Quyết định 43/2002/QĐ-BGDĐT về Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của
Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ
quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị,
1. Học sinh, sinh viên không ở
trong các ký túc xá do nhà trường quản lý được gọi là học sinh, sinh viên ngoại
trú.
2. Học sinh, sinh viên ngoại
trú phải chịu sự quản lý của nhà trường, chính quyền địa phương và có nghĩa vụ
thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định
của nhà trường và chính quyền địa phương trong công tác quản lý học sinh, sinh
viên ngoại trú.
Quy chế Công tác học sinh,
sinh viên ngoại trú này được áp dụng thống nhất cho học sinh, sinh viên ngoại
trú thuộc tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong phạm
vi cả nước: Đối với học sinh, sinh viên nước ngoài có quy định riêng.
1. Công tác học sinh, sinh viên
ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhằm các
mục tiêu sau đây:
a) Góp phần rèn luyện học
sinh, sinh viên ngoại trú trong việc thực hiện nhiệm vụ của người học theo quy
định của Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường và quy chế cụ thể của từng trường;
b) Xây dựng nề nếp, kỷ cương
trong việc quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú; bảo đảm nắm bắt kịp thời thực
trạng học sinh, sinh viên ngoại trú;
c) Ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ
cơ bản những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong học sinh, sinh viên ngoại
trú, đặc biệt là các tệ nạn xã hội, cờ bạc, ma túy.
2. Công tác học sinh, sinh
viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phải
bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phối hợp chặt chẽ, thường
xuyên giữa các đơn vị trong nội bộ nhà trường, trước hết giữa Phòng (Ban) Quản
lý học sinh, sinh viên với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên
nhà trường.
[...]
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của
Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ
quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị,
1. Học sinh, sinh viên không ở
trong các ký túc xá do nhà trường quản lý được gọi là học sinh, sinh viên ngoại
trú.
2. Học sinh, sinh viên ngoại
trú phải chịu sự quản lý của nhà trường, chính quyền địa phương và có nghĩa vụ
thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định
của nhà trường và chính quyền địa phương trong công tác quản lý học sinh, sinh
viên ngoại trú.
Quy chế Công tác học sinh,
sinh viên ngoại trú này được áp dụng thống nhất cho học sinh, sinh viên ngoại
trú thuộc tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong phạm
vi cả nước: Đối với học sinh, sinh viên nước ngoài có quy định riêng.
1. Công tác học sinh, sinh viên
ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhằm các
mục tiêu sau đây:
a) Góp phần rèn luyện học
sinh, sinh viên ngoại trú trong việc thực hiện nhiệm vụ của người học theo quy
định của Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường và quy chế cụ thể của từng trường;
b) Xây dựng nề nếp, kỷ cương
trong việc quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú; bảo đảm nắm bắt kịp thời thực
trạng học sinh, sinh viên ngoại trú;
c) Ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ
cơ bản những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong học sinh, sinh viên ngoại
trú, đặc biệt là các tệ nạn xã hội, cờ bạc, ma túy.
2. Công tác học sinh, sinh
viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phải
bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phối hợp chặt chẽ, thường
xuyên giữa các đơn vị trong nội bộ nhà trường, trước hết giữa Phòng (Ban) Quản
lý học sinh, sinh viên với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên
nhà trường.
b) Phối hợp chặt chẽ, thường
xuyên giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương.
c) Sâu sát kịp thời trong việc
nắm bắt thực trạng học sinh, sinh viên ngoại trú.
1. Hiệu trưởng là người chịu
trách nhiệm chính, trực tiếp chỉ đạo công tác học sinh, sinh viên ngoại trú của
trường.
2. Phòng (Ban) Quản lý học
sinh, sinh viên có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện,
kiểm tra và đánh giá công tác học sinh, sinh viên ngoại trú của trường.
3. Các đoàn thể, tổ chức xã hội
trong nhà trường, trước hết là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh
viên Việt Nam, có trách nhiệm góp phần thực hiện công tác học sinh, sinh viên
ngoại trú theo quy định của Quy chế này.
