Quyết định 416/QĐ-UBND-HC năm 2024 phê duyệt Đề án Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2024-2025 và đến năm 2030
Số hiệu | 416/QĐ-UBND-HC |
Ngày ban hành | 21/05/2024 |
Ngày có hiệu lực | 21/05/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký | Phạm Thiện Nghĩa |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 416/QĐ-UBND-HC |
Đồng Tháp, ngày 21 tháng 05 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Viễn thông năm 2009;
Căn cứ Luật Xuất bản năm 2012;
Căn cứ Luật Báo chí năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về triển khai chiến lược Chuyển đổi số báo chí trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 55/TTr-STTTT ngày 26 tháng 4 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2024 - 2025 và đến năm 2030 (Đề án kèm theo).
Điều 2. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án được phê duyệt; làm đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Đề án.
Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp và các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện, quản lý, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, của ngành Thông tin và Truyền thông.
Giao các sở, ban, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp xây dựng các Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể đúng theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ; Công an Tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
PHÁT TRIỂN ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH
ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2024 - 2025 VÀ ĐẾN NĂM 2030
(Kèm
theo Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 21 tháng 05 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp)
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LẬP ĐỀ ÁN
Đồng Tháp đang trở thành điểm sáng của cả nước khi nhiều năm qua đã tạo dựng thành công hình ảnh địa phương: Đất Sen hồng năng động, sáng tạo, nghĩa tình; có môi trường thu hút đầu tư và khởi nghiệp thuận lợi bởi các chính sách điều hành linh hoạt cùng đội ngũ lãnh đạo chính quyền thân thiện, đồng hành cùng nhân dân, doanh nghiệp; có nhiều mô hình điển hình của cả nước về phát triển kinh tế nông nghiệp, du lịch, cải cách hành chính, xuất khẩu lao động,... Trong định hướng quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặt ra khát vọng về mục tiêu phát triển Đồng Tháp trở thành trung tâm nông nghiệp du lịch sinh thái, giao lưu phát triển kinh tế, điểm đến hạnh phúc và đáng sống của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). [19] [45]
Sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà cũng như định hướng phát triển dài lâu, vừa là tiền đề, vừa là nền tảng thúc đẩy hoạt động của ngành báo chí Đồng Tháp. Đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) tỉnh Đồng Tháp đã có quá trình hình thành, phát triển 46 năm, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, văn hoá - xã hội của địa phương, nhất là trước yêu cầu phát triển của đất Sen hồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, đang đòi hỏi yêu cầu truyền thông vừa đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí của xã hội, vừa quảng bá, nâng cao hình ảnh, vị thế Đồng Tháp.
Những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh và hệ thống chính trị tỉnh nhà, đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của các thế hệ lãnh đạo, viên chức, người lao động, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp đã có sự phát triển vượt bậc trong khu vực và cả nước. Từ năm 2015 đến nay, kênh THĐT1 luôn nằm vị trí thứ hai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về thị phần khán giả với nhiều chương trình thu hút như: thời sự chính trị, nông nghiệp, thể thao, ký sự và đặc biệt là với các chương trình văn nghệ giải trí tự sản xuất (Gameshows Tài tử miệt vườn) đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị Đờn ca tài tử - một loại hình văn hóa nghệ thuật được UNESCO công nhận. Về kinh tế, Đài thuộc top 10 các Đài PT-TH địa phương tự chủ chi thường xuyên sớm nhất của cả nước.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 416/QĐ-UBND-HC |
Đồng Tháp, ngày 21 tháng 05 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Viễn thông năm 2009;
Căn cứ Luật Xuất bản năm 2012;
Căn cứ Luật Báo chí năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về triển khai chiến lược Chuyển đổi số báo chí trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 55/TTr-STTTT ngày 26 tháng 4 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2024 - 2025 và đến năm 2030 (Đề án kèm theo).
Điều 2. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án được phê duyệt; làm đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Đề án.
Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp và các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện, quản lý, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, của ngành Thông tin và Truyền thông.
Giao các sở, ban, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp xây dựng các Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể đúng theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ; Công an Tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
PHÁT TRIỂN ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH
ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2024 - 2025 VÀ ĐẾN NĂM 2030
(Kèm
theo Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 21 tháng 05 năm 2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp)
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LẬP ĐỀ ÁN
Đồng Tháp đang trở thành điểm sáng của cả nước khi nhiều năm qua đã tạo dựng thành công hình ảnh địa phương: Đất Sen hồng năng động, sáng tạo, nghĩa tình; có môi trường thu hút đầu tư và khởi nghiệp thuận lợi bởi các chính sách điều hành linh hoạt cùng đội ngũ lãnh đạo chính quyền thân thiện, đồng hành cùng nhân dân, doanh nghiệp; có nhiều mô hình điển hình của cả nước về phát triển kinh tế nông nghiệp, du lịch, cải cách hành chính, xuất khẩu lao động,... Trong định hướng quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặt ra khát vọng về mục tiêu phát triển Đồng Tháp trở thành trung tâm nông nghiệp du lịch sinh thái, giao lưu phát triển kinh tế, điểm đến hạnh phúc và đáng sống của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). [19] [45]
Sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà cũng như định hướng phát triển dài lâu, vừa là tiền đề, vừa là nền tảng thúc đẩy hoạt động của ngành báo chí Đồng Tháp. Đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) tỉnh Đồng Tháp đã có quá trình hình thành, phát triển 46 năm, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, văn hoá - xã hội của địa phương, nhất là trước yêu cầu phát triển của đất Sen hồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, đang đòi hỏi yêu cầu truyền thông vừa đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí của xã hội, vừa quảng bá, nâng cao hình ảnh, vị thế Đồng Tháp.
Những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh và hệ thống chính trị tỉnh nhà, đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của các thế hệ lãnh đạo, viên chức, người lao động, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp đã có sự phát triển vượt bậc trong khu vực và cả nước. Từ năm 2015 đến nay, kênh THĐT1 luôn nằm vị trí thứ hai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về thị phần khán giả với nhiều chương trình thu hút như: thời sự chính trị, nông nghiệp, thể thao, ký sự và đặc biệt là với các chương trình văn nghệ giải trí tự sản xuất (Gameshows Tài tử miệt vườn) đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị Đờn ca tài tử - một loại hình văn hóa nghệ thuật được UNESCO công nhận. Về kinh tế, Đài thuộc top 10 các Đài PT-TH địa phương tự chủ chi thường xuyên sớm nhất của cả nước.
Tuy nhiên, trước xu thế phát triển như vũ bão của ngành báo chí truyền thông hiện đại, đặc biệt là công nghệ truyền hình và thông tin điện tử cũng như với tầm định vị phát triển của Tỉnh theo định hướng Quy hoạch của Tỉnh thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã, đang và sẽ tạo ra nhiều hoạt động quy mô tầm khu vực, quốc gia và quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đòi hỏi vai trò tác nghiệp, thông tin báo chí ở tầm chuyên nghiệp, hiện đại hơn.
Là cơ quan báo chí đa phương tiện của Tỉnh, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp phải đảm bảo năng lực, điều kiện tác nghiệp để đáp ứng tốt yêu cầu thông tin tuyên truyền của tỉnh nhà theo xu thế phát triển trên. Tuy nhiên, căn cứ quy mô hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện nay và so với tốc độ đầu tư của các Đài PT-TH tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL thì Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu về tính chuyên nghiệp hiện đại. Hơn nữa, sau 46 năm hình thành và phát triển vẫn chưa có một quy hoạch phát triển Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp nói riêng, quy hoạch hệ thống báo chí tỉnh nhà nói chung theo một định hướng thống nhất, khoa học, đồng bộ, gắn với Quy hoạch chiến lược chung của Tỉnh.
Mặt khác, PT-TH là loại hình báo chí phổ cập, có sức hấp dẫn, dễ tiếp cận với quảng đại công chúng, là một trong những công cụ tuyên truyền sắc bén của Đảng và Nhà nước; là diễn đàn của Nhân dân; là công cụ điều hành của các cấp uỷ, chính quyền địa phương. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo cơ hội chưa từng có cho sản xuất nội dung số một cách tự do, dễ dàng và mức độ lan truyền tức thì tác động, ảnh hưởng cực rộng. Đó cũng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch tăng cường chống phá, xuyên tạc thành tựu của Đảng và của nhân dân mọi lúc mọi nơi. Nếu lực lượng báo chí chính quy phát triển không tương xứng, sẽ khó chủ động trong vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận tích cực trên mặt trận văn hóa - tư tưởng thông qua các hoạt động nghiệp vụ được trang bị hệ thống cơ sở, vật chất thiết bị, công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp.
Đứng trước những đòi hỏi cấp bách trên, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 khẳng định: “Củng cố hệ thống báo chí, xuất bản theo hướng tiếp cận được với xu thế truyền thông hiện đại, có khả năng chuyển tải tiếng nói của Đảng, là diễn đàn của nhân dân”.[4] Và trong Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng “Phát triển ngành báo chí truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại” [19]. Quy hoạch cũng đặt ra nhiều kế hoạch thành phần, trong đó lĩnh vực văn hóa thông tin, hàng loạt nhiệm vụ chiến lược phải được thực hiện thông qua vai trò của báo chí tỉnh nhà, đặc biệt là của Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp, nhằm hiện thực hóa mục tiêu chiến lược trong Quy hoạch: “Đồng Tháp sẽ trở thành tiên phong và chuẩn mực kinh tế xanh của vùng ĐBSCL, đến tầm quốc gia, quốc tế; từ đó xây dựng hình ảnh thương hiệu toàn cầu”.
Chính vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất, khoa học, tương xứng theo yêu cầu phát triển của tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì việc xây dựng Đề án “Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2024-2025 và đến năm 2030” với các mục tiêu chiến lược để xứng tầm với vị thế và sự phát triển tỉnh Đồng Tháp là hết sức cần thiết, tất yếu và phù hợp với Quy hoạch chiến lược của Ngành, của tỉnh Đồng Tháp.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu
Phân tích, đánh giá, so sánh thực trạng trong mối tương quan giữa Đài PT- TH tỉnh Đồng Tháp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; và với các Đài PT-TH cấp tỉnh trong khu vực ĐBSCL để xây dựng mục tiêu, giải pháp, lộ trình cho Đề án “Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2024-2025 và đến năm 2030”.
2. Nhiệm vụ đề án
- Đánh giá, phân tích xu thế phát triển của ngành báo chí truyền thông Việt Nam và quốc tế.
- So sánh bộ máy tổ chức, hệ thống cơ sở vật chất và nội dung hoạt động của một số Đài PT-TH cấp tỉnh có cùng điều kiện, hoàn cảnh.
- So sánh, phân tích, đánh giá thực trạng của Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp và định hướng chiến lược đầu tư phát triển trên bốn mặt: Nguồn lực – Tổ chức; Cơ sở vật chất – Hạ tầng kỹ thuật công nghệ; Phương án kinh tế tự chủ; Chiến lược nội dung đột phá theo xu hướng truyền thông hiện đại, đa phương tiện, đa nền tảng gắn liền với định hướng quy hoạch chiến lược của Tỉnh và mục tiêu mở rộng đối tượng khán giả mục tiêu và thị phần khán giả ra 04 thị trường lớn của cả nước.
- Đề xuất các chiến lược nội dung và hạng mục đầu tư đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ chuẩn bị cho điều kiện, năng lực để có thể nâng mức tự chủ từ đảm bảo chi thường xuyên lên tự chủ đầu tư từ năm 2031 trở đi.
- Xây dựng hệ thống giải pháp, lộ trình tổ chức thực hiện Đề án.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát, nghiên cứu thực tế các Đài PT-TH cấp tỉnh có cùng điều kiện hoàn cảnh.
- Tổ chức các cuộc hội thảo thành phần của Đề án, Chiến lược phát triển Kênh THĐT2, Kế hoạch phát triển hạ tầng truyền dẫn phát sóng; Giải pháp kinh tế báo chí, tổ chức hội thảo chuyên gia, tổ chức lấy ý kiến đóng góp, trao đổi, làm việc với các sở, ngành liên quan.
- Thống kê, phân tích, đánh giá, so sánh thực trạng của Đài với các Đài trong khu vực và xu thế, quy hoạch báo chí, kinh tế báo chí, Chiến lược Chuyển đổi số (CĐS) báo chí , Quy hoạch chiến lược của tỉnh Đồng Tháp.
- [1][1] Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII ngày 01/02/2021 của Đảng và các Nghị quyết về quan điểm phát triển Báo chí trong tình hình mới;
- [2] Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
- [3] Chương trình hành động số 62-CTr/TU ngày 01/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
- [4] Nghị quyết số 13-NQ/ĐH ngày 20/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần XI, nhiệm kỳ 2020-2025.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, điều hành của Nhà nước
- [5] Luật Báo chí năm 2016;
- [6] Luật Viễn thông năm 2009;
- [7] Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện năm 2022;
- [8] Luật An ninh mạng năm 2018;
- [9] Luật An toàn thông tin mạng năm 2015;
- [10] Luật Viên chức năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019;
- [11] Luật Xuất bản năm 2012;
- [12] Luật Điện ảnh năm 2022;
- [13] Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;
- [14] Quyết định số 1431/QĐ-TTg ngày 26/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong Lĩnh vực Thông tin truyền thông đến 2021, định hướng đến năm 2030;
- [15] Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025;
- [16] Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- [17] Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 06/4/2023 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- [18] Quyết định số 1321/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- [19] Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- [20] Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 31/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021-2025;
- [21] Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/03/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách;
- [22] Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
- [23] Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
- [24] Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- [25] Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ quy định Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình; Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 01/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình;
- [26] Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
- [27] Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
- [28] Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài PT-TH thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh -Truyền hình thuộc UBND cấp huyện;
- [29] Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021;
- [30] Kế hoạch số 1738/KH-BTTTT ngày 04/6/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025;
- [31] Quyết định số 1137/QĐ-BTTTT ngày 23/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng bản đồ số quốc gia;
- [32] Quyết định số 951/QĐ-BTTTT ngày 02/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành Chuyển đổi số báo chí;
- [33] Quyết định số 861/QĐ-UBND-HC ngày 05/8/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp;
- [34] Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 22/8/2023 của UBND tỉnh Đồng Tháp về triển khai chiến lược Chuyển đổi số báo chí trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
- [35] Quyết định số 380/QD-77 ngày 25/05/1977 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thành lập Đài Phát Thanh tỉnh Đồng Tháp;
- [36] Quyết định số 96/TCCB ngày 24/10/1984 của UBND tỉnh Đồng Tháp đổi tên thành Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp;
- [37] Quyết định số 76/QĐ-UBND-TL ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc tổ chức lại các đơn vị thuộc và trực thuộc Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp;
- [38] Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 09/4/2020 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp;
- [39] Quyết định số 08/2023/QĐ-UBND ngày 07/3/2023 của UBND tỉnh Đồng Tháp sửa đổi khoản 3 Điều 3 quy định ban hành kèm theo Quyết định số 09/2020/QĐ- UBND ngày 09/4/2020 của UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp;
- [40] Giấy phép Hoạt động Phát thanh số 350/GP-BTTTT ngày 20/7/2017 và Giấy phép Hoạt động Truyền hình số 349/GP-BTTTT ngày 20/7/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- [41] Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện số 299994/GP ngày 09/06/2020 của Cục Tần số vô tuyến điện;
- [42] Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 195/GP-TTĐT ngày 15/10/2019 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử;
- [43] Giấy phép Sản xuất kênh chương trình truyền hình trong nước số 460/GP- BTTTT ngày 22/10/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- [44] Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 31/3/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp Khóa X thông qua Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050;
- [45] Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020; Quyết định số 310/QĐ-TTg ngày 14/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
- [46] Quyết định số 1361/QĐ-BTTTT ngày 08/7/2022 của Bộ Trưởng Bộ thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy phát triển nền tảng truyền hình số Quốc gia;
- [47] Thông tư số 18/2016/TT-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về danh mục kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Đề án được kết cấu gồm 03 Chương:
Chương I: Hiện trạng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp và xu hướng phát triển ngành.
Chương II: Phương hướng phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023-2025 và đến năm 2030.
Chương III: Tổ chức thực hiện.
HIỆN TRẠNG ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH
I. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH ĐỒNG THÁP
1. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ
1.1. Vị trí
- Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp là đơn vị sự nghiệp, thực hiện chức năng báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, được thành lập năm 1977 theo Quyết định số 380/QĐ-77 ngày 25/5/1977 của UBND tỉnh Đồng Tháp. [35], [36], [37]
- Đài chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Đồng Tháp; sự quản lý nhà nước về báo chí, về truyền dẫn và phát sóng của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT); sự chỉ đạo, định hướng công tác thông tin tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp và sự hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan báo chí theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Báo chí năm 2016. [5]
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình theo định hướng của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ TT&TT và theo phê duyệt của UBND Tỉnh.
- Tổ chức thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên sóng phát thanh, truyền hình và các kênh thông tin trong môi trường internet; sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình, thông tin trên trang thông tin điện tử và các kênh truyền thông trong môi trường internet bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
- Tham gia phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền thanh, truyền hình trên địa bàn Tỉnh.
- Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền thanh và truyền hình theo sự phân công của UBND Tỉnh và cấp có thẩm quyền.
- Trực tiếp vận hành, quản lý, khai thác hệ thống kỹ thuật chuyên ngành để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình của địa phương; phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để đảm bảo sự an toàn của hệ thống kỹ thuật này; trao đổi tin, bài để phát sóng trên các Đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử khác phù hợp với quy định pháp luật. Thực hiện tiếp sóng, phát lại một số chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
- Tổ chức khai thác, biên dịch các chương trình nước ngoài thu qua vệ tinh, internet, truyền hình số mặt đất để phát sóng và chịu trách nhiệm về nội dung.
- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật đối với hệ thống truyền thanh cấp huyện và cơ sở.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu kỹ thuật, công nghệ thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên ngành phát thanh, truyền thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
- Tổ chức các hoạt động quảng cáo, kinh doanh, dịch vụ trên sóng phát thanh, truyền hình; trang thông tin điện tử và các kênh thông tin hợp pháp do Đài khai thác trong môi trường internet; tiếp nhận tài trợ; ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tài sản, ngân sách do Nhà nước cấp, nguồn kinh phí từ quảng cáo, dịch vụ, kinh doanh và nguồn tài trợ theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức, biên chế, tiền lương, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật viên chức và người lao động của Đài theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND Tỉnh [39].
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan có liên quan về mặt công tác được giao; tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng theo phân cấp.
- Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch và các tệ nạn xã hội khác trong đơn vị. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
- Phối hợp thanh tra, kiểm tra thực hiện chế độ chính sách và các quy định của pháp luật; đề xuất các hình thức kỷ luật đối với đơn vị, cá nhân vi phạm quy định trong hoạt động phát thanh, truyền thanh, truyền hình theo phân công, phân cấp.
- Thực hiện công tác bảo mật thông tin, lưu trữ tư liệu.
- Tham gia với các cơ quan thẩm quyền trong việc thẩm định hồ sơ cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống phát thanh, truyền thanh, truyền hình trong phạm vi Tỉnh, nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ về kỹ thuật, thiết bị.
- Tổ chức khai thác các hệ thống kỹ thuật của Đài; duy trì, bảo quản thiết bị máy móc, thực hiện về quy trình, quy phạm kỹ thuật, an toàn lao động, phòng cháy, nổ của hệ thống phát thanh, truyền hình địa phương.
- Tham gia xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình theo sự phân công, phân cấp.
- Quản lý tài chính, tài sản và sử dụng có hiệu quả
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND Tỉnh giao.
Là đơn vị sự nghiệp nhóm II, được giao quyền tự chủ về bộ máy tổ chức. Tháng 8/2019, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; [2] Đài xây dựng Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy: từ 06 phòng chuyên môn và 01 Trung tâm Dịch vụ PT-TH (đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đài), giảm còn 05 phòng theo Quyết định số 76/QĐ- UBND-TL ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Đồng Tháp. Bộ máy tổ chức này được duy trì đến nay. [37], [38], [39]
Hình 1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Đài
Đến tháng 12/2023, Đài có tổng số 135 viên chức, người lao động.
Thực trạng nguồn lực được phân chia theo độ tuổi, giới, khối, trình độ chuyên môn, chính trị như sau:
Hình 2. Lao động THĐT chia theo độ tuổi
Hình 3. Lao động THĐT chia theo giới
Hình 4. Lao động THĐT chia theo trình độ
Hình 5: Lao động THĐT chia theo Khối
Hình 6. Thu nhập bình quân VC-LĐ từ 2016-2023
Với bộ máy tổ chức và đội ngũ viên chức, lao động hiện có, về cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Đài còn có mạng lưới cộng tác viên (CTV) trên 100 người ở các Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh các huyện, thành phố; CTV tự do và CTV các sở, ngành trong, ngoài tỉnh.
Bộ máy tổ chức Đài tuy đã được sắp xếp theo đầu mối, nhưng vẫn chưa đảm bảo tính khoa học, hợp lý nên cần tiếp tục rà soát, điều chuyển phù hợp theo quy trình sản xuất báo chí. Mặt khác, do đảm bảo tự chủ tài chính chi thường xuyên nên số lượng viên chức, lao động ở cả 5 Khối đều thiếu so với yêu cầu hoạt động: Khối Nội dung còn thiếu nhiều chức danh chuyên môn lẫn yêu cầu trình độ kỹ thuật cao như: thiết kế, đồ họa, họa sĩ, âm nhạc; Khối Kinh tế thiếu chuyên viên PR-marketing; Khối Kỹ thuật thiếu kỹ thuật viên về ánh sáng, âm thanh, an ninh mạng, màn hình led,…
4.1. Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ và tài sản khác gắn liền với đất
- Tổng số ngôi nhà, vật kiến trúc tài sản khác gắn liền với đất:
+ 01 ngôi nhà cấp II (04 tầng), tổng diện tích sàn xây dựng 6.356 m2. Kho đạo cụ, nhà công vụ cấp IV, diện tích 321 m2.
+ Nguyên giá: 48.256.391.000 đồng.
+ Giá trị còn lại: 44.413.091.742 đồng.
- Vật kiến trúc khác: Đường nội bộ, nhà xe.
+ Nguyên giá: 2.849.174.000 đồng.
+ Giá trị còn lại: 1.778.614.800 đồng.
- Quyền sử dụng đất: Theo Quyết định số 135/QĐ-UBND-NĐ ngày 13/04/2016 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc chuyển sang hình thức thuê đất đối với Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp (diện tích 14.430,2 m2 đất, thuộc thửa số 04, tờ bản đồ số 24, thời hạn cho thuê 50 năm).
+ Nguyên giá: 60.290.700.400 đồng.
Nhìn chung: Trụ sở Trung tâm Kỹ thuật Đài được phê duyệt đầu tư từ năm 2006, đến năm 2010 triển khai thi công, năm 2015 đưa vào sử dụng. Cơ sở Trung tâm Kỹ thuật được thiết kế trong giai đoạn công nghệ đang áp dụng tiêu chuẩn analog nên việc bố trí các phòng chuyên môn, hệ thống kết nối về kỹ thuật chỉ đáp ứng việc truyền dữ liệu với yêu cầu chất lượng hình ảnh thấp, chủ yếu phục vụ quá trình chuyển đổi một phần thiết bị lưu trữ truyền hình từ Analog sang Digital chuẩn SD. Những năm gần đây, xu thế báo chí hiện đại phát triển theo mô hình tòa soạn hội tụ đa phương tiện trong không gian mở, kết nối tương tác trực tiếp, chất lượng hình ảnh chuẩn HD tốc độ cao, dung lượng lớn, nhu cầu trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu nhiều. Tuy nhiên, do nguồn thu khó khăn, Đài chưa có kinh phí hạng mục đầu tư cho quá trình chuyển đổi số báo chí. Vì vậy, theo kết quả chấm điểm mức độ trưởng thành Chuyển đổi số của Đài ở mức yếu. (Phụ lục 1 – Kết quả đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành Chuyển đổi số báo chí năm 2023)
- Xe ô tô, phương tiện vận tải khác:
+ Số lượng ô tô: 06 chiếc.
+ Nguyên giá: 8.126.910.000 đồng.
+ Giá trị còn lại: 425.639.972 đồng. Cụ thể:
1. Xe màu lớn chuyên dụng HD: 66A 0689 (mua năm 2005).
2. Xe màu nhỏ chuyên dụng HD: 66A 0790
3. Xe Ford Transit 16 chỗ: 66A 0888
4. Xe Toyota Fortuner 7 chỗ: 66A 0810
5. Xe Toyota Land Cruiser 66A 0222: thuộc Dự án mua xe truyền hình lưu động 01 camera chuyên dụng của ngành truyền hình theo Quyết định số 416/QĐ-HC, ngày 05/4/2001, do Trung tâm Truyền hình thương mại thuộc Đài Truyền hình Việt Nam ký hợp đồng ủy thác, bàn giao[2] xe trị giá: 65.746 USD, tương đương 957.328.000 đồng vào thời điểm hiện hành, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của VTV.
6. Xe Ford Escape 5 chỗ 66M 00195: Mua năm 2013, giá 730 triệu đồng, theo Quyết định số 878/QĐ-UBND-HC, ngày 03/9/2013, từ nguồn thanh lý ô tô cũ và nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.[3]
Về tần suất sử dụng xe:
+ Đối với xe màu lớn (66A 0689): đầu tư năm 2005. Hiện tại, thiết bị trên xe màu lớn (05 Camera) đã được nâng cấp từ SD lên HD vào năm 2018, tần suất sử dụng từ 06 đến 10 lượt/tháng.
+ Đối với xe màu nhỏ (66A 0790): đầu tư năm 2010 với chất lượng SD. Hiện tại, thông qua gói thầu số 18 thuộc dự án đầu tư thiết bị PT-TH kỹ thuật số chuẩn HD đã đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị ghi hình chuẩn HD với 4 camera có dây và 01 camera không dây và đã đưa vào sử dụng tháng 12 năm 2023, tần suất sử dụng từ 06 đến 10 lượt/tháng và có thiết kế để kết hợp ghi hình cùng xe màu lớn để tăng số lượng máy quay khi cần thiết.
+ Xe chuyên dụng: Phục vụ nhu cầu tác nghiệp của phóng viên và đưa thành viên Ban Giám đốc đi công tác. Mỗi xe tần suất sử dụng bình quân 12 ngày/tháng. Do không có xe chở thiết bị nên khi tác nghiệp thường thuê ô tô tải.
+ Đài chỉ có 02 nhân viên lái xe, do sản xuất ngày càng tăng, quan hệ hợp tác mở rộng nên mức độ tác nghiệp chuyên môn, công tác của thành viên Ban Giám đốc nhiều nên không đủ lái xe; phải thường xuyên thuê lái xe bên ngoài hoặc hợp đồng viên chức, người lao động Đài.
Nhìn chung: Do nhu cầu sản xuất chương trình ngày càng gia tăng, nhu cầu xe chuyên dụng lớn để chở thiết bị và ekip sản xuất cần được đầu tư, đồng thời bổ sung lực lượng lái xe.
4.2. Hiện trạng hệ thống phát thanh
4.2.1. Về trang thiết bị truyền dẫn phát sóng
- Sóng phát thanh FM tần số 98,4 MHz. Các Đài cấp huyện, thành phố, xã, phường tiếp phát lại chương trình của Đài tỉnh và Trung ương.
- Hệ thống máy phát sóng hiệu RVR, công suất 5Kwx2 (đầu tư năm 2003), gồm: Máy phát sóng Nautel công suất 10Kw (đầu tư năm 2009), thiết bị truyền dẫn phát sóng phát thanh (đầu tư năm 2021).
- 02 phòng thu phát thanh đạt tiêu chuẩn phát thanh trực tiếp, giao lưu khán giả và live streaming trên mạng xã hội (MHX): Được đầu tư năm 2020 -2021.
4.2.2. Phạm vi phủ sóng
Hiện tại, các chương trình phát thanh được phát trên kênh FM tần số 98,4 Mhz phủ sóng khoảng 95% trên địa bàn tỉnh (do quy định của Cục Tần số vô tuyến điện hiện tại, Đài chỉ được phát sóng FM với công suất tối đa là 5Kw). Hiện tại một nơi thuộc địa bàn xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng cường độ trường sóng FM của Đài bị yếu, dễ bị nhiễu, khó thu được sóng.
Ngoài phương thức phát sóng FM, các chương trình phát thanh đã được phát sóng online trên các nền tảng số như:
- Website: www.thdt.vn.
- Ứng dụng: THDT (kho ứng dụng iOS và Google Play).
Với phương thức phát sóng này, khán giả sử dụng thiết bị có kết nối Internet đều nghe được chương trình phát thanh của Đài.
Nhìn chung, phương tiện kỹ thuật phục vụ sản xuất chương trình, chuyên mục phát thanh đã đáp ứng được những yêu cầu. Chất lượng của các chương trình trực tiếp ngày càng được nâng cao và từng bước thể hiện tính chuyên nghiệp, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu mới cả về nội dung và phương thức thể hiện. Tuy nhiên, máy phát sóng phát thanh RVR sử dụng từ năm 2003, nhiều lần hư hỏng nặng, cần được đầu tư mới nhằm đảm bảo công suất và an toàn hệ thống phát sóng.
4.3. Hiện trạng Truyền hình
4.3.1. Thiết bị truyền dẫn, phát sóng
- Thiết bị tổng khống chế phát sóng truyền hình chuẩn HD gồm:
+ Hệ thống OnAri và tổng khống chế HD kênh THĐT1 (được đầu tư năm 2018).
+ Hệ thống OnAri kênh Miền Tây-THĐT2 (Thuê mướn).
+ Thiết bị phát sóng: Máy phát hình Analog hiệu Harris 10Kw (đầu tư năm 2011, đã được cải tạo thành máy phát sóng số mặt đất DVB-T2 công suất 1,6Kw).
4.3.2 Thiết bị sản xuất chương trình
- Camera phóng viên: Bình quân dòng đời sử dụng khoảng 05 năm.
+ 19 máy quay phim cho phóng viên (đầu tư trong giai đoạn 2014 đến 2018 đã hết khấu hao nhưng vẫn còn đang sử dụng).
