BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
399-TC/QLCS
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 5 năm 1995
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÀ LÀM VIỆC CỦA CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 15/CP
ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà
nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 25-10-1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Để khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý Nhà nước về nhà, đất thuộc trụ sở
làm việc của các cơ quan hành chính sự nghiệp gây ra bất hợp lý, lẵng phí, sử dụng
không đúng mục đích như hiện nay.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý sử dụng
nhà làm việc của cơ quan hành chính sự nghiệp.
Điều 2.
Quy chế này áp dụng chung cho tất cả nhà làm việc của cơ
quan quản lý Nhà nước, cơ quan sự nghiệp, quốc phòng, an ninh, tổ chức chính trị
xã hội, cơ quan ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam ở nước
ngoài (gọi chung là cơ quan hành chính sự nghiệp).
Riêng đối với nhà khách, nhà nghỉ,
khách sạn của cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện theo đúng Chỉ thị 683-TTg
ngày 16-11-1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3.
Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương tổ chức thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÀ LÀM VIỆC CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ
NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 399-TC/QLCS ngày 17-5-1995 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 2:
ĐĂNG KÝ NHÀ LÀM VIỆC
Điều 4.
Nhà làm việc của các cơ quan HCSN phải được đăng ký tại:
- Bộ Tài chính đối với các cơ
quan HCSN thuộc khối Trung ương;
- Sở Tài chính - Vật giá đối với
các cơ quan HCSN thuộc khối trung ương;
Cục quản lý
công sản hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục đăng ký nhà làm việc áp dụng chung trong cả
nước.
Điều 5.
Người có trách nhiệm đăng ký nhà làm việc của các cơ quan HCSN được quy định
như sau:
- Nhà làm việc của các cơ quan
HCSN thuộc khối Trung ương, là thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ.
- Nhà làm việc của các cơ quan
HCSN thuộc khối địa phương quản lý, là thủ trưởng các sở, các cơ quan trực thuộc
Uỷ ban nhân dân (Uỷ ban nhân dân) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh) và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện (gọi chung
là cấp huyện), xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Nếu nhà làm việc được giao cho
nhiều cơ quan quản lý sử dụng (từ hai cơ quan trở lên) thì các cơ quan đồng quản
lý và sử dụng có trách nhiệm đăng ký (phần cơ quan mình quản lý sử dụng).
Điều 6.
Ranh giới đất thuộc nhà làm việc của các cơ quan HCSN được
xác định căn cứ vào Quyết định giao đất, hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ lâm
thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam hoặc Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt
nam cấp hoặc giấy sở hữu nhà, đất do cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ cấp.
Trong những trường hợp không có
giấy tờ hợp lệ về đất thì cơ quan được Nhà nước giao cho quản lý sử dụng nhà làm
việc đó phải làm việc với cơ quan địa chính địa phương xác định ranh giới đất
trước khi đăng ký nhà làm việc.
Nếu nhiều cơ quan làm việc trong
cùng một khu nhà cao tầng việc xác định ranh giới đất cho từng cơ quan được căn
cứ vào các giấy tờ cấp đất của các cơ quan có thẩm quyền nói trên cấp cho cơ
quan nào thì cơ quan đó đăng ký, hoặc đề nghị cơ quan địa chính địa phương xác
định ranh giới đất cho các cơ quan, trên cơ sở thống nhất đề nghị của các cơ
quan này nếu chưa có giấy tờ cấp đất hợp lệ về đất trước khi đăng ký.
Chương 3:
CẤP MỚI, CẢI TẠO, MỞ RỘNG
NHÀ LÀM VIỆC
Điều 7.
Tất cả các cơ quan HCSN được Nhà nước cho phép thành lập
sẽ được Nhà nước cấp đủ diện tích nhà làm việc theo tiêu chuẩn định mức Chính
phủ quy định.
Điều 8.
Từng bước Nhà nước đảm bảo cấp đủ diện tích nhà làm việc
cho từng cơ quan theo quy định sau:
1- những bộ, ngành, cơ quan (gọi
chung là cơ quan) do sáp nhập lại từ 2 - 3 cơ quan cũ thì cơ quan mới được tự lựa
chọn giữ lại địa điểm nhà làm việc của một cơ quan cũ theo đúng định mức tiêu
chuẩn diện tích nhà đất. Những nhà và đất còn lại của các cơ quan cũ phải giao
cho Bộ Tài chính (Cục quản lý công sản) đối với nhà làm việc của các cơ quan
hành chính sự nghiệp thuộc khối trung ương hoặc giao cho Sở Tài chính - Vật giá
(Phòng quản lý công sản) đối với nhà làm việc của cơ quan hành chính sự nghiệp
thuộc khối địa phương.
Trong trường hợp hợp nhất từ 2 -
3 cơ quan cũ thành cơ quan mới, sau khi sắp xếp lại vẫn thiếu diện tích nhà, đất
so với định mức tiêu chuẩn thì cơ quan mới được Bộ Tài chính hoặc Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh cấp thêm, được phép thuê thêm hoặc chuyển đổi địa điểm mới.
2- Đối với các cơ quan mới được
thành lập chưa có nhà làm việc được Bộ Tài chính (đối với các cơ quan trung
ương quản lý), Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các đơn vị địa phương quản lý)
căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức và tổ chức, biên chế của cơ quan mới đã được
Chính phủ quy định và đơn xin nhà làm việc của đơn vị để cấp từ quỹ nhà làm việc
chưa sử dụng (nếu có); hoặc trình Chính phủ cho cơ quan xây dựng nhà làm việc mới.
