ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HẬU GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
403/QĐ-UBND
|
Hậu Giang,
ngày 18 tháng 3 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10
tháng 9 năm 2014 của Chính phủ V/v kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng
ô tô;
Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05
tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ V/v cơ chế, chính sách khuyến khích
phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;
Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07
tháng 11 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải V/v quy định về tổ chức, quản lý hoạt
động kinh doanh vận tải bằng ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12
tháng 12 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải V/v ban hành quy chuẩn quốc gia về
bến xe khách;
Căn cứ Quyết định số 1725/QĐ-UBND ngày 28
tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang V/v phê duyệt Đề án “Điều
chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang đến năm
2030”;
Căn cứ Quyết định số 734/QĐ-UBND ngày 29
tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang V/v phê duyệt Đề án Phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải
tại Tờ trình số 10/TTr-SGTVT ngày 25 tháng 02 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt
Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chính như
sau:
I. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030:
1.
Quan điểm phát triển:
- Phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt đóng vai trò then chốt, là nhiệm vụ chiến lược của các đô thị, khu
vực đông dân cư, khu công nghiệp tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn
tỉnh, làm giảm thiểu phương tiện cá nhân, kiềm chế tai nạn giao thông, hạn chế
gây ô nhiễm môi trường.
- Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt dựa
trên quy hoạch và điều kiện thực tế của kết cấu hạ tầng giao thông, phù hợp với
các quy hoạch đã được phê duyệt, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân với mức độ
tin cậy cao, nâng cao chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó, còn đảm bảo các quy định
liên quan đến cảnh quan, môi trường, trật tự an toàn xã hội, tạo ra môi trường
hoạt động kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế
tham gia.
- Ưu tiên áp dụng công nghệ hiện đại, an toàn để
quản lý chặt chẽ, khoa học và kịp thời xử lý vướng mắc hoặc các vấn đề phát
sinh trong quá trình vận hành hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt. Bên cạnh đó, cần tập trung đầu tư phát triển phương tiện xe buýt bảo đảm
chất lượng và số lượng, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng tần suất hoạt động.
2.
Mục tiêu
- Phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt phủ kín khắp địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, kết nối thành phố Vị Thanh với thị xã Ngã Bảy, thị xã Long
Mỹ, các huyện trên địa bàn và các tỉnh liền kề trong khu vực.
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Từng bước xây dựng và đưa ra các giải
pháp hiệu quả khi khai thác kinh doanh vận tải hành khách công cộng thu hút sự
đầu tư của các tổ chức cá nhân có nhu cầu khai thác và phát triển.
- Xây dựng mạng lưới các tuyến vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt hợp lý, bảo đảm cho việc thuận lợi đi lại của người
dân, từ nay đến năm 2020, định hướng năm 2030 trên địa bàn tỉnh phát triển vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt gồm 02 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn đến năm 2020: phát triển các tuyến
xe buýt trên các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh đã được đầu tư, nâng cấp hoàn chỉnh
từ thành phố Vị Thanh đi các huyện, thị xã, khu công nghiệp, khu du lịch, khu
di tích trên địa bàn tỉnh có khả năng khai thác hiệu quả. Kết nối với các tỉnh,
thành liền kề như: thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng...
+ Giai đoạn định hướng đến năm 2030: hoàn thiện
mạng lưới các tuyến xe buýt khép kín trên địa bàn, trên cơ sở đã được đầu tư,
nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống đường huyện, đường tỉnh. Tiếp tục kết nối với các
tỉnh, thành liền kề như: thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang...
3.
Nội dung quy hoạch:
3.1.
