quảng
Ngãi, Thị xã Đức Phổ)
9. Tỉnh Thừa Thiên Huế (Thành phố Huế,
Thị xã Hương Thủy, Thị xã Hương Trà)
10. Tỉnh Quảng Bình (Thành phố Đồng Hới,
Thị trấn Kiến Gang, Thị xã Ba Đồn)
11. Tỉnh Quảng Trị (Thị xã Quảng Trị)
12. Tỉnh Bình Định (Thị xã Hoài Nhơn,
Thị trấn Phù Mỹ)
13. Tỉnh Phú Yên (Thị xã Sông Cầu)
14. Tỉnh Ninh Thuận (Thị trấn Phước
Dân, Thị trấn Tân Sơn)
15. Tỉnh Bình Thuận (Thành phố Phan
Thiết, Thị xã La Gi)
16. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Thành phố
Vũng Tàu, Thành phố Bà Rịa)
17. Tỉnh Kiên Giang (Thành phố Rạch
Giá, Thành phố Hà Tiên)
18. Tỉnh Hậu Giang (Thành phố Vị
Thanh, Thành phố Ngã Bảy)
19. Tỉnh Sóc Trăng (Thành phố Sóc
Trăng, Thị xã Vĩnh Châu, Thị xã Ngã Năm, Thị trấn Trần Đề)
20. Tỉnh Vĩnh Long (Thị xã Bình Minh,
Thị trấn Vũng Liêm, Thị trấn Trà Ôn)
21. Tỉnh Trà Vinh (Thị xã Duyên Hải)
22. Tỉnh Bến Tre (Thành phố Bến Tre)
23. Tỉnh Long An (Thành phố Tân An,
Thị xã Kiến Tường)
24. Tỉnh Đồng Tháp (Thành phố Hồng Ngự)
25. Tỉnh An Giang (Thành phố Long
Xuyên)
26. Tỉnh Tiền Giang (Thị xã Gò Công)
27. Tỉnh Bạc Liêu (Thành phố Bạc
Liêu)
28. Tỉnh Cà Mau (Thành phố Cà Mau, Thị
trấn Năm Căn)
II. Hệ thống đô thị miền núi, cao
nguyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, lũ quét, sạt lở đất, suy giảm nguồn nước ngầm
29. Tỉnh Điện Biên (Thị xã Mường Lay)
30. Tỉnh Bắc Kạn (Thành phố Bắc Kạn)
31. Tỉnh Tuyên Quang (Thành phố Tuyên
Quang, thị trấn Na Hang)
32. Tỉnh Lào Cai (Thành phố Lào Cai)
33. Tỉnh Yên Bái (Thành phố Yên Bái)
34. Tỉnh Cao Bằng (Thành phố Cao Bằng)
35. Tỉnh Hà Giang (Thành phố Hà
Giang)
36. Tỉnh Lai Châu (Thành phố Lai
Châu, thị trấn Tân Uyên)
37. Tỉnh Hòa Bình (Thành phố Hòa
Bình)
38. Tỉnh Sơn La (Thành phố Sơn La)
39. Tỉnh Đắk Lắk (Thành phố Buôn Ma
Thuột, thị xã Buôn Hồ)
40. Tỉnh Đắk Nông (Thành phố Gia
Nghĩa).
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số: 438/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
Danh
mục chương trình trọng tâm
|
Cơ
quan chịu trách nhiệm
|
Cơ
quan phối hợp
|
Giai
đoạn thực hiện
|
I
|
Chương trình 1: Xây dựng cơ sở dữ
liệu và hệ thống bản đồ cảnh báo rủi ro đô thị (Atlas Đô thị và Khí hậu)
|
1
|
Điều tra, đánh giá mức độ tác động
của biến đổi khí hậu đến hệ thống đô thị có nguy cơ chịu tác động (đô thị hiện
có và đô thị dự kiến hình thành mới trong giai đoạn 2021 - 2030)
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh/thành phố có liên quan
|
Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2021
-2025
|
2
|
Xây dựng Atlas Đô thị và Khí hậu
cho 5 đô thị trọng điểm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng,
Đà Nẵng
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng
|
Bộ
Xây dựng, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh/thành phố có liên quan
|
2021
-2025
|
3
|
Xây dựng Atlas Đô thị và Khí hậu
cho các đô thị thuộc 36 tỉnh chịu tác động mạnh
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh/thành phố có liên quan
|
2025
- 2030
|
4
|
Chuyển giao quản lý và khai thác
Atlas Đô thị và Khí hậu tại các địa phương
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ
Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh/thành phố có
liên quan
|
2025
- 2030
|
II
|
Chương trình 2: Rà soát, xây dựng
và hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành xây dựng và đô thị ứng phó với
thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng
|
5
|
Rà soát, cập nhật, điều chỉnh lồng
ghép yêu cầu ứng phó biến đổi khí hậu trong các văn bản pháp luật của ngành
xây dựng
|
Bộ
Xây dựng
|
Bộ
Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
2021
-2025
|
6
|
Rà soát, hiệu chỉnh, xây dựng mới
các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng công trình nhà ở và công trình công cộng cho
các vùng thường xuyên bị thiên tai
|
Bộ
Xây dựng
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2021
-2025
|
7
|
Rà soát, hiệu chỉnh, xây dựng mới
các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cấp, thoát nước
và xử lý chất thải rắn phù hợp kịch bản cập nhật của biến đổi khí hậu và nước
biển dâng
|
Bộ
Xây dựng
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2021
-2025
|
III
|
Chương trình 3: Bổ sung lồng
ghép nội dung biến đổi khí hậu vào Quy hoạch vùng và quy hoạch đô thị
|
8
|
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội
dung ứng phó biến đổi khí hậu cho quy hoạch chung 5 đô thị trọng điểm: thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng
|
UBND
các tỉnh/thành phố có liên quan
|
Bộ
Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
2021
-2025
|
9
|
Lồng ghép các yếu tố thích ứng với
biến đổi khí hậu trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch
đô thị ven biển do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
|
UBND
các tỉnh/thành phố có liên quan
|
Bộ
Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
2021
-2030
|
IV
|
Chương trình 4: Xây dựng, hoàn
thiện tài liệu hướng dẫn kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu
|
10
|
Xây dựng tài liệu hướng dẫn quy hoạch
đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế công trình xanh, công trình tiết kiệm năng
lượng
|
Bộ
Xây dựng
|
Bộ
Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
2021
-2025
|
11
|
Hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật về
các giải pháp kỹ thuật xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ứng phó với úng
ngập đô thị (san nền, thoát nước, hồ điều hòa, đê bao...)