1. Phối hợp với công an,
chính quyền địa phương nơi có học sinh, sinh viên của trường thường trú hoặc
đang tạm trú để:
a) Xây dựng kế hoạch đảm bảo
an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn dân cư đối với học sinh, sinh
viên ngoại trú.
b) Tổ chức gặp mặt định kỳ
(ít nhất mỗi học kỳ một lần) với học sinh, sinh viên ngoại trú để cung cấp những
thông tin về nhà trường, địa phương và lấy ý kiến của học sinh, sinh viên về
công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.
c) Giao ban ít nhất mỗi năm một
lần để thông báo giữa nhà trường với công an và chính quyền địa phương về tình
hình học sinh, sinh viên ngoại trú, từ đó đề ra những biện pháp phối hợp nhằm
quản lý tốt học sinh, sinh viên ngoại trú.
2. Hướng dẫn học sinh, sinh
viên nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của Nhà nước, nội quy, quy chế của nhà
trường và quy định của chính quyền địa phương.
3. Cấp giấy chứng nhận cho học
sinh, sinh viên của trường được phép ở ngoại trú để công an phường (xã, thị trấn)
có cơ sở giải quyết cho đăng ký tạm trú.
4. Lập danh sách trích ngang
học sinh, sinh viên ngoại trú theo từng đơn vị lớp, khoa, ghi rõ đầy đủ địa chỉ
thường trú hoặc tạm trú (họ và tên chủ nhà, số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường
(xã, thị trấn), quận (huyện), và ngày đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
5. Kết thúc mỗi học kỳ, năm học
thu giấy nhận xét của công an (theo mẫu Phụ lục số 1 kèm theo) đối với học
sinh, sinh viên ngoại trú về việc chấp hành luật pháp của Nhà nước, quy định của
chính quyền địa phương, những thành tích đóng góp cho địa phương, hoặc những
khuyết điểm vi phạm của học sinh, sinh viên.
6. Căn cứ vào nhận xét của
công an để kết hợp với việc phân loại học sinh, sinh viên theo quy chế của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
7. Phối hợp với chính quyền
và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh địa phương để tổ chức các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho học
sinh, sinh viên ngoại trú.
1. Làm thủ tục đăng ký ở ngoại
trú với nhà trường (theo mẫu Phụ lục số 2 kèm theo), để đăng ký tạm trú với
công an phường (xã, thị trấn) theo đúng Nghị định số 51/CP của Chính phủ về việc
đăng ký và quản lý hộ khẩu, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công
an) và quy định của Quy chế này.
Riêng đối với học sinh, sinh
viên có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi trường đóng và cùng ở với gia
đình, chỉ làm đơn không cần có ý kiến của công an phường (xã, thị trấn).
2. Khi được phép của công an
phường (xã, thị trấn) cho đăng ký tạm trú, chậm nhất sau 15 ngày học sinh, sinh
viên phải báo cáo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình: họ tên chủ nhà
trọ, số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã, thị trấn), quận (huyện), điện
thoại liên hệ (nếu có).
3. Học sinh, sinh viên có
trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng với chủ nhà trọ; không
đưa người khác vào nhà trọ khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà trọ; báo với chủ
nhà trọ đăng ký tạm vắng với công an phường (xã, thị trấn) trong trường hợp rời
khỏi nhà trọ từ 24 giờ trở lên.
4. Khi thay đổi chỗ ở ngoại
trú mới, học sinh, sinh viên phải làm đơn xin phép nhà trường để làm lại thủ tục
đăng ký tạm trú với công an phường (xã, thị trấn) và phải báo cáo với nhà trường
về địa chỉ ngoại trú mới của mình.
5. Học sinh, sinh viên phải
cam kết với nhà trường và công an phường (xã, thị trấn) nơi đang ngoại trú thực
hiện nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương về
trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn môi trường sống lành mạnh.
6. Tích cực tham gia các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội
phạm, các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.