+ 10 máy Sony pxw-z280 (đầu tư trong giai đoạn 2020 đến 2021).
- Máy dựng hình: Tổng số 21 bộ dựng HD ( đầu tư từ 2015-2023).
- Studio Thời sự: Hệ thống đèn đầu tư năm 2015. Hiện tại, thông qua Gói thầu số 8 thuộc Dự án thiết bị truyền hình chuẩn HD. Các thiết bị trong Studio đã được đầu tư nâng cấp như: Hệ thống thiết bị ghi hình gồm 03 camera và thiết bị phụ trợ, lắp đặt màn hình led và decor cho hiện phim trường đã đưa vào khai thác từ tháng 12/2023.
- Studio Chuyên đề: hệ thống đèn đầu tư năm 2015, hệ thống thiết bị gồm 03 camera HD và hệ thống thiết bị phụ trợ (đầu tư năm 2019). Phần decor màn hình led vừa được đầu tư mới theo Gói 8 thuộc Dự án thiết bị truyền hình chuẩn HD và đã đưa vào khai thác từ tháng 12/2023.
- Studio Văn nghệ: Khi xây dựng dự án đầu tư năm 2012 dự kiến ban đầu là phim trường ghi hình phát lại các chương trình văn nghệ không có khán giả, đến năm 2015 khánh thành đưa vào sử dụng đúng yêu cầu đặt ra. Và đến năm 2018, cùng với xu thế thực hiện các chương trình trực tiếp ca nhạc theo chủ đề trên sóng truyền hình, khi đó, Đài đã lắp đặt thiết bị và sân khấu để bố trí chỗ ngồi cho khán giả nhưng sức chứa tối đa chỉ 200 người; có hệ thống ánh sáng phim trường truyền hình nhưng chưa được trang bị hệ thống đèn ánh sáng biểu diễn. Studio này hiện nay đang quá tải với các Gameshow giải trí (như Tài tử miệt vườn, các vòng thi đều hạn chế góc máy, khán giả; đêm chung kết phải thuê Hội trường bên ngoài). Phim trường vừa được trang bị màn hình led vào cuối năm 2022.
- Xe ghi hình lưu động HD: 05 camera và thiết bị phụ trợ (đầu tư năm 2018).
- Xe ghi hình lưu động HD: 05 camera và thiết bị phụ trợ (đầu tư năm 2023).
- Hệ thống server lưu trữ online và offline (LTO) và mạng sản xuất chương trình (mạng trục 10Gb): tổng dung lượng lưu trữ:120 TB (đầu tư nâng cấp qua từng giai đoạn).
Nhìn chung: Hệ thống thiết bị tiền kỳ và hậu kỳ được đầu tư trong giai đoạn 2014- 2021, đến năm 2025 sẽ đến giai đoạn xuống cấp và hết khấu hao. Khoảng 30% thiết bị còn lại có thể sử dụng được (10 camera Sony pxw-z280 và 06 máy dựng hình) nên giai đoạn 2025-2030 và thời gian sau đó, phải đầu tư bổ sung các thiết bị tiền kỳ, hậu kỳ và xe ghi hình lưu động (đến thời điểm 2025-2030, Đài có 02 xe chuẩn HD thiết bị có tuổi thọ là 12 năm và 05 năm).
4.3.3 Hiện trạng các phim trường
- Phim trường Thời sự: 75m2 (11m x 6,9m x 3,1m) làm trực tiếp 04 chương trình thời sự và ghi hình hàng ngày. Do không gian nhỏ, thấp nên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới thể hiện mang tính tương tác, dẫn chương trình không thể hiện được các cảnh quay di chuyển.
- Phim trường Chuyên đề: 70m2 (10m x 7m x 3,6m) hiện tại cơ bản đáp ứng được khi trực tiếp các chương trình chuyên mục, chuyên đề.
- Phim trường Văn nghệ 285m2 (15mx19m), ghi hình các chương trình nghệ thuật, biểu diễn, gameshow, tọa đàm,... Với các chương trình mang tính chất nghệ thuật (gameshow, ca nhạc) phim trường quá tải.
Nhìn chung: 03 phim trường Studio Thời sự, Studio Chuyên đề, Studio Văn nghệ: phần thiết bị thu hình chủ yếu được đầu tư nâng cấp từ năm 2018-2023, từ năm 2027 sẽ bắt đầu hết khấu hao dần. Phim trường Văn nghệ quá tải khi sản xuất các chương trình văn nghệ, gameshow. Studio Thời sự chưa đáp ứng yêu cầu thể hiện theo xu hướng truyền hình tương tác. Phần thể hiện như màn hình led, decor mới được đầu tư trong Dự án Thiết bị Truyền hình kỹ thuật số chuẩn HD (TBTH-KTS chuẩn HD) giai đoạn 2021-2025, đã được thi công và đưa vào sử dụng cuối năm 2022. (Phụ lục 2 - Tổng hợp thiết bị giai đoạn hết khấu hao, cần đầu tư từ năm 2031-2035)
4.4. Hiện trạng thông tin điện tử
- Trang thiết bị kỹ thuật:
+ 01 bộ máy tính dựng chuyên dụng; 05 bộ máy tính khai thác.
+ 02 bộ livestream chuyên dụng dành cho mạng xã hội.
+ 02 bộ streaming kênh THĐT1, Miền Tây THĐT2 và Radio.
+ 01 balo truyền tín hiệu 4G.
- Nhân sự: 03 Kỹ thuật viên, 03 Biên tập viên.
Nhìn chung: Số lượng thiết bị và nhân sự đều thiếu so với yêu cầu, đặc biệt là các thiết bị sản xuất chuyên biệt cho mạng xã hội. Hiện chỉ có 01 Phóng viên chuyên sản xuất cho mạng xã hội.
4.5. Hiện trạng lưu trữ
Hệ thống lưu trữ và mạng trục được đầu tư nâng cấp qua từng giai đoạn: từ năm 2005 sử dụng mạng LAN dùng cáp đồng với tốc độ 100Mb/s; đến năm 2009 nâng cấp mạng trục từ 100 Mb/s; từ năm 2011-2015 tiến hành số hoá kho tư liệu băng từ như VHS, Supper VHS, Dvcam, DVCPro, Dvmini, Betacam để lưu trữ lâu dài trên hệ thống LTO và hệ thống lưu trữ theo công nghệ NAS.
Hiện tại, hệ thống lưu trữ được sử dụng với 02 dạng chính: Dạng online được kết nối với các máy trạm sản xuất chương trình và phát sóng trên mạng trục cáp quang 10 Gb/s với dung lượng lưu trữ hiện tại khoảng 120 TB (đầu tư nâng cấp qua từng giai đoạn vốn trung hạn 2016-2020). Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho các tư liệu quan trọng, Đài đã sử dụng hệ thống lưu trữ bằng băng từ kỹ thuật số LTO (công nghệ này hiện đang được các Đài Truyền hình lớn sử dụng).
Dự án đầu tư trang thiết bị bằng vốn trung hạn 2021-2025 đã tiến hành mở rộng hệ thống lưu trữ thêm 160TB x 3 và tăng băng thông thiết bị mạng trục từ 10Gb lên 40Gb, đầu tư, trang bị hệ thống bảo vệ an toàn thông tin mạng chuyên dụng.
Đài đã nghiên cứu phương án thuê dung lượng lưu trữ của các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây nhưng do đặc thù ngành, file dữ liệu (video, audio) có dung lượng lớn (tối thiểu 1,0 GB/01 file), trung bình lượng dữ liệu thô cho 01 ngày sản xuất chương trình khoảng 150 GB, nếu tích lũy cả năm thì chi phí thuê hàng năm rất lớn. Thứ hai, việc thuê lưu trữ đám mây đòi hỏi đơn vị phải có đường truyền cáp quang băng thông cực lớn mới có thể truy xuất dữ liệu nhanh chóng, nếu không sẽ bị nghẽn, bị động trong sản xuất chương trình, đặc biệt là chương trình thời sự (chi phí thuê đường truyền 1Gb/s khoảng 600.000.000 đồng/năm).
Nhìn chung: Hệ thống lưu trữ cơ bản đáp ứng nhu cầu hiện tại. Nhưng với xu thế phát triển và chuyển đổi số trong lĩnh vực PT-TH, tất cả công việc từ quản lý điều hành, sản xuất nội dung đều thực hiện trên môi trường mạng nên cần phải đầu tư hệ thống dự phòng ở chế độ 1:1. Hiện, Đài chưa trang bị chế độ dự phòng. Đây là một trong những hạn chế về CĐS báo chí của Đài.
4.6. Hiện trạng mạng nội bộ
Về thiết bị bảo vệ an toàn thông tin mạng: Hệ thống được thiết kế theo mô hình Domain/Client được quản lý và thiết lập các quyền truy cập tài nguyên của các User trong hệ thống bởi bộ phận IT. (Phụ lục 3 - Hiện trạng mạng nội bộ)
- Hệ thống kết nối Internet thông qua router/Firewall. Bao gồm 03 router (02 router Draytek 2925, 01 router Draytek 3330) kết nối FTTH đến 02 nhà cung cấp dịch vụ internet là VNPT và Viettel, sử dụng 02 PC cài đặt Pfsense, OPNSense cấu hình làm firewall kiểm soát truy cập internet. Hệ thống cung cấp cho người dùng 02 đường kết nối truy cập internet tin cậy và liên tục.
- Trang thông tin điện tử (Web/App): Thuê dịch vụ trọn gói hệ thống Server.
Nhìn chung: Hệ thống firewall căn bản đảm bảo an toàn truy cập internet ở mức thấp. Các quy tắc truy cập, tính năng phát hiện và phòng chống xâm nhập ở mức cơ bản. Hệ thống chưa được cấu hình tự động chuyển đổi gateway backup khi có sự cố đường truyền internet. Hệ thống mạng chưa được phân vùng IP, chưa có hệ thống phát hiện và chống thất thoát dữ liệu. Vì vậy cần đầu tư hệ thống toàn diện theo yêu cầu an ninh an toàn thông tin và CĐS báo chí.
- Hệ thống Wep/App hiện tại đang chạy với giao thức “http” và đang được nâng cấp mới với giao thức “https” nhằm nâng cao bảo mật hệ thống.
- Hệ thống thông tin bao gồm các hệ thống thành phần với cấp độ đề xuất tương ứng, cụ thể: Hệ thống phục vụ người dân, doanh nghiệp, đăng tải thông tin phát thanh, truyền hình của Đài trên trang thông tin điện tử, công khai cho tất cả khán, thính giả nghe, xem Đài. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 85/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ thì hệ thống này được đề xuất và thực hiện ở cấp độ 2. [ 22]
+ Hệ thống mạng internet hành chính - văn phòng: Phục vụ nội bộ Đài, cấp độ 1.
+ Hệ thống sản xuất, lưu trữ, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình.
Nhìn chung: Đặc thù ngành PT-TH có dung lượng dữ liệu lớn nên chi phí đầu tư cho hệ thống lưu trữ khá cao, và cần liên tục đầu tư mở rộng hệ thống theo thời gian. Thiết bị bảo vệ an toàn an ninh mạng mới được đầu tư trong năm 2022. Nhân sự còn thiếu, đặc biệt là kỹ thuật viên chuyên sâu về an ninh mạng.
Để thực hiện mô hình tòa soạn hội tụ theo Chiến lược phát triển thông tin quốc gia tại Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 06/4/2023 về Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến đến năm 2030” [18] và “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về [17][30] và theo chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành CĐS báo chí theo Quyết định số 951/QĐ- BTTTT ngày 02/6/20223 của Bộ TT&TT thì cần đầu tư tập trung và quyết liệt cho CĐS ở Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp mới có thể nâng mức độ trưởng thành CĐS.
4.7. Phạm vi truyền dẫn phát sóng các kênh truyền hình, phát thanh
Phạm vi phủ sóng kênh truyền hình THĐT1 và THĐT2[4] đã được đo đạt và công bố công khai trên Website của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng (TDPS) theo quy định pháp luật.
4.7.1. Trên hạ tầng TDPS của Công ty TNHH Truyền hình số Miền Nam (SDTV)
Công ty TNHH Truyền hình số Miền Nam được Bộ TT&TT cấp phép TDPS truyền hình số mặt đất khu vực phía Nam. Hai kênh THĐT1 (chuẩn HD) và THĐT2 (chuẩn SD) đã được dịch vụ của SDTV phủ sóng toàn bộ khu vực Miền Nam. Thế mạnh của SDTV là phát sóng quảng bá miễn phí thuê bao, mọi người dân đều xem được qua truyền hình truyền thống. SDTV đang sử dụng 02 phương thức để TDPS kênh THĐT1 và THĐT2.
4.7.1.1. Phương thức truyền dẫn phát sóng kỹ thuật số mặt đất DVB-T2 (dùng cho các thiết bị thu hình tại Việt Nam chuẩn DVB-T2)
Với phương thức TDPS này, THĐT1 được phát sóng chuẩn HD và Kênh THĐT2 với chuẩn SD trên 02 tần số Kênh 33 với 15 trạm phát sóng tại An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang; và kênh 36 UHF có 06 trạm phát sóng tại Bình Định, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Quảng Nam.
Diện phủ sóng: 100% địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh khu vực phía Nam.
4.7.1.2. Phương thức truyền dẫn phát sóng trên nền tảng OTT- SDTV
Với phương thức này dùng cho các thiết bị có kết nối Internet như: Smart Tivi, các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android và IOS.
Hình 7: Hai kênh THĐT1 và THĐT2 được phát trên nền tảng OTT- SDTV
4.7.2. Trên hạ tầng TDPS của Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV)
Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist có 02 phương thức TDPS kênh THĐT1 và THĐT2 chuẩn HD, ưu thế là lượng thuê bao lớn khu vực phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn trong cả nước.
4.7.2.1. Phương thức TDPS kỹ thuật số DVB-C và DVB-T2 và Analog
Dùng cho các thiết bị thu hình thông dụng tại Việt Nam chuẩn Analog và DVB-T2.
Phạm vi cung cấp dịch vụ tập trung tại khu đông dân cư, các thành phố lớn:
Hình 8: Kênh THĐT1 và THĐT2 được SCTV phủ sóng tại hơn 50 tỉnh thành
+ Kênh THĐT1 được phát sóng với chất lượng HD trên dịch vụ truyền hình cáp SCTV (gói Digital) tại Đồng Tháp là kênh số 14 và tại Cần Thơ là kênh số 69 gói kênh Analog.
+ Kênh THĐT1 trên truyền hình cáp kỹ thuật số DVB-C là kênh số 92.
+ Kênh THĐT1 trên truyền hình cáp kỹ thuật số DVB-T2 là kênh số 146.
+ Vùng cung cấp dịch vụ gói Digital tại các tỉnh, thành phố: An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bắc Giang, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Kiên Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Long An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
4.7.2.2. Phương thức truyền dẫn phát sóng qua nền tảng OTT- SCTV online
Với phương thức này dùng cho các thiết bị có kết nối Internet như: Smart Tivi, các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android và IOS.
Hình 9: Hai kênh THĐT1 và Miền Tây-THĐT2 trên nền tảng OTT- SCTV online
4.7.3. Trên hạ tầng TDPS của Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab)
Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam đang sử dụng 02 phương thức TDPS kênh THĐT1 và THĐT2 với chất lượng HD. Với gần 01 triệu thuê bao truyền hình cáp Analog và Digital và 500 ngàn lượt cài đặt ứng dụng VTVcab ON. VTVcab có lợi thế là vùng phủ sóng toàn quốc nhưng tập trung lớn khu vực đô thị Miền Bắc.
4.7.3.1. Phương thức TDPS kỹ thuật số mặt đất DVB-C và DVB-T2
- Dùng cho các thiết bị thu hình thông dụng tại Việt Nam chuẩn Analog và DVB-T2.
- Phạm vi cung cấp dịch vụ tập trung tại khu đông dân cư, các thành phố lớn.
Hình 10: Kênh THĐT1 và THĐT2 được VTVcab phủ sóng ở 63/63 tỉnh thành
- Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam TDPS Annalog và Digital tại các tỉnh thành:
+ Kênh THĐT1 và THĐT2 được phát sóng với chất lượng HD trên dịch vụ truyền hình cáp (gói Digital) của VTVcab. Tại Đồng Tháp, Kênh THĐT1 là Kênh số 54, Kênh THĐT2 là kênh số 55 (tín hiệu Analog).
+ Kênh THĐT1 và THĐT2 trên truyền hình cáp kỹ thuật số DVB-C: THĐT1 tại vị trí số 322, THĐT2 ở vị trí số 172.
+ Kênh THĐT1 và THĐT2 trên truyền hình kỹ thuật số DVB-T2, THĐT1 ở vị trí số 52, THĐT2 ở vị trí số 53.
+ Vùng cung cấp dịch vụ gói Digital: Hà Nội, Hà Giang, Lai châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Điện Biên, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hoà Bình, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu.
4.7.3.2. Phương thức TDPS qua nền tảng OTT- VTVcab On
Với phương thức này dùng cho các thiết bị có kết nối Internet như: Smart Tivi, các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android và IOS.
Hình 11: Kênh THĐT1 trên nền tảng OTT- VTVcab ON
4.7.4. Trên hạ tầng TDPS của dịch vụ truyền hình Internet và OTT
4.7.4.1. Truyền hình Internet FPT – FPT Play (Hợp tác phát sóng)
- Phương thức này dùng cho các thiết bị có kết nối Internet như: Smart Tivi, các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android và IOS.
Hình 12: Hai kênh THĐT1 và Miền Tây-THĐT2 trên FPT-FPT Play
- Hai kênh THĐT1, Miền Tây THĐT2 được phát chuẩn SD. Phương thức này có lợi thế là vùng phủ sóng toàn quốc, và có thể cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, ứng dụng xem truyền hình được thực hiện trên hạ tầng viễn thông sẵn có và lượng khách hàng thuê bao Internet được cung cấp miễn phí ứng dụng xem truyền hình FPT Play.
4.7.4.2. Truyền hình Internet Viettel – NET TIVI; TV360 (Hợp tác phát sóng)
- Phương thức này dùng cho các thiết bị có kết nối Internet như: Smart Tivi, các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android và IOS.
Hình 13: THĐT1 phát chuẩn SD trên Truyền hình Internet VietTel – NEX TIVI; TV360
- Truyền hình Internet Viettel – NET TIVI; TV360 vùng phủ sóng toàn quốc và cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, ứng dụng xem truyền hình được thực hiện trên hạ tầng viễn thông sẵn có, khách hàng thuê bao Internet được cung cấp miễn phí ứng dụng xem truyền hình này.
4.7.4.3. Truyền hình Internet VNPT - MyTV (Hợp tác phát sóng)
Phương thức này dùng cho các thiết bị có kết nối Internet như: Smart Tivi, các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android và IOS; vùng phủ sóng toàn quốc, và có thể cung cấp dịch vụ ra nước ngoài. Ứng dụng này được thực hiện trên hạ tầng viễn thông sẵn có, khách hàng thuê bao Internet được cung cấp miễn phí.
Hình 14: Kênh THĐT được phát chuẩn SD trên Truyền hình Internet VNPT - MyTV
4.7.4.4. Ứng dụng xem truyền hình VieON
- Với phương thức này dùng cho các thiết bị có kết nối Internet như: Smart Tivi, các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android và IOS.
Hình 15: Kênh THĐT1 và Kênh Miền Tây THĐT2 phát chuẩn SD trên truyền hình VieON
- Phương thức này có vùng phủ sóng toàn quốc và cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, ứng dụng VieON là ứng dụng xem các chương giải trí trong và ngoài nước có thu phí và kết hợp xem truyền hình trong nước miễn phí.
4.7.4.5. Nền tảng truyền hình số quốc gia (VTVGo) (đang phát sóng thử nghiệm)
Nền tảng VTVGo đã được Bộ TT&TT công nhận là nền tảng số quốc gia phục vụ người dân. Tính đến hết năm 2023, nền tảng này đã tích hợp 07 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia và 50 kênh truyền hình địa phương trên cả nước, trong đó có kênh THĐT1. Nền tảng này hiện có hơn 45 triệu người dùng, trong đó có hơn 01 triệu kiều bào Việt Nam trên toàn thế giới sử dụng.
Là ứng dụng Quốc gia nên mặc định buộc phải tích hợp VTVGo trên các tivi thông minh được sản xuất, nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam và các thiết bị cầm tay sử dụng hệ điều hành Android, IOS. Đài PT- TH tỉnh Đồng Tháp đã tham gia nền tảng này từ tháng 6/2023. Bước đầu, nền tảng này chưa thu phí dịch vụ.
Hình 16: THĐT1 (chuẩn HD) trên VTVGo có vùng cung cấp dịch vụ toàn quốc và thế giới
4.7.4.6. Trên nền tảng Website, App THĐT
- Website: https://thdt.vn có 800-1000 lượt/ngày truy cập xem trực tuyến kênh THĐT1, kênh Miền Tây-THĐT2, nghe Radio hoặc xem, nghe lại chương trình đã phát sóng.
Hình 17: Website: https://thdt.vn trung bình có 800-1000 lượt truy cập/ngày
- Ứng dụng THDT (dùng trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android, IOS): cung cấp các tiện ích như: xem Tivi online: kênh THĐT1 và kênh Miền Tây THĐT2; nghe Radio Online kênh FM 98.4 Mhz, xem, nghe lại các chương trình đã phát sóng.
Hình 18: Ứng dụng xem, nghe lại chương trình của Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp
Nhìn chung: Hai Kênh THĐT1 và Kênh Miền Tây-THĐT2 được TDPS trên đa nền tảng, đa công nghệ và các hạ tầng TDPS thiết yếu, đảm bảo độ phủ sóng đến nhiều đối tượng khán giả trong cả nước, góp phần đưa kênh THĐT trở thành kênh địa phương có tỷ lệ khán giả theo dõi cao ở khu vực ĐBSCL, giúp Đài thực hiện hiệu quả hai nhiệm vụ: Thông tin tuyên truyền quảng bá hình ảnh địa phương và làm kinh tế. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ TDPS chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn thu của Đài (bình quân 12 tỷ đồng/năm), đang là áp lực của Đài không thể cân đối khi điều kiện nguồn thu quảng cáo ngày càng giảm. Đài không đủ năng lực tài chính để truyền dẫn hạ tầng thiết yếu số mặt đất ở vùng Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc như các kênh lớn hay đầu tư nâng chất lượng chuẩn phát sóng HD trên một số hạ tầng. Đối với các tỉnh, thành phố khác trên cả nước, chi phí TDPS được ngân sách hỗ trợ cho các Đài PT-TH.
5. Hiện trạng nguồn thu tài chính giai đoạn 2021 - 2023
5.1. Cơ cấu nguồn thu
Nguồn thu tài chính Đài gồm nguồn ngân sách và thu hoạt động sự nghiệp:
- Nguồn ngân sách nhà nước: Từ năm 2021 trở về trước, Đài được ngân sách nhà nước cấp kinh phí theo hình thức giao nhiệm vụ, từ năm 2022 theo hình thức đặt hàng thực hiện dịch vụ công. Dịch vụ công đang thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ là sản xuất các chương trình phát thanh và truyền hình phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của Tỉnh. Hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hiện đang thực hiện theo 02 hình thức: Tỉnh đặt hàng trực tiếp (Sở Thông tin và Truyền thông được UBND Tỉnh ủy quyền ký hợp đồng đặt hàng); các sở, ban, ngành đặt hàng trực tiếp.
- Nguồn thu sự nghiệp, gồm:
+ Thu quảng cáo: Ký hợp đồng nguyên tắc hàng năm với các Công ty Truyền thông theo 04 ngành hàng: Tiêu dùng; Nông nghiệp; Home shopping; Đông nam dược.
+ Thu dịch vụ, gồm:
• Thu Thông báo, Tự giới thiệu.
• Thu các dịch vụ gồm: Truyền hình trực tiếp; Tiếp sóng; Thực hiện chuyên mục; Thực hiện tin, phim, phóng sự; Thu phát lại tọa đàm; Phát sóng chương trình; Livestream và các loại hình dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng;…
5.2 Kết quả thu giai đoạn 2021- 2023:
- Nguồn NSNN đặt hàng:
ĐVT: đồng
Năm Thu từ |
2021 |
2022 |
2023 |
Tỉnh đặt hàng |
0 |
9.295.237.000 |
12.635.516.000 |
Sở, ngành đặt hàng |
0 |
4.429.644.000 |
8.621.773.000 |
Tổng cộng |
0 |
13.724.881.000 |
21.257.289.000 |
Bảng 1: Kết quả ngân sách đặt hàng từ năm 2021-2023
- Nguồn thu hoạt động sự nghiệp:
ĐVT: đồng
Năm Thu từ |
2021 |
2022 |
2023 |
Thu quảng cáo |
28.633.653.816 |
30.699.776.630 |
16.656.452.726 |
Thu dịch vụ |
25.868.046.265 |
30.343.565.653 |
24.931.663.733 |
Tổng cộng |
54.501.700.081 |
61.043.342.283 |
41.588.116.459 |
Bảng 2: Kết quả thu hoạt động sự nghiệp từ năm 2021-2023
5.3 Phân tích nguồn thu:
5.3.1 Nguồn thu hoạt động sự nghiệp (QC-DV) trên Kênh THĐT1:
ĐVT: đồng
STT |
Nguồn thu |
2021 |
2022 |
2023 |
1 |
Doanh thu quảng cáo |
27.134.926.544 |
29.091.912.996 |
16.363.725.453 |
2 |
Doanh thu dịch vụ |
23.563.439.996 |
27.848.363.212 |
23.252.643.202 |
Cộng |
50.698.366.540 |
56.940.276.208 |
39.616.368.655 |
Bảng 3: Nguồn thu QC-DV trên kênh THĐT1
- Tỷ trọng doanh thu từng ngành hàng trong tổng doanh thu quảng cáo:
STT |
Ngành hàng |
2021 |
2022 |
2023 |
1 |
Ngành hàng tiêu dùng |
46% |
49% |
65% |
2 |
Ngành hàng nông nghiệp |
29% |
21% |
4% |
3 |
Home shopping |
21% |
25% |
15% |
4 |
Đông nam dược |
4% |
4% |
16% |
Bảng 4: Tỷ trọng các ngành hàng trong tổng thu quảng cáo
- Tỷ trọng doanh thu từng loại dịch vụ trong tổng doanh thu dịch vụ:
STT |
Thu từ loại hình dịch vụ |
2021 |
2022 |
2023 |
1 |
Tài trợ SX chương trình |
36% |
43% |
48% |
2 |
Thực hiện tin, PS, phim, ... |
11% |
17% |
8% |
3 |
Truyền hình trực tiếp |
19% |
16% |
17% |
4 |
Thông báo |
9% |
8% |
7% |
5 |
Thực hiện chuyên mục |
18% |
10% |
5% |
6 |
Gói ưu đãi doanh nghiệp |
2% |
1% |
1% |
7 |
Gói ưu đãi tuyển sinh |
0% |
0% |
1% |
8 |
Gói bảo trợ thông tin |
0% |
1% |
5% |
9 |
Các dịch vụ khác |
5% |
4% |
7% |
Bảng 5: Tỷ trọng từng loại hình dịch vụ trong tổng thu dịch vụ
5.3.2 Nguồn thu sự nghiệp (QC-DV) trên Kênh Miền Tây - THĐT2:
ĐVT: đồng
STT |
Chỉ tiêu |
2021 |
2022 |
2023 |
1 |
Doanh thu quảng cáo |
1.498.727.272 |
1.607.863.634 |
292.727.273 |
2 |
Doanh thu dịch vụ |
627.272.728 |
1.395.959.597 |
681.818.182 |
Cộng |
2.126.000.000 |
3.003.823.231 |
974.545.455 |
Bảng 6: Nguồn thu QC-DV trên kênh Miền Tây-THĐT2
5.3.3 Nguồn thu trên môi trường số: ĐVT: đồng
STT |
Chỉ tiêu |
2021 |
2022 |
2023 |
1 |
Thu trên môi trường số |
1.677.333.541 |
1.099.242.844 |
997.202.349 |
Bảng 7: Nguồn thu trên môi trường số
6. Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2021-2023:
Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị được hình thành từ 02 nguồn: Từ phân phối kết quả tài chính (25% phần chênh lệch thu lớn hơn chi) và từ nguồn khấu hao tài sản cố định hàng năm.
ĐVT: đồng
Năm Khoản mục |
2021 |
2022 |
2023 |
Số trích lập |
4.155.815.614 |
6.950.661.903 |
5.152.690.540 |
Số sử dụng |
6.587.734.077 |
1.305.275.960 |
1.743.540.970 |
Số tồn đến cuối năm 2023 |
|
|
14.000.000.000 |
Bảng 8: Kết quả trích lập và sử dụng Quỹ PT HĐSN từ 2021-2023
Nhìn chung: Quỹ PTHĐSN năm 2023 dự kiến tồn: 14 tỷ đồng. Nhưng năm 2024, Quỹ đối ứng Dự án chuẩn HD và thực hiện bảo trì trụ sở nên còn rất ít. Dự kiến giai đoạn 2031-2035, các thiết bị đến giai đoạn hết khấu hao phải đầu tư mới với nhu cầu kinh phí đầu tư bình quân 15-20 tỷ đồng/năm (chưa kể mua sắm, sửa chữa thường xuyên) (Phụ lục 2 -Tổng hợp thiết bị giai đoạn hết khấu hao, cần đầu tư từ năm 2031-2035) đòi hỏi giai đoạn 2026-2030 Quỹ PTHĐSN tập trung tích lũy dành cho chi đầu tư khi không còn ngân sách đầu tư công. Vì vậy, giai đoạn 2026 - 2030 toàn bộ các Dự án đầu tư do ngân sách đầu tư 100% không đối ứng từ Quỹ PTHĐSN.
7. Tình hình đầu tư các dự án trọng điểm từ ngân sách
Từ năm 2013 đến năm 2025, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp được Tỉnh đầu tư 03 Dự án trung hạn, tổng vốn gần 153 tỷ đồng bao gồm: Trung tâm Kỹ thuật PT-TH (tòa nhà làm việc hiện nay) đưa vào sử dụng năm 2015 và 02 Dự án đầu tư thiết bị sản xuất chương trình. Năm 2022 triển khai Dự án thiết bị kỹ thuật số chuẩn HD. Năm 2024, hoàn thành Dự án này.