Giai đoạn đến năm 2020:
- Có 03 tuyến hiện hữu, trong đó: có 01 tuyến nội
tỉnh, 02 tuyến liên tỉnh, cụ thể như sau:
TT
|
Tên tuyến
|
Hành trình chạy xe
|
Cự ly (km)
|
01
|
Tuyến
số 01: từ thị trấn Cây Dương (huyện Phụng Hiệp) đi Bến xe Cái
Tắc (huyện Châu Thành A)
|
Thị trấn Cây Dương - Đường tỉnh 927 - Quốc lộ
1 - Bến xe Cái Tắc và ngược lại
|
27
|
02
|
Tuyến
số 02: từ phường 7 (thành phố Vị Thanh) đi thành phố Cần Thơ
|
Phường 7 (thành phố Vị Thanh) - Quốc lộ 61 -
Quốc lộ 1 - khu vực 2, phường Ba Láng, quận Cái Răng (thành phố Cần Thơ) và
ngược lại
|
55
|
03
|
Tuyến
số 03: từ Ngã 3 Vĩnh Tường đi tỉnh Sóc Trăng
|
Ngã 3 Vĩnh Tường - Quốc lộ 61- Quốc lộ 61B -
Trà Ban, thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) và ngược lại
|
30
|
- Phát triển thêm 06 tuyến xe buýt, trong đó: có
05 tuyến nội tỉnh, 01 tuyến liên tỉnh, cụ thể như sau:
TT
|
Tên tuyến
|
Hành trình chạy xe
|
Cự ly (km)
|
01
|
Tuyến
số 04: từ thành phố Vị Thanh đi Khu công nghiệp Sông Hậu (huyện
Châu Thành)
|
Bến xe Vị Thanh - Đường tỉnh 931B - Đường tỉnh
929 - Quốc lộ 61 - Quốc lộ 1 - Đường tỉnh 925 - Đường Nam Sông Hậu - Khu Công
Nghiệp Sông Hậu và ngược lại
|
67
|
02
|
Tuyến
số 05: từ thành phố Vị Thanh đi thị xã Ngã Bảy
|
Bến xe Vị Thanh - Quốc lộ 61 - Đường tỉnh 927B
- Đường tỉnh 927 - Quốc lộ 1- Bến xe Ngã Bảy và ngược lại
|
45
|
03
|
Tuyến
số 06: từ thành phố Vị Thanh đi huyện Long Mỹ
|
Bến xe Vị Thanh - Quốc lộ 61 - Quốc lộ 61B - Bến
xe thị xã Long Mỹ - Đường tỉnh 930 - xã Vĩnh Viễn ( huyện Long Mỹ) và ngược lại
|
40
|
04
|
Tuyến
số 07: từ Bến xe Châu Thành A đi thị trấn Búng Tàu (huyện Phụng
Hiệp)
|
Bến xe Châu Thành A - Đường tỉnh 929 - Quốc lộ
61 - Đường tỉnh 928 - thị trấn Búng Tàu và ngược lại
|
25
|
05
|
Tuyến
số 08: từ thị trấn Búng Tàu đi Cầu Xí Nghiệp (ấp Tân Bình 1,
xã Long Phú, thị xã Long Mỹ)
|
Thị trấn Búng Tàu - Đường tỉnh 928B - phường
Trà Lồng - Đường tỉnh 928B - giao với Quốc lộ L61B (cầu Xí Nghiệp)
|
28
|
06
|
Tuyến
số 09: từ thị xã Ngã Bảy đi Bến xe Trà Men (tỉnh Sóc Trăng)
|
Bến xe Ngã Bảy - Quốc lộ 1 - Bến xe Trà Men và
ngược lại
|
31
|
* Điểm dừng dọc đường: trên toàn tuyến từ nay đến
năm 2020 có tổng số 118 cặp điểm dừng, trong đó:
- 79 cặp điểm dừng chỉ bố trí biển báo và vạch
sơn.
- 39 cặp điểm dừng bố trí biển báo, vạch sơn và
nhà chờ.
3.2.
