Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 4212/QĐ-BTNMT công bố các sự kiện Ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 4212/QĐ-BTNMT
Ngày ban hành 29/12/2023
Ngày có hiệu lực 29/12/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Lê Công Thành
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4212/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ CÁC SỰ KIỆN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2023.

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 2601/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế bình xét, công bố các sự kiện ngành tài nguyên và môi trường hằng năm;

Căn cứ Quyết định số 4018/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Hội đồng bình xét sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2023;

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bình xét sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2023 và Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố các sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, truyền thông các sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2023 theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Tổng biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường, Tổng biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh (để báo cáo);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT (TTTT), B.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Công Thành

 

CÁC SỰ KIỆN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2023

(Ban hành theo Quyết định số: 4212/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

01. Trên 12 triệu lượt đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) gồm nhiều nội dung quan trọng, được cộng đồng đặc biệt quan tâm, kỳ vọng, một trong bộ luật thu hút được số lượng lớn, với hơn 12 triệu lượt góp ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thực tiễn cao. Đây thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sôi nổi, rộng lớn của cả nước về sự kiện pháp lý quan trọng. Dự thảo Luật trình Quốc hội được đánh giá cao về chất lượng, sự công phu, thận trọng, xem xét kỹ lưỡng nhiều mặt, quyết tâm, kiên trì nghiên cứu, tiếp thu, giải trình để giải quyết các vấn đề lớn và khó; thể chế hóa các chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, tuân thủ Hiến pháp, đảm bảo tính đồng bộ thống nhất trong hệ thống pháp luật; phát huy nguồn lực đất đai, đưa đất đai thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp gần nhất.

Bên cạnh quá trình xây dựng, hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi) và kịp thời tháo gỡ các nút thắt, khó khăn, vướng mắc trong thực thi chính sách pháp luật về đất đai, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2023/NĐ-CP với nhiều nội dung chính sách quan trọng, trong đó hướng dẫn cụ thể việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

02. Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, bước tiến lớn trong phương thức quản trị hiệu quả, bền vững tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được Quốc hội (khóa XV) thông qua gồm 10 Chương, 86 Điều; đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thông qua 4 nhóm chính sách lớn gồm đảm bảo an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước. Đặc biệt, thay đổi tư duy, phương thức quản trị, quản lý tổng hợp, thống nhất, bằng công cụ kinh tế trên nền tảng công nghệ số và hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định; đảm bảo hiệu quả an ninh nguồn nước quốc gia tiệm cận các nước tiên tiến trên thế giới.

03. Phân bổ, phát huy nguồn lực tài nguyên trong tầm nhìn dài hạn theo quản trị chiến lược

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Chiến lược tiến đến làm chủ công nghệ đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; Đề án hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn và Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và nhiều chiến lược quy hoạch quan trọng khác, trong đó Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhiệm vụ khó, phức tạp, liên ngành cao đã lần đầu được thực hiện ở nước ta... Qua đó, đồng bộ với các chiến lược, quy hoạch quốc gia; nâng cao hiệu quả phân bổ, phát huy nguồn lực tài nguyên, bảo vệ môi trường bền vững trong tầm nhìn dài hạn theo xu hướng quản trị chiến lược.

04. Việt Nam công bố kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP tại COP28 lớn nhất lịch sử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ của hơn 140 quốc gia tham dự Hội nghị Thượng đỉnh COP28 lớn nhất lịch sử, giới thiệu 12 biện pháp lớn Việt Nam thực hiện từ sau COP26, nhấn mạnh cần đa dạng hóa huy động nguồn lực từ các nước phát triển tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu. Tại COP28, Việt Nam công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP); cùng cộng đồng quốc tế thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, phát thải ròng bằng 0. Đoàn Việt Nam đồng thời tổ chức thành công hàng loạt sự kiện bên lề, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao; đặt nền tảng thu hút nguồn lực, chuyển giao công nghệ thời gian tới.

Tại các diễn đàn, nghị sự quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nêu nhiều sáng kiến, ký kết thỏa thuận, chương trình hợp tác quan trọng, để lại nhiều dấn ấn tốt đẹp với cộng đồng quốc tế trong hoạt động về phát triển bền vững toàn cầu.

05. Đề xuất các giải pháp đột phá quản lý, phát triển bền vững tài nguyên và môi trường giai đoạn tới

[...]