ĐVT: Triệu đồng
TÊN DA |
Số QĐ |
Tổng vốn đầu tư |
Dự toán được giao |
Thực hiện |
Quyết toán được duyệt |
Giai đoạn |
|||
NSNN cấp |
Thu sự nghiệp |
NSNN cấp |
Thu sự nghiệp |
NSNN cấp |
Thu sự nghiệp |
|
|||
TT kỹ thuật PT-TH |
938/QĐ- UBND.HC 26/10/2012 |
111.545,661 |
74.858,66 |
36.687 |
63.134,637 |
10.892,46 |
63.134,637 |
10.892,46 |
2013- 2017 |
Thiết bị PT-TH KTS |
1268/QĐ- UBND.HC 31/10/2016 |
62.075,454 |
44.500 |
10.000 |
44.467,818 |
16.519,401 |
44.467,818 |
16.519,401 |
2018- 2021 |
Thiết bị THKTS (HD) |
528/QĐ- UBND.HC 10/5/2021 |
57.112,746 |
33.500 |
23.612,746 |
|
|
|
|
2021- 2025 |
Bảng 9: Các Dự án được đầu tư công từ năm 2013-2025
Nhìn chung: Tính từ năm 2012 đến năm 2025 (bao gồm Dự án đang triển khai đầu tư), Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp được ngân sách đầu tư công khoảng 140 tỷ đồng (bình quân một giai đoạn khoảng 47 tỷ đồng) khá thấp so với các Đài PT-TH cấp tỉnh trong khu vực [5] Thống kê của Bộ TT&TT về ngân sách giao nhiệm vụ đặt hàng, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp xếp thứ 04 trong các đài cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước ít nhất cả nước.
Đài hiện có 02 kênh truyền hình và 01 kênh phát thanh cùng các hạ tầng mạng xã hội (Phụ lục 4- Thời lượng phát sóng THĐT1 và kênh Miền Tây-THĐT2; Phụ lục 5 - Danh mục chương trình Truyền hình, Phát thanh). Cụ thể:
- Kênh THĐT1:
+ Phát sóng 24/24 giờ. Gồm 04 chương trình Thời sự, 10 khung chuyên mục, chuyên đề (gồm phát chính và phát lại), còn lại là các khung giải trí (Phim, ca nhạc, ca cổ, cải lương, gameshow, khoa giáo) và quảng bá, quảng cáo.
+ Năm 2022, tỷ lệ tự sản xuất đạt 544 phút/1440 phút/ngày, chiếm 37,5%. Năm 2023, đạt hơn 38%.
+ Kênh được truyền dẫn trên VTVcab, HTVC, SCTV, SDTV, một số nền tảng OTT khác, từng bước mở rộng diện phủ sóng trên cả nước, quảng bá hình ảnh tỉnh Đồng Tháp ra phạm vi quốc gia, quốc tế.
TỶ LỆ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT SÓNG KÊNH THĐT1 THEO THỂ LOẠI
Hình 19: Tỷ lệ chương trình theo thể loại trên kênh THĐT1
- Kênh Miền Tây – THĐT2: Thành lập năm 2012 theo Hợp đồng liên kết giữa Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp và Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), thời hạn 20 năm. Từ ngày 01/01/2020, Đài trực tiếp khai thác kênh và đề nghị Bộ TT&TT điều chỉnh giấy phép, tăng thời lượng phát sóng từ 18 giờ/ngày lên 19 giờ/ngày (từ 5h-00h). Kênh được truyền dẫn trên hệ thống truyền hình cáp SDTV, HTVC, VTVcab (tại Đồng Tháp) và phát trực tuyến trên website: https://thdt.vn, Appstore THĐT. Tỷ lệ tự sản xuất chưa cao, chủ yếu khai thác nội dung từ kênh THĐT1.
Hình 20: Tỷ lệ phát sóng các chương trình theo thể loại kênh Miền Tây-THĐT2
- Kênh Phát thanh Đồng Tháp: Số giờ phát sóng bình quân 11giờ/ngày (thứ Hai đến thứ Sáu: 9g10 phút/ngày; thứ Bảy và Chủ nhật: 15g40 phút/ngày). Tổng số chương trình: 46 chương trình. Trong đó có 03 chương trình Thời sự hằng ngày (01 chương trình trực tiếp, 02 thu phát lại), 36 chuyên mục, chuyên đề, tạp chí; 03 chương trình giao lưu trực tiếp định kỳ, còn lại là chương trình văn nghệ, ca cổ, cải lương, ca nhạc phục vụ nhu cầu giải trí của thính giả.
- Hạ tầng số:
Từ năm 2016, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp là một trong những Đài địa phương tiên phong ở khu vực ĐBSCL xây dựng hệ sinh thái số. Hệ sinh thái này góp phần hỗ trợ tích cực cho nhiệm vụ thông tin, truyền thông; quảng bá hình ảnh con người và tỉnh Đồng Tháp, quảng bá chương trình PT-TH của Đài đến với công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ. Hệ sinh thái mạng xã hội truyền hình Đồng Tháp gồm:
+ Youtube gồm: Youtube THĐT và Youtube Miền Tây-THĐT.
+ Facebook: Truyền hình Đồng Tháp, THĐT Giải trí, Tài tử miệt vườn.
+ Zalo: THĐT, Tiktok: Dongthaptv.
+ Website: https://thdt.vn và các nền tảng số: FPT-FPT Play, VietTel-NEX TIVI, VNPT - MyTV, VieON, nền tảng số quốc gia VTVGo.
9. Độ phủ sóng và thị phần khán giả của THĐT
9.1 Độ phủ sóng của THĐT qua dịch vụ TDPS
Với 03 nhà cung cấp dịch vụ TDPS và 04 nền tảng phân phối OTT, có thể nói các kênh truyền hình của Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp cơ bản được phủ khắp cả nước. Tuy nhiên, nếu căn cứ về phương thức thì TDPS trên VTVcab và SCTV chủ yếu là khán giả ở đô thị trong khi TDPS số mặt đất của SDTV chỉ phủ ở khu vực miền Nam, mà Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp chưa đủ tài chính để phủ ở 03 vùng còn lại gồm: Tây Nguyên, Miền Trung, Miền Bắc như các kênh mạnh như: VTV, HTV, THVL vì chi phí dịch vụ này khá cao. Như vậy, xét về độ phủ khán giả thông qua hạ tầng TDPS thì THĐT còn vùng lõm khán giả ở nông thôn chưa phủ sóng, cần phải đầu tư là khu vực Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc. Riêng kênh Miền Tây-THĐT2, hạ tầng SDTV cần nâng lên chuẩn HD.
Bên cạnh đầu tư hạ tầng TDPS, vấn đề quan trọng nhất, quyết định nhất để thu hút khán giả mọi miền đất nước xem Truyền hình Đồng Tháp là vấn đề nội dung chương trình, trong đó, đặc biệt là chương trình phim, giải trí độc quyền được các Đài có tiềm lực kinh tế đầu tư mạnh như: VTV, HTV, THVL hoặc chương trình mang bản sắc riêng như Gameshow Tài tử miệt vườn - một chương trình giải trí thành công nhất của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp tính đến thời điểm hiện tại, thu hút sự quan tâm theo dõi của khán giả cả nước.
9.2 Thị phần khán giả
9.2.1 Khán giả truyền hình
Năm 2023, tổng lượng khán giả tiếp cận của kênh THĐT1 là hơn 4.900.000 người (chiếm 29,75% khán giả truyền hình được TAM đo lường) và kênh Miền Tây-THĐT2 là hơn 4.000.000 người (chiếm 24,15% khán giả truyền hình). Tuy nhiên, lượng khán giả hiện tại của 02 kênh chủ yếu tập trung tại thị trường ĐBSCL (kênh THĐT1 là 77%, kênh Miền Tây-THĐT2 là 62%), một phần ở Cần Thơ. Các thị trường còn lại, lượng người tiếp cận ít và tỷ lệ khán giả xem chương trình thường xuyên gần như bằng 0.
Theo báo cáo thị trường khán giả truyền hình năm 2023 của VIETNAM- TAM, kênh THĐT1 nằm trong nhóm 05 kênh truyền hình có tỷ lệ khán giả tiếp cận nhiều nhất cả nước, đứng vị trí thứ 01 tại ĐBSCL, vị trí thứ 06 tại thành phố Cần Thơ, vị trí thứ 53 tại TP.HCM; kênh Miền Tây-THĐT2 xếp vị trí thứ 25 cả nước, vị trí thứ 10 tại Cần Thơ, vị trí thứ 61 tại TP.HCM.
Về cơ cấu độ tuổi khán giả của THĐT: nằm trong xu thế chung của thị trường truyền hình cả nước, khán giả xem truyền hình chủ yếu từ 35 tuổi trở lên (chiếm 55% tổng lượng khán giả tiếp cận). Trong đó, nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là trên 55 tuổi (chiếm 24%).
CƠ CẤU KHÁN GIẢ CỦA TRUYỀN HÌNH
Hình 21: Cơ cấu khán giả truyền hình (Kênh THĐT1 và Miền Tây-THĐT2
9.2.2. Các chương trình, lĩnh vực thế mạnh của THĐT
Hàng năm, trên cơ sở đo lường của VN- TAM, (đơn vị đo lường của Bộ Thông tin và truyền thông), Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp đều căn cứ mức độ quan tâm, theo dõi của từng nhóm đối tượng khán giả để đánh giá sức hấp dẫn chương trình. Qua đó cho thấy, các chương trình Thời sự - chính trị, Thể thao, Nông nghiệp, Tài tử miệt vườn luôn có tỷ lệ khán giả tiếp cận cao. 04 năm gần đây, khi Đài đầu tư phim trọng điểm khung giờ vàng 19 giờ, phim hình sự TVB, thì Khung phim này luôn nằm trong Top 10 chương trình giải trí có lượng khán giả theo dõi cao nhất khu vực ĐBSCL .
STT |
CHƯƠNG TRÌNH |
TVR |
Reach 000s |
1 |
Phim truyện 19h10 |
3.25 |
253,394 |
2 |
Kỳ thú Seagames 32 |
3.02 |
215,205 |
3 |
Phim điện ảnh 19h10 |
2.85 |
252,960 |
4 |
Nhịp sống thể thao |
2.67 |
191,923 |
5 |
Trực tiếp xổ số kiến thiết tỉnh Đồng Tháp |
2.62 |
210,803 |
6 |
Tài tử miệt vườn – phiên bản song ca |
2.38 |
219,818 |
7 |
Thời sự 18h30 |
2.36 |
228,919 |
8 |
Syngenta thông tin nông nghiệp |
2.32 |
169,010 |
9 |
Thông báo kết quả xổ số kiến thiết tỉnh Đồng Tháp |
2.31 |
151,468 |
10 |
Phóng sự: Khi cộng đồng cùng làm du lịch |
2.10 |
172,674 |
Bảng 10: Top 10 chương trình có tỷ lệ khán giả tiếp cận đứng đầu khu vực ĐBSCL của Kênh THĐT1
STT |
CHƯƠNG TRÌNH |
TVR |
Reach 000s |
1 |
Thời sự 18h30 - THĐT1 |
2.36 |
228,919 |
2 |
Tin tức Mekong - HGTV |
2.21 |
189,113 |
3 |
Nhịp sống 24h (trưa) -THĐT1 |
1.17 |
115,138 |
4 |
Nhịp sống 24h (tối) - THĐT1 |
1.11 |
86,575 |
5 |
Người đưa tin 24h (tối) - THVL2 |
0.96 |
98,048 |
6 |
Thời sự VTV1 - 19h00 - HGTV |
0.66 |
101,987 |
7 |
Người đưa tin 24h (trưa) - THVL1 |
0.60 |
70,549 |
8 |
Nhịp sống ngày mới - HGTV |
0.41 |
37,384 |
9 |
Thời sự 18h30 - THVL1 |
0.40 |
98,328 |
10 |
Chuyển động đông tây - HGTV |
0.38 |
43,224 |
Bảng 11: Top 10 chương trình tin tức tổng hợp có tỷ lệ khán giả tiếp cận (TVR) đứng đầu khu vực ĐBSCL
STT |
CHƯƠNG TRÌNH |
TVR |
Reach 000s |
1 |
Tài tử miệt vườn – phiên bản song ca - THĐT1 |
2.38 |
219,818 |
2 |
Vợ tôi là số 1 - THVL1 |
1.87 |
175,983 |
3 |
Tài tử miệt vườn - hội ngộ đam mê - THĐT1 |
1.67 |
212,213 |
4 |
Lửa tài tử miệt vườn - THĐT1 |
1.40 |
153,637 |
5 |
Nàng dâu thời nay - THVL1 |
1.00 |
92,539 |
6 |
Vui cùng điệu lý câu hò - THVL1 |
1.00 |
106,949 |
7 |
Song ca giấu mặt 2023 - THVL1 |
0.97 |
145,844 |
8 |
Đoán ca dao tìm tục ngữ - THVL1 |
0.93 |
88,860 |
9 |
Quyền năng phái đẹp - THVL1 |
0.89 |
102,669 |
10 |
Tỏa sáng sao đôi 2023 - THVL1 |
0.76 |
127,094 |
Bảng 12: Top 10 chương trình Gameshow có tỷ lệ khán giả tiếp cận (TVR) đứng đầu khu vực ĐBSCL
STT |
CHƯƠNG TRÌNH |
TVR |
Reach 000s |
1 |
Tình yêu dối lừa - THVL1 |
3.26 |
290,662 |
2 |
Không khoan nhượng - THĐT1 |
3.25 |
253,394 |
3 |
Nội gián ATF - THĐT1 |
3.24 |
251,898 |
4 |
Thử thách cuộc đời - THVL1 |
3.08 |
265,127 |
5 |
Kế hoạch hoàn hảo - THVL1 |
3.01 |
257,635 |
6 |
Đánh cắp số phận - THVL1 |
2.95 |
262,736 |
7 |
Có hẹn với yêu thương - THVL1 |
2.80 |
262,359 |
8 |
Đặc cảnh sân bay - THĐT1 |
2.56 |
217,192 |
9 |
Đồng tiền đen - THĐT1 |
2.48 |
213,236 |
10 |
Tòa án lương tâm - THĐT1 |
2.28 |
212,012 |
Bảng 13: Top 10 chương trình phim dài tập có tỷ lệ khán giả tiếp cận (TVR) đứng đầu khu vực ĐBSCL
9.2.3 Khán giả trên mạng xã hội
Hiện Fanpage Truyền hình Đồng Tháp có 1,9 triệu người dùng theo dõi trên Facebook, với lượng tiếp cận trung bình hằng tháng là khoảng 15 triệu người dùng, chiếm khoảng 20,6% người dùng tại Việt Nam. Người dùng tại Việt Nam chiếm 96,6%, Campuchia, Mỹ, Đài Loan (0,9%), Hàn Quốc (0,6%),…
Tiktok Truyền hình Đồng Tháp có lượng tiếp cận khoảng 27 triệu người dùng/tháng, chiếm khoảng 39,8% người dùng tại Việt Nam. Trong số đó, người dùng Việt Nam chiếm 99,3%, kế tiếp là Nhật Bản, Đài Loan, Campuchia, Hàn Quốc, Mỹ là 0,1%. Độ tuổi trung bình từ 18 đến 34 tuổi, chiếm 74,1%.
Kênh Youtube Truyền hình Đồng Tháp có khoảng 2,4 tỷ lượt xem, người dùng Việt Nam chiếm 96,8%, kế tiếp là Mỹ (1%), Đài Loan, Campuchia (0,3%), Hàn Quốc, Australia (0,2%). Độ tuổi xem từ 18 tuổi đến 44 tuổi chiếm 82,3%.[6]
Nếu so sánh hệ sinh thái số của các Đài PT-TH cấp tỉnh khu vực ĐBSCL, chỉ tính riêng trên mạng xã hội Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp có lượng khán giả mạng xã hội đứng thứ hai (khoảng 5,2 triệu lượt theo dõi), sau THVL (8,7 triệu lượt).
Nhìn chung: Với độ phủ về hạ tầng TDPS và sức hấp dẫn nội dung chương trình, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền và thu hút quảng cáo - dịch vụ. Nhiều năm liên tục và năm 2023, THĐT1 xếp vị trí thứ 02 là kênh địa phương có tỷ lệ khán giả theo dõi cao ở khu vực ĐBSCL (sau THVL1). Kênh Miền Tây-THĐT2 từ khi tiếp nhận đến nay (giai
đoạn 2020-2022) chủ yếu củng cố nội dung, đến tháng 9/2023, kênh xếp vị trí thứ 07. Kênh Phát thanh FM 98,4 MHz: sản xuất tương đương 09 giờ/ngày. Hệ sinh thái số THĐT thu hút lượng khán giả khá cao so với các Đài PT-TH cấp tỉnh của cả nước (trừ THVL) với khoảng 5,2 triệu lượt theo dõi.
Tuy nhiên, xét về khán giả và thị trường, thì đối tượng khán giả thế mạnh của THĐT là từ 45 tuổi trở lên, tập trung ở khu vực nông thôn, chưa thu hút được tệp khán giả trẻ và khu vực thành thị. Đây là nguy cơ khi xu thế khán giả lớn tuổi có xu hướng giảm dần từng năm, vì vậy để giữ vững thị phần khán giả và tạo đột phá về sức hấp dẫn khán giả trẻ cũng như mở rộng thị phần thành thị, cần đầu tư mạnh các chương trình giải trí chuyên biệt dành cho giới trẻ.
II. SO SÁNH XU THẾ PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỚI THỰC TRẠNG CỦA ĐÀI PT-TH TỈNH ĐỒNG THÁP
1. Tình hình Quy hoạch phát triển báo chí Việt Nam
- Đến tháng 12/2023, cả nước có 816 cơ quan báo chí, gồm: 114 báo thực hiện hai loại hình, 116 tạp chí thực hiện hai loại hình, 557 báo và tạp chí in, 29 báo và tạp chí điện tử; 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình với 02 Đài quốc gia (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam), 64 đài địa phương, 05 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng (Truyền hình Nhân Dân, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, Truyền hình Công an Nhân dân, Truyền hình Quốc hội).
Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 có lộ trình: đến hết năm 2020, các Đài PT-TH trên cả nước hoàn thành việc sắp xếp theo phương án mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 01 Đài PT-TH phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền thiết yếu. [15], [18] [20].
Bộ TT&TT đã ban hành Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Theo đó, đến năm 2030, có 80% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình toà soạn hội tụ. Với báo nói, báo hình, mục tiêu đến 2025 đảm bảo 100% dân số có khả năng nghe, xem được các kênh phát thanh, truyền hình. Đến 2030 phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả.
Về chuyển đổi số Báo chí, trong hai năm 2022 và năm 2023, Thủ tướng Chính phủ và Bộ TT&TT đã liên tiếp ban hành các Quyết định phê duyệt chiến lược Chuyển đổi số (CĐS) báo chí và các tiêu chí đánh giá mức độ trưởng thành CĐS của các cơ quan báo chí cả nước. Theo đó, chỉ riêng cơ sở hạ tầng CĐS, đặt ra mục tiêu: “Đến năm 2025, 50% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích dữ liệu tổng hợp tập trung, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối đa hóa hoạt động; 100% cơ quan báo chí có giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống cấp độ 3 trở lên; Đến năm 2030, tỷ lệ sử dụng nền tảng công nghệ và trí tuệ nhân tạo là 90%”. [30], [31]
Về kinh tế báo chí: Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí xác định: “Đến năm 2025, 100% cơ quan báo chí tự chủ (bao gồm tự chủ chi thường xuyên từng phần, 100% và tự chủ chi đầu tư), Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị thông tin thiết yếu; 80% cơ quan báo chí hoàn thành chuyển đổi hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ”. [15] [30], [31]
Hiện nay, thị trường báo chí đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ giữa các kênh truyền hình, phát thanh mà còn với sự phát triển nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội; nguồn thu quảng cáo từ truyền hình đang chuyển dịch mạnh sang hạ tầng số và trực tiếp đến người tiêu dùng.
Sự phát triển của báo chí ngày càng gắn với trình độ công nghệ - thông tin và đang tạo ra phương thức hoạt động khác biệt so với truyền thống từ lý thuyết về thể loại cho đến hoạt động tác nghiệp báo chí.
2.1. Xu hướng hội tụ công nghệ truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin
Đó là sự hợp nhất của viễn thông, xử lý dữ liệu và các công nghệ ảnh. Sự hội tụ này mở ra một kỷ nguyên mới của đa truyền thông (multimedia), trong đó tích hợp thoại (voice), dữ liệu (data) và hình ảnh (video) được kết hợp để đưa các dịch vụ tới người sử dụng.
Trước hết là hội tụ về chức năng. Hiện nay, thông qua phát triển các app, các Đài PT-TH và các hệ thống viễn thông đồng thời có thể cung cấp dịch vụ nghe nhìn cho khách hàng.
Hội tụ về công nghệ: Hiện nay, công nghệ truyền tải tín hiệu với băng thông cao không chỉ giới hạn ở tín hiệu thoại hoặc loại tín hiệu nào đó mà dữ liệu, hình ảnh, âm thanh, multimedia và các media tương tác có thể được truyền tải trong một công nghệ sóng mạng đơn tần như công nghệ cáp quang hoặc vệ tinh.
Trong hội tụ của truyền hình và viễn thông thì một vấn đề quan trọng khác là sự phát triển của các mạng băng thông rộng (broadband). Trước đây, một loại mạng chỉ tải được một loại thông tin (hoặc video, hoặc audio, hoặc data), và do vậy một loại thiết bị đầu cuối ứng với nó chỉ có thể thu được một trong ba dạng thông tin đó, thì nay, chỉ một loại mạng có thể tải cả ba loại thông tin (gọi là triple play) và thiết bị đầu cuối có thể thu được triple play này. Ví dụ: thiết bị đầu cuối của mạng băng thông rộng có thể thu các chương trình truyền hình quảng bá, radio, VOD, thoại qua IP telephone; Thiết bị mobile phone có thể thu các chương trình truyền hình, các clip video, các tin tức video,…
Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp đang ở thời kỳ thay đổi công nghệ từ sản xuất chương trình (SXCT) đến TDPS. Công nghệ phát sóng tương tự mặt đất đã chuyển sang công nghệ số. Toàn bộ hệ thống SXCT truyền hình độ phân giải thấp (SD) dần được thay thế bằng hệ thống ghi, xử lý và phát sóng với độ phân giải cao (HD) trên một số hạ tầng chủ lực. Đài không ngừng đẩy mạnh phân phối nội dung trên các hạ tầng truyền hình Internet, OTT, mạng xã hội như: Website: https://thdt.vn, app THĐT các dịch vụ truyền hình Internet như: MyTV, NetTV, FPT Play và mạng xã hội (Facebook, YouTube, Zalo, TikTok,...). Tuy đã thay đổi theo xu thế, tận dụng khai thác công nghệ nhưng môi trường làm việc, hệ thống SXCT, các dịch vụ phân phối nội dung cũng còn tách biệt.
Về TDPS đối với phát sóng quảng bá (trên các hạ tầng cáp số, cáp Analog và sóng mặt đất), phân phối nội dung trên nền tảng IPTV và các dịch OTT,... là khác nhau và hoạt động trên các thiết bị đầu cuối cũng khác nhau: máy thu radio và máy thu hình, điện thoại và máy tính.
Với việc khán giả đã và đang gia tăng xem các thông tin truyền hình trên nền tảng Internet như hiện nay thì việc xây dựng một nền tảng sản xuất và phân phối nội dung phát thanh và truyền hình trên nền tảng Internet của Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp phải thay đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của khán giả.
2.2. Xu hướng đa loại hình và hội tụ truyền thông
Đa loại hình và hội tụ truyền thông là hiện tượng toàn cầu và là xu thế của Báo chí Việt Nam hiện nay. Nếu trước đây, các cơ quan báo chí mang tính chuyên biệt về thể loại: báo in, truyền hình, phát thanh, báo điện tử,... thì nay, một cơ quan báo chí có thể hội tụ cả 04 loại hình. Ở các Đài, kênh lớn như: VTV, HTV, VOV,... đều tích tụ 04 loại hình: phát thanh, truyền hình, báo in và thông tin điện tử, đặc biệt là xu hướng mở rộng hạ tầng số thành hệ sinh thái số theo chiến lược: “Độc giả ở đâu, báo chí đến đó”.
Muốn phát triển độc giả, đặc biệt là giới trẻ, các cơ quan báo chí phải tập trung vào những nền tảng đang thu hút đông đảo công chúng. Những năm đầu của thập niên 2000 là sự trỗi dậy của Facebook, thì sang thập niên 2020, thế giới chứng kiến sự trỗi dậy của mạng xã hội video ngắn TikTok. Sau đó, cả Google, Facebook cũng ra mắt YouTube Shorts trong khi Facebook thử nghiệm Reels trên nền tảng Instagram, đưa video ngắn trở thành thể loại nội dung phát triển mạnh nhất hiện nay.
Bên cạnh các trang thông tin điện tử, Facebook, Zalo thì hiện có khoảng 30 cơ quan báo chí chính thống đã tham gia vào mạng xã hội TikTok (VTV, VOV, TTXVN,...). Trong năm 2022, Chat GPT xuất hiện đang thách thức quá trình sản xuất nội dung giữa trí tuệ nhân tạo với đội ngũ nhà báo. Tuy nhiên, xu thế công nghệ cũng đặt ra cơ hội về cách thức sản xuất nội dung theo xu thế số.
Theo xu hướng trên, từ năm 2016 đến nay, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp phát triển mạnh nội dung số trên hệ thống mạng xã hội, thực hiện 02 mục tiêu: Quảng bá chương trình và thương hiệu THĐT, đồng thời cung cấp thông tin chính thống cho đối tượng khán giả phi truyền thống (không xem truyền hình), đa số là khán giả trẻ. Đã phát triển app THĐT trên các thiết bị điện thoại di động. Tổng lượng khán giả số của THĐT năm 2023 có 5,2 triệu lượt.
2.3. Mô hình tổ chức và tòa soạn hội tụ: Do xu hướng phát triển đa loại hình và hội tụ nên mô hình tổ chức và quản lý báo chí truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế. Nhiều cơ quan báo chí như: VTVC, HTV, VNexpress và một số Đài địa phương đã dần đầu tư cơ sở vật chất theo mô hình tọa soạn hội tụ. Hiện có 04 cấp độ: 1.0, 2.0 (phù hợp ở các cơ quan báo in) 3.0 và 4.0 đang phát triển ở các Đài, kênh PT-TH lớn.
- Mô hình hội tụ 3.0: Là sự hội tụ hoàn toàn nhân sự và công việc trong không gian mở. Trong mô hình này, hội tụ không gian làm việc là yếu tố quan trọng. Tính tổ chức và ý thức lao động theo quy trình đảm bảo chặt chẽ.
Hình 22 : Mô hình tòa soạn hội tụ trong không gian mở của Báo điện tử VnExpress
Ở Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp: Mặc dù đã hội tụ đa phương tiện, đa nền tảng nhưng trụ sở làm việc theo mô hình truyền thống, phòng ban chuyên biệt. Từ sau khi thực hiện Đề án sắp xếp tinh gọn (từ 06 phòng và 01 trung tâm, giảm còn 05 phòng), các bộ phận đã được bố trí theo hướng gom về đầu mối. Nhưng nếu áp dụng mô hình Tòa soạn 3.0, buộc phải đầu tư mới hoặc cải tạo lại.
- Mô hình hội tụ 4.0: Là sự hội tụ nhân sự và công việc trên một không gian số, gọi là hội tụ số. Mô hình này đang dần hình thành ở Việt Nam và là định hướng phát triển của Chính phủ và Bộ TT&TT. Nó có thể trở thành hệ sinh thái báo chí không chỉ nội bộ một cơ quan báo chí mà còn mở rộng ra các cơ quan báo chí trong cùng Tập đoàn, dù có trụ sở làm việc độc lập, bất kể khoảng cách nhưng vẫn hội tụ trên không gian mạng. Mô hình này sẽ là giải pháp tối ưu trong việc phát triển các tòa soạn hội tụ, đa phương tiện mà không cần đầu tư cải tạo trụ sở. Trong điều kiện chưa đủ nguồn lực đề đầu tư mới trụ sở thì việc áp dụng mô hình Hội tụ 4.0 là phù hợp theo xu thế chuyển đổi số (CĐS). Tuy nhiên, nếu theo Chiến lược CĐS quốc gia, tuy cơ sở vật chất không cải tạo nhưng cần đầu tư hệ thống công nghệ phần mềm, các modul để hệ thống dữ liệu, số hóa trong công tác quản trị bởi theo kết quả chấm điểm của Bộ TT&TT, CĐS của Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp hiện ở dưới mức trung bình (dưới 50 điểm) nên cần đầu tư quyết liệt cho CĐS của Đài phù hợp với chủ trương đột phá, tiên phong về CĐS của tỉnh Đồng Tháp đang triển khai thực hiện.
2.4. Phóng viên đa năng - Nhà báo hội tụ
Toà soạn hội tụ đòi hỏi có “Phóng viên đa năng - nhà báo hội tụ”. Đó là những người đa nhiệm, đảm nhiệm nhiều khâu trong quá trình tác nghiệp, vừa là nhà báo viết, vừa là nhà báo ảnh, nhà báo hình, kiêm kỹ thuật dựng video, MC,...
