Quyết định 4337/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 4337/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/12/2018
Ngày có hiệu lực 11/12/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Trần Châu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4337/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 11 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 3427/SNN-TL ngày 30/11/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thông tin và truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Tổng cục Thủy lợi;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Đ
ài PTTH, Báo Bình Định;
- PVP KT;
- Lưu: VT, K10, K13.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Châu

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 4337/QĐ-UBND ngày 11/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. Thực trạng cây trồng cạn được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều hộ nông dân, doanh nghiệp trồng cây rau màu, sản xuất cây giống lâm nghiệp, cây ăn quả áp dụng mô hình tưới nước bng phương pháp béc quay tự động và tưới nhỏ giọt; ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun trong sản xuất thâm canh đem lại hiệu quả kinh tế bước đầu.

Theo số liệu các địa phương báo cáo đến cuối năm 2018: Tổng diện tích gieo trồng cây trồng cạn 36.600 ha, (bao gồm cây ngô 8.200 ha, khoai 300 ha, đậu tương 100 ha, lạc 9.600 ha, vừng 2.200 ha, rau các loại 14.500 ha, đậu các loại 1.700 ha). Trong đó, cây trồng cạn được tưới từ công trình thủy lợi 11.800 ha. Diện tích cây trồng cạn được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước 1.700 ha, bao gồm: 300 ha hành, 900 ha cây lạc, 500 ha giống cây lâm nghiệp.

II. Mục tiêu

- Góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh.

- Phát huy nội lực, khuyến khích và nâng cao vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp, của người dân trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa và sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân trong đầu tư, nghiên cứu, sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị, công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cung cấp nguồn nước tưới cho các loại cây trồng cạn có lợi thế, có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, góp phần hình thành chuỗi giá trị nông sản chất lượng cho thị trường.

- Kế hoạch đến năm 2020 toàn tỉnh có 3.000 ha diện tích cây trồng cạn chủ lực (mía, sn, ngô, cây ăn quả, rau màu, cây giống lâm nghiệp) được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thay thế phương pháp tưới truyền thống nhằm tiết kiệm lượng nước tưới, tiết kiệm phân bón, giảm công chăm sóc, giảm chi phí quản lý vận hành công trình, thuận tiện cho việc cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập của người dân, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước góp phần bảo vệ môi trường.

III. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Rà soát, bổ sung quy hoạch

- Rà soát quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh theo mục tiêu tái cơ cấu ngành trong điều kiện biến đổi khí hậu, một trong các nhiệm vụ trọng tâm là rà soát quy hoạch thủy lợi cấp nước tưới cho các cây trồng cạn có quy mô sản xuất tập trung gắn với các đề án, quy hoạch phát triển từng loại cây trồng.

- Rà soát, lồng ghép giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Rà soát, lồng ghép vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thị xã, thành phố nhiệm vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn chủ lực có quy mô sản xuất tập trung, có giá trị, có thị trường tiêu thụ như: cây mía, sắn, ngô, lạc, cây ăn quả có múi, rau an toàn, dược liệu, cây lâm nghiệp...

- Lập quy hoạch mẫu cho một số vùng trọng điểm gắn tưới tiên tiến, tiết kiệm nước với các biện pháp thực hành nông nghiệp khác, mô hình chính sách, liên kết sản xuất, tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Rà soát hạ tầng thủy lợi tưới tiêu cho cây trồng cạn còn hạn chế nhất là hệ thống tiêu, chống úng ngập chưa được quan tâm đầu tư.

2. Hoàn thiện thể chế, chính sách

[...]