Quyết định 4015/QĐ-UBND năm 2006 về chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010

Số hiệu 4015/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/10/2006
Ngày có hiệu lực 26/10/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Nguyễn Văn Phòng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4015/QĐ-UBND

Mỹ Tho, ngày 26 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của Thường trực Ban chỉ đạo nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010.

Điều 2. Giao Thường trực Ban chỉ đạo nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) tổ chức triển khai, thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, các thành viên Ban chỉ đạo nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang; thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phòng

 

CHƯƠNG TRÌNH

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4015/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu

Nhằm xác định các sản phẩm chủ lực của tỉnh, hình thành một số sản phẩm chủ lực mới (bao gồm trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, thương mại và dịch vụ) để tập trung các biện pháp hỗ trợ nhằm: nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; mở rộng thị trường tiêu thụ, đáp ứng cho nhu cầu, thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển về kinh tế, xã hội đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ VIII đề ra.

2. Yêu cầu

- Tạo được sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh cho từng loại sản phẩm; doanh nghiệp chủ lực. Sự đầu tư, hỗ trợ phải đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và theo chiều sâu, đáp ứng đúng nhu cầu bức thiết và phát triển sản xuất của từng đơn vị sản xuất và từng sản phẩm.

- Đẩy mạnh hỗ trợ ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến vào sản xuất và chế biến các sản phẩm, sản xuất sản phẩm an toàn, chất lượng cao, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, thỏa mãn nhu cầu của nhà tiêu thụ, người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hình thành, giữ vững và bảo vệ một số nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa của tỉnh Tiền Giang.

- Đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý nguồn hỗ trợ với đơn vị được hỗ trợ, người sản xuất, gắn với nhu cầu hiện tại và lâu dài của thị trường.

II. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

1. Đối tượng tham gia

Các doanh nghiệp, Hợp tác xã; các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có sản phẩm chủ lực (gọi chung là đơn vị sản xuất).

2. Điều kiện tham gia Chương trình

- Đáp ứng theo mục tiêu, yêu cầu của Chương trình, phải có năng lực xây dựng và thực hiện các đề tài, dự án, tạo ra các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.

[...]