Do tự chủ về tài chính và bộ máy tổ chức nên từ lâu, trong công tác tuyển dụng, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp đã chú trọng việc chọn người đa năng. Đến tháng 12/2023, Đài có 135 viên chức, lao động trong đó, hơn 80 người thuộc khối nội dung. Các vị trí nghiệp vụ đa số có thể kiêm nhiều việc: vừa biên tập có thể kiêm quay phim, kiêm xuất hiện dẫn, thể hiện chương trình và tự thu dựng,… Đối với bộ phận chức nghiệp lâu năm, Đài cũng khuyến khích việc tự học để có thể đảm nhiệm ở nhiều khâu. Ngay cả bộ phận Tổ chức - Hành chính, Kỹ thuật và Công nghệ hay Dịch vụ - Quảng cáo cũng có thể tham gia các khâu của khối nội dung như làm thư ký, phụ quay các chương trình trực tiếp. Một số viên chức từ vị trí chuyên viên hành chính chuyển sang làm viên chức nghề nghiệp, có thể đảm nhiệm công tác phóng viên, biên tập viên. Các phóng viên có thể kiêm công việc hành chính, tư vấn kinh doanh truyền thông. Ước “viên chức đa năng” chiếm khoảng 50% toàn Đài.
2.5. Xu thế quảng cáo
Nếu cách đây 10 năm, QC truyền hình là được xem “vua”, là nguồn thu trọng yếu của các cơ quan báo chí, thì nay đã phải cạnh tranh quyết liệt với QC số. Báo cáo năm 2023 của Bộ TT&TT tại Hội nghị đánh giá Truyền thông chính sách cho biết: toàn bộ hệ thống báo, Đài và trang tin trong nước chỉ thu hút khoảng 40% tổng doanh thu QC trên toàn thị trường, còn lại 60% doanh thu thuộc về các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới. Thực tế từ năm 2016 đến nay, QC số tăng trưởng mạnh, theo đó thị phần QC trên báo in, tạp chí, radio và truyền hình giảm dần.
Theo Báo cáo nghiên cứu về thị trường và xu hướng QC năm 2022 của Công ty Zenith: quảng cáo trên các nền mạng xã hội sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh và mạnh trong giai đoạn 2021-2024 với tỷ lệ tăng hàng năm ước đạt 14.8%, xếp sau là QC video trực tuyến, đạt 14%. Dự báo từ năm 2022 đến 2024, các nền tảng mạng xã hội sẽ trở thành kênh QC đạt tỷ lệ doanh thu ổn định nhất, cao nhất, sau đó là QC trên các kênh trả tiền tìm kiếm, chủ yếu được thúc đẩy bởi các phương tiện truyền thông bán lẻ. Dự báo, các đơn vị kinh doanh QC sẽ tiếp tục đầu tư khủng cho QC trên các mạng xã hội, ước đạt 177 tỉ USD trong năm 2022, dự báo sẽ tăng lên 225 tỉ USD trong năm 2024, vượt mặt QC trên truyền hình truyền thống.
Ý thức về xu thế trên, từ năm 2020 đến nay, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp đã thúc đẩy tăng trưởng DV bằng việc linh hoạt chính sách, đa dạng các gói bán lẻ. Các giải pháp này đã giúp Đài cơ bản ổn định nguồn thu trong điều kiện nhiều Đài cấp Tỉnh đều sụt giảm mạnh sau đại dịch Covid-19.
Năm 2023, doanh thu quảng cáo của các Đài PT-TH trong cả nước đạt 5.387,49 tỷ đồng, giảm gần 29% so với năm 2022. Chỉ tính riêng về nguồn thu quảng cáo truyền hình, năm 2023, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp giảm 41% so với năm 2022.
Hình 23 : Giá trị quảng cáo truyền hình của 5 Đài PT-TH: Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, An Giang- KANTA (đvt: nghìn đồng)
2.6. Cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ chính trị
Thực hiện Nghị định 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên [26], từ năm 2020 đến nay, các Đài PT-TH đã được triển khai thực hiện cơ chế này. Chỉ thị 09/CT-TTg ngày 31/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: “Tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí trực thuộc nâng cao chất lượng thông tin. Hàng năm, tăng khoảng 20% tin bài thời lượng chương trình phát thanh truyền hình sản xuất mới, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu so với năm 2020” [20], [21]
Theo Bộ TT&TT, tùy ngân sách địa phương, mức độ đặt hàng dành cho các Đài khác nhau. Trong đó, các Đài chưa tự chủ hoặc tự chủ một phần, chuyển lên tự chủ thường xuyên có nhiều thuận lợi hơn so với các Đài tự chủ 100%. Ở ĐBSCL, từ năm 2022, các Đài PT-TH đã được áp dụng cơ chế đặt hàng.
ĐVT: đồng
Đơn vị |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Ghi chú |
Thành phố Cần Thơ |
26.000.000.000 |
23.000.000.000 |
Tỉnh đặt hàng trực tiếp, chưa tính các sở ngành hợp đồng |
Long An |
17.500.000.000 |
18.000.000.000 |
|
Trà Vinh |
16.000.000.000 |
|
Bảng 14: Ngân sách đặt hàng các Đài PT-TH ở ĐBSCL năm 2022, 2023
Từ năm 2022, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp được áp dụng cơ chế đặt hàng với tỷ lệ áp dụng 48% đơn giá định mức; năm 2023: tỷ lệ 57% đơn giá định mức.
ĐVT: đồng
Đơn vị |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Tỉnh đặt hàng |
9.295.237.000 |
12.635.516.000 |
Sở ngành đặt hàng |
4.429.644.000 |
8.621.773.000 |
Cộng |
13.724.881.000 |
21.257.289.000 |
Bảng 15: Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp được Tỉnh và sở ngành đặt hàng năm 2022, 2023
Qua hai năm thực hiện, cơ chế đặt hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đài trong việc hòa nguồn, khai thác hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước, giảm áp lực chi phí sản xuất nội dung trong điều kiện nguồn thu quảng cáo có xu thế giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ áp định mức còn thấp so với các Đài khác trong khu vực và cả nước, đồng thời đang phát sinh nhiều vướng mắc do bất cập và chồng chéo tại hai Nghị định 32/2019/NĐ-CP về đặt hàng, Nghị định 60/2021/NĐ-CP về tự chủ tài chính.
2.7. Tình hình tự chủ và ngân sách cấp dành cho các Đài PT-TH
2.7.1. Tình hình tự chủ
Đến tháng 12/2023, cả nước có 72 Đài PT-TH, trong đó có 04 Đài địa phương gồm: Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và Đài PT-TH tỉnh Vĩnh Long (THVL), Đài PT-TH Hà Nội, Đài PT-TH tỉnh Bình Dương tự chủ loại I (tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư). Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp tự chủ nhóm II từ năm 2013.
+ 05 Đài thuộc nhóm I (tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư), chiếm 6,9%; (VTV, Hà Nội, Vĩnh Long, HTV, Bình Dương).
+ 19 Đài thuộc nhóm II (tự bảo đảm chi thường xuyên), chiếm 26,39%.
+ 42 Đài thuộc nhóm III (gồm tự bảo đảm một phần chi thường xuyên từ 70% trở lên, từ 30-70%, từ 10 -30%), chiếm tỷ lệ 58,33%.
+ 06 Đài thuộc nhóm 4, chiếm tỷ lệ 8,3%.
2.7.2. Tình hình nguồn thu các Đài và nguồn ngân sách cấp
Báo cáo thống kê năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy: xu hướng nguồn thu sự nghiệp (quảng cáo, dịch vụ) ngày càng giảm.
STT |
Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ |
Số lượng Đài có nguồn thu đáp ứng tiêu chí |
Ghi chú |
1 |
Dưới 50 tỷ đồng |
29 |
An Giang, Tiền Giang Bạc Liêu, Long, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Long An |
2 |
Từ 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng |
27 |
Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre |
3 |
Từ 100 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng |
11 |
|
4 |
Từ 100 tỷ đến dưới 1.000 tỷ đồng |
02 |
02 Đài HTV, VOV. Trong đó: - HTV sụt giảm tổng nguồn thu từ 1.458,2 tỷ đồng (năm 2022) xuống còn 927,58 tỷ đồng (giảm 36,39%). - VOV sụt giảm tổng nguồn thu từ 1.449,62 tỷ đồng (năm 2022) xuống còn 737,9 tỷ đồng (giảm 49,1%). |
5 |
Trên 1.000 tỷ đồng |
02 |
VTV, Vĩnh Long |
Bảng 16: Phân loại các Đài PT-TH theo tiêu chí nguồn thu năm 2023
Trừ 2 Đài nhóm 1 là THVL và HTV, không được ngân sách đầu tư, còn lại đều được ngân sách chi đầu tư và đặt hàng, giao nhiệm vụ, trong đó bao gồm cả VTV (Phụ lục 6 – Thống kê hoạt động các Đài PT-TH của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2023).
1.1. Định hướng Quy hoạch phát triển của tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp đang là điểm sáng của cả nước khi nhiều năm qua đã tạo dựng thành công hình ảnh địa phương: Đất Sen hồng nghĩa tình, năng động, sáng tạo; có môi trường thu hút đầu tư và khởi nghiệp thuận lợi bởi các chính sách điều hành linh hoạt cùng đội ngũ lãnh đạo chính quyền thân thiện, đồng hành cùng nhân dân, doanh nghiệp; có nhiều mô hình điển hình về kinh tế nông nghiệp, du lịch, cải cách hành chính, xuất khẩu lao động,…
Đặc biệt, trong Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cấp ủy, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đang hướng đến khát vọng mục tiêu: Đồng Tháp trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá, nằm trong nhóm đầu về chuyển đổi số, một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của vùng ĐBSCL,… phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa, xã hội, con người; duy trì vị trí nhóm đầu cả nước về chỉ số: cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; [19] [45] đã được Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 31/3/2023 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 .
1.2. Báo chí truyền thông trong thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển tỉnh Đồng Tháp
Trong Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp đã đặt ra mục tiêu định vị Đồng Tháp trở thành nơi có vị trí kết nối vùng - quốc gia - quốc tế đồng thời sẽ trở thành “hình mẫu” cho nhiều mô hình, phong trào điển hình mới của vùng, của quốc gia và quốc tế,... sẽ trở thành nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện cấp vùng, quốc gia, quốc tế, thu hút lực lượng báo chí cả nước tập trung khai thác. Do đó, yêu cầu lực lượng báo chí truyền thông tại chỗ như: Báo Đồng Tháp, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Văn nghệ Đồng Tháp, Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp, đảm nhiệm công tác truyền thông sao cho xứng tầm với vị thế của Tỉnh. Trong Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp cũng đã định hướng “Phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản phù hợp với Quy hoạch ngành quốc gia”. [19]
Cụ thể hóa quy hoạch chiến lược thành các mục tiêu, giải pháp thành phần trên từng lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường, du lịch, phân chia lãnh thổ vùng, dân cư,… theo đó Đồng Tháp cũng được định vị là sẽ trở thành nơi có vị trí kết nối vùng - quốc gia - quốc tế, đồng thời sẽ trở thành “hình mẫu” cho nhiều mô hình, phong trào điển hình mới của vùng, của quốc gia và quốc tế về chuyển đổi số; về xây dựng nền kinh tế xanh; kinh tế tuần hoàn, phát thải thấp; ...Những chiến lược trên sẽ tạo điều kiện cho Đồng Tháp trở thành nơi thường xuyên diễn các sự kiện cấp vùng, quốc gia, quốc tế. Và đó sẽ là nguồn đề tài phong phú, hấp dẫn, thu hút lực lượng báo chí truyền thông trên cả nước tập trung khai thác.
Bên cạnh lực lượng báo chí ngoài tỉnh, các Đài, kênh quốc gia tác nghiệp, với nguồn lực báo chí truyền thông tại chỗ của tỉnh nhà như: Báo Đồng Tháp, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Văn nghệ Đồng Tháp, Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp,… đòi hỏi các cơ quan này phải đảm nhiệm công tác thông tin, truyền thông tại chỗ vừa chuyên nghiệp, vừa hiện đại, xứng tầm với vị trí, vai trò của tỉnh Đồng Tháp trong vị thế mới.
Theo đó, trong nhiệm vụ từng năm, từng nhiệm kỳ, giai đoạn của Tỉnh, mọi chủ trương, chính sách phát triển sẽ được Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp cụ thể hóa thành nội dung chuyên mục, chương trình PT-TH để thông tin, tuyên truyền. Tuy nhiên, với xu thế bùng nổ thông tin và trình độ phát triển của công nghệ truyền thông, các tác phẩm báo chí phát thanh, truyền hình, điện tử không thể chỉ là những thể loại tin tức thời sự, chuyên đề, chuyên mục định kỳ truyền thống, quen thuộc mà đòi hỏi phải được thể hiện theo xu thế của truyền thông hội tụ (media covergence) và đa nền tảng (tích hợp nhiều loại hình báo chí cùng lúc trên một nền tảng). Nghĩa là một nguồn đề tài nhưng được chế biến, khai thác trên đa nền tảng vừa có video, audio, picture, text, sơ đồ hóa,… theo các thể loại báo chí hiện đại như: báo chí xã hội (Social Journalism), Báo chí dữ liệu (Data Journalism, sử dụng dữ liệu số trong việc sản xuất tin bài), Báo chí di động (Mobile Journalism).
Các thể loại truyền hình, phát thanh truyền thống như: phóng sự, truyền hình thực tế, talk show; ký sự đường dài, phát thanh - truyền hình trực tiếp,… không thể thực hiện theo phương thức sản xuất cũ, lối mòn mà đòi hỏi trình độ thể hiện mới: ngắn - cô đọng thông tin - được văn nghệ hóa, nghệ thuật hóa, trong đó việc khai thác dữ liệu thông tin và đồ họa được tập trung thể hiện. Để các sự kiện thông tin được đến với mọi tầng lớp công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ, bộ phận người dân không còn thói quen xem truyền hình, các sự kiện sẽ được đồng thời truyền tải trên đa nền tảng, đa phương tiện: truyền hình, phát thanh, mạng xã hội, mobile, các thiết bị nghe nhìn cá nhân hiện đại,…
1.3. Tình hình chuyển đổi số báo chí tại Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp
Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp đang vào giai đoạn cuối của quá trình số hoá công nghệ từ sản xuất chương trình đến truyền dẫn phát sóng.
Hiện tại công tác chỉ đạo, quản lý điều hành, các thủ tục hành chính còn thủ công. Công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, hợp đồng kinh tế chưa được số hoá. Các dữ liệu còn lưu trữ và khai thác cục bộ theo nghiệp vụ từng phòng.
Năm 2020, Đài đã áp dụng phần mềm chấm điểm, xếp loại nhuận bút phát thanh và truyền hình do viên chức Đài tự nghiên cứu, phát triển, giúp Hội đồng duyệt thuận lợi hơn trong công tác duyệt, đánh giá tin bài hàng ngày. Đài cũng đã thực hiện Phát thanh không giấy nhằm tiết kiệm và thuận tiện trong vận hành quy trình sản xuất và phát sóng.
Từ năm 2021, Đài mới áp dụng số hoá các hồ sơ dự án trung hạn của đơn vị, nhưng chỉ dừng lại ở mức số hoá hồ sơ, công tác truy xuất vẫn còn thủ công. Cuối năm 2022, Đài chủ động phối hợp với Trung tâm Chuyển đổi số của Tỉnh để được tham gia sử dụng phần mềm dùng chung quản lý văn bản và điều hành tỉnh Đồng Tháp (iDesk) qua mạng truyền số liệu chuyên dùng, tích hợp chữ ký số do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp, đáp ứng việc luân chuyển văn bản có ký số tới các sở, ban ngành, tại địa phương thuộc khối cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, Đài thuộc khối đơn vị sự nghiệp nên được triển khai chậm hơn các đơn vị hành chính trong tỉnh (Đài phải đóng góp kinh phí để được khai báo tài khoản sử dụng). Hiện tại, công tác xử lý văn bản đã thực hiện trên trên ứng dụng phần mềm dùng chung quản lý văn bản và điều hành tỉnh Đồng Tháp (iDesk).
Tháng 8/2023, Đài đã ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trong công tác PT, TH giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030 (có Kế hoạch kèm theo). Theo đó, đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của Đài: mức độ 3. Trong xếp hạng của Bộ TT&TT thì Đài Đồng Tháp đang ở nhóm yếu. Vì vậy, việc đầu tư phát triển giai đoạn 2023-2030, cần tập trung đầu tư chuyển đổi số của Đài để đảm bảo mục tiêu bứt phá của Tỉnh trên hai lĩnh vực trong đó có CĐS: “Kinh tế xanh Sen hồng bứt phá – Chuyển đổi số Đồng Tháp tiên phong”.
Với vị thế hiện nay và trong định hướng mục tiêu xây dựng Đồng Tháp trở thành địa phương kiểu mẫu, đóng vai trò kết nối đa ngành, đa lĩnh vực cho khu vực ĐBSCL và quốc gia - quốc tế, yêu cầu cả hệ thống chính trị nói chung, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp nói riêng cần phải nâng tầm là yêu cầu tất yếu.
Qua phân tích đánh giá tổng thể thực trạng của Đài và trong xu thế chung, cần làm rõ toàn diện những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị, trình độ nguồn nhân lực, khả năng cạnh tranh về nội dung chương trình, về kinh tế,… để xác định những cơ sở giải pháp, chính sách cho việc nâng tầm Đài bằng Đề án “Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2024-2025 và đến năm 2030”.
|
ĐIỂM MẠNH |
ĐIỂM YẾU |
1. Bộ máy, tổ chức và nguồn nhân lực |
||
- Bộ máy |
Bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị Tỉnh giao. |
- Lãnh đạo chưa đủ cơ cấu, thiếu quản lý chuyên môn về kinh tế. - Thiếu đội ngũ chuyên môn kỹ thuật - công nghệ trình độ cao. - Cơ cấu tổ chức chưa thật sự phát huy hiệu quả theo mô hình toà soạn hội tụ. Cách thức quản lý, hoạt động tập thể có lúc, có nơi chưa phát huy tối đa sức sáng tạo, khả năng cống hiến của từng thành viên; còn một số ít viên chức làm việc cầm chừng. |
- Nhân sự |
- Có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên chiếm 80%; mỗi vị trí việc làm đều có thể đảm nhiệm được nhiều việc chuyên môn theo nhu cầu phát sinh trong hoạt động. Nguồn nhân sự hiện tại và được bổ sung mới hàng năm, cùng với việc tăng cường công tác bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên ngành đủ để đáp ứng phục vụ công tác phát triển theo xu hướng hiện đại và chuyên nghiệp. |
- Bố trí công việc còn chưa hợp lý: có người làm nhiều việc, nhiều chương trình cùng lúc; có người công việc ít, làm tập trung theo thời vụ. - Mỗi cá nhân rất giỏi trong chuyên môn khi làm việc độc lập, nhưng hạn chế trong làm việc theo tổ, nhóm. - Một bộ phận phóng viên ngại đổi mới, nên nhiều chương trình chưa có sự đổi mới, theo lối mòn trong thời gian dài. |
2. Cơ sở vật chất, thiết bị SXCT và mạng |
||
- Trụ sở |
Mô hình tòa soạn đa phương tiện, (ba loại hình báo chí: Phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử) |
- Khối nhà trung tâm được thiết kế từ lâu nên các phòng làm việc theo mô hình hành chính, cần cải tạo, bố trí sắp xếp lại theo mô hình tòa soạn hội tụ. - Chưa được đầu tư Quản trị hệ thống theo mục tiêu mô hình tòa soạn hội tụ, CĐS còn ở mức yếu. - Các phòng chức năng: Phim trường, Phòng thu diện tích còn nhỏ, cần cải tạo, nâng cấp, mở rộng. - Thiếu sân chơi giải trí cho viên chức, người lao động. |
- Hệ thống thiết bị (phục vụ SXCT nghiệp vụ) |
Trang thiết bị tiền kỳ (camera, máy tính tác nghiệp cá nhân), hậu kỳ (lưu trữ, dựng, đồ họa) được đầu tư qua các giai đoạn và đang được triển khai, cơ bản đáp ứng được đến năm 2025. |
- Đến 2025, số lượng đầu tư giai đoạn trước hết hạn sử dụng và hết khấu hao. Cần tiếp tục đầu tư giai đoạn tiếp theo và theo công nghệ mới (2025-2030). - Đội ngũ kỹ thuật PT-TH có trình độ chuyên môn ở mức trung, do đa số tuyển dụng ban đầu có bằng cấp về tin học. Kỹ thuật IT, TDPS trung bình khá. |
- Hệ thống mạng |
Đáp ứng cơ bản quy trình kết nối nội bộ và làm việc từ xa. Là nền tảng để hệ thống lại và nâng cấp thành mô hình công sở số và sản xuất số. |
Chưa xây dựng dữ liệu dùng chung tập trung phạm vi toàn Đài. Chưa được đầu tư CĐS |
- Hạ tầng truyền dẫn phát sóng |
Kênh THĐT1: độ phủ khán giả rộng, thương hiệu xây dựng ổn định ở ĐBSCL |
- Thiếu vùng Tây nguyên, miền Trung, miền Bắc - Tín hiệu cap chất lượng SD. - Chưa đủ năng lực tài chính để phủ số mặt đất (khán giả nông thôn) và nâng chuẩn phát sóng HD trên một số hạ tầng TDPS dịch vụ |
3. Nội dung, phương thức SXCT |
||
- Nội dung chương trình |
- Kênh THĐT1: Có thương hiệu. Đáp ứng 2 tiêu chí: Phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu thông tin. - Chương trình đa dạng, chất lượng tốt, phù hợp với nhiều đối tượng khán giả; Không ngừng đổi mới chương trình thực tế, giải trí cả về nội dung lẫn hình thức. - Các chương trình khoa giáo, giải trí có địa bàn tác nghiệp rộng, tạo được bản sắc riêng. Nhiều chương trình có sức hấp dẫn tốt: Ký sự, Tài tử miệt vườn, Bản tin thể thao. - Đối tượng khán giả hơn 76% từ 30 tuổi trở lên, cao hơn mức trung bình chung của khu vực (khán giả lớn tuổi nhiều hơn) Trong đó gần 45% từ 30-54 tuổi, hơn 31% từ 55 tuổi trở lên. - Kênh THĐT1 có tỷ lệ khán giả khu vực nông thôn hơn 78%, cao hơn tỷ lệ chung của khu vực ĐBSCL. |
- Có phong cách nhưng chưa tạo được phong độ, đẳng cấp; và chưa đảm bảo tiêu chí “Đậm chất miền Tây”. - Giải trí và phim chưa mạnh. - THĐT2 chưa được đầu tư nội dung nhiều. Chưa thể hiện đúng tầm kênh Miền Tây. - Hai kênh chưa tạo được sự khác biệt về tiêu chí mỗi kênh. - Lượng khán giả lớn tuổi có xu hướng giảm dần kéo theo thị phần khán giả giảm trong tương lai nếu không có chương trình khai thác, thu hút đối tượng khán giả trẻ. Chưa có nhiều chương trình giải trí đặc biệt, phim ảnh độc quyền hấp dẫn để thu hút khán giả các vùng miền khác. |
- Nền tảng số: Web, mạng xã hội |
Nền tảng số đa dạng, lượng truy cập theo dõi, tương tác phát triển tốt, thu hút khán giả, đặc biệt là giới trẻ. |
Thiếu nội dung số, thiếu loại hình báo chí hiện đại (MegaStory, Podcast, Infographic,) chưa có những chương trình đặc sắc có thể thu hút lượng khán giả nhất định. |
- Phương thức sản xuất |
- Nhanh, kịp thời, tiên phong vận dụng các thể loại báo chí hiện đại tại Việt Nam, nhất là lĩnh vực thời sự, TTĐT. - Địa bàn tác nghiệp rộng, phạm vi cả nước và nước ngoài. |
- Một số thể loại đi vào lối mòn: chuyên mục định kỳ; Ký sự, Tọa đàm, Trực tiếp khoa giáo. - Chưa sản xuất nhiều chương trình ngoài tỉnh mang tính chất vươn xa, thiếu những phóng sự, chương trình mang tầm khu vực, quốc gia. |
- Phương thức thể hiện |
Có đội ngũ phát thanh viên, MC xuất hiện khá tốt so với các Đài trong khu vực. |
- Thiếu MC, PTV xuất hiện hiện trường và dẫn chương trình bằng tiếng Anh. - Thiếu nhân lực chất lượng cao (đồ hoạ, thiết kế mỹ thuật, âm thanh, ánh sáng phim trường, vận hành màn hình led) nên chưa khai thác mạnh đồ họa và dữ liệu bằng biểu đồ (hình thức báo chí DATA); chưa nhất quán trong thể hiện bộ vỏ nhận diện. |
4. Năng lực hoạt động kinh tế |
Thuộc nhóm Đài cấp tỉnh tự chủ sớm nhất cả nước; cơ cấu QC-DV đang cân bằng, mức giảm nguồn thu Quảng cáo (theo xu hướng) thấp so với nhiều Đài trong khu vực. |
- Kênh 1: Chưa khai thác hết thời lượng Quảng cáo cho phép; quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, homeshoping nhiều. - Thiếu đội ngũ marketing. - Kênh 2: chưa thu hút QC TVC và Doanh nghiệp tài trợ sản xuất chương trình |
5. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước |
Được Tỉnh quan tâm, đầu tư |
Mức đầu tư công còn thấp so với các Đài trong khu vực ĐBSCL và vùng miền khác trong cả nước. |
6. Chính sách nội bộ, quản trị công |
- Đảm bảo các chế độ lương, thù lao nhuận bút. - Chăm lo tốt về vật chất, tinh thần cho đội ngũ VC-LĐ - Thu nhập bình quân hàng năm ổn định và có mức khá so với nhiều đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh và một số Đài PT-TH cấp tỉnh. - Quản trị nội bộ từng bước được quy trình hóa, giúp phân rõ trách nhiệm và các bước thực hiện. - Văn hóa công sở được nâng lên trong quá trình xây dựng thương hiệu tập thể và thương hiệu cá nhân. |
- Chưa đủ nguồn lực để bố trí đào tạo chuyên sâu, nâng cao. - Một bộ phận nhỏ chưa nêu cao ý thức tổ chức tập thể. - Chưa đầu tư tích hợp dữ liệu dùng chung ở các bộ phận: Văn phòng, tài chính, kỹ thuật công nghệ,… theo mô hình Chuyển đổi số. |
THÁCH THỨC VÀ THỜI CƠ CỦA THĐT GIAI ĐOẠN 2024-2030
|
THÁCH THỨC |
CƠ HỘI |
1. Thời đại số; công nghệ hiện đại (trụ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (bigdata), điện toán đám mây,...) |
Đòi hỏi các Đài PT-TH cần chi phí đầu tư nhiều hơn. |
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất và quy trình sản xuất, tác nghiệp. - Có cơ hội thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực chất lượng cao. |
2. Sự bùng nổ nội dung số |
- Cạnh tranh thông tin không chỉ giữa các kênh truyền hình mà còn giữa truyền hình và mạng xã hội. - Áp lực nội dung nhằm giữ thời gian khán giả theo dõi chương trình |
- Tập trung xây dựng chiến lược về bản sắc nội dung riêng có của từng kênh: - THĐT1: Thời sự chính trị thiết yếu: Thông tin chính xác, kịp thời. - THĐT2: Nội dung và phương thức thể hiện theo tiêu chí độc - lạ, quốc tế. |
3. Bản quyền ngày càng siết chặt |
Các kênh đối diện với nguy cơ pháp lý nhiều hơn, rộng hơn bao gồm yếu tố pháp lý quốc tế. |
- Đẩy mạnh tự sản xuất nội dung, tăng cường bản sắc riêng. |
4. Chuyển dịch Quảng cáo sang nền tảng số và trực tiếp đến người tiêu dùng |
Nguồn thu quảng cáo có xu hướng giảm, cạnh tranh giảm giá quyết liệt. |
-Buộc Đài có chiến lược khai thác nguồn thu số, tăng trưởng dịch vụ và các nguồn thu khác. |
5. Cơ chế tự chủ, Nhà nước đặt hàng thiết yếu |
Các cơ chế đặt hàng chưa hoàn thiện, mỗi tỉnh thành, sở, ngành chuyên môn hiểu khác nhau, vận dụng khác nhau, còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. |
-Đã sớm tự chủ nên xác định rõ, cụ thể về phương hướng và chiến lược cạnh tranh so với các Đài mới tự chủ từ năm 2020. |
6. Lộ trình tự chủ đầu tư của Tỉnh |
Áp lực đối ứng đầu tư trong điều kiện nguồn thu quảng cáo ngày càng giảm, Quỹ PTHĐSN không đủ tích lũy cho giai đoạn chuyển sang nhóm I. |
Đài sẽ được ngân sách đầu tư nền tảng tập trung, đảm bảo năng lực, điều kiện khi chuyển lên tự chủ đầu tư. |
7. Vị thế phát triển của Tỉnh trong khu vực và cả nước |
|
Thúc đẩy và nuôi dưỡng khát vọng bứt phá của THĐT. |
3. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng Đề án phát triển Đài giai đoạn 2024-2025 và đến năm 2030.
Trước yêu cầu nâng tầm của Tỉnh, của hệ thống chính trị theo Quy hoạch chiến lược của Tỉnh và Chiến lược quy hoạch quốc gia về Báo chí, việc nâng tầm Đài là tất yếu. Để phát triển Đài, trên thực trạng tổng quan, có 05 vấn đề đặt ra:
Một là, Định vị rõ mục tiêu đến năm 2030; Sứ mệnh, giá trị cốt lõi; Màu và bộ nhận dạng thương hiệu THĐT gắn với mục tiêu chiến lược và quá trình xây dựng hình ảnh địa phương, con người Đồng Tháp.
Hai là, cải tạo, đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, chuyển đổi số báo chí nhằm nâng cao năng lực sản xuất và tính chuyên nghiệp, hiện đại của cơ quan báo chí tương xứng với yêu cầu phát triển của Tỉnh và kế hoạch Chuyển đổi số báo chí.
Ba là, quy hoạch, sắp xếp bố trí bộ máy tổ chức theo mô hình cơ quan báo chí đa phương tiện và tòa soạn hội tụ. Trong đó, xác định rõ 03 trụ cột: Nội dung, Kinh tế và Kỹ thuật - công nghệ. Theo đó, cơ cấu Lãnh đạo Đài gồm: 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực.
Bốn là, định vị rõ tiêu chí riêng cho hai kênh THĐT1 và Miền Tây-THĐT2, đồng thời có sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhất quán theo tiêu chí định vị và lộ trình đầu tư.
