Quyết định 4314/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện chuyển đổi nghề cho ngư dân có hoạt động cấm khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 4314/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/11/2019
Ngày có hiệu lực 20/11/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Trần Châu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4314/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 20 tháng 11 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI NGHỀ CHO NGƯ DÂN CÓ HOẠT ĐỘNG CẤM KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 350/TTr-SNN ngày 18/11/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi nghề cho ngư dân có hoạt động cấm khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Lao động - Thương binh và Xã hội, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Định, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản và Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Châu

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI NGHỀ CHO NGƯ DÂN CÓ HOẠT ĐỘNG CẤM KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4314/QĐ-UBND Ngày 20/11/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. THỰC TRẠNG NGHỀ CÁ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Toàn tỉnh Bình Định có 6.115 tàu cá đăng ký với 42.681 lao động tham gia sản xuất, bao gồm: 1.550 tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động vùng ven bờ (chiếm tỷ lệ 25,35%), 1.265 tàu cá có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động vùng lộng (chiếm tỷ lệ 20,68 %), 3.300 tàu có chiều dài từ 15 mét trở lên hoạt động ở vùng khơi (chiếm tỷ lệ 53,97%), tập trung khai thác bằng các nghề chủ lực như nghề Câu, nghề lưới Vây, nghề lưới Chụp, nghề lưới Kéo...Sản lượng thủy sản khai thác hàng năm ước đạt trên 200 nghìn tấn.

Trong số 1550 tàu cá hoạt động từ tuyến bờ trở vào, có 413 tàu cá có nghề khai thác không được phép hoạt động ở vùng ven bờ, vùng nước nội địa theo quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, do vậy các tàu cá này sẽ không được cấp Giấy phép khai thác thủy sản.

Ngoài ra có khoảng 140 hộ có thuyền sử dụng công cụ xung điện - xiết máy vẫn đang hoạt động lén lút để khai thác thủy sản trái phép trên khu vực đầm Thị Nại và đầm Đề Gi. Các đối tượng này hoạt động có tổ chức và rất tinh vi, hoạt động trái phép vào ban đêm, có bố trí người cảnh giới từ xa, khi phát hiện lực lượng chức năng liền vứt bỏ thiết bị, công cụ cấm xuống nước để phi tang, một số trường hợp chống đối lại lực lượng chức năng.

Việc các tàu cá đã đăng ký có nghề khai thác không được phép hoạt động ở vùng ven bờ, vùng nước nội địa theo Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và các thuyền sử dụng công cụ xung điện - xiết máy hoạt động khai thác thuỷ sản trái phép, nếu tiếp tục hoạt động sẽ gây hủy diệt nguồn lợi và môi trường, gia tăng cường lực khai thác làm vượt khả năng cho phép khai thác tại vùng biển ven bờ, vùng nước nội địa, đồng thời gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khắc phục cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC).

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện có hiệu quả Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT liên quan đến hoạt động nghề cá trên các vùng biển, góp phần tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của ngư dân về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững.

- Tổ chức lại nghề cá vùng ven bờ, vùng nước nội địa trên cơ sở cấm các tàu cá hoạt động khai thác nghề cấm, nghề khai thác mang tính hủy diệt; sắp xếp, thay đổi cơ cấu nghề khai thác trên các vùng biển của tỉnh theo hướng phát triển các nghề khai thác thân thiện, có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

2. Yêu cầu

- Chuyển đổi nghề cho ngư dân có hoạt động bị cấm khai thác phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân, đảm bảo việc làm, sinh kế cho bà con ngư dân.

- Phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, ngành, địa phương, các hội đoàn thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, không chồng chéo để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

- Trong thời gian chờ chuyển đổi nghề, tất cả các tàu cá thuộc diện không cấp được Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định tại Thông tư số 19/2018/TT- BNNPTNT không được phép hoạt động khai thác thủy sản.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