Định hướng đến năm 2030:
Hoàn thiện mạng lưới tuyến xe buýt trên địa bàn
tỉnh, phát triển thêm 03 tuyến xe buýt nội tỉnh và 04 tuyến liên tỉnh, cụ thể
như sau:
TT
|
Tên tuyến
|
Hành trình chạy xe
|
Cự ly (km)
|
01
|
Tuyến
số 10: từ xã Vĩnh Viễn đi xã Lương Nghĩa (huyện Long Mỹ)
|
Xã Vĩnh Viễn - Đường tỉnh 930 - Đường tỉnh
930B - xã Lương Nghĩa và ngược lại
|
28
|
02
|
Tuyến
số 11: từ Bến xe Vị Thanh đi Xẻo Vẹt (huyện Long Mỹ)
|
Bến xe Vị Thanh - Quốc lộ 61 - Quốc lộ 61C -
Đường tỉnh 931 - Xẻo Vẹt và ngược lại
|
28
|
03
|
Tuyến
số 12: từ Bến xe Ngã Bảy đi thị trấn Ngã Sáu (huyện Châu
Thành)
|
Bến xe Ngã Bảy - Quốc lộ 1 - Đường tỉnh 927C -
Đường tỉnh 925 - thị trấn Ngã Sáu và ngược lại
|
25
|
04
|
Tuyến
số 13: từ thành phố Vị Thanh đi thành phố Cần Thơ
|
Bến xe Vị Thanh - Quốc lộ 61C - Bến xe Cần Thơ
và ngược lại
|
45
|
05
|
Tuyến
số 14: từ Bến xe Châu Thành A đi Vĩnh Thạnh (thành phố Cần
Thơ)
|
Bến xe Châu Thành A - Đường tỉnh 929 - Bốn Tổng
Một Ngàn - huyện Vĩnh Thạnh (thành phố Cần Thơ) và ngược lại
|
47
|
06
|
Tuyến
số 15: từ Bến xe Vị Thanh đi Bến xe Rạch Sỏi (tỉnh tỉnh Kiên
Giang)
|
Bến xe Vị Thanh - Quốc lộ 61-Bến xe Rạch Sỏi
(tỉnh Kiên Giang) và ngược lại
|
51
|
07
|
Tuyến
số 16: từ Bến xe Vị Thanh đi Bến xe Giồng Riềng (tỉnh Kiên
Giang)
|
Bến xe Vị Thanh - đường Lê Hồng Phong - Bến xe
Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) và ngược lại
|
30
|
* Điểm dừng dọc đường: trên toàn mạng lưới từ
nay đến năm 2030 tổng số có 127 cặp điểm dừng; trong đó:
- 85 cặp điểm dừng chỉ bố trí biển báo và vạch
sơn.
- 42 cặp điểm dừng bố trí biển báo, vạch sơn và
nhà chờ.
3.3.
Nhu cầu đất cho dự án:
Quỹ đất dành cho dự án phục vụ các công trình gồm:
điểm đầu, điểm cuối và điểm dừng có nhà chờ:
- Đến năm 2020: khoảng 1.560m2.
- Định hướng đến năm 2030: khoảng 1.680m2.
3.4.
Nhu cầu về đầu tư, xây dựng:
- Các hạng mục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt bao gồm: điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng
dọc đường, biển báo, nhà chờ, điểm trung chuyển, bãi đỗ xe.
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt được khai thác tự đầu tư xây dựng, thực hiện duy tu bảo
dưỡng sửa chữa điểm dừng dọc đường, biển báo, nhà chờ, điểm trung chuyển, bãi đỗ
xe để hoạt động kinh doanh vận tải.
4.
Nguồn vốn đầu tư:
Vốn ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác,
kêu gọi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực xe buýt phục vụ vận chuyển hành
khách công cộng.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1.
Giải pháp quản lý điều hành:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô được đăng ký tham gia đấu thầu hoặc được đặt hàng
khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt một cách bình đẳng, cạnh tranh
lành mạnh đúng theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
điều hành, giám sát hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Thực
hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên tuyến xe buýt và giám sát
phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình.
- Từng bước tiến tới xây dựng mô hình trung tâm
quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt để giám sát và quản
lý chất lượng dịch vụ xe buýt.
2.
Giải pháp ưu đãi hỗ trợ tài chính đầu tư kết cấu hạ tầng, phương tiện:
- Căn cứ quy hoạch phát triển, xây dựng kế hoạch
đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng xe buýt trên địa bàn tỉnh phù hợp với từng
giai đoạn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp
tác xã kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được thuê đất đầu
tư để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, bãi đỗ xe; đồng thời, được
mở rộng ngành nghề kinh doanh vận tải khác trên địa bàn theo quy định của Nhà
nước.
- Được hỗ trợ lãi suất vay vốn trong việc đầu tư
phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn. Miễn lệ phí
trước bạ đối với phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng
năng lượng sạch.
- Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện
tài trợ đầu tư xây dựng các nhà chờ xe buýt (dọc trên các tuyến xe buýt) được
quảng cáo tại nhà chờ và trên xe buýt theo quy định của pháp luật.
3.