Năm là, xây dựng hệ thống giải pháp; chính sách và lộ trình phân kỳ thực hiện, trong đó phân tích khả năng thu chi tích lũy dự phòng của Đài và cơ chế đầu tư, đặt hàng của nhà nước, đảm bảo khả năng tự chủ chi đầu tư sau năm 2030.
TÓM LẠI
Qua phân tích hiện trạng Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp, có thể thấy: sau 46 năm thành lập, Đài đã có những nền tảng vững chắc về cơ sở vật chất, về thương hiệu chương trình, về khả năng hoạt động kinh tế,… được tạo dựng bởi sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh và bằng chính những nỗ lực vươn lên của đội ngũ lãnh đạo, viên chức, người lao động Đài qua các thế hệ.
Tuy nhiên, trước xu thế phát triển như vũ bão của nền truyền thông hiện đại và cơ chế kinh tế báo chí, cùng với những chiến lược nâng tầm vị thế đất Sen hồng trở thành hình mẫu trên nhiều lĩnh vực ở ĐBSCL và quốc gia, quốc tế, đòi hỏi Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp cần bứt phá toàn diện từ quy mô vật chất, thiết bị tác nghiệp đến trình độ tư duy, sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo, viên chức.
Lộ trình nâng dần mức độ tự chủ của các cơ quan báo chí theo Quy hoạch chung của ngành, của Tỉnh trong hoàn cảnh nguồn thu quảng cáo đang chuyển dịch mạnh từ báo chí truyền thống sang nền tảng số và hình thức khác, càng đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí, đặc biệt là các Đài PT-TH địa phương, trong đó có Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp, phải vạch rõ lộ trình, xây dựng kế hoạch về nguồn lực, về tích lũy dự phòng để có thể đảm bảo đủ năng lực, điều kiện cho hoạt động khi tự chủ cả về chi thường xuyên lẫn đầu tư để đảm bảo hoạt động ổn định và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan ngôn luận Tỉnh nhà.
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÀI PT-TH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2024 - 2025 VÀ ĐẾN NĂM 2030
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ĐỘT PHÁ
Phát triển Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp theo đúng đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đặt dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý, chỉ đạo của UBND Tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương để xứng đáng là cơ quan báo chí chủ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Trên cơ sở kế thừa phát huy thế mạnh, đồng thời đổi mới toàn diện cả về nội dung chương trình, phương thức hoạt động, thiết bị, công nghệ, nhằm nâng tầm ảnh hưởng của Truyền hình Đồng Tháp không chỉ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà ra cả nước bằng sức hấp dẫn về nội dung chương trình, sự tiên phong về chất lượng nguồn nhân lực, về phương thức quản lý, sự tiên tiến về thiết bị, công nghệ theo yêu cầu chuyển đổi số báo chí để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh địa phương theo Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phát triển Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp là cơ quan báo chí hội tụ đa phương tiện, có năng lực sản xuất chuyên nghiệp, hiện đại; có nội dung chương trình phong phú, đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng tốt công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao của nhân dân; có đủ điều kiện về nguồn lực tự chủ theo lộ trình của Tỉnh.
- Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 là cơ quan báo chí chủ lực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị về thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh địa phương; nằm trong top kênh truyền hình địa phương thiết yếu dẫn đầu tại khu vực ĐBSCL về sức hấp dẫn chương trình, top kênh truyền hình nổi bật tại thị trường thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục phát huy thế mạnh ở 04 lĩnh vực: Thời sự - chính trị, Nông nghiệp, Thể thao, Tài tử cải lương; đột phá vào 03 lĩnh vực: Nông nghiệp, Giải trí, Du lịch để vừa mở rộng thị phần, thu hút khán giả trẻ, khán giả thành thị, khán giả nước ngoài, vừa trở thành kênh truyền hình về lĩnh vực nông nghiệp hấp dẫn nhất khu vực ĐBSCL.
- Năng động đổi mới và linh hoạt trong phát triển kinh tế dịch vụ báo chí vừa thích ứng với xu thế vừa đảm bảo điều kiện tự chủ theo lộ trình của Tỉnh.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng, thiết bị sản xuất chương trình theo mô hình tòa soạn hội tụ và đảm bảo chuyển đổi số báo chí hiệu quả.
- Phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đa năng gắn với đảm bảo chế độ chính sách và môi trường làm việc thúc đẩy sáng tạo. Trong đó, tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ đáp ứng yêu cầu sản xuất và quản trị số; bổ sung đội ngũ làm kinh tế dịch vụ báo chí.
CHỈ TIÊU |
HIỆN TRẠNG 2023 |
MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU |
|
2024-2025 |
2026-2030 |
||
1. Năng lực kênh |
|
|
|
- Kênh THĐT 1 |
|
|
|
* Tỷ lệ tự sản xuất |
37% |
38% |
40% |
* Vị trí ĐBSCL (local channel) |
02 |
02 |
02 |
* Vị trí 04 thị trường thành phố lớn (Cần Thơ, TP HCM, Đà Nẳng, Hà Nội) |
Top 05 Cần Thơ |
Top đầu Cần Thơ, |
Top 10 Tp. HCM |
- Kênh THĐT 2 |
|
|
|
* Tỷ lệ tự sản xuất |
31,5% |
36% |
38% |
* Vị trí ĐBSCL(local channel) |
Top 10 |
Top 05 |
Top 05 |
- Phát thanh FM |
11 giờ/ngày |
12 giờ/ngày |
12 giờ/ngày |
- Mạng xã hội THĐT |
07 kênh, 5,3 triệu lượt theo dõi |
10 kênh (03 kênh mới), 06 triệu lượt theo dõi |
15 kênh (05 kênh mới) 08 triệu lượt theo dõi |
2. Nguồn lực 2.1 Tài chính |
|
|
|
- Tổng thu: |
62,85 tỷ đồng |
Tăng ổn định mỗi năm 15% doanh thu dịch vụ quảng cáo (không bao gồm ngân sách đặt hàng) so với năm 2023 |
Tăng ổn định mỗi năm 10% doanh thu dịch vụ quảng cáo (không bao gồm ngân sách đặt hàng) so với năm 2025. |
+ Nguồn thu dịch vụ: |
41,59 tỷ đồng |
||
+ Nguồn ngân sách đặt hàng |
21,26 tỷ đồng |
||
- Chênh lệch thu chi: |
- 01 tỷ đồng |
+ 05 tỷ đồng |
Mỗi năm tăng gấp đôi bình quân giai đoạn 2024-2025 |
2.2 Nguồn lực con người |
|
|
|
- Nhân sự |
135 |
Không quá 150 |
Không quá 160 |
- Bình quân thu nhập |
16.400.000 |
Tăng 2%/năm |
Tăng 2%/năm |
3. Mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí |
Yếu |
Trung bình |
Tốt |
5. Nhiệm vụ trọng tâm, đột phá
5.1. Giai đoạn 2024-2025
- Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị về thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh địa phương và nhiệm vụ kinh tế tài chính gắn với mục tiêu: huy động nguồn lực cho sự nghiệp phát triển Đài, trong đó tiếp tục phương châm đầu tư phát triển xây dựng thương hiệu; đảm bảo có chênh lệch thu chi, ổn định thu nhập và đời sống viên chức lao động.
- Giữ vững thị phần khán giả kênh THĐT1 top đầu, kênh Miền Tây-THĐT2 top 10 khu vực ĐBSCL.
- Có khán giả số cao thứ hai ở ĐBSCL bằng việc phát triển thêm 3 kênh mạng xã hội THĐT mới và khai thác nội dung số kết hợp tăng trưởng thu dịch vụ trên mạng xã hội.
- Tập trung xây dựng nền tảng công nghệ và thiết bị cho tòa soạn hội tụ đa phương tiện để nâng mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí từ nhóm yếu lên nhóm trung bình.
- Tăng ổn định mỗi năm 15% doanh thu dịch vụ quảng cáo (không bao gồm ngân sách đặt hàng) so với năm 2023.
5.2. Giai đoạn 2026-2030
- Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Đồng Tháp. Liên tục cải tiến, đổi mới giữ vững sức hấp dẫn đối với 04 lĩnh vực thế mạnh, đặc biệt đột phá trong sản xuất chương trình để trở thành kênh truyền hình về lĩnh vực nông nghiệp hấp dẫn nhất ĐBSCL, phấn đấu nằm trong top 10 kênh truyền hình nổi bật tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh.
- Mở rộng thị phần, thu hút khán giả trẻ, khán giả thành thị bằng việc tăng cường hạ tầng truyền dẫn phát sóng kết hợp với đẩy mạnh sản xuất các chương trình Giải trí, Du lịch đa nền tảng đồng thời phát triển mới 05 kênh mạng xã hội.
- Tiếp tục đầu tư, khai thác hiệu quả nền tảng công nghệ-thiết bị, đồng thời hoàn thiện và phát huy mô hình tòa soạn hội tụ đa phương tiện; đưa Đài vào nhóm Tốt về chuyển đổi số báo chí.
- Tăng ổn định mỗi năm 10% doanh thu dịch vụ quảng cáo (không bao gồm ngân sách đặt hàng) so với năm 2025. Đảm bảo đủ điều kiện chuyển mức độ tự chủ lên nhóm I từ năm 2031.
1. Nhóm giải pháp về đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung chương trình, phương thức sản xuất.
1.1. Đối với nhiệm vụ thông tin tuyên truyền thiết yếu, giữ vững sức hấp dẫn kênh dẫn đầu khu vực ĐBSCL
1.1.1. Kênh THĐT1
- Slogan: “Đậm chất miền Tây”.
- Tăng cường đầu tư sản xuất các chương trình ngoài tỉnh, trong khu vực và phạm vi cả nước với các thể loại: Ký sự, phim tài liệu, chương trình thực tế, phim truyện,... nhằm quảng bá thương hiệu THĐT nói riêng, hình ảnh địa phương Đồng Tháp nói chung, hướng tới đa dạng nội dung phục vụ khán giả trên khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài, nhất là trong bối cảnh Đồng Tháp phát triển ngày càng mạnh mẽ, liên kết với các vùng miền khác trong cả nước và hội nhập quốc tế.
- Nâng chất lượng đầu tư phim truyện, nâng giá trị đầu tư ở những khung giờ trọng điểm trong điều kiện nguồn kinh phí cho phép.
- Cải tạo phim trường đa năng để thay đổi hình thức thể hiện của các chương trình. Đặc biệt là chương trình thời sự, khoa giáo giải trí và các chương trình có tương tác khán giả, sao cho có thể nhiều hơn 02 phát thanh viên, biên tập viên xuất hiện dẫn trong phòng thu, mời diễn giả tương tác và kết nối phóng viên, biên tập viên hiện trường.
- Tăng cường phát triển lực lượng cộng tác viên trong và ngoài Tỉnh, mua nguồn tin từ các báo có lượng công chúng lớn.
- Tăng cường xã hội hóa, thuê mướn, liên kết sản xuất để giảm chi phí.
- Mời các Youtuber, Tiktoker thực hiện các clip quảng bá về ẩm thực, du lịch.
- Liên kết sản xuất phim tài liệu, ký sự, phim truyện,... quảng bá hình ảnh, sản phẩm địa phương, mô hình nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn xanh gắn với hình ảnh nông dân thế hệ trẻ, hiện đại và giao lưu hội nhập quốc tế.
1.1.2. Kênh Miền Tây-THĐT2
- Slogan: “Cùng xây khát vọng châu Thổ”.
- Xây dựng hình thức thể hiện theo bản sắc miền Tây trong ngôn ngữ hình thể, trang phục, chất giọng, màu sắc nhận diện thương hiệu. Không gian, bối cảnh phim trường phù hợp theo từng thể loại, chú trọng phát huy những nét đặc trưng về văn hóa Tây Nam bộ trong thiết kế phim trường, không gian chương trình: sông nước, miệt vườn, con thuyền - bến nước, góc bếp, bờ đê, vườn nhà, ao cá và các vật dụng gắn với sinh hoạt miệt vườn,…
- Xây dựng đội ngũ biên tập chuyên biệt kênh Miền Tây - THĐT2 trên cơ sở khai thác, tận dụng nguồn tài nguyên nội dung của kênh THĐT1 nhưng được xử lý, biên tập lại phù hợp với tiêu chí kênh Miền Tây - THĐT2.
- Phụ đề tiếng Anh các chương trình trọng điểm kết hợp đăng tải trên môi trường số.
- Tiếp tục chủ trương xã hội hóa các khung giờ phim, chương trình phát sóng để đảm bảo nội dung kênh vừa phong phú, vừa đảm bảo tỷ lệ sản xuất theo giấy phép, đồng thời giảm tải chi phí đầu tư nội dung kênh.
- Mở rộng hạ tầng phát sóng kênh Miền Tây - THĐT2, đồng thời phát triển các hạ tầng số, các trang mạng xã hội để tăng độ phủ khán giả, tăng cường quảng bá nội dung kênh và tạo nguồn thu cho nội dung số.
1.2. Đối với 04 lĩnh vực thế mạnh
1.2.1 Chương trình Thời sự - chính trị
- Giữ ổn định 04 chương trình: Sáng Miền Tây, Nhịp sống 24h (11 giờ), Thời sự tối và Nhịp sống 24h (21 giờ). Nội dung thông tin tuyên truyền theo thời điểm, tập trung vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội; những thông tin tích cực, gương người tốt việc tốt; tin tức nhanh, cập nhật tình hình an ninh trật tự trong tỉnh, trong nước, quốc tế.
- Hình thức: chú trọng cách thức thông tin, mở rộng địa bàn khai thác; Mua bản quyền tin nhanh, tin độc quyền và xuất bản trên mạng xã hội đầu tiên khi sự kiện vừa diễn ra, sau đó thông tin chi tiết trên sóng phát thanh, truyền hình;
- Tổ chức sản xuất Bản tin thời sự - chính trị trên mạng xã hội có phụ đề hoặc bằng tiếng Anh (theo hình thức thể hiện của các hãng tin lớn: CNN, hoặc mời các chuyên gia kinh tế, chính trị (như chương trình “ Chuyện 5 phút thị trường” của Nhà báo Vũ Kim Hạnh),... để thu hút khán giả thành thị và nước ngoài.
1.2.2. Các chương trình về Nông nghiệp và mục tiêu xây dựng kênh truyền hình về lĩnh vực nông nghiệp hấp dẫn nhất khu vực ĐBSCL
- Nội dung bám sát vào định hướng lớn từ “Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh” và Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các sự kiện liên quan đến nông nghiệp của Tỉnh, Bộ, ngành; các mô hình, tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp để thông tin tuyên truyền, cải tiến các hình thức thể hiện, đặc biệt là phát huy công nghệ đồ họa 3D, 4D, AI tạo ra các chương trình truyền hình nông nghiệp thông minh
- Hằng năm, nghiên cứu khung chương trình để đề xuất sản xuất mới các chương trình nông nghiệp trên truyền hình gắn với các chuyên gia uy tín, các doanh nhân nông nghiệp lớn,… đề cập các vấn đề như: Xoay trục giá trị nông sản từ bàn ăn trở lại đồng ruộng; Từ người tiêu dùng đến nông dân, Giới thiệu Làng thông minh và cách vận hành mô hình này.
- Mở thêm các chương trình giải trí Thể thao nông nghiệp (về đối tượng là nông dân, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp, như: đua máy bay phun thuốc, đua máy cày, đá banh trên đất ruộng,…).
- Mở kênh mạng xã hội riêng về nông nghiệp, mời các Tiktoker, YouTuber nổi tiếng của Việt Nam hoặc các Tiktoker, YouTuber là người nước ngoài v.v. để giới thiệu mô hình sản xuất, sản phẩm Ocop vừa phát trên mạng xã hội vừa phát sóng truyền hình Đồng Tháp.
1.2.3 Các chương trình về Du lịch, Giải trí, Thể thao
- Các chương trình du lịch tập trung vào 04 không gian du lịch và 13 loại hình theo “Đề án phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023 – 2025, định hướng đến năm 2030”.
Ngoài các chương trình hiện có như: Khám phá Đồng Tháp, Vi vu Đồng Tháp, Trải nghiệm ẩm thực sen, mở thêm các chương trình mới như: Đi đâu ăn đó; Về nhà; Đón khách như đón người thân, Review ẩm thực sông nước, đồng quê; Nhìn ra bên ngoài.., bằng các phóng viên trẻ, lực lượng Titoker, Youtuber, Facebooker (của Việt Nam và nước ngoài) hay sử dụng trí tuệ thông minh, phương thức đồ họa,... nhằm đa dạng các hình thức giới thiệu, tạo sức hấp dẫn về du lịch Đồng Tháp.
Liên kết với các Đài trên cả nước, đặc biệt là 04 thị trường thành phố để phối hợp sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm hai chiều để phát sóng (tiết kiệm chi phí), đồng thời upload lên các hạ tầng mạng xã hội có phụ đề tiếng Anh.
- Các chương trình về giải trí: Liên kết hoặc chọn mua các chương trình phù hợp theo đối tượng khán giả, đẩy mạnh liên kết sản xuất các chương trình âm nhạc, gameshow phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khán giả trẻ.
- Các chương trình về thể thao: Tiếp tục cập nhật nhanh các sự kiện thể thao trong và ngoài nước, đặc biệt là các giải thể thao quốc tế; Tiếp tục duy trì giải Futsal THĐT nâng tầm quốc tế (mời gọi các CLB Futsal Thái Lan và các nước trong khu vực), vận động xã hội hóa tổ chức các giải thể thao đang phát triển mạnh trong nhân dân.
1.2.4 Tài tử cải lương
Cải tiến các thể loại chương trình phù hợp theo thời điểm, đặc biệt khi lượng khán giả lớn tuổi giảm dần, sẽ phát triển thêm các chương trình dành riêng cho đối tượng khán giả trẻ, khán giả là nông dẫn vẫn còn yêu thích loại hình nghệ thuật truyền thống như : Em yêu Tài tử (dành cho thiếu nhi), Tiếng hát từ Hội quán; hội quán đua tài, Khi nông dân hát,…
1.3. Với mục tiêu mở rộng, thu hút khán giả trẻ, khán giả thành thị
- Tăng cường đầu tư hạ tầng truyền dẫn phát sóng để đảm bảo các dịch vụ hạ tầng có kênh THĐT.
- Tăng cường sản xuất các chương trình truyền hình phù hợp với thị hiếu và tâm lý giới trẻ và khán giả đô thị bằng các giải pháp đầu tư, nâng sức hấp dẫn chương trình giải trí, tin tức như các mục tiêu trên, đồng thời chú trọng các chương trình gameshow, biểu diễn và thi diễn âm nhạc thu hút sự quan tâm và đúng vào nhu cầu của giới trẻ như: Tổ chức thi tiếng hát học sinh, sinh viên, giới thiệu tác phẩm - tác giả Đồng Tháp hay tác phẩm, tác giả, nghệ sĩ trẻ; Cuộc thi sáng tác và trình bày ca khúc trẻ, Chương trình truyền hình MeKong Startup (khởi nghiệp) v.v..
Công tác tổ chức cuộc thi được triển khai ở các Tỉnh, tại các cụm trường Đại học lớn ở các trung tâm thành phố lớn (thị trường mục tiêu hướng tới) để quảng bá mạnh mẽ THĐT và các chương trình thu hút giới trẻ cả nước như đã từng thu hút đối tượng thí sinh Tài tử miệt vườn trên phạm vi cả nước.
Trong các chương trình biểu diễn, thi diễn, chú ý mời các nghệ sĩ đang được giới trẻ yêu thích nhằm thu hút sự quan tâm, tham gia của giới trẻ.
- Tăng cường kêu gọi tài trợ từ các Doanh nghiệp có chiến lược quảng bá vào đối tượng trẻ, thiếu nhi; các nhà tài trợ cho âm nhạc; các dự án khởi nghiệp cho giới trẻ Tỉnh và ĐBSCL.
1.4. Đối với phát thanh
- Giai đoạn 2026-2030, đầu tư bổ sung máy phát sóng FM (5KWx2) đảm bảo phủ sóng 100% địa bàn dân cư tỉnh Đồng Tháp.
- Tập trung phát triển mảng tin tức, chuyên đề, tạp chí nhằm tuyên truyền sâu, rộng các chủ trương, chính sách của tỉnh, các Đề án lớn như: Tái cơ cấu Nông nghiệp, Tái cơ cấu công nghiệp, Phát triển Du lịch, Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Tập trung đầu tư các chương trình Tin tức, Thời sự trong điểm như 5h30 sáng, 11h30 và 17h chiều với những thông tin cập nhật nhanh, hấp dẫn trong tỉnh, trong nước và thế giới. Các chuyên mục, chuyên đề ở các khung giờ quan trọng tập trung đầu tư nâng chất lượng tuyên truyền.
- Thay đổi hình thức thể hiện theo xu hướng phát thanh hiện đại để tiếp cận nhiều đối tượng thính giả hơn như: Tin hiện trường, kết nối giao lưu trực tiếp, phát thanh kết hợp livestream trên mạng xã hội. Ngoài ra, chú trọng tuyên truyền bằng hình thức câu chuyện truyền thanh nhằm chuyển tải một cách linh hoạt, mềm hóa nội dung, thính giả dễ tiếp thu hơn.
-Từng bước chuyển chương trình thu phát lại sang hình thức trực tiếp, tăng cường các chương trình tương tác với thính giả, tăng sản xuất Podcast đáp ứng xu hướng mới của giới trẻ.
1.5. Thông tin điện tử và mạng xã hội
Tiếp tục duy trì, nâng chất các kênh hiện có nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau: Tuyên truyền chính trị, đời sống xã hội, các dự án lớn của tỉnh, quảng bá hình ảnh Đồng Tháp, các thế mạnh, kêu gọi đầu tư, cung cấp thông tin, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đồng thời, phục vụ nhu cầu tìm hiểu, chăm sóc sức khỏe, phục vụ giải trí của nhân dân.
Đối với mục tiêu “Xây dựng hệ sinh thái số, khán giả số đứng thứ hai khu vực ĐBSCL”:
- Giai đoạn 2024-2025: Mở thêm 03 Kênh mạng xã hội mới, hướng đến đa dạng khán giả, trong đó phần lớn là khán giả trẻ dưới 35 tuổi và các Mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm đột phá đang hướng tới. Cụ thể:
+ Kênh Nông nghiệp Miền Tây: Hệ sinh thái số chuyên về nông nghiệp ở ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp nói riêng. Góp phần tuyên truyền các chủ trương, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, các đề án,… của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung. Khai thác gia tăng hiệu quả các chương trình truyền hình về mảng nông nghiệp do Đài sản xuất. Phát triển nông nghiệp, trải nghiệm làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hiện đại, giới trẻ. Khai thác tin tức, phóng sự, livestream liên quan đến dịch vụ nông nghiệp với các đơn vị (nếu có).
+ Kênh Du lịch Đồng Tháp (hoặc Miền Tây): Hệ sinh thái số chuyên về du lịch Đồng Tháp, (hoặc Miền Tây) giới thiệu tuyên truyền quảng bá hình ảnh Đồng Tháp, các địa danh, địa điểm du lịch ở Đồng Tháp cùng văn hóa ẩm thực. Tăng cường các chương trình có tương tác với khán giả, du khách.
+ Kênh Người xứ Sen: Con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, sống tử tế, có khát vọng vươn lên.
Những kênh này góp phần tuyên truyền các đề án lớn của tỉnh, nhất là thế mạnh của Đồng Tháp là nông nghiệp, giới thiệu con người Đồng Tháp, điểm đến ở Đồng Tháp và Miền Tây nhằm quảng bá tốt nhất hình ảnh địa phương, khơi gợi cảm hứng lao động, sáng tạo, đổi mới trong người dân về cách làm nông nghiệp, làm du lịch theo hướng hiện đại.
- Giai đoạn 2026-2030: Phấn đấu mở thêm 05 Kênh mạng xã hội mới
+ Kênh Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: (Tạm gọi “Hiểu đúng làm đúng”)
Cập nhật thông tin liên quan đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; góp phần bảo vệ, tuyên truyền, lan tỏa đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng. Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước, “phủ xanh” thông tin tích cực, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội và sự ủng hộ của nhân dân trong tỉnh Đồng Tháp và cả nước.
+ Kênh Tin hot THĐT: Đưa tin tức nóng, tin tức độc, lạ trong đời sống ở Đồng Tháp và ĐBSCL, cả nước, những chính sách mới tác động đến đời sống,…
+ Kênh về sản phẩm OCOP hoặc kênh MeKong Startup: Giới thiệu các sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp theo phong cách giới trẻ; các dự án khởi nghiệp của Tỉnh và ĐBSCL.
+ Kênh THĐT về sức khỏe: Đưa tin tức, phóng sự, phỏng vấn, tọa đàm, tiểu phẩm liên quan đến sức khỏe, đời sống, lối sống nhằm phòng, chống bệnh tật; Khai thác dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
+ Kênh THĐT về thư giãn: Cung cấp những nội dung giải trí cho khán giả như: chương trình gameshow, tiểu phẩm, ca nhạc, hài kịch, những tình huống vui nhộn trong đời sống,...
Tổ chức các cuộc thi sáng tạo video clip trên mạng xã hội dành riêng cho giới trẻ (nhất là học sinh, sinh viên) về các nội dung mà giới trẻ quan tâm. Các video do các bạn trẻ lên ý tưởng và thực hiện. Từ các cuộc thi sẽ tạo nền tảng để các bạn trẻ có cơ hội cộng tác nội dung, tham gia vào các ekip sản xuất chương trình dành cho giới trẻ, chú trọng đến hạ tầng mạng xã hội (có thể kết hợp phát sóng truyền hình).
2. Nhóm giải pháp về đổi mới phương thức quản lý, liên kết sản xuất
Nâng cao năng lực để chủ động sản xuất đủ và đảm bảo chất lượng các chương trình, chuyên mục theo Khung chương trình và Danh mục đặt hàng của Đài. Mặt khác mở rộng và tổ chức tốt các hoạt động liên kết với các đối tác trong sản xuất và khai thác các chương trình giải trí, khoa giáo. Cụ thể:
- Với các Đài VTV, VOV, HTV, VOH : Thỏa thuận ký hợp đồng sản xuất, cung cấp các chương trình phát thanh và truyền hình. Đảm nhận các nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Đồng Tháp và một phần về các tỉnh trong khu vực trên sóng VTV, HTV và VOV, VOH.
- Với các Đài Phát thanh và Truyền hình trong Khu vực: Tăng cường chia sẻ chương trình để phát sóng, hoặc phối hợp sản xuất và dịch vụ,…
- Với các hệ thống Truyền thanh cấp huyện: Duy trì mối quan hệ hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các hệ thống truyền thanh cấp huyện, Duy trì công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng.
- Với các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh: Ổn định các chương trình, chuyên mục, chuyên đề của từng ngành có nhiệm vụ đặt hàng tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp để xây dựng kế hoạch phối hợp, liên kết thực hiện. Trong đó: Khuyến khích các ngành có điều kiện tham gia và đảm nhận vai trò chuyên môn trong nội dung chương trình nhằm phát huy trách nhiệm và hiệu quả phối hợp trong công tác thông tin tuyên truyền.
- Với các doanh nghiệp truyền thông: Liên kết với một số công ty truyền thông trong và ngoài tỉnh để tổ chức sản xuất và khai thác các chương trình, nhất là tin tức và văn nghệ, giải trí. Coi đây là một giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu và yếu về nhân lực, kinh phí và thiết bị hiện nay của Đài.
- Tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội: Xây dựng kế hoạch bảo trợ, tư vấn truyền thông cho doanh nghiệp, sở, ngành, địa phương. Đồng thời nghiên cứu, vận động tài trợ tổ chức nhiều chương trình an sinh xã hội, vừa phát huy vai trò của các Đoàn thể của Đài, vừa thể hiện trách nhiệm của Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp đối với xã hội.
3.1. Phương án tự chủ
Căn cứ Điều 9 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 của Chính phủ quy định phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
“Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảmbảo chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm1) phải đáp ứng điều kiện sau: Đơn vị có mức tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự đảm bảo chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị. Mức tự đảm bảo chi đầu tư của đơn vị xác định là số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch”.
Căn cứ điều kiện thực tế trích lập Quỹ PTHĐSN thì Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp chưa đáp ứng điều kiện do số lập Quỹ PTHĐSN trong năm kế hoạch nhỏ hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị. Vì vậy, giai đoạn 2024-2030, Đài PTTH tỉnh Đồng Tháp chỉ ổn định ở mức tự chủ chi thường xuyên. Phấn đấu từ năm 2031, Đài chuyển lên nhóm I, tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.
Trong giai đoạn 2024-2030, Đài nỗ lực và quyết tâm tăng thu, khai thác tối đa các nguồn lực vừa tăng trưởng nguồn thu theo mục tiêu từng giai đoạn, đồng thời nỗ lực điều hành chi phí để trích lập Quỹ PTSN theo quy định về điều kiện đảm bảo nâng mức độ tự chủ lên nhóm I từ năm 2031. Theo quy định, đến năm 2025, Đài sẽ xây dựng Phương án tự chủ giai đoạn 2026-2030, và hàng năm rà soát năng lực thu chi để điều bổ sung giải pháp kịp thời.
Trong điều kiện bất khả kháng, đến năm 2030, Đài chưa đủ điều kiện nâng lên Nhóm I, sẽ kiến nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh gia hạn thêm 01 giai đoạn (05 năm).
3.2. Phương án thu và trích lập Quỹ PTHĐSN giai đoạn 2024-2030
Để đủ điều kiện chuyển lên tự chủ đầu tư vào năm 2031, đòi hỏi giai đoạn 2024-2030, nguồn thu phải tăng trưởng nhằm đảm bảo cho việc trích lập Quỹ PTHĐSN hằng năm bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.
Quỹ PTHĐSN tích lũy để tái đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị khi chuyển sang giai đoạn tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm I), không còn được nhà nước hỗ trợ đầu tư công. Theo đó, nguồn thu phải nỗ lực tăng trưởng theo lộ trình để đáp ứng yêu cầu trích lập Quỹ HĐPTSN.