|
Bộ
Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2021
-2030
|
12
|
Tổng hợp các mô hình dự án đô thị lồng
ghép ứng phó biến đổi khí hậu được triển khai thực hiện tại Việt Nam giai đoạn
2013 - 2020
|
Bộ
Xây dựng
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2021
-2030
|
13
|
Rà soát, đưa vào sử dụng các tài liệu
giảng dạy bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý rủi ro, ứng phó với biến đổi
khí hậu tại khu vực đô thị
|
Bộ
Xây dựng
|
Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2021
-2025
|
V
|
Chương trình 5: Phối hợp với các
tổ chức quốc tế triển khai các chương trình, dự án thí điểm ứng dụng công nghệ,
vật liệu mới nhằm phát triển đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, kiến
trúc xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai
|
14
|
Nghiên cứu, thực hiện thí điểm một
số dự án quy hoạch, chương trình ưu tiên trọng điểm phát triển đô thị tăng
trưởng xanh, thông minh, kiến trúc xanh thích ứng với biến đổi khí hậu
|
UBND
các tỉnh/thành phố có liên quan
|
Bộ
Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
2021
-2030
|
15
|
Thực hiện các dự án nâng cấp và
phát triển đô thị tại các đô thị được cảnh báo rủi ro cao bởi tác động của biến
đổi khí hậu
|
UBND
các tỉnh/thành phố có liên quan
|
Bộ
Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
2021
-2030
|
16
|
Chương trình, kế hoạch phát triển hệ
thống đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long thông minh, thích ứng với biến đổi
khí hậu và các chương trình dự án thí điểm phát triển đô thị thông minh, khu
đô thị thông minh vùng đồng bằng sông Cửu Long
|
Bộ
Xây dựng UBND các tỉnh/thành phố có liên quan
|
Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và
Công nghệ
|
|
17
|
Các chương trình xây dựng nhà ở
phòng, tránh bão, lụt
|
Bộ
Xây dựng, UBND các tỉnh/thành phố có liên quan
|
Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Khoa học và Công nghệ
|
2021
-2030
|
18
|
Chương trình, Dự án liên quan đến cấp
nước cho các vùng thường xuyên bị hạn hán, nhiễm mặn: Tây Nguyên, vùng đồng bằng
sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ
|
UBND
các tỉnh/thành phố có liên quan
|
Bộ
Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
2021
-2030
|
19
|
Chương trình, dự án liên quan đến
thoát nước và chống ngập; đặc biệt quan tâm đến các vùng chịu ảnh hưởng của
nước biển dâng và thường xuyên xảy ra lũ lụt như duyên hải miền Trung, vùng đồng
bằng sông Cửu Long
|
UBND
các tỉnh/thành phố có liên quan
|
Bộ
Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
2021
-2030
|
VI
|
Chương trình 6: Thực hiện Kế hoạch
quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến
năm 2050 (Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ)
|
20
|
Thực hiện các giải pháp cấp nước hiệu
quả ở các khu đô thị, công nghiệp tại các vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
khô hạn, xâm nhập mặn, nước biển dâng
|
Bộ
Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
2021
-2025
|
21
|
Thí điểm, đầu tư các giải pháp kỹ
thuật nhằm thích ứng với ngập lụt do mưa lớn, triều cường và nước biển dâng
cho các khu vực đô thị ven biển miền Trung
|
Bộ
Xây dựng, UBND các tỉnh/thành phố có liên quan
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
|
2021
-2030
|
22
|
Thí điểm, đầu tư các giải pháp kỹ
thuật phòng chống lũ quét và sạt lở đất cho các cụm dân cư khu vực miền núi
|
Bộ
Xây dựng, UBND các tỉnh/thành phố có liên quan
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và
Công nghệ
|
2021
-2030
|
23
|
Triển khai các dự án nhằm ứng dụng
các công nghệ mới, sử dụng các loại vật liệu bền vững, có tính chống chịu cao
với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực xây dựng và đô thị
|
Bộ
Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
2021
-2030
|