7. Nghiêm cấm các hành vi sau
đây:
a) Sản xuất, sử dụng, buôn
bán, vận chuyển, tàng trữ các chất ma túy, các loại vũ khí, chất nổ, chất gây
cháy, chất độc hại.
b) Tham gia các hoạt động
đánh bạc, số đề, mại dâm và đua xe trái phép.
c) Tàng trữ, lưu hành, sử dụng
hoặc truyền bá phim ảnh, băng đĩa và các văn hóa phẩm đồi trụy, kích động bạo lực,
các tài liệu có nội dung phản động.
d) Gây ồn ào, mất trật tự và
các hành vi thiếu văn hóa khác; gây gổ, kích động đánh nhau; tổ chức băng nhóm,
bè phái, tụ tập gây rối trật tự, trị an; gây ô nhiễm môi trường nơi đang ở.
đ) Truyền đạo trái phép, truyền
bá mê tín, hủ tục.
8. Mười lăm (15) ngày trước
khi kết thúc học kỳ, học sinh, sinh viên phải nộp Giấy nhận xét của công an phường
(xã, thị trấn) nơi đang ngoại trú cho nhà trường.
1. Được hưởng các quyền công
dân cư trú trên đĩa bàn; được chính quyền địa phương, nhà trường tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú.
2. Được quyền khiếu nại, đề đạt
nguyện vọng chính đáng của mình đến chính quyền địa phương, Hiệu trưởng nhà trường
và các cơ quan có liên quan khác về những vấn đề có liên quan đến công tác học
sinh, sinh viên ngoại trú.
1. Tổ chức, cá nhân có nhiều
thành tích đóng góp cho công tác học sinh, sinh viên ngoại trú được khen thưởng
theo quy định hiện hành.
2. Học sinh, sinh viên có
thành tích trong công tác học sinh, sinh viên ngoại trú, tùy theo mức độ sẽ được
nhà trường xét khen thưởng và tính điểm rèn luyện.
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm
Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự.
2. Học sinh, sinh viên vi phạm
Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị
nhà trường xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách, cảnh cáo đến đình chỉ học tập,
buộc thôi học (theo Khung xử lý kỷ luật kêu theo Quy chế này)./.
Công an Phường (xã, thị trấn)...........................................................
Quận (huyện, thành phố).....................................................
Tỉnh (thành phố).... ..................................................
Chứng nhận: Anh (Chị)..............................................................................
Là học sinh, sinh viên lớp.................
Khoa.........................trường.............
Đã đăng ký tạm trú tại nhà
ông (bà)...........................................................
Số nhà .............đườngphố
(thôn, xóm)............phường (xã, thị trấn)..........
Từ ngày................................đến
ngày......................................................
Chúng tôi nhận xét về học
sinh, sinh viên.................................................. ........................................................................đang
tạm trú tại địa phương như sau:
1. Ý thức chấp hành luật pháp
Nhà nước, quy định của địa phương:
Tôi xin cam
đoan thực hiện tốt các quy định của địa phương và Quy chế Công tác học sinh,
sinh viên ngoại trú
Ý kiến của Nhà trường
Ý
kiến của Công an Phường (Xã, Thị trấn)
Ngày........ tháng........
năm 200.......
Người làm
đơn
2
Toàn văn Quyết định 43/2002/QĐ-BGDĐT về Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của
Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ
quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị,
1. Học sinh, sinh viên không ở
trong các ký túc xá do nhà trường quản lý được gọi là học sinh, sinh viên ngoại
trú.
2. Học sinh, sinh viên ngoại
trú phải chịu sự quản lý của nhà trường, chính quyền địa phương và có nghĩa vụ
thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định
của nhà trường và chính quyền địa phương trong công tác quản lý học sinh, sinh
viên ngoại trú.
Quy chế Công tác học sinh,
sinh viên ngoại trú này được áp dụng thống nhất cho học sinh, sinh viên ngoại
trú thuộc tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong phạm
vi cả nước: Đối với học sinh, sinh viên nước ngoài có quy định riêng.
1. Công tác học sinh, sinh viên
ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhằm các
mục tiêu sau đây:
a) Góp phần rèn luyện học
sinh, sinh viên ngoại trú trong việc thực hiện nhiệm vụ của người học theo quy
định của Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường và quy chế cụ thể của từng trường;
b) Xây dựng nề nếp, kỷ cương
trong việc quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú; bảo đảm nắm bắt kịp thời thực
trạng học sinh, sinh viên ngoại trú;
c) Ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ
cơ bản những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong học sinh, sinh viên ngoại
trú, đặc biệt là các tệ nạn xã hội, cờ bạc, ma túy.
2. Công tác học sinh, sinh
viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phải
bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phối hợp chặt chẽ, thường
xuyên giữa các đơn vị trong nội bộ nhà trường, trước hết giữa Phòng (Ban) Quản
lý học sinh, sinh viên với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên
nhà trường.
b) Phối hợp chặt chẽ, thường
xuyên giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương.
c) Sâu sát kịp thời trong việc
nắm bắt thực trạng học sinh, sinh viên ngoại trú.
1. Hiệu trưởng là người chịu
trách nhiệm chính, trực tiếp chỉ đạo công tác học sinh, sinh viên ngoại trú của
trường.
2. Phòng (Ban) Quản lý học
sinh, sinh viên có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện,
kiểm tra và đánh giá công tác học sinh, sinh viên ngoại trú của trường.
3. Các đoàn thể, tổ chức xã hội
trong nhà trường, trước hết là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh
viên Việt Nam, có trách nhiệm góp phần thực hiện công tác học sinh, sinh viên
ngoại trú theo quy định của Quy chế này.
1. Phối hợp với công an,
chính quyền địa phương nơi có học sinh, sinh viên của trường thường trú hoặc
đang tạm trú để:
a) Xây dựng kế hoạch đảm bảo
an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn dân cư đối với học sinh, sinh
viên ngoại trú.
b) Tổ chức gặp mặt định kỳ
(ít nhất mỗi học kỳ một lần) với học sinh, sinh viên ngoại trú để cung cấp những
thông tin về nhà trường, địa phương và lấy ý kiến của học sinh, sinh viên về
công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.
c) Giao ban ít nhất mỗi năm một
lần để thông báo giữa nhà trường với công an và chính quyền địa phương về tình
hình học sinh, sinh viên ngoại trú, từ đó đề ra những biện pháp phối hợp nhằm
quản lý tốt học sinh, sinh viên ngoại trú.
2. Hướng dẫn học sinh, sinh
viên nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của Nhà nước, nội quy, quy chế của nhà
trường và quy định của chính quyền địa phương.
3. Cấp giấy chứng nhận cho học
sinh, sinh viên của trường được phép ở ngoại trú để công an phường (xã, thị trấn)
có cơ sở giải quyết cho đăng ký tạm trú.
4. Lập danh sách trích ngang
học sinh, sinh viên ngoại trú theo từng đơn vị lớp, khoa, ghi rõ đầy đủ địa chỉ
thường trú hoặc tạm trú (họ và tên chủ nhà, số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường
(xã, thị trấn), quận (huyện), và ngày đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
5. Kết thúc mỗi học kỳ, năm học
thu giấy nhận xét của công an (theo mẫu Phụ lục số 1 kèm theo) đối với học
sinh, sinh viên ngoại trú về việc chấp hành luật pháp của Nhà nước, quy định của
chính quyền địa phương, những thành tích đóng góp cho địa phương, hoặc những
khuyết điểm vi phạm của học sinh, sinh viên.
6. Căn cứ vào nhận xét của
công an để kết hợp với việc phân loại học sinh, sinh viên theo quy chế của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
7. Phối hợp với chính quyền
và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh địa phương để tổ chức các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho học
sinh, sinh viên ngoại trú.
1. Làm thủ tục đăng ký ở ngoại
trú với nhà trường (theo mẫu Phụ lục số 2 kèm theo), để đăng ký tạm trú với
công an phường (xã, thị trấn) theo đúng Nghị định số 51/CP của Chính phủ về việc
đăng ký và quản lý hộ khẩu, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công
an) và quy định của Quy chế này.
Riêng đối với học sinh, sinh
viên có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi trường đóng và cùng ở với gia
đình, chỉ làm đơn không cần có ý kiến của công an phường (xã, thị trấn).