3.2.1. Thu từ đặt hàng nhà nước
- Năm 2022, Đài đã được thực hiện cơ chế đặt hàng. Theo lộ trình, đến năm tự chủ đầu tư (2031), đặt hàng nhà nước đảm bảo áp dụng 100% đơn giá.
- Năm 2022: tỷ lệ là 48%. Lộ trình nâng dần định mức đơn giá đặt hàng đến năm 2030 như sau:
Hình 24: Dự kiến lộ trình nâng tỷ lệ định mức đơn giá đặt hàng từ 2023-2030
3.2.2. Thu hoạt động sự nghiệp
- Đối với nguồn thu QC-DV: Trong xu thế QC chuyển dịch sang mạng xã hội nên mức tăng trưởng không thể tăng đột biến.
Dự kiến lấy kết quả năm 2023 làm cơ sở đề ra mức phấn đấu tăng như sau:
+ Giai đoạn 2024-2025: Tăng ổn định mỗi năm 15% doanh thu dịch vụ quảng cáo (không bao gồm ngân sách đặt hàng) so với năm 2023.
+ Giai đoạn 2026-2030: Tăng ổn định mỗi năm 10% doanh thu dịch vụ quảng cáo (không bao gồm ngân sách đặt hàng) so với năm 2025.
3.3. Giải pháp thu
3.3.1 Kênh THĐT1:
3.3.1.1 Đối với nguồn thu đặt hàng:
- Hằng năm, xây dựng hồ sơ đặt hàng trình Tỉnh phê duyệt theo Danh mục chương trình và tỷ lệ đơn giá theo lộ trình.
- Xây dựng Kế hoạch sử dụng kinh phí sản xuất chương trình hiệu quả về nhiệm vụ chính trị và tiết kiệm chi phí để tích lũy chênh lệch thu chi.
- Ngoài hợp đồng đặt hàng các chương trình chính trị thiết yếu của Tỉnh và các chuyên mục định kỳ hằng năm với các sở, ngành, Đài tăng cường nắm bắt thông tin để tranh thủ thêm các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để tìm thêm nguồn đặt hàng.
- Đảm bảo hằng năm rà soát chi phí, lương cơ sở để điều chỉnh trong đơn giá theo quy định.
- Trong điều kiện nguồn thu giảm nhưng tập trung sức hấp dẫn kênh theo nhiệm vụ đột phá, đề nghị Tỉnh tăng nội dung đặt hàng (làm phim quảng bá hình ảnh Đồng Tháp, nông nghiệp Đồng Tháp, các chương trình văn nghệ nhằm mở rộng khán giả mục tiêu: Khán giả trẻ và thị trường đô thị).
3.3.1.2 Đối với nguồn thu sự nghiệp: QC-DV
- Thu quảng cáo: Là nguồn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn thu sự nghiệp nhưng có xu hướng giảm dần do xu thế Doanh nghiệp chuyển dịch quảng cáo sang mạng xã hội và trực tiếp đến người tiêu dùng với chi phí thấp.
Giải pháp tổng thể trong thời gian tới đối với nguồn thu quảng cáo là làm thế nào để giữ vững vị thế kênh, để kênh THĐT tiếp tục nằm trong top các Đài được các nhãn hàng chọn chi ngân sách mua quảng cáo trong tổng nguồn ngân sách còn lại dành cho quảng cáo trên truyền hình truyền thống.
- Giải pháp cụ thể cho từng ngành hàng:
* Quảng cáo:
+ Quảng cáo Tiêu dùng: Phấn đấu giữ vững tỷ trọng doanh thu kênh THĐT1 hằng năm 20 tỷ đồng.
+ Quảng cáo Nông nghiệp: Tăng cường tiếp cận trực tiếp các đối tác booking ngành hàng nông nghiệp phân tích cơ hội tìm kiếm nguồn thu từ việc chạy quảng cáo TVC từ ngành hàng này để xây dựng kế hoạch bán hàng. Đồng thời nghiên cứu chuyển đổi hình thức quảng bá đối với ngành hàng này trên các hạ tầng khác như: kênh phát thanh, mạng xã hội, tài trợ sản xuất chương trình,…
+ Đông nam dược: Tập trung khai thác tốt các loại hình quảng cáo hiện có, bên cạnh đó, tiếp tục theo sát thị trường quảng cáo, nghiên cứu sự chuyển đổi loại hình để kịp tư vấn cho khách hàng theo hướng chuyển đổi của thị trường.
+ Home Shopping: Dự báo ngành hàng này sẽ còn tiếp tục khó khăn trong thời gian tới. Do vậy, ngoài việc áp dụng linh hoạt chính sách về giá phát sóng, thời lượng phát sóng cho ngành hàng này, song song đó cũng sẽ linh hoạt trong việc dành phần thời lượng còn lại cho các loại hình quảng bá mới.
* Dịch vụ: Tăng tỷ trọng nguồn thu dịch vụ trong tổng nguồn thu, bù đắp cho phần quảng cáo đang trong xu thế giảm dần.
+ Tăng cường khai thác các loại hình dịch vụ mới, mời gọi tài trợ chi phí sản xuất chương trình, gameshow, tranh thủ các nguồn vốn truyền thông từ các dự án, chương trình mục tiêu, các địa phương,…
+ Tiếp tục tăng cường công tác mời gọi tài trợ xã hội hóa chi phí sản xuất các chương trình trên sóng phát thanh, truyền hình, nghiên cứu ban hành các chính sách linh hoạt đối với loại hình này (cụ thể như về đơn giá, đa dạng hóa các hình thức trả quyền lợi,…).
+ Nghiên cứu thay đổi cách truyền thông với các đơn vị nông nghiệp, nghiên cứu về khung giờ, đổi mới về nội dung, hình thức thể hiện,… đáp ứng xu thế chuyển đổi hình thức quảng bá của doanh nghiệp.
+ Đối với dịch vụ truyền hình trực tiếp: Nghiên cứu giá của các Đài trong khu vực để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp. Bổ sung quyền lợi trên hạ tầng mạng xã hội để thu hút doanh nghiệp.
- Dịch vụ thực hiện tin, phim, ghi nhận, thực hiện video đồ hoạ 3D,…:
+ Tăng cường công tác tiếp cận, nắm bắt thông tin để chào và tư vấn thực hiện dịch vụ cho các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh.
+ Nâng cao trình độ, kỹ năng gia công sản phẩm, nhất là video đồ họa 3D.
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong quá trình ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ của Đài như: Nghiên cứu kỹ về thủ tục pháp lý để chủ động hỗ trợ, tư vấn cho các đơn vị trong khâu lập thủ tục cũng như phối hợp lập hồ sơ thầu; chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan trong quá trình cấp phép quảng bá, quảng cáo.
+ Đối với các gói dịch vụ: Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả các gói dịch vụ như: gói Ưu đãi doanh nghiệp, gói Hỗ trợ truyền thông (địa phương và các trường), gói Tuyển sinh. Phối hợp với các Phòng thuộc khối nội dung xây dựng các nội dung truyền thông phù hợp, hiệu quả nhằm thuyết phục các đơn vị tham gia các gói này với số lượng nhiều hơn và giá trị hợp đồng cao hơn. Tiếp tục tập trung quảng bá và tìm kiếm khách hàng đối với gói dịch vụ mới (Tổ chức sự kiện).
+ Tăng cường và đa dạng các gói bảo trợ truyền thông không chỉ cho các huyện, thành phố trong tỉnh mà mở rộng cho các doanh nghiệp, sự kiện trong và ngoài tỉnh.
+ Khai thác hiệu quả Đề án khai thác sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh: cho thuê hệ thống phim trường, hội trường; cho thuê xe truyền hình lưu động; cho thuê trụ ăngten phát sóng; dịch vụ cho thuê phòng đặt máy và vận hành máy phát sóng truyền hình.
+ Liên kết với các Đài bạn trong dịch vụ sản xuất chương trình, sản xuất phim.
- Thu phát thanh:
+ Bên cạnh việc thu hút quảng cáo, chú trọng phát triển các dịch vụ trên sóng phát thanh như: câu chuyện truyền thanh, tiểu phẩm văn nghệ, kịch truyền thanh,… về quảng bá các sản phẩm.
+ Có chính sách với các Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh các huyện, thành phố về yêu cầu tiếp sóng trọn vẹn thời lượng phát sóng phát thanh Đồng Tháp để Đài có cơ sở cam kết với khách hàng quảng cáo việc nội dung quảng cáo sẽ được quảng bá đến hệ thống loa truyền thanh của các huyện, thành phố trong tỉnh.
3.3.2 Kênh Miền Tây - THĐT2
- Nguồn thu chính chủ yếu là thu từ hợp đồng phát sóng các chương trình Tư vấn tiêu dùng, Tư vấn sức khỏe và Home Shopping (hình thức mua sắm qua Tivi). Theo Kế hoạch phát triển Kênh Miền Tây, mục tiêu giai đoạn đầu (2022-2025) là tập trung phát triển kênh dự kiến để từ năm 2024 sẽ có nguồn thu đủ bù đắp chi phí, có thêm nguồn thu từ tài trợ, phát sóng TVC. Trước xu thế chuyển dịch quảng cáo truyền hình sang mạng xã hội, giải pháp trước mắt là sẽ tiếp tục thực hiện phương thức hợp tác khai thác các khung giờ phim với Công ty truyền thông để giảm bớt áp lực chi phí đầu tư nội dung cho kênh.
+ Tập trung khai thác tốt thời lượng đối với các chương trình Tư vấn tiêu dùng, Tư vấn sức khỏe, một trong những loại hình quảng cáo mới thay thế dần cho ngành hàng Home Shopping.
+ Phát huy vai trò kinh tế đối với dịch vụ truyền hình trực tiếp các sự kiện văn hóa, giải trí của các doanh nghiệp, địa phương trong và ngoài Tỉnh.
3.3.3 Môi trường số: Phấn đấu tăng trưởng doanh thu số chủ động bằng các giải pháp:
- Nghiên cứu, xây dựng lại cách thức tổ chức sản xuất các chương trình trên mạng xã hội để giảm giá thành đối với các dịch vụ này nhằm thu hút dần các doanh nghiệp tham gia quảng bá trên nền tảng mạng xã hội của THĐT.
- Tận dụng mạng xã hội để mở thêm dịch vụ mới trên Fanpage (Phát sóng các mẫu quảng cáo hình thức Home Shopping trên Fanpage vào những khung giờ nhất định,…).
- Nghiên cứu thành lập một tổ chuyên đi thực hiện livestream các sự kiện, tọa đàm, chương trình,… Đầu tư trang thiết bị hoặc có quy định chính sách hỗ trợ đối với các cá nhân tự trang bị thiết bị tác nghiệp.
3.4. Phương án trích lập và sử dụng Quỹ PTHĐSN
Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 21/6/2021 quy định “Quỹ PTHĐSN được sử dụng để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị; mua bản quyền tác phẩm, chương trình; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ sự nghiệp công theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác (nếu có)” [27]
Như vậy, để có khả năng tự chủ chi thường xuyên và đầu tư (nhóm I) từ năm 2031, Quỹ này buộc tích lũy có dư để đảm bảo nhu cầu chi đầu tư cho tất cả các hoạt động sự nghiệp mà ngân sách nhà nước không còn chi hỗ trợ như trước. Căn cứ phương án thu, dự kiến phương án trích lập, sử dụng Quỹ PTHĐSN như sau:
- Giai đoạn 2024-2025: Có sử dụng Quỹ đối ứng các gói Dự án trong Dự án Thiết bị TH KTS chuẩn HD (15,7 tỷ đồng); Bảo trì trụ sở (03 tỷ đồng); Mua xe chuyên dụng 29 chỗ (1,7 tỷ đồng); Mua sắm, sửa chữa thường xuyên (01 tỷ đồng).
ĐVT: đồng
STT |
Khoản mục |
Năm |
|
2024 |
2025 |
||
1 |
Tồn năm trước mang sang |
14.000.000.000 |
1.395.600.000 |
2 |
Số trích lập |
7.146.702.000 |
8.580.407.824 |
3 |
Số sử dụng trong năm |
19.751.102.000 |
1.000.000.000 |
4 |
Số tích lũy tái đầu tư TSCĐ |
1.395.600.000 |
7.276.007.824 |
Bảng 17: Phương án trích lập và sử dụng Quỹ PT HĐSN giai đoạn 2024-2025
- Giai đoạn 2026-2030: Phấn đấu trích lập mỗi năm gấp đôi bình quân giai đoạn 2024-2025.
- Giai đoạn này, Quỹ chỉ sử dụng mỗi năm khoảng 01 tỷ đồng cho mua sắm, sửa chữa thường xuyên, đầu tư mới máy phát sóng FM (7,5 tỷ đồng). Số còn lại tích lũy cho nhu cầu đầu tư sau khi chuyển lên nhóm I.
4.1. Trụ sở, không gian làm việc
- Nâng cấp, bảo trì, sửa chữa trụ sở, đảm bảo môi trường làm việc xanh, sạch, mỹ quan.
- Đầu tư bố trí các khuôn viên xanh kết hợp làm tiểu cảnh thu hình ngoài trời; đầu tư các sân bãi, dụng cụ tập thể dục nội bộ chăm lo sức khỏe tinh thần viên chức, người lao động.
4.2. Xây dựng nền tảng chuyển đổi số và an toàn thông tin
4.2.1. Hệ thống mạng và an toàn, an ninh hệ thống thông tin
- Đầu tư hoàn thiện hệ thống mạng trục và an toàn, an ninh hệ thống thông tin đáp ứng cấp độ 3, bao gồm:
+ Đầu tư thiết bị mạng trục trung tâm 10/40/100 GbE chạy song song và dự phòng cho core switch hiện có, các Switch kết nối hạ tầng LAN, và hệ thống Wifi mở rộng phủ sóng cho toàn bộ Đài.
+ Đầu tư nâng cấp hệ thống Firewall chạy HA cùng với gói bản quyền dịch vụ liên tục 05 năm, phần mềm Endpoint protect cho server quản lý và các máy trạm, thuê server lưu trữ và backup cấu hình hệ thống (gói dịch vụ 05 năm).
+ Đầu tư hệ thống quản lý và cảnh báo sự cố cho các thiết bị kết nối mạng với gói bản quyền phần mềm theo dõi và cảnh báo 1000 khía cạnh,…
+ Đầu tư thiết bị lưu trữ dữ liệu hệ thống, hỗ trợ Hybird Cloud và Cloud phát triển dữ liệu chuyên ngành truyền hình, bao gồm toàn bộ tư liệu truyền hình thuộc sở hữu của Đài với đầy đủ thông tin meta data nhằm đáp ứng tốt việc khai thác, chia sẻ, kinh doanh dữ liệu phục vụ sản xuất nội dung.
- Nhu cầu kinh phí đầu tư: 27 tỷ đồng.
4.2.2 Phát triển nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ 4.0, nâng mức độ trưởng thành Chuyển đổi số báo chí lên nhóm tốt vào năm 2030
- Xây dựng tòa soạn hội tụ: Phục vụ sản xuất, lưu trữ và phân phối nội dung đa nền tảng theo hướng đồng bộ, thống nhất. Ưu tiên ứng dụng công nghệ cho chiến lược phát triển sản xuất, phân phối, kinh doanh, kiểm soát bản quyền trong sản xuất nội dung số. Tích hợp các Module quản lý người dùng và phân quyền hệ thống, quản lý và giám sát hệ thống và xuất kết quả hoạt động của hệ thống; Module quản lý sản xuất tin bài; Module quản lý quy trình làm việc và duyệt tin bài; Module báo cáo và tính nhuận bút.
- Nâng cấp trang thông tin điện tử và hệ thống phân phối nội dung qua Internet trên nền tảng cloud bao gồm: Xây dựng website:https://thdt.vn với công nghệ hiện đại và bảo mật, giao diện thân thiện. Các App trên nền tảng IOS, Android và Smart TV… Hê thống cơ sở dữ liệu, CMS dung chung cho website và App. Hệ thống phân phối nội dung thông qua dịch vụ CDN đảm bảo tính sẵn sàng và ổn định, nâng cao trải nghiệm người dùng, thu hút quảng cáo trên ứng dụng.
- Xây dựng nền tảng phục vụ cho công tác quản lý điều hành: Đầu tư thiết bị và tích hợp các Module như: quản lý tài sản và điều động tài sản cho sản xuất, hỗ trợ việc quản lý hồ sơ viên chức, quản lý các hợp đồng quảng cáo, quản lý tiền lương,…
- Xây dựng, phát triển hệ thống dữ liệu về khán giả số: Thu thập phân tích thói quen, hành vi của khán giả/người dùng dựa trên ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) qua đó nắm bắt hành vi, sản xuất và phân phối chương trình tăng trải nghiệm cho khán giả, nâng cao chất lượng nội dung.
- Phát triển khán giả số, kinh doanh số:
+ Xây dựng hệ sinh thái khán giả số nhằm phát triển cộng đồng khán giả số của Đài (xã hội số) trên cơ sở triển khai đồng bộ các ứng dụng dịch vụ trên website, app, mạng xã hội,…
+ Xây dựng cơ chế tương tác với khán giả/người dùng. Tạo các kênh tương tác đa dạng với khán giả/người dùng, trong đó đẩy mạnh khai thác hiệu quả và ảnh hưởng của nền tảng mạng xã hội.
+ Đẩy mạnh khai thác, phân tích dữ liệu khách hàng phục vụ cho kinh doanh quảng cáo, gợi ý nội dung, các dịch vụ gia tăng (TV-Commerce, E-Learning, du lịch, giải trí,...) các dịch vụ chăm sóc khách hàng,...
+ Đầu tư nâng cấp đồng bộ trang thiết bị đầu cuối phục vụ cho công tác quản trị, điều hành và phục vụ CĐS.
- Nhu cầu kinh phí đầu tư: 25 tỷ đồng.
4.3. Nâng cấp, mở rộng phim trường hiện tại từ 200 chỗ lên quy mô từ 300-400 chỗ ngồi
- Trang âm bổ sung phần mở rộng phim trường nối với trang âm hiện có. Bổ sung hệ thống lạnh, mở rộng sàn sân khấu, bổ sung hệ thống khung treo đèn, hệ thống ghế ngồi di động,... đảm bảo tổ chức sự kiện phục vụ 300 đến 400 khán giả.
- Dự kiến kinh phí đầu tư: 30 tỷ đồng.
4.4. Cải tạo phòng làm việc thành phim trường thời sự đa năng có diện tích khoảng 150m2
- Hiện tại, 04 chương trình thời sự trực tiếp hằng ngày được thực hiện tại phim trường Thời sự với diện tích 75m2 (dài 11m x ngang 6,9m x cao 3,1m). Phim trường này đã quá tải, do có chiều cao hạn chế (cao 3,1m) nên không thể đáp ứng nhu cầu đổi mới cách thể hiện: MC không thể hiện được các cảnh di chuyển. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đa dạng hình thức thể hiện, cần đầu tư 01 phim trường đa năng mới với diện tích khoảng 150m2. Phim trường này sẽ phục vụ cho trực tiếp các chương trình thời sự, tọa đàm nhằm giảm tải cho phim trường thời sự hiện nay và nâng cao chất lượng nội dung thể hiện.
- Dự kiến kinh phí đầu tư : 41 tỷ đồng.
4.5. Thiết bị sản xuất phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
Đến giai đoạn 2025 trở đi, hệ thống thiết bị sản xuất chương trình đa số sẽ hết hạn sử dụng, vì vậy cần đầu tư tiếp theo. Tổng mức đầu tư hệ thống thiết bị để hiện đại hóa quản lý và sản xuất nội dung ước 108,2 tỷ đồng. Cụ thể:
- Mua mới xe chuyên dụng 29 chỗ ngồi phục vụ PT-TH (1,7 tỷ đồng).
- Đầu tư mới Dự án máy phát sóng FM, dự kiến kinh phí 7,5 tỷ đồng.
- Đầu tư mới Dự án Hệ thống thiết bị sản xuất PT-TH (giai đoạn 2026-2030 gồm: camera phóng viên, thiết bị sản xuất, kiểm duyệt). Dự kiến kinh phí đầu tư: 47 tỷ đồng.
- Đầu tư mới Dự án: Xây dựng nền tảng chuyển đổi số và an toàn thông tin (giai đoạn 2026-2030 gồm: Hệ thống mạng Sản xuất chương trình và an toàn thông tin, an ninh hệ thống thông tin; Phát triển nền tảng, hạ tầng số). Dự kiến kinh phí: 52 tỷ đồng.
4.6. Tăng cường hạ tầng và nâng chuẩn chất lượng truyền dẫn phát sóng đảm bảo độ phủ khán giả trên phạm vi cả nước (Phụ lục 7 - Chi phí thuê hạ tầng truyền dẫn phát sóng giai đoạn 2025-2030)
- Giai đoạn 2025-2030: Tiếp tục duy trì, ổn định các dịch vụ TDPS thiết yếu hiện có như: Truyền hình kỹ thuật số mặt đất SDTV, Truyền hình cáp SCTV và VTVCab để đảm bảo độ phủ sóng duy trì thương hiệu kênh, ổn định lượng khán giả đã theo dõi kênh trong cả nước.
- Hằng năm, xem xét đánh giá dịch vụ TDPS truyền hình Cáp SCTV và VTVCab). Có kế hoạch mở rộng vùng phủ sóng Truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại những khu vực phía Bắc và miền Trung theo mục tiêu mở rộng khán giả thành thị và khán giả trẻ.
- Giai đoạn 2026 -2030: Đầu tư kinh phí để nâng cao chất lượng phát sóng từ SD lên HD trên các hạ tầng Internet và OTT của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình như: FPT, Viettel, VNPT,... để tăng cường sự hấp dẫn, thu hút khán giả. (Hiện tại, các dịch vụ này thông qua hình thức hợp tác phát sóng không tốn phí nên kênh THĐT chỉ được truyền phát sóng với chất lượng SD).
- Tăng cường phối hợp với đơn vị triển khai nền tảng truyền hình số Quốc gia VTV Go để đồng bộ và tối ưu hóa chất lượng kênh trên nền tảng này, vì đây là nền tảng quốc gia có những ưu thế đặc biệt, nhất là ứng dụng bắt buộc phải cài đặt trên các thiết bị smartTV, các thiết bị di động,... khi được phân phối tại Việt Nam.
- Dự kiến kinh phí: 112 tỷ đồng.
5. Nhóm giải pháp về con người
5.1 Về bộ máy tổ chức
- Giai đoạn 2023-2030, kiện toàn bộ máy lãnh đạo Đài, đảm bảo đủ 03 Phó Giám đốc có trình độ chuyên môn theo 03 lĩnh vực phụ trách then chốt: Nội dung, Kinh tế, Kỹ thuật - Hành chính.
- Cơ cấu bộ máy: Ổn định 05 Phòng chuyên môn, chỉ bổ sung và điều chuyển nhân sự chuyên môn trong các phòng cho phù hợp với nhu cầu vận hành hoạt động chuyên môn của từng thời điểm và theo Đề án Vị trí việc làm.
5.2. Phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đa năng gắn với đảm bảo chế độ chính sách và môi trường làm việc thúc đẩy sáng tạo
- Số lượng nhân sự: Đến năm 2025: không quá 150 người, đến năm 2030 không quá 160 người; về chất lượng đảm bảo cả phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, phổ cập kỹ năng ứng dụng các phần mềm, công nghệ để khai thác các nền tảng số, hạ tầng mạng xã hội, có trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu công việc. Về cơ cấu chú trọng phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu, bao gồm đội ngũ quản lý, MC dẫn chương trình, phát thanh viên thể hiện, cán bộ kỹ thuật - công nghệ trình độ cao (để ứng dụng kỹ thuật - công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo AI), ekíp làm phim tài liệu, phim truyện, phóng sự, chuyên đề,…
- Thu hút, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn lực có trình độ chuyên môn đáp ứng vị trí việc làm theo quan điểm: một vị trí có thể làm nhiều việc.
- Đối với những vị trí cần chuyên môn sâu sẽ thuê chuyên gia cấp Bộ, Ngành, doanh nghiệp Trung ương đến tập huấn chuyên sâu hàng năm hoặc gửi tham dự các lớp do Bộ, Ngành tổ chức.
- Phấn đấu mỗi năm cử ít nhất từ 30-40% phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, MC, kỹ sư, tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, học tập kinh nghiệm quản lý và sản xuất chương trình thông qua các lớp do Đài tổ chức hoặc của các Bộ, ngành Trung ương và các Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài khu vực,....
- Phấn đấu bình quân thu nhập viên chức, lao động mỗi năm tăng từ 2% trở lên. Trong đó, xác định hai nguồn tăng cơ bản: Thù lao nhuận bút và thu nhập tăng thêm (nếu chênh lệch thu chi đảm bảo).
- Đảm bảo trang thiết bị, phương tiện làm việc và chăm lo đầy đủ chế độ chính sách theo quy định nhà nước, đẩy mạnh tổ chức các thiết chế sinh hoạt gắn kết nội bộ và phối hợp, tổ chức các hoạt động nhân đạo, xã hội.
5.3. Nhu cầu nguồn lực cho các nhiệm vụ trọng tâm đột phá
- Giai đoạn 2024-2025 tuyển mới 07 vị trí: Biên tập viên hạng III; 01 Hoạ sĩ hạng III; Kỹ thuật dựng phim hạng III; Quay phim hạng IV, III; Chuyên viên truyền thông hạng III.
- Giai đoạn 2026-2030 tuyển mới 12 vị trí: Biên tập viên hạng III; Kỹ thuật dựng phim hạng III; Quay phim hạng IV, III, Công nghệ thông tin hạng III; Kỹ sư hạng III.
5.3.1 Đối với lĩnh vực sản xuất chương trình
- Tiếp tục Đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng an toàn thông tin cho đội ngũ nhân sự quản lý, khai thác. Tăng cường nhân sự maketing, PR thực hiện các hoạt động tiếp thị,…
- Tập huấn,đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng cơ bản liên quan về chuyển đổi số báo chí; bản quyền, an ninh mạng,…
5.3.2 Đối với lĩnh vực kỹ thuật- công nghệ
Với nhu cầu sản xuất và quản trị số nên sớm bổ sung trong năm 2024-2025 các vị trí về an ninh mạng, công nghệ thông tin.
5.3.3. Đối với lĩnh vực phát triển kinh tế dịch vụ báo chí
- Giai đoạn 2024-2025: Bổ sung 01 quản lý cấp phòng (về hưu), tăng cường 01 nhân sự có thế mạnh về dịch vụ và tư vấn truyền thông. Phối hợp nhân sự của các Phòng chuyên môn để làm dịch vụ kết hợp mục tiêu ổn định thu nhập cho toàn thể VC-LĐ, đồng thời liên kết thuê ngoài theo nhu cầu phù hợp.
- Giai đoạn 2026-2030: Tùy theo quy mô và điều kiện, tuyển dụng ít nhất 02 nhân sự đẩy mạnh nghiên cứu, khai thác, tổ chức kinh tế dịch vụ.
IV. NHU CẦU KINH PHÍ VÀ PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH
- Tổng kinh phí: 306.200.000.000 đồng.
- Phương án tài chính:
+ Ngân sách đầu tư: 241.000.000.000 đồng.
+ Quỹ PTSN và chi phí thường xuyên của Đài: 65.200.000.000 đồng.
ĐVT: tỷ đồng
STT |
HẠNG MỤC, DỰ ÁN |
MỨC ĐẦU TƯ (tỷ đồng) |
NGUỒN ĐẦU TƯ |
DIỄN GIẢI |
|
Ngân sách Tỉnh (tỷ đồng) |
Quỹ PTHĐS Đài (tỷ đồng) |
||||
I |
Giai đoạn 2023-2025 |
4.7 |
0 |
4.7 |
|
1 |
Mua 01 xe chuyên dùng trên 16 chỗ phục vụ ghi hình lưu động |
1.7 |
|
1.7 |
|
2 |
Sửa chữa Khối nhà Trung tâm Kỹ thuật |
3 |
|
3 |
|
III |
Giai đoạn 2026 - 2030 |
301.5 |
241 |
60.5 |
|
1 |
Dự án Thiết bị Sản xuất chương trình và Chuyển đổi số |
99 |
99 |
|
|
|
- Thiết bị Sản xuất chương trình |
47 |
47 |
|
Đầu tư nâng cấp hệ thống thiết bị sản xuất chương trình hiện có và bổ sung mới phục vụ nhu cầu sản xuất chương trình, kiểm duyệt, phân phối nội dung số, camera lưu động. |
- Thiết bị xây dựng nền tảng chuyển đổi số và an toàn thông tin. |
52 |
52 |
|
Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp. |
|
2 |
Dự án Nâng cấp, mở rộng phim trường hiện tại từ 200 chỗ lên quy mô từ 300-400 chỗ ngồi. |
30 |
30 |
|
Phim trường văn nghệ hiện tại quy mô nhỏ, quá tải, cần mở rộng lên 300- 400 chỗ ngồi, đảm bảo sản xuất nội dung và khai thác kinh tế |
3 |
Dự án Cải tạo phòng làm việc thành phim trường thời sự đa năng có diện tích khoảng 150m2 |
41 |
41 |
|
Cải tạo phòng làm việc hiện có tại tầng 3 thành phim trường đa năng phục vụ trực tiếp các chương trình thời sự, talkshow, chuyên đề để giảm tải cho phim trường thời sự hiện nay. |
4 |
Dự án đầu tư Máy phát sóng phát thanh FM (5Kwx2) |
7.5 |
|
7.5 |
Máy phát sóng phát thanh FM được đầu tư năm 2009, đến 2014 đã hết khấu hao, hiện đã xuống cấp. Hằng năm, Đài phải sửa chữa nhiều lần để duy trì hoạt động nên cần đầu tư mới. |
5 |
Dự án Phát triển hạ tầng truyền dẫn năm 2025 đến 2030 |
112 |
59 |
53 |
Phát triển hạ tầng truyền dẫn trên hệ thống Truyền hình kỹ thuật số mặt đất Khu vực Miền Bắc và Miền Trung từ năm 2025 đến 2030. |
6 |
Dự án Đặt hàng Sản xuất nội dung quảng bá hình ảnh tỉnh Đồng Tháp từ năm 2025 đến 2030 |
12 |
12 |
|
Sản xuất hằng năm |
|
Cộng I + II |
306.2 |
241 |
65.2 |
|
VI. KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
STT |
NỘI DUNG |
TIẾN ĐỘ |
1 |
Mua 01 chiếc xe chuyên dùng trên 16 chỗ phục vụ ghi hình lưu động |
- Năm 2024: lập thủ tục chuẩn bị đầu tư - Năm 2024- 2025: đấu thầu mua sắm |
2 |
Sửa chữa Khối nhà Trung tâm Kỹ thuật hiện tại |
- Năm 2024: Khảo sát lập dự toán, xin chủ trương, trình phê duyệt, đấu thầu - Năm 2025: Thi công sửa chữa |
3 |
Dự án Thiết bị Sản xuất chương trình và Chuyển đổi số |
- Năm 2024: Lập Dự án và thủ tục chuẩn bị đầu tư. - Năm 2025-2026: Thực hiện đầu tư. |
4 |
Dự án Cải tạo phòng làm việc thành phim trường thời sự đa năng có diện tích khoảng 150m2 |
- Năm 2024: Khảo sát thiết kế, lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư. - Năm 2025 - 2027: Đầu tư thi công |
5 |
Dự án Nâng cấp, mở rộng phim trường hiện tại từ 200 chỗ lên quy mô từ 300-400 chỗ ngồi |
- Năm 2024: Khảo sát thiết kế, lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư - Năm 2025 - 2027: Đầu tư thi công |
6 |
Dự án đầu tư Máy phát sóng phát thanh FM (5Kwx2) |
- Năm 2027: lập thủ tục chuẩn bị đầu tư - Năm 2027- 2029: đấu thầu mua sắm |
7 |
Dự án Phát triển hạ tầng truyền dẫn năm 2025 đến 2030 |
- Năm 2024: lập dự án và thủ tục đầu tư - Năm 2025- 2030: Triển khai thực hiện hằng năm |
8 |
Dự án Đặt hàng Sản xuất nội dung quảng bá hình ảnh tỉnh Đồng Tháp từ năm 2025 đến 2030 |
- Năm 2024: Xây dựng Kế hoạch sản xuất - Năm 2025- 2030: Triển khai thực hiện hằng năm |
1. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp
- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nội dung Đề án phê duyệt; làm đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch cụ thể thực hiện Đề án.