Căn cứ vào Quyết định của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tiến hành
làm các thủ tục với các cơ quan có liên quan theo đúng Điều lệ quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản.
3- Đối với cơ quan hiện tại đã
có nhà làm việc, nhưng so với định mức quy mô tiêu chuẩn còn thiếu diện tích
thì được Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét cấp thêm diện tích nhà
làm việc được lấy từ quỹ nhà làm việc chưa sử dụng (nếu có); hoặc được cơ quan
có thẩm quyền cho phép xây dựng thêm, hoặc cải tạo mở rộng diện tích nhà làm việc,
nếu được cơ quan quản lý về xây dựng cho phép và phải theo đúng trình tự xây dựng
cơ bản được quy định tại Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Việc xây dựng thêm, cải tạo mở rộng
thêm diện tích nhà làm việc phải đảm bảo an toàn của ngôi nhà hiện đang làm việc,
không vượt quá số diện tích đất đã được Nhà nước cấp, dảm bảo cảnh quan của cơ
quan và quy hoạch của đô thị.
4- Những cơ quan mới thành lập
chưa có nhà làm việc và những cơ quan hiện tại đã có nhà làm việc nhưng quá chật
so với định mức tiêu chuẩn trong khi Nhà nước chưa đủ điều kiện để thực hiện đảm
bảo đủ nhà làm việc quy định tại điểm 2 và 3 của Điều này thì được phép thuê
nhà của các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà ở để làm trụ sở theo đúng định mức
tiêu chuẩn của Nhà nước quy định. Ngân sách Nhà nước (NSNN) đảm bảo chi trả tiền
thuê theo đúng hợp đồng thuê nhà, cho tổ chức cá nhân cho thuê.
Việc quản lý
nhà làm việc theo hình thức đi thuê sẽ có hướng dẫn riêng.
Chương 4:
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, BẢO DƯỠNG,
SỬA CHỮA NHÀ LÀM VIỆC
Điều 10.
Nhà làm việc của các cơ quan hành chính sự nghiệp phải
được sử dụng đúng mục đích và công năng.
Các cơ quan được Nhà nước giao
quản lý, sử dụng nhà làm việc tuyệt đối không được:
- Sang nhượng cho bất cứ tổ chức,
cá nhân nào, nếu không được phép của Thủ tướng Chính phủ.
- Cho thuê, chuyển làm cơ sở
kinh doanh dịch vụ hoặc phân cho cán bộ công nhân viên chức làm nhà ở.
Điều 11.
Các cơ quan được Nhà nước giao quản lý, sử dụng nhà làm
việc không được tuỳ tiện làm những việc như: đục tường chịu lực, tháo dỡ kết cấu
chịu lực, xây tường ngăn lên mặt sàn từng nhà và không được thay đổi cơ cấu các
phòng làm việc.
Mọi trường hợp xây dựng thêm, hoặc
cải tạo mở rộng diện tích trụ sở làm việc không được sự đồng ý của các cơ quan
có thẩm quyền cho phép và không đủ thủ tục theo Điều lệ ĐT-XDCB nói tại điểm 3
Điều 8 của Quy chế này hoặc cố tình làm sai các quy định cho phép, không đúng
thủ tục trình tự xây dựng cơ bản để lấn chiếm đất, làm ảnh hưởng đến độ an toàn
và cảnh quan của nhà làm việc đều bị đình chỉ.
Điều 12.
Nhà làm việc phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ
theo đúng quy định trong hồ sơ quản lý kỹ thuật cho từng cấp nhà.
- Thủ trưởng các cơ quan hành
chính sự nghiệp được Nhà nước giao quản lý, sử dụng nhà làm việc có trách nhiệm
bảo dưỡng, sửa chữa nhà làm việc.
- Toàn bộ kinh phí bảo dưỡng, sửa
chữa nhà làm việc được ngân sách Nhà nước đài thọ căn cứ vào kế hoạch được cấp
có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.
Điều 13.
Thủ trưởng các cơ quan hành chính sự nghiệp được Nhà nước
giao quản lý và sử dụng nhà làm việc có nhiệm vụ:
- Đăng ký nhà làm việc với cơ
quan tài chính các cấp, khi được Nhà nước giao nhà làm việc mới hoặc được phép
mở rộng diện tích nhà làm việc;
- Bố trí sử dụng nhà làm việc
đúng mục đích và tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;
- Bảo quản các hồ sơ liên quan đến
đất và kỹ thuật của nhà làm việc được Nhà nước giao, tránh hư hỏng mất mát;
- Thực hiện bảo dưỡng,sửa chữa
nhà làm việc theo đúng định kỳ quy định trong hồ sơ quản lý kỹ thuật cho từng cấp
nhà;
- Báo cáo kịp thời mỗi khi có sự
thay đổi tăng, giảm về nhà, đất thuộc trụ sở làm việc cũng như báo cáo thường
xuyên, định kỳ theo quy định của Nhà nước;
- Giao lại cho Nhà nước nhà, đất
thuộc trụ sở làm việc khi không cần sử dụng hoặc theo Quyết định của Chính phủ
và cơ quan có thẩm quyền thu hồi.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH