Quyết định 4294/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án Phát triển chăn nuôi đại gia súc và chế biến sữa tỉnh Nghệ An đến năm 2015

Số hiệu 4294/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/09/2013
Ngày có hiệu lực 26/09/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Đinh Viết Hồng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4294/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 26 tháng 9 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN: PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC VÀ CHẾ BIẾN SỮA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND-UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ các quy định hiện hành về quản lý Đầu tư và Xây dựng;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII và Quyết định số 4455/QĐ-UBND ngày 21/10/2011 của UBND tỉnh về chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Khóa XVII;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Báo cáo thẩm định số 339/BC-SNN-KHTC ngày 10/09/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án: Phát triển chăn nuôi đại gia súc và chế biến sữa tỉnh Nghệ An đến năm 2015, với các nội dung chính sau:

1. Tên Đế án: Đề án Phát triển chăn nuôi đại gia súc và chế biến sữa tỉnh Nghệ An đến năm 2015.

2. Đơn vị tư vấn lập Đề án: Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An.

3. Mục tiêu Đề án

a) Mục tiêu tổng quát: Phát huy thế mạnh từng vùng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi - thú y, quy trình công nghệ tiên tiến tạo điều kiện thực hiện tốt chương trình chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Công ty CP Vinamilk Việt nam, Công ty CP thực phẩm sữa TH, các trang trại, gia trại. Đồng thời, phát triển chăn nuôi trâu bò theo hướng Trang trại tập trung với quy mô vừa và lớn, tạo hàng hoá có số lượng lớn, chất lượng sản phẩm tốt và hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người chăn nuôi (trong đó có chăn nuôi trâu bò), góp phần tham gia chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi trong nông nghiệp, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

b) Mục tiêu cụ thể

TT

Nội dung

ĐVT

Đến năm 2015

1

Tổng đàn trâu bò

con

1000.000

 

Trong dó: Đàn trâu

con

370.000

 

Đàn

con

630.000

 

Trong đó: Tổng đàn bò bê sữa

con

25.000

2

Sản lượng sữa tươi

Tấn

70.000

3

Công suất các nhà máy chế biến sữa

Tấn/ngày

200

4

Sản lượng thịt Trâu bò hơi xuất chuồng

Tấn

19.400

5

Tỷ trọng thu nhập CN Trâu bò so với ngành CN

%

25

4. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đề án

a) Đầy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và Công nghệ trong chăn nuôi thú y và sản xuất chế biến sữa

- Cập nhật các tiến bộ KHKT, công nghệ sản xuất tiên tiến để hàng năm tổ chức chuyển giao ứng dụng vào sản xuất cho nông dân.

- Tổ chức tập huấn, chuyển giao theo ph­ương pháp khuyến nông 2 chiều, từng chuyên đề cho nông dân để vận dụng vào sản xuất.

- Hàng năm tổ chức các đề tài khảo nghiệm, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi trâu bò sản xuất.

- Mỗi huyện cần xây dựng và mở rộng 50 - 70 trang trại, gia trại… về chăn nuôi trâu bò có quy mô tối thiểu 20 con. Trong từng trang trại phải xây dựng ít nhất có một mô hình chăn nuôi bò lai sinh sản, vỗ béo bò thịt để nhân giống với quy mô 20 con chăn nuôi theo quy trình tiên tiến.

b) Duy trì nhịp độ tăng đàn trâu bò và nâng cao chất lượng giống để tăng chất lượng đàn

- Về tăng số lượng đàn:

Để đạt 1 triệu con trâu bò vào năm 2015 nhịp độ phát triển giai đoạn 2012 -2015 phải đạt 140,02% và nhịp độ tăng đàn bình quân là 8,25%. Trong đó nhịp độ tăng bình quân/năm của Trâu là 6,95%, Bò là 9,10%) và phải đồng thời triển khai thực hiện 2 phương pháp: Tăng đàn tại chỗ bằng sinh sản tự nhiên và nhập đàn bổ sung từ ngoại tỉnh về.

- Về tăng chất lượng giống:

+ Đối với giống bò:

Tạo giống bò bằng Truyền tinh nhân tạo (TTNT): Sử dụng tinh nhóm bò Zebu (Red Sind, Sahywan) bò hướng thịt (Brahman, Limousine,..) để phối giống.

Cải tạo đàn bò bằng nhảy trực tiếp: sử dụng bò đực lai Zebu 50 -75% máu ngoại để phối giống nhảy trực tiếp.

[...]