Giải pháp tuyên truyền vận động, nâng cao chất lượng phục vụ:
- Tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng
của việc đi xe buýt, thông tin về lộ trình, thời gian phục vụ, các cơ chế chính
sách đối với hành khách; tuyên truyền trách nhiệm của người dân đối với việc chống
ùn tắc giao thông, hạn chế tai nạn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Theo dõi, đánh giá thường xuyên để có giải
pháp phù hợp đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt.
- Để đảm bảo tính khả thi, tin cậy, thuận lợi
trong việc quản lý chất lượng dịch vụ các tuyến xe buýt, quy định màu sơn thống
nhất, xây dựng hệ thống điện thoại đường dây nóng tạo điều kiện thuận lợi trong
việc quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1.
Sở Giao thông vận tải:
- Thực hiện việc công bố mở tuyến vận tải hành
khách bằng xe buýt theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức đấu thầu
hoặc đặt hàng khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt theo quy định của
pháp luật.
- Nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh phê duyệt các dự
án đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan
nghiên cứu xây dựng các phương án trợ giá, triển khai các cơ chế, chính sách
huy động nguồn lực phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, báo
cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
- Phối hợp với sở, ban ngành liên quan, UBND huyện,
thị xã, thành phố tuyên truyền vận động giáo dục ý thức Nhân dân chấp hành các
quy định khi tham gia đi lại bằng xe buýt, đảm bảo trật tự an toàn giao thông,
thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia vận tải khách bằng xe buýt.
2.
Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Cân đối nhu cầu vốn, đề xuất UBND tỉnh bố trí
ngân sách hàng năm cho công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ
vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải,
các sở, ngành liên quan hướng dẫn lựa chọn đơn vị tham gia hoạt động vận tải
hành khách công cộng xe buýt.
3.
Sở Tài chính:
Nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh ban hành các cơ chế
chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt; phối hợp với các ngành, địa phương trong việc thực hiện quản lý giá vé và
giá cước theo quy định.
4.
Sở Xây dựng:
Chỉ đạo, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết
các đô thị có xét đến quy hoạch vị trí các trạm trung chuyển, nhà chờ, bãi đỗ,
điều kiện hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
5.
Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và
các ngành có liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất
đai liên quan đến quản lý đất đai, kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất, sử dụng
hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố đề xuất, bố trí quỹ đất dành cho hoạt động vận chuyển hành khách công
cộng bằng xe buýt.
6.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn và
quản lý việc tổ chức quảng cáo trên phương tiện và tại các khu vực bến bãi, nhà
chờ, biển báo.
7.
Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở
Giao thông vận tải đẩy mạnh công tác tuyên truyền lợi ích của việc sử dụng xe
buýt, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư đối với việc sử dụng xe buýt,
góp phần hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông và giảm thiểu tai nạn
giao thông.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải
triển khai bán vé và cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động của xe buýt
thông qua hệ thống mạng internet, điện thoại…
8.
Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở
Thông tin và Truyền thông, Ban An toàn giao thông tỉnh và các ngành có
liên quan tăng cường thông tin, tuyên truyền, khuyến khích học sinh, sinh viên
sử dụng dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt.
9.
Ban An toàn giao thông tỉnh:
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các đơn vị
liên quan thực hiện thông tin tuyên truyền đến các doanh nghiệp kinh doanh vận
tải bằng xe buýt về trật trật tự an toàn giao thông, các điểm lắp đặt vị trí dừng
đón trả khách, nhà chờ trên tuyến đúng theo quy hoạch.
10.
Công an tỉnh:
Thực hiện tuần tra, kiểm soát và xử lý các
phương tiện xe buýt dừng đón trả khách không đúng nơi quy định.
11.
UBND huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng quy hoạch
và quản lý quy hoạch chi tiết vị trí các trạm trung chuyển, nhà chờ, bãi đỗ xe
buýt (theo phân cấp).
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong quản
lý, giám sát hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn.
Điều 2. Sở Giao
thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã,
thành phố tổ chức thực hiện Quy hoạch này.
Điều 3. Giám đốc
Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Văn hóa Thể
thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục
và Đào tạo; Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi
nhận:
- Bộ Giao thông vận tải;
- Tổng cục Đường bộ VN;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, KTTH. TT
2016/QĐ-SGTVT\QH xe buyt
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tuấn
|