2. Khi được phép của công an
phường (xã, thị trấn) cho đăng ký tạm trú, chậm nhất sau 15 ngày học sinh, sinh
viên phải báo cáo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình: họ tên chủ nhà
trọ, số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã, thị trấn), quận (huyện), điện
thoại liên hệ (nếu có).
3. Học sinh, sinh viên có
trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng với chủ nhà trọ; không
đưa người khác vào nhà trọ khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà trọ; báo với chủ
nhà trọ đăng ký tạm vắng với công an phường (xã, thị trấn) trong trường hợp rời
khỏi nhà trọ từ 24 giờ trở lên.
4. Khi thay đổi chỗ ở ngoại
trú mới, học sinh, sinh viên phải làm đơn xin phép nhà trường để làm lại thủ tục
đăng ký tạm trú với công an phường (xã, thị trấn) và phải báo cáo với nhà trường
về địa chỉ ngoại trú mới của mình.
5. Học sinh, sinh viên phải
cam kết với nhà trường và công an phường (xã, thị trấn) nơi đang ngoại trú thực
hiện nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương về
trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn môi trường sống lành mạnh.
6. Tích cực tham gia các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội
phạm, các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.
7. Nghiêm cấm các hành vi sau
đây:
a) Sản xuất, sử dụng, buôn
bán, vận chuyển, tàng trữ các chất ma túy, các loại vũ khí, chất nổ, chất gây
cháy, chất độc hại.
b) Tham gia các hoạt động
đánh bạc, số đề, mại dâm và đua xe trái phép.
c) Tàng trữ, lưu hành, sử dụng
hoặc truyền bá phim ảnh, băng đĩa và các văn hóa phẩm đồi trụy, kích động bạo lực,
các tài liệu có nội dung phản động.
d) Gây ồn ào, mất trật tự và
các hành vi thiếu văn hóa khác; gây gổ, kích động đánh nhau; tổ chức băng nhóm,
bè phái, tụ tập gây rối trật tự, trị an; gây ô nhiễm môi trường nơi đang ở.
đ) Truyền đạo trái phép, truyền
bá mê tín, hủ tục.
8. Mười lăm (15) ngày trước
khi kết thúc học kỳ, học sinh, sinh viên phải nộp Giấy nhận xét của công an phường
(xã, thị trấn) nơi đang ngoại trú cho nhà trường.
1. Được hưởng các quyền công
dân cư trú trên đĩa bàn; được chính quyền địa phương, nhà trường tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú.
2. Được quyền khiếu nại, đề đạt
nguyện vọng chính đáng của mình đến chính quyền địa phương, Hiệu trưởng nhà trường
và các cơ quan có liên quan khác về những vấn đề có liên quan đến công tác học
sinh, sinh viên ngoại trú.
1. Tổ chức, cá nhân có nhiều
thành tích đóng góp cho công tác học sinh, sinh viên ngoại trú được khen thưởng
theo quy định hiện hành.
2. Học sinh, sinh viên có
thành tích trong công tác học sinh, sinh viên ngoại trú, tùy theo mức độ sẽ được
nhà trường xét khen thưởng và tính điểm rèn luyện.
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm
Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự.
2. Học sinh, sinh viên vi phạm
Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị
nhà trường xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách, cảnh cáo đến đình chỉ học tập,
buộc thôi học (theo Khung xử lý kỷ luật kêu theo Quy chế này)./.
Công an Phường (xã, thị trấn)...........................................................
Quận (huyện, thành phố).....................................................
Tỉnh (thành phố).... ..................................................
Chứng nhận: Anh (Chị)..............................................................................
Là học sinh, sinh viên lớp.................
Khoa.........................trường.............
Đã đăng ký tạm trú tại nhà
ông (bà)...........................................................
Số nhà .............đườngphố
(thôn, xóm)............phường (xã, thị trấn)..........
Từ ngày................................đến
ngày......................................................
Chúng tôi nhận xét về học
sinh, sinh viên.................................................. ........................................................................đang
tạm trú tại địa phương như sau:
1. Ý thức chấp hành luật pháp
Nhà nước, quy định của địa phương:
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm.
Mã số thuế: 0318679464
Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