- Định kỳ báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện trong từng lĩnh vực đầu tư và báo cáo kịp thời tình hình khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để UBND Tỉnh và các ngành có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì và phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp trình chủ trương đầu tư các Dự án khi Đề án được phê duyệt.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND thành phố Cao Lãnh quản lý, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, của ngành Thông tin và Truyền thông.
- Theo dõi, hướng dẫn Đài thực hiện cơ chế đặt hàng giao nhiệm vụ theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND Tỉnh phân bổ vốn đầu tư công trung hạn, hằng năm nguồn ngân sách nhà nước đối với các dự án đầu tư thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hằng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán, trên cơ sở dự toán thu chi của Đài, căn cứ khả năng ngân sách, Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND Tỉnh thông qua dự toán chi ngân sách của đơn vị theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Theo dõi, hướng dẫn giám sát Đài xây dựng cơ chế tự chủ tài chính theo từng giai đoạn quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và cơ chế đặt hàng theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP.
Phối hợp, hỗ trợ với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp tham gia thực hiện các dự án của Đài có liên quan đến khoa học và công nghệ.
6. Công an Tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh
Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp và các sở, ban, ngành có liên quan trong việc đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống hạ tầng và mạng lưới phát thanh, truyền hình.
Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và là tiếng nói của nhân dân tỉnh Đồng Tháp, qua 46 năm hình thành và phát triển, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp đã khẳng định rõ vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác thông tin tuyên truyền, phục vụ đắc lực công tác lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội của cấp ủy, chính quyền tỉnh Đồng Tháp, cũng như trong sự nghiệp phát triển của ngành phát thanh, truyền hình ĐBSCL và cả nước.
Nỗ lực khẳng định đã tạo ra nền tảng cơ bản cho hoạt động của Đài trong cả hai nhiệm vụ chính trị và kinh tế: Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp luôn ổn định vị trí thứ hai trong nhóm các đài PT-TH địa phương ở khu vực ĐBSCL về sức hấp dẫn nội dung chương trình và nguồn thu ổn định. Đây là bước đệm quan trọng cho hành trình phấn đấu của 07 năm tiếp theo khi thực hiện Đề án “Phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2024-2025 và đến năm 2030”.
Đề án phát triển Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp được xây dựng dựa trên Quy hoạch tổng thể về chiến lược thông tin, về phát triển mô hình báo chí, về kinh tế báo chí, về chuyển đổi số báo chí của Chính phủ, của Bộ Thông tin và Truyền thông; theo Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Quyết định của
Thủ tướng chính phủ với mục tiêu phát triển: “Đồng Tháp sẽ trở thành tiên phong và chuẩn mực kinh tế xanh của vùng ĐBSCL, đến tầm quốc gia, quốc tế; từ đó xây dựng hình ảnh thương hiệu toàn cầu”. Vì vậy, để thực thi nhiệm vụ phát triển chiến lược của Tỉnh, và chính nhu cầu phát triển cũng như những hạn chế còn tồn tại của THĐT, nhiệm vụ đặt ra cho tập thể lãnh đạo quản lý cùng đội ngũ viên chức, người lao động Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp từ đây đến năm 2030 một trách nhiệm to lớn, nhất là đối với nhiệm vụ đột phá về mở rộng thị trường khán giả, về mức độ trưởng thành về chuyển đổi số, về năng lực tài chính.
Tiếp tục củng cố, xây dựng nền tảng vững chắc, tạo thêm nguồn lực mới một cách toàn diện về hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị theo xu thế phát triển báo chí PT-TH hiện đại, đa phương tiện; xây dựng được đội ngũ quản lý năng động, sáng tạo, nghĩa tình; phát triển được lực lượng phóng viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên, chuyên viên chuyên môn đa năng, đa nhiệm có đạo đức nghề nghiệp tốt; có chiến lược kinh doanh hiệu quả theo xu thế kinh tế báo chí để đảm bảo tăng tích lũy các quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp hằng năm; đảm bảo các điều kiện cần và đủ để bước sang thập kỷ 2030, Đài PT-TH tỉnh Đồng Tháp chuyển mình sang vị thế mới: Tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.
Bên cạnh nỗ lực thực hiện khát vọng của tập thể Đài với những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nêu trên thì rất cần sự quan tâm đầu tư về cơ chế chính sách tài chính, sự ủng hộ đồng hành của lãnh đạo, hỗ trợ của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh cùng sự phối hợp của các sở, ban, ngành, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh cùng với sự tin yêu của công chúng./.
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ TRƯỞNG THÀNH CHUYỂN ĐỔI SỐ BÁO CHÍ NĂM 2023
Bộ Tiêu chí đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số của các cơ quan báo chí gồm 42 tiêu chí được chia thành 10 chỉ số thành phần và nhóm thành 5 trụ cột của chuyển đổi số báo chí, với số điểm tổng tối đa là 100 điểm.
Qua kết quả đánh giá, đo lường của Trung tâm chuyển đổi số báo chí - Cục Báo chí tháng 12/2023, Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp được đánh giá mức độ trưởng thành xếp vào loại yếu, là những điểm không đạt sau đây:
STT |
Trụ cột / Chỉ số thành phần |
Tiêu chí |
Điểm tối đa |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
Chiến lược |
|
18 |
|
1.1 |
Chiến lược/ kế hoạch/ chương trình |
|
9 |
|
1.2 |
Tài chính |
|
9 |
0 |
1.2.1 |
Tài chính |
Cơ quan báo chí được Nhà nước cấp kinh phí/ hoặc được tài trợ/ hoặc cơ quan báo chí đã chủ động bố trí kinh phí cho chuyển đổi số |
5 |
Không đạt |
1.2.2 |
|
Có chính sách khen thưởng về tài chính cho những nhân viên/bộ phận có sáng kiến hoặc triển khai chuyển đổi số hiệu quả để khuyến khích |
2 |
Không đạt |
1.2.3 |
|
Cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu |
2 |
Không đạt |
2 |
Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin |
|
24 |
|
2.1 |
Hạ tầng số |
|
4 |
4 |
2.1.1 |
|
Có kho lưu trữ dữ liệu chung để kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu số của cơ quan báo chí (video, hình ảnh và âm thanh,…). |
3 |
3 |
2.1.2 |
|
Cơ quan báo chí có kết nối Internet băng rộng cáp quang |
1 |
1 |
2.2 |
Nền tảng số |
|
12 |
3 |
2.2.1 |
|
Có ứng dụng các phần mềm để nâng cao tốc độ biên tập, sản xuất tin, bài, dễ dàng tác nghiệp từ xa; hoặc có hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện; hoặc có ứng dụng phần mềm trực tuyến và các nền tảng công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây giúp phóng viên, biên tập viên dễ dàng xử lý thông tin mọi lúc, mọi nơi. |
1,5 |
Không đạt |
2.2.2 |
|
Có thực hiện phân phối nội dung báo chí trên các nền tảng sẵn có (trang web, mạng xã hội uy tín và các nền tảng công nghệ số trong nước) hoặc trên các nền tảng tự xây dựng, vận hành (trang web, ứng dụng trên mobile, tablet, smartTV,…) |
1 |
1 |
2.2.3 |
Có áp dụng hệ thống quản trị nội dung (CMS: Content Management System. Còn gọi là hệ thống quản trị nội dung nhằm mục đích giúp dễ dàng quản lý, chỉnh sửa nội dung ...) |
1,5 |
Không đạt |
|
2.2.4 |
|
Có nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung vào các quy trình nghiệp vụ của tòa soạn và các bộ phận khác để tối ưu hóa hoạt động |
1,5 |
Không đạt |
2.2.5 |
|
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các quy trình nghiệp vụ của tòa soạn và các bộ phận khác để tối ưu hóa hoạt động |
1,5 |
Không đạt |
2.2.6 |
|
Có đổi mới toàn diện hệ thống sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số: cá nhân hóa nội dung/ đa nền tảng/ báo chí di động/ báo chí xã hội/ báo chí dữ liệu/ báo chí sáng tạo/ báo chí thị giác/ siêu tác phẩm báo chí, … |
1,5 |
Không đạt |
2.2.7 |
|
Có các kênh thông tin riêng trên các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, YouTube,… |
0,5 |
0,5 |
2.2.8 |
|
Ứng dụng các giải pháp/ các nền tảng hỗ trợ không gian làm việc ảo (Skype, Zoom,…, hoặc ứng dụng tương đương khác). |
0,5 |
0,5 |
2.2.9 |
|
Sử dụng các nền tảng tiên tiến để thực hiện các hoạt động tiếp thị (email, SMS, thông báo đẩy,...). |
0,5 |
Không đạt |
2.2.10 |
|
Ứng dụng nền tảng trực tuyến có tường phí hoạt động (áp dụng mô hình thu phí với những nội dung trải nghiệm được cá nhân hóa, quyền lựa chọn nguồn tin để theo dõi, giới thiệu tin tức theo thị hiếu cá nhân) |
1 |
Không đạt |
2.2.11 |
|
Ứng dụng công nghệ để phát hiện, hỗ trợ ngăn chặn vi phạm bản quyền báo chí. |
1 |
1 |
2.3 |
Bảo đảm An toàn thông tin |
|
|
3 |
2.3.1 |
|
Máy chủ của cơ quan báo chí được cài đặt phòng, chống mã độc |
1 |
1 |
2.3.2 |
|
Máy trạm của cơ quan báo chí được cài đặt phòng, chống mã độc |
1 |
1 |
2.3.3 |
|
100% Hệ thống thông tin của cơ quan báo chí được phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ |
2 |
Không đạt |
2.3.4 |
|
100% Hệ thống thông tin của cơ quan báo chí triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ đã được phê duyệt |
2 |
Không đạt |
2.3.5 |
|
Định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định |
1 |
Không đạt |
2.3.6 |
|
Có đội ngũ chuyên trách bảo đảm an toàn thông tin |
1 |
1 |
3 |
Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn |
|
|
20 |
3.1 |
Sự đồng nhất về tổ chức |
|
|
3 |
3.1.1 |
|
Người đứng đầu cơ quan là người chủ trì, chỉ đạo chuyển đổi số |
4 |
Không đạt |
3.1.2 |
|
Cơ chế hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ/ đa phương tiện/ sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số: cá nhân hóa nội dung/ đa nền tảng/ báo chí di động/ báo chí xã hội/ báo chí dữ liệu… |
3 |
Không đạt |
3.1.3 |
|
Có bộ phận chuyên trách, cán bộ IT chuyên trách có trình độ chuyên môn phù hợp. |
3 |
3 |
3.2 |
Sự đồng nhất về chuyên môn |
|
|
4 |
3.2.1 |
|
Tỷ lệ nhân sự được cơ quan báo chí tạo điều kiện để tham gia các khóa đào tạo về mô hình tòa soạn hội tụ/đa phương tiện/ sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số: cá nhân hóa nội dung/ đa nền tảng/ báo chí di động/ báo chí xã hội, báo chí dữ liệu,… |
2 |
Không đạt |
3.2.2 |
|
Tỷ lệ nhân sự trong cơ quan được tập huấn/ đào tạo/ bồi dưỡng nâng cao nhận thức/ kỹ năng cơ bản/ cần thiết liên quan về chuyển đổi số báo chí |
4 |
4 |
3.2.3 |
|
Tỷ lệ nhân sự được đào tạo, tập huấn nâng cao ý thức, trình độ bảo mật khi truy cập hệ thống và sử dụng các nền tảng mạng xã hội |
2 |
Không đạt |
3.2.4 |
|
Cơ quan báo chí có chế độ, chính sách nhất quán (không có sự khác biệt/ chênh lệch) cho nhân viên, không phân biệt hình thức làm việc trực tiếp tại văn phòng hay làm việc từ xa |
2 |
Không đạt |
4 |
Độc giả, khán giả, thính giả |
|
|
4 |
4.1 |
Quản lý trải nghiệm của độc giả, khán giả, thính giả |
|
|
4 |
4.1.1 |
|
Đo lường mức độ trải nghiệm của độc giả, khán giả, thính giả |
4 |
4 |
4.1.2 |
|
Phân tích trải nghiệm của độc giả, khán giả, thính giả |
4 |
Không đạt |
4.1.3 |
|
Nâng cao trải nghiệm cho độc giả, khán giả, thính giả |
3 |
Không đạt |
4.2 |
Trải nghiệm của độc giả, khán giả, thính giả |
|
|
0 |
4.2.1 |
|
Mức độ tương tác |
3 |
Không đạt |
4.2.2 |
|
Độc giả, khán giả, thính giả trung thành |
3 |
Không đạt |
4.2.3 |
|
Độc giả, khán giả, thính giả mới |
3 |
Không đạt |
4.2.4 |
|
Tổng số độc giả, khán giả, thính giả |
3 |
Không đạt |
5 |
Mức độ ứng dụng công nghệ số |
|
|
9 |
5.1 |
|
Thực hiện chuyển/nhận văn bản điện tử |
5 |
5 |
5.2 |
|
Sử dụng chữ ký điện tử để ký báo cáo/ ký giấy giới thiệu từ xa,… |
4 |
4 |
5.3 |
|
Nhân sự có kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông (kỹ năng ICT) |
6 |
Không đạt |
|
TỔNG ĐIỂM |
27 |
Qua kết quả cho thấy chỉ đạt 27/100 điểm (mức yếu), chủ yếu ở trụ cột Chiến lược (tài chính) và Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin.
Trên đây là kết quả đo được vào ngày 31/12/2023 và đã được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố vào dịp tổng kết cuối năm 2023.
TỔNG HỢP THIẾT BỊ GIAI ĐOẠN HẾT KHẤU HAO, CẦN ĐẦU TƯ TỪ NĂM 2031-2035
|
Thiết bị |
Năm đầu tư |
Hết khấu hao |
DA phát triển Đài PT&TH ĐT Giai đoạn 2023-2030 |
Giai đoạn tự chủ đầu tư 2031-2035 |
Ước kinh phí (tỷ đồng) |
1 |
Camera phóng viên |
|
|
|
|
|
|
05 máy PVX 200 |
2017 |
2022 |
|
|
|
|
05 máy PVX 200 |
2018 |
2023 |
Năm 2024: 10 máy |
Năm 2031: 10 máy |
4 |
|
05 máy Sony pxw-z280 |
2020 |
2025 |
|
|
|
|
05 máy Sony pxw-z280 |
2021 |
2026 |
Năm 2027: 10 máy |
Năm 2033: 10 máy |
4 |
2 |
Máy dựng hình |
|
|
|
|
|
|
06 Máy dựng HP Z8 |
2019 |
2024 |
Năm 2025: 06 máy |
Năm 2031: 06 máy |
3 |
|
06 Máy dựng HP Z4 |
2022 |
2027 |
Năm 2027: 06 máy |
Năm 2033: 06 máy |
3 |
|
03 máy HP Z8 |
2022 |
2027 |
Năm 2028 : 03 máy |
Năm 2034: 03 máy |
1,5 |
3 |
Thiết bị Studio Thời sự |
|
|
|
|
|
|
03 camera cùng hệ thống điều khiển và phân phối tín hiệu, thiết bị phim trường ảo |
2022 |
2027 |
|
Năm 2032: đầu tư hệ thống camera, thiết bị phim trường ảo và hệ thống điều khiển |
15 |
|
Thiết bị Phần thể hiện phim trường (derco và màn hình led) |
2022 |
2027 |
Năm 2026 Xây dựng 1 phim trường đa năng để nâng cao năng lực sản xuất và giảm tải cho studio thời sự |
|
|
4 |
Studio chuyên đề: |
|
|
|
|
|
|
03 camera và hệ thống thiết bị điều khiển phân phối tín hiệu |
2020 |
2025 |
|
Năm 2031: đầu tư hệ thống camera, thiết bị điều khiển và phân phối tín hiệu |
10 |
|
Phần thể hiện Dercor, màn hình led |
2022 |
2027 |
|
Năm 2032: đầu thiết bị Phần thể hiện Dercor, led |
5 |
5 |
Studio Văn nghệ |
|
|
|
|
|
|
03 camera và hệ thống điều khiển, thiết bị phân phối tín hiệu |
2019 |
2024 |
Năm 2026: Cải tạo thành phim trường đa năng để nâng cao năng lực sản xuất và giảm tải studio thời sự |
Năm 2031: đầu tư hệ thống camera, thiết bị điều khiển |
15 |
|
Hệ thống màn hình led |
2022 |
2027 |
|
Năm 2032: đầu tư thiết bị thể hiện |
5 |
6 |
Xe ghi hình lưu động: |
|
|
|
|
|
|
Xe màu lớn |
2018 |
2023 |
Năm 2025: Đầu tư 6 Camera và các thiết bị Thiết bị trộn hình, tiếng, thiết bị thu ghi phát Video, Thiết bị truyền dẫn & TTTH |
|
|
|
Xe màu nhỏ |
2023 |
2028 |
|
Năm 2031: Thay thế thiết bị trên xe |
25 |
7 |
Hệ thống lưu trữ và phát sóng |
2017- 2022 |
2020 - 2026 |
2024 -2025 Đầu tư xây dựng hạ tầng mạng, lưu trữ dữ liệu dùng chung |
Năm 2030: Đầu tư nâng cấp hệ thống lưu trữ dữ liệu dùng chung |
15 |
6 |
Phát sóng FM |
|
|
|
|
|
|
Hệ thống Máy phát RVR: đầu tư 2003 |
2003 |
2023 |
Năm 2024: Đầu tư thay thế máy phát RVR |
|
|
|
Hệ thống máy phát Nuatel: đầu tư 2009 |
2009 |
2014 |
|
Năm 2027; Hệ thống máy phát sóng FM |
7,5 |
|
|
|
|
|
TỔNG NHU CẦU |
113 |
Sơ đồ tổng thể
Sơ đồ vùng chức năng
THỜI LƯỢNG PHÁT SÓNG THĐT1 VÀ KÊNH MIỀN TÂY - THĐT2
KÊNH TRUYỀN HÌNH |
THỜI LƯỢNG PHÁT SÓNG (PHÚT/NGÀY) |
THỜI LƯỢNG TỰ SẢN XUẤT (PHÚT/NGÀY) |
|||||||||
TỔNG THỜI LƯỢNG |
PHÁT MỚI |
PHÁT LẠI |
TỔNG THỜI LƯỢNG |
TỶ LỆ % (trên tổng thời lượng phát sóng) |
PHÁT MỚI |
PHÁT LẠI |
|||||
THỜI LƯỢNG |
TỶ LỆ (%) |
THỜI LƯỢNG |
TỶ LỆ (%) |
THỜI LƯỢNG |
TỶ LỆ % |
THỜI LƯỢNG |
TỶ LỆ % (trên tổng thời lượng tự sản xuất) |
||||
THĐT1 |
1440 |
1002 |
69.6 |
438 |
30.4 |
540 |
37.5 |
344 |
63.7 |
196 |
36.3 |
Miền Tây - THĐT2 |
1140 |
943 |
82.7 |
197 |
17.3 |
336 |
29.5 |
283 |
84.2 |
53 |
15.8 |
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH, PHÁT THANH
STT |
CHƯƠNG TRÌNH |
THỜI LƯỢNG |
TUẦN SUẤT PHÁT SÓNG |
GHI CHÚ |
I. KÊNH THĐT1 |
||||
1 |
Lửa tài tử miệt vườn |
45 phút |
20 chương trình (phát sóng hằng tuần) |
Sản xuất mới |
2 |
Tài tử miệt vườn |
90 phút |
16 chương trình (phát sóng hằng tuần) |
Sản xuất mới |
3 |
Truyền hình trực tiếp: Về làng xuống phố/ Khuyến nông |
60 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
4 |
Truyền hình trực tiếp: Tư vấn Pháp luật |
60 phút |
Hằng tháng |
Sản xuất mới |
5 |
Truyền hình trực tiếp: Tọa đàm Y tế |
60 phút |
Hằng tháng |
Sản xuất mới |
6 |
Truyền hình trực tiếp: Xổ số kiến thiết |
25 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
7 |
Truyền hình trực tiếp các sự kiện của tỉnh |
|
Theo yêu cầu thực tế |
Sản xuất mới |
8 |
Truyền hình trực tiếp: Giải Futsal THĐT |
90 phút |
16 chương trình/năm |
Sản xuất mới |
9 |
Thời sự |
30 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
10 |
Sáng miền Tây |
30 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
11 |
Nhịp sống 24h (11h) |
20 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
12 |
Nhịp sống 24h (21h) |
15 phút |
05 chương trình/tuần |
Sản xuất mới |
13 |
Thể thao ngày mới |
05 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
14 |
Nhịp sống thể thao |
8 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
15 |
Toàn cảnh nông nghiệp |
20 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
16 |
Dự báo thời tiết |
05 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
17 |
Bản tin giá cả thị trường |
05 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
18 |
Trang địa phương |
15 phút |
06 chương trình/tuần |
Sản xuất mới |
19 |
Cửa sổ văn hóa |
15 phút |
03 chương trình/tuần |
Phát lại kênh Miền Tây- THĐT2 |
20 |
Ý Đảng lòng dân |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
21 |
Đại biểu dân cử với cử tri |
15 phút |
Hằng tháng |
Sản xuất mới |
22 |
Dân vận khéo |
15 phút |
Hằng tháng |
Sản xuất mới |
23 |
Lao động và Công đoàn |
15 phút |
Hằng tháng |
Sản xuất mới |
24 |
Chuyển động số |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
25 |
Khoa học và Công nghệ |
10 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
26 |
Tri thức phục vụ đời sống |
15 phút |
Hằng tháng |
Sản xuất mới |
27 |
Kinh tế công thương - Lao động hội nhập |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
28 |
Kinh tế tập thể |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
29 |
Trải nghiệm sản phẩm OCop |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
30 |
Cà phê doanh nghiệp |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
31 |
Biết để làm đúng |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
32 |
Vì chủ quyền, an ninh biên giới |
15 phút |
01 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
33 |
Quốc phòng toàn dân |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
34 |
Vì an ninh tổ quốc |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
35 |
An toàn giao thông |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
36 |
Đi qua bóng đêm |
15 phút |
Hằng tháng |
Sản xuất mới |
37 |
Môi trường và cuộc sống |
15 phút |
Hằng tháng |
Sản xuất mới |
38 |
Điện và cuộc sống |
15 phút |
Hằng tháng |
Sản xuất mới |
39 |
ADC mang đến sự tốt lành |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
40 |
Tiếp sức đến trường |
05 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
41 |
Giáo dục và đào tạo |
10 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
42 |
Thắp sáng ước mơ |
5 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
43 |
Vượt dốc |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
44 |
Nhịp cầu nhân ái |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
45 |
Cùng xây tổ ấm |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
46 |
Dân số và phát triển |
15 phút |
Hằng tháng |
Sản xuất mới |
47 |
Người Đồng Tháp |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
48 |
Hương sen Đồng Tháp |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
49 |
Văn học nghệ thuật |
15 phút |
Hằng tháng |
Sản xuất mới |
50 |
Văn nghệ và cuộc sống |
15 phút |
Hằng tuần |
Phát lại kênh Miền Tây- THĐT2 |
51 |
Tạp chí thể thao |
30 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
52 |
THĐT kết nối |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
53 |
Tái cơ cấu nông nghiệp- Nông thôn mới |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
54 |
Khuyến nông |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
55 |
Sức mạnh sinh học |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
56 |
Cánh đồng hội nhập |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
57 |
Kết nối vững bền |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
58 |
Thủy sản hội nhập |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
59 |
Lửa làng nghề |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
60 |
Khởi nghiệp |
15 phút |
2 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
61 |
Tạp chí du lịch xanh |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
62 |
Sức khỏe và Gia đình |
15 phút |
04 chương trình /năm |
Sản xuất mới |
63 |
Ẩm thực đất sen hồng |
15 phút |
12 chương trình /năm |
Sản xuất mới |
64 |
Ngôi nhà mơ ước |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Phát lại kênh Miền Tây- THĐT2 |
65 |
Rau củ diệu kỳ |
15 phút |
18 chương trình /năm |
Sản xuất mới |
66 |
Chuyện xứ Sen |
15 phút |
10 chương trình /năm |
Sản xuất mới |
67 |
Ký sự |
15 phút |
02 loạt ký sự (24 tập) |
Sản xuất mới |
68 |
Clip quảng bá các điểm du lịch Đồng Tháp |
02 phút |
24 chương trình /năm |
Sản xuất mới |
69 |
Phim tài liệu: Hương mận Hòa An |
20 phút |
01 chương trình /năm |
Sản xuất mới |
70 |
Phim tài liệu: Năm mới nói chuyện Hổ |
30 phút |
01 chương trình /năm |
Sản xuất mới |
71 |
Chuyến xe ngày tết |
30 phút |
06 chương trình /năm |
Sản xuất mới |
72 |
Tây ăn Tết ta |
15 phút |
06 chương trình /năm |
Sản xuất mới |
73 |
Tết miệt vườn |
15 phút |
06 chương trình /năm |
Sản xuất mới |
74 |
Chuyến xe yêu thương - Vui Tết cùng THĐT |
15 phút |
01 chương trình /năm |
Sản xuất mới |
75 |
Chương trình văn nghệ "Đất sen Hồng Vượt sóng vươn xa" |
80 phút |
01 chương trình /năm |
Sản xuất mới |
76 |
Phong vị ngày Xuân |
15 phút |
06 chương trình /năm |
Khai thác kho tư liệu |
77 |
Phim truyện "Hương đồng lác" |
45 phút |
06 tập/năm |
Sản xuất mới |
78 |
Phim truyện "Giấc mơ sen" |
45 phút |
06 tập/năm |
Khai thác kho tư liệu |
79 |
Ký ức Tết quê |
15 phút |
01 chương trình /năm |
Biên tập, khai thác |
80 |
Ca nhạc |
60 phút |
Hằng ngày |
Biên tập, khai thác |
81 |
Ca cổ |
45phút |
05 chương trình/tuần |
Biên tập, khai thác |
82 |
Sống chậm |
05 phút |
05 chương trình/tuần |
Khai thác kho tư liệu |
83 |
Dọc đường đất nước |
05 phút |
02 chương trình/tuần |
Khai thác kho tư liệu |
84 |
Đặc sản miền sông nước |
15 phút |
07 chương trình /năm |
Khai thác kho tư liệu |
85 |
Nét Việt |
05 phút |
Hằng ngày |
Khai thác kho tư liệu |
II. KÊNH MIỀN TÂY – THĐT2 |
||||
1 |
Cửa sổ văn hóa |
15 phút |
03 chương trình/tuần |
Sản xuất mới |
2 |
Văn nghệ và cuộc sống |
15 phút |
04 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
3 |
Ngôi nhà mơ ước |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Sản xuất mới |
4 |
Ca nhạc |
40 phút |
Hằng ngày |
Phát lại kênh THĐT1 |
5 |
Ca cổ |
45 phút |
Hằng ngày |
Phát lại kênh THĐT1 |
6 |
Toàn cảnh nông nghiệp |
15 phút |
Hằng ngày |
Phát lại kênh THĐT1 |
7 |
Ẩm thực đất Sen Hồng |
15 phút |
Hằng tuần |
Khai thác kho tư liệu |
8 |
Đặc sản miền sông nước |
15 phút |
Hằng ngày |
Khai thác kho tư liệu |
9 |
Rau củ diệu kỳ |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Phát lại kênh THĐT1 |
10 |
Chuyện xứ sen |
15 phút |
Hằng tuần |
Phát lại kênh THĐT1 |
11 |
An toàn sống |
15 phút |
Hằng tuần |
Phát lại kênh THĐT1 |
12 |
Vì an ninh Tổ quốc |
15 phút |
Hằng tuần |
Phát lại kênh THĐT1 |
13 |
Nhịp cầu nhân ái |
15 phút |
Hằng tuần |
Phát lại kênh THĐT1 |
14 |
Vượt dốc |
15 phút |
Hằng tuần |
Phát lại kênh THĐT1 |
15 |
ADC mang đến sự tốt lành |
15 phút |
Hằng tuần |
Phát lại kênh THĐT1 |
16 |
Sức mạnh sinh học |
15 phút |
Hằng tuần |
Phát lại kênh THĐT1 |
17 |
Trải nghiệm sản phẩm OCOP Đồng Tháp |
15 phút |
Hằng tuần |
Phát lại kênh THĐT1 |
18 |
Thủy sản hội nhập |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Phát lại kênh THĐT1 |
19 |
Lửa làng nghề |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Phát lại kênh THĐT1 |
20 |
Khởi nghiệp |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Phát lại kênh THĐT1 |
21 |
Người Đồng Tháp |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Phát lại kênh THĐT1 |
22 |
Đi qua bóng đêm |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Phát lại kênh THĐT1 |
23 |
Sức khỏe và gia đình |
15 phút |
02 chương trình/tháng |
Phát lại kênh THĐT1 |
24 |
THĐT kết nối |
15 phút |
Hằng tuần |
Phát lại kênh THĐT1 |
25 |
Khám phá Đồng Tháp |
15 phút |
Hằng tuần |
Khai thác kho tư liệu |
26 |
Tạp chí du lịch xanh |
15 phút |
Hằng tuần |
Phát lại kênh THĐT1 |
27 |
Tài tử miệt vườn (mùa 1+mùa 2) |
90 phút |
Hằng tuần |
Khai thác kho tư liệu |
28 |
Kết nối Tài tử miệt vườn |
45 phút |
29 chương trình/năm |
Khai thác kho tư liệu |
29 |
Sân khấu cuộc đời |
40 phút |
02 chương trình/tháng |
Khai thác kho tư liệu |
30 |
Cung bậc phương Nam |
40 phút |
Hằng tuần |
Khai thác kho tư liệu |
31 |
Hạt cát diệu kỳ |
05 phút |
Hằng ngày |
Khai thác kho tư liệu |
32 |
Sống chậm |
05 phút |
Hằng ngày |
Khai thác kho tư liệu |
33 |
Dọc đường đất nước |
05 phút |
Hằng ngày |
Phát lại kênh THĐT1 |
34 |
Phim tài liệu: Hương mận Hòa An |
20 phút |
01 chương trình/năm |
Phát lại kênh THĐT1 |
35 |
Phim tài liệu: Năm mới nói chuyện Hổ |
30 phút |
01 chương trình/năm |
Phát lại kênh THĐT1 |
36 |
Phong vị ngày xuân |
15 phút |
07 chương trình/năm |
Khai thác kho tư liệu |
37 |
Alo bác sĩ ơi Tết |
15 phút |
07 chương trình/năm |
Khai thác kho tư liệu |
38 |
Chuyến xe ngày tết |
30 phút |
06 chương trình/năm |
Phát lại kênh THĐT1 |
39 |
Tây ăn Tết ta |
15 phút |
06 chương trình/năm |
Phát lại kênh THĐT1 |
40 |
Tết miệt vườn |
15 phút |
06 chương trình/năm |
Phát lại kênh THĐT1 |
41 |
Phong vị ngày Xuân |
15 phút |
06 chương trình/năm |
Khai thác kho tư liệu |
42 |
Phim truyện "Hương đồng lác" |
45 phút |
06 tập/năm |
Phát lại kênh THĐT1 |
43 |
Phim truyện "Giấc mơ sen" |
45 phút |
06 tập/năm |
Khai thác kho tư liệu |
44 |
Ký ức Tết quê |
15 phút |
01 chương trình/năm |
Phát lại kênh THĐT1 |
45 |
Chuyến xe yêu thương - Vui Tết cùng THĐT |
15 phút |
01 chương trình /năm |
Phát lại kênh THĐT1 |
III. PHÁT THANH |
||||
1 |
Thời sự sáng |
15 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
2 |
Thời sự trưa |
20 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
3 |
Thời sự âm nhạc chiều |
30 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
4 |
Bản tin nông nghiệp |
10 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
5 |
Bản tin Thị trường tiêu dùng |
05 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
6 |
CM Ý đảng lòng dân |
10 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
7 |
CM An toàn giao thông |
10 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
8 |
CM Lao động việc làm |
10 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
9 |
CM Dân số và phát triển |
10 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
10 |
CM Bảo hiểm xã hội |
10 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
11 |
CM Vì an ninh Tổ quốc |
10 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
12 |
CM Sống khỏe |
10 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
13 |
CT Thông tin ca nhạc |
30 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
14 |
Tạp chí Bạn nhà nông |
30 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
15 |
Tạp chí Du lịch |
30 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
16 |
Tạp chí Nhịp sống trẻ |
30 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
17 |
Tạp chí Văn học nghệ thuật |
30 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
18 |
Tạp chí Việt Nam mến yêu |
30 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
19 |
Tạp chí thể thao |
30 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
20 |
Giao lưu Kết nối Đông Tây |
30 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
21 |
CM Khỏe để sống vui |
10 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
22 |
CM Ngôi nhà mơ ước |
10 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
23 |
CM Lửa làng nghề |
10 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
24 |
CM Khởi nghiệp |
10 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
25 |
CM Giáo dục đào tạo |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
26 |
CM Pháp luật và cuộc sống |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
27 |
CM Nông nghiệp nông thôn |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
28 |
CM Biên giới biển đảo |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
29 |
CM Vì cuộc sống cộng đồng |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
30 |
CM Thiếu nhi |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
31 |
CM Câu chuyện cảnh giác |
15 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
32 |
CT Đọc truyện |
30 phút |
Hằng ngày |
Sản xuất mới |
33 |
Ca nhạc quốc tế |
30 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
34 |
Ca nhạc thiếu nhi |
30 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
35 |
Ca cổ |
60 phút |
Thứ Hai đến thứ Sáu |
Sản xuất mới |
36 |
Sân khấu cải lương |
90 phút |
Thứ Bảy, Chủ nhật |
Sản xuất mới |
37 |
CM Kinh tế tiêu dùng |
20 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
38 |
Giai điệu cuối tuần |
60 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
39 |
Giao lưu Top Vpop |
60 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
40 |
Giao lưu Bác sĩ của bạn |
60 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
41 |
Giao lưu Tài tử miệt vườn |
60 phút |
Hằng tuần |
Sản xuất mới |
THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG CÁC ĐÀI PT-TH CỦA BỘ THÔNG
TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NĂM 2023
(ĐVT:
tỷ đồng)
- Nhóm 1, gồm các Đài PT-TH:
STT |
Đài PTTH |
Tổng nguồn thu |
Tổng NSNN cấp |
NSNN cấp đầu tư, mua sắm TSCĐ |
NSNN cấp chi hoạt động |
Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ |
Sử dụng các nguồn tài chính |
Chi tăng cường cơ sở vật chất (đầu tư, mua sắm) |
Chi hoạt động thường xuyên |
Nộp thuế |
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp |
Thu nhập bình quân /tháng/người |
1. |
AnGiang |
6.757 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
6.757,00 |
10.866,00 |
0,00 |
10.866,00 |
510,00 |
5.682,00 |
9,00 |
2. |
QuangNgai |
21.511 |
21.511,00 |
0,00 |
21.511,00 |
17.600,00 |
0,00 |
0,00 |
21.511,00 |
820,00 |
2.411,00 |
11,00 |
3. |
BinhThuan |
21.712 |
15.724,39 |
0,00 |
15.724,39 |
5.988,00 |
15.693,00 |
0,00 |
15.693,00 |
472,00 |
3.764,00 |
7,00 |
4. |
CaoBang |
22.122 |
17.852,40 |
0,00 |
17.852,40 |
4.270,00 |
21.434,58 |
0,00 |
21.434,58 |
427,00 |
260,82 |
13,76 |
5. |
KonTum |
22.261 |
22.261,00 |
9.082,00 |
18.129,00 |
2.396,00 |
0,00 |
0,00 |
14.448,00 |
246,00 |
100,00 |
10,50 |
6. |
PhuYen |
23.055 |
16.755,00 |
0,00 |
16.755,00 |
6.300,00 |
0,00 |
0,00 |
21.231,00 |
700,00 |
2.399,00 |
8,00 |
7. |
TienGiang |
24.658 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
24.657,50 |
34.968,61 |
0,00 |
34.968,61 |
2.807,13 |
6.021,75 |
7,33 |
8. |
HaiDuong |
26.592 |
22.892,00 |
0,00 |
22.892,00 |
3.700,00 |
27.653,00 |
4.761,00 |
22.892,00 |
468,00 |
2.819,00 |
8,00 |
9. |
BacLieu |
27.786 |
18.541,00 |
0,00 |
18.541,00 |
9.245,00 |
0,00 |
0,00 |
26.956,00 |
856,00 |
1.517,00 |
10,48 |
10. |
KhanhHoa |
28.203 |
218,00 |
0,00 |
218,00 |
27.985,00 |
29.943,00 |
0,00 |
29.943,00 |
867,00 |
5.215,00 |
10,00 |
11. |
DienBien |
28.374 |
22.886,00 |
279,00 |
22.607,00 |
5.488,00 |
0,00 |
279,00 |
50.967,00 |
336,00 |
285,00 |
11,00 |
12. |
CaMau |
29.506 |
22.506,00 |
8.690,00 |
13.816,00 |
6.999,97 |
22.860,28 |
1.742,00 |
21.118,28 |
580,00 |
10.435,00 |
6,97 |
13. |
NamDinh |
30.027 |
27.637,00 |
0,00 |
27.637,00 |
2.389,50 |
26.757,80 |
0,00 |
26.757,80 |
167,52 |
304,55 |
12,53 |
14. |
HaNam |
30.991 |
29.011,81 |
4.226,40 |
24.785,41 |
1.979,65 |
22.138,18 |
4.226,40 |
17.911,78 |
162,32 |
1.659,35 |
12,48 |
15. |
SonLa |
33.897 |
27.045,57 |
0,00 |
27.045,57 |
6.851,28 |
0,00 |
0,00 |
32.670,01 |
288,73 |
2.374,56 |
7,80 |
16. |
ThaiBinh |
34.132 |
29.132,00 |
4.500,00 |
24.632,00 |
5.000,00 |
33.632,00 |
0,00 |
29.132,00 |
600,00 |
2.223,00 |
14,50 |
17. |
KienGiang |
34.431 |
14.993,00 |
0,00 |
14.993,00 |
19.438,00 |
34.431,00 |
0,00 |
34.431,00 |
820,20 |
31.342,90 |
8,00 |
18. |
QuangTri |
35.148 |
28.366,44 |
600,00 |
27.766,44 |
6.782,01 |
34.196,22 |
600,00 |
33.596,22 |
867,90 |
5.286,01 |
14,12 |
19. |
TraVinh |
37.388 |
27.288,00 |
0,00 |
27.288,00 |
10.100,00 |
34.494,00 |
0,00 |
34.494,00 |
1.010,00 |
5.694,00 |
7,41 |
20. |
VinhPhuc |
38.313 |
36.285,00 |
0,00 |
38.313,00 |
2.800,00 |
0,00 |
0,00 |
38.313,00 |
168,80 |
214,00 |
15,00 |
21. |
YenBai |
38.994 |
32.994,00 |
996,00 |
31.998,00 |
6.000,00 |
38.258,00 |
996,00 |
37.262,00 |
580,00 |
0,00 |
15,60 |
22. |
LaiChau |
39.705 |
36.875,00 |
4.305,00 |
32.570,00 |
2.830,00 |
39.375,00 |
4.305,00 |
35.070,00 |
76,00 |
26,00 |
13,00 |
23. |
LongAn |
42.000 |
18.000,00 |
0,00 |
18.000,00 |
24.000,00 |
42.000,00 |
0,00 |
42.000,00 |
2.123,00 |
6.299,00 |
13,50 |
24. |
BacNinh |
42.859 |
29.023,30 |
0,00 |
29.023,30 |
13.836,00 |
39.407,00 |
0,00 |
39.407,00 |
1.706,00 |
739,00 |
13,40 |
25. |
BacKan |
43.222 |
42.411,76 |
16.428,00 |
25.983,76 |
809,91 |
112.856,17 |
4.247,07 |
108.609,09 |
701,12 |
1.609,80 |
6,71 |
26. |
HoaBinh |
44.701 |
42.150,00 |
4.684,00 |
37.466,00 |
2.551,00 |
44.016,00 |
4.684,00 |
39.332,00 |
339,00 |
1.671,00 |
17,00 |
27. |
Hue |
45.914 |
35.914,00 |
15.800,00 |
20.114,00 |
10.000,00 |
46.007,00 |
15.893,00 |
30.114,00 |
520,00 |
738,00 |
12,00 |
28. |
GiaLai |
46.823 |
39.640,00 |
29.000,00 |
10.640,00 |
7.183,00 |
31.957,00 |
0,00 |
31.957,00 |
383,66 |
1.450,00 |
10,00 |
29. |
BinhDinh |
49.407 |
45.283,47 |
9.932,47 |
35.351,00 |
4.124,00 |
44.561,39 |
12.194,92 |
32.366,47 |
144,83 |
6.390,78 |
11,29 |
- Nhóm 2, gồm các Đài PT-TH:
STT |
Đài PTTH |
Tổng nguồn thu |
Tổng NSNN cấp |
NSNN cấp đầu tư, mua sắm TSCĐ |
NSNN cấp chi hoạt động |
Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ |
Sử dụng các nguồn tài chính |
Chi tăng cường cơ sở vật chất (đầu tư, mua sắm) |
Chi hoạt động thường xuyên |
Nộp thuế |
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp |
Thu nhập bình quân /tháng/người |
1. |
DaNang |
51.966 |
35.251,00 |
200,00 |
35.051,00 |
16.715,00 |
53.209,00 |
0,00 |
53.209,00 |
0,00 |
9.227,00 |
15,00 |
2. |
PhuTho |
52.492 |
37.973,00 |
2.000,00 |
35.973,00 |
14.519,00 |
49.229,00 |
2.000,00 |
47.229,00 |
1.507,00 |
2.999,00 |
15,00 |
3. |
BenTre |
52.746 |
23.246,00 |
0,00 |
23.246,00 |
29.500,00 |
0,00 |
0,00 |
35.214,00 |
2.450,00 |
5.325,00 |
9,00 |
4. |
LangSon |
53.452 |
48.011,00 |
15.000,00 |
33.011,00 |
5.441,00 |
49.727,00 |
11.504,00 |
38.223,00 |
574,00 |
294,00 |
6,20 |
5. |
NgheAn |
54.153 |
54.153,00 |
7.484,00 |
51.781,00 |
31.367,00 |
94.464,00 |
0,00 |
71.703,00 |
3.368,00 |
9.858,00 |
13,20 |
6. |
DakLak |
55.268 |
43.918,00 |
7.200,00 |
36.718,00 |
11.350,00 |
54.433,00 |
11.820,00 |
42.613,00 |
1.175,00 |
2.110,00 |
9,00 |
7. |
HaGiang |
58.137 |
53.782,00 |
10.874,00 |
42.908,00 |
4.355,00 |
55.826,00 |
10.874,00 |
44.952,00 |
701,00 |
261,00 |
15,00 |
8. |
DakNong |
59.901 |
52.101,00 |
25.464,00 |
26.637,00 |
7.800,00 |
35.329,00 |
0,00 |
35.329,00 |
540,00 |
0,00 |
10,00 |
9. |
BRVT |
60.973 |
44.473,00 |
500,00 |
43.973,00 |
16.500,00 |
60.973,00 |
0,00 |
60.473,00 |
2.187,00 |
14.947,00 |
15,20 |
10. |
NinhThuan |
61.330 |
55.902,50 |
38.791,00 |
17.111,50 |
5.427,91 |
61.208,51 |
38.791,00 |
22.417,51 |
477,32 |
1.414,83 |
14,33 |
11. |
HungYen |
61.528 |
53.228,00 |
0,00 |
53.228,00 |
8.300,00 |
0,00 |
0,00 |
57.998,00 |
980,00 |
3.400,00 |
12,50 |
12. |
QuangBinh |
62.963 |
56.502,00 |
26.120,00 |
30.382,00 |
6.461,00 |
43.500,00 |
0,00 |
43.500,00 |
650,00 |
259,00 |
7,13 |
13. |
DongNai |
65.618 |
49.960,75 |
0,00 |
49.960,75 |
15.656,92 |
0,00 |
0,00 |
102.415,66 |
430,00 |
85.388,00 |
35,54 |
14. |
ThanhHoa |
67.100 |
6.500,00 |
0,00 |
6.500,00 |
60.600,00 |
72.466,00 |
3.257,00 |
69.209,00 |
4.480,00 |
26.486,00 |
11,30 |
15. |
BacGiang |
67.355 |
59.855,00 |
15.115,00 |
44.740,00 |
7.500,00 |
66.791,00 |
15.115,00 |
51.676,00 |
564,00 |
1.645,00 |
15,00 |
16. |
TuyenQuang |
67.530 |
61.160,00 |
24.799,00 |
36.361,00 |
6.370,00 |
0,00 |
0,00 |
40.551,00 |
1.484,00 |
0,00 |
17,00 |
17. |
HauGiang |
69.419 |
15.404,00 |
2.405,00 |
12.999,00 |
54.015,00 |
65.277,00 |
0,00 |
65.277,00 |
4.531,96 |
36.585,00 |
14,50 |
18. |
TayNinh |
72.155 |
60.655,00 |
22.000,00 |
38.655,00 |
11.500,00 |
70.105,00 |
22.000,00 |
48.105,00 |
850,00 |
2.278,49 |
15,00 |
19. |
NinhBinh |
72.168 |
63.015,00 |
600,00 |
63.015,00 |
9.153,00 |
0,00 |
0,00 |
41.027,00 |
872,00 |
984,00 |
12,73 |
20. |
SocTrang |
73.116 |
37.165,00 |
35.443,00 |
1.722,00 |
35.951,00 |
71.065,00 |
37.009,00 |
34.056,00 |
3.000,00 |
6.355,00 |
12,20 |
21. |
BinhDuong |
74.802 |
9.802,00 |
9.802,00 |
0,00 |
65.000,00 |
65.848,56 |
848,56 |
65.000,00 |
3.200,00 |
0,00 |
12,00 |
22. |
LamDong |
76.448 |
61.448,00 |
34.840,00 |
26.608,00 |
15.000,00 |
0,00 |
0,00 |
39.608,00 |
1.300,00 |
6.010,00 |
12,00 |
23. |
DongThap |
81.345 |
39.757,00 |
18.500,00 |
21.257,00 |
41.588,00 |
0,00 |
18.500,00 |
0,00 |
4.680,00 |
14.000,00 |
16,40 |
24. |
VOH |
82.302 |
47.693,00 |
500,00 |
47.193,00 |
34.609,00 |
80.218,00 |
8.996,00 |
71.222,00 |
6.230,00 |
4.815,00 |
19,00 |
25. |
ThaiNguyen |
89.325 |
58.325,00 |
31.000,00 |
58.325,00 |
9.000,00 |
0,00 |
3.970,00 |
58.325,00 |
1.150,00 |
3.278,00 |
15,00 |
26. |
HaTinh |
94.380 |
36.500,00 |
0,00 |
36.500,00 |
57.880,00 |
45.380,00 |
0,00 |
45.380,00 |
1.390,00 |
2.988,00 |
14,00 |
27. |
LaoCai |
98.804 |
87.804,00 |
13.608,00 |
74.196,00 |
11.000,00 |
82.701,68 |
13.608,00 |
69.093,68 |
5.018,46 |
39.190,00 |
20,00 |
- Nhóm 3, gồm các Đài PT-TH:
STT |
Đài PTTH |
Tổng nguồn thu |
Tổng NSNN cấp |
NSNN cấp đầu tư, mua sắm TSCĐ |
NSNN cấp chi hoạt động |
Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ |
Sử dụng các nguồn tài chính |
Chi tăng cường cơ sở vật chất (đầu tư, mua sắm) |
Chi hoạt động thường xuyên |
Nộp thuế |
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp |
Thu nhập bình quân /tháng/người |
1. |
HaiPhong |
105.218 |
82.080,80 |
0,00 |
82.080,80 |
23.137,60 |
105.218,40 |
0,00 |
105.218,40 |
840,40 |
91.462,40 |
10,50 |
2. |
CanTho |
106.367 |
52.367,08 |
50.000,00 |
2.367,08 |
54.000,00 |
106.367,08 |
50.000,00 |
56.367,08 |
2.600,00 |
9.858,14 |
10,00 |
3. |
TTXVN |
124.200 |
80.700,00 |
76.000,00 |
4.700,00 |
43.500,00 |
0,00 |
0,00 |
92.836,00 |
3.900,00 |
22.114,00 |
19,44 |
4. |
QuangNinh |
129.431 |
91.431,00 |
0,00 |
93.431,00 |
38.000,00 |
129.006,00 |
0,00 |
129.006,00 |
4.500,00 |
21.680,00 |
16,00 |
5. |
QuangNam |
137.002 |
129.486,00 |
100.000,00 |
29.486,00 |
7.516,00 |
29.486,00 |
0,00 |
29.486,00 |
624,00 |
8.181,00 |
10,00 |
6. |
NhanDan |
150.250 |
132.579,46 |
0,00 |
132.579,46 |
17.670,22 |
144.732,99 |
0,00 |
144.732,99 |
5.897,99 |
11.517,14 |
18,07 |
7. |
THQH |
227.851 |
171.290,00 |
42.112,00 |
129.178,00 |
56.561,00 |
97.925,00 |
0,00 |
97.925,00 |
5.858,20 |
16.294,40 |
18,00 |
8. |
BinhPhuoc |
248.809 |
226.354,94 |
111.300,00 |
115.054,94 |
22.454,38 |
80.261,16 |
80.261,16 |
88.493,81 |
4.675,64 |
7.192,76 |
23,10 |
9. |
HaNoi |
260.946 |
197.000,00 |
197.000,00 |
0,00 |
63.946,00 |
182.597,00 |
39.466,00 |
143.131,00 |
4.762,00 |
53.380,00 |
13,00 |
10. |
QPVN |
274.957 |
189.957,00 |
5.300,00 |
184.657,00 |
85.000,00 |
274.957,00 |
0,00 |
274.957,00 |
4.850,00 |
0,00 |
23,28 |
11. |
VTC |
482.680 |
186,00 |
0,00 |
186,00 |
482.493,97 |
487.658,47 |
0,00 |
487.658,47 |
68.598,18 |
73.048,01 |
12,00 |
- Nhóm 4, gồm các Đài PT-TH:
STT |
Đài PTTH |
Tổng nguồn thu |
Tổng NSNN cấp |
NSNN cấp đầu tư, mua sắm TSCĐ |
NSNN cấp chi hoạt động |
Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ |
Sử dụng các nguồn tài chính |
Chi tăng cường cơ sở vật chất (đầu tư, mua sắm) |
Chi hoạt động thường xuyên |
Nộp thuế |
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp |
Thu nhập bình quân /tháng/người |
1. |
VOV |
737.895 |
543.176,00 |
0,00 |
543.176,00 |
194.718,61 |
598.802,60 |
0,00 |
598.802,60 |
34.438,51 |
49.179,22 |
17,90 |
2. |
HTV |
927.583 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
927.582,52 |
0,00 |
0,00 |
966.733,50 |
49.900,00 |
1.915.312,15 |
26,00 |
- Nhóm 5, gồm các Đài PT-TH:
STT |
Đài PTTH |
Tổng nguồn thu |
Tổng NSNN cấp |
NSNN cấp đầu tư, mua sắm TSCĐ |
NSNN cấp chi hoạt động |
Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ |
Sử dụng các nguồn tài chính |
Chi tăng cường cơ sở vật chất (đầu tư, mua sắm) |
Chi hoạt động thường xuyên |
Nộp thuế |
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp |
Thu nhập bình quân /tháng/người |
1. |
VinhLong |
1.287.000 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
1.287.000,00 |
911.338,00 |
39.037,00 |
872.301,00 |
192.167,00 |
3.328.933,00 |
24,00 |
2. |
VTV |
3.876.552 |
374.420,00 |
204.700,00 |
169.720,00 |
3.502.132,00 |
2.862.737,00 |
204.700,00 |
2.658.037,00 |
217.678,00 |
0,00 |
15,76 |
CHI PHÍ THUÊ HẠ TẦNG TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG GIAI ĐOẠN 2025 - 2030
ĐVT: triệu đồng.
STT |
TÊN HẠ TẦNG |
NĂM THỰC HIỆN |
NGUỒN VỐN |
TỔNG CỘNG |
||||||
2025 |
2026 |
2027 |
2028 |
2029 |
2030 |
NSNN |
NGUỒN THU DỊCH VỤ |
|||
I |
Kênh THĐT 1 |
8.953.00 |
8.953.00 |
8.953.00 |
8.953.00 |
8.953.00 |
8.953.00 |
58.588.80 |
28.129.20 |
86.718.00 |
1 |
Số mặt đất Khu vực Nam Bộ (SDTV) |
3.264.80 |
3.264.80 |
3.264.80 |
3.264.80 |
3.264.80 |
3.264.80 |
19.588.80 |
0.00 |
19.588.80 |
2 |
Truyền hình Cáp SCTV |
1.388.20 |
1.388.20 |
1.388.20 |
1.388.20 |
1.388.20 |
1.388.20 |
0.00 |
8.329.20 |
8.329.20 |
3 |
Truyền Hình VTVCab |
1.200.00 |
1.200.00 |
1.200.00 |
1.200.00 |
1.200.00 |
1.200.00 |
0.00 |
7.200.00 |
7.200.00 |
4 |
Truyền hình Internet VNPT |
700.00 |
700.00 |
700.00 |
700.00 |
700.00 |
700.00 |
0.00 |
4.200.00 |
4.200.00 |
5 |
Truyền hình Internet Viettel |
700.00 |
700.00 |
700.00 |
700.00 |
700.00 |
700.00 |
0.00 |
4.200.00 |
4.200.00 |
6 |
Truyền hình Internet FPT |
700.00 |
700.00 |
700.00 |
700.00 |
700.00 |
700.00 |
0.00 |
4.200.00 |
4.200.00 |
7 |
Nền Tảng Truyền hình số Quốc gia VTVgo |
1.000.00 |
1.000.00 |
1.000.00 |
1.000.00 |
1.000.00 |
1.000.00 |
6.000.00 |
0.00 |
6.000.00 |
8 |
Số mặt đất Khu vực Miền Bắc |
3.000.00 |
3.000.00 |
3.000.00 |
3.000.00 |
3.000.00 |
3.000.00 |
18.000.00 |
0.00 |
18.000.00 |
9 |
Số mặt đất Khu vực Miền Trung |
2.500.00 |
2.500.00 |
2.500.00 |
2.500.00 |
2.500.00 |
2.500.00 |
15.000.00 |
0.00 |
15.000.00 |
II |
Kênh THĐT2 |
4.080.60 |
4.080.60 |
4.080.60 |
4.080.60 |
4.080.60 |
4.080.60 |
0.00 |
24.483.60 |
24.483.60 |
1 |
Truyền Hình VTVCab |
1.200.00 |
1.200.00 |
1.200.00 |
1.200.00 |
1.200.00 |
1.200.00 |
0.00 |
7.200.00 |
7.200.00 |
2 |
Số mặt đất Khu vực Nam Bộ (SDTV) |
1.492.40 |
1.492.40 |
1.492.40 |
1.492.40 |
1.492.40 |
1.492.40 |
0.00 |
8.954.40 |
8.954.40 |
3 |
Truyền hình Cáp SCTV |
1.388.20 |
1.388.20 |
1.388.20 |
1.388.20 |
1.388.20 |
1.388.20 |
0.00 |
8.329.20 |
8.329.20 |
4 |
Truyền hình Internet FPT |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
|
Tổng cộng I+ II: |
13.033.60 |
13.033.60 |
13.033.60 |
13.033.60 |
13.033.60 |
13.033.60 |
58.588.80 |
52.612.80 |
111.201.60 |
[1] Các mục [1], [2] …là căn cứ trích dẫn cơ sở pháp lý cho những nội dung cụ thể được trình bày trong Đề án
[2] Dự án “xe truyền hình lưu động một camera” cho các Đài PTTH địa phương của Đài THVN và Quyết định số 416/QĐ- UBND-HC ngày 05/4/2001 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt DA mua xe truyền hình lưu động một camera)
[3] Tham khảo đội xe các Đài bạn: Long An: 2 xe màu, 5 xe phục vụ công tác (5 lái xe), Kiên Giang: 2 xe màu, 5 xe phục vụ công tác (3 lái xe); Tiền Giang: 1 xe màu, 5 xe phục vụ công tác (3 lái xe), An Giang: 2 xe màu, 1 xe phát thanh lưu động, 5 xe phục vụ công tác (3 lái xe)
[4] Số liệu đã được đo đạt và công bố công khai trên Website của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng theo quy định pháp luật
[5] Đài PT-TH Hậu Giang: Giai đoạn 2016-2020, ngân sách đầu tư gần 124 tỷ đồng; Giai đoạn 2021-2023: 95,6 tỷ đồng. Đài TP Cần Thơ: 2016-2020: 21,3 tỷ đồng, 2021-2025: 147,1 tỷ đồng; Đài PT-TH Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025: 134 tỷ đồng.
[6] Theo dữ liệu của DataReportal, tính đến tháng 1/2024, có 78,44 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, với tỉ lệ tiếp cận internet đạt 79,1%. 72,7 triệu người sử dụng mạng xã hội, tương đương với 73,3% tổng dân số (người dùng mạng xã hội có thể không đại diện cho cá nhân duy nhất), trong đó số người dùng mạng xã hội tại Việt Nam đã tăng thêm 6,5 triệu (+9,8%) giữa đầu năm 2023 và đầu năm 2024. Facebook có 72,7 triệu người dùng tại Việt Nam đầu năm 2024. Tài nguyên quảng cáo của Google công bố cho thấy YouTube có 63 triệu người dùng tại Việt Nam. Riêng trong tài nguyên quảng cáo của ByteDance thì TikTok có 67,72 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên.