Quyết định 3933/QĐ-TCHQ năm 2014 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu | 3933/QĐ-TCHQ |
Ngày ban hành | 30/12/2014 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Người ký | Hoàng Việt Cường |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3933/QĐ-TCHQ |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 27/2011/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không;
Căn cứ Nghị định số 75/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định số 27/2011/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không;
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 1 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 175/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
Căn cứ Quyết định số 3273/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý rủi ro hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
1. Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
2. Các Phụ lục:
a) Phụ lục 1. Sơ đồ quy trình quản lý rủi ro;
b) Phụ lục 2. Biểu mẫu phục vụ quản lý rủi ro.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
ÁP
DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA HÀNH
KHÁCH XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH TẠI CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3933/QĐ-TCHQ ngày 30/12/2014 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải
quan)
Văn bản này quy định áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (sau đây gọi tắt là hành lý XNC) tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3933/QĐ-TCHQ |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 27/2011/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không;
Căn cứ Nghị định số 75/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định số 27/2011/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không;
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 1 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 175/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
Căn cứ Quyết định số 3273/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý rủi ro hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
1. Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
2. Các Phụ lục:
a) Phụ lục 1. Sơ đồ quy trình quản lý rủi ro;
b) Phụ lục 2. Biểu mẫu phục vụ quản lý rủi ro.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
ÁP
DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA HÀNH
KHÁCH XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH TẠI CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3933/QĐ-TCHQ ngày 30/12/2014 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải
quan)
Văn bản này quy định áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (sau đây gọi tắt là hành lý XNC) tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
Đối tượng áp dụng tại Quy định này bao gồm: đơn vị, công chức hải quan thực hiện thu thập, xử lý thông tin, áp dụng biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ QLRR; đơn vị, công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; và đơn vị, công chức hải quan tiến hành các hoạt động nghiệp vụ khác liên quan đến kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý XNC tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.
Điều 3. Nội dung áp dụng quản lý rủi ro
Nội dung áp dụng QLRR trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý XNC, bao gồm:
1. Thu thập, xử lý, cung cấp thông tin về hành khách, hành lý XNC.
2. Xây dựng Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm.
3. Xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro đối với hành khách, hành lý XNC.
4. Xây dựng Danh mục dấu hiệu rủi ro của hành khách, hành lý XNC.
5. Phân tích thông tin về hành khách, hành lý XNC trước khi đến hoặc rời cửa khẩu.
6. Xác định trọng điểm kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành khách, hành lý XNC.
Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dấu hiệu vi phạm là yếu tố mang giá trị thông tin mà qua đó có cơ sở nhận định về sự diễn ra của hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan (sau đây gọi chung là vi phạm PLHQ).
2. Dấu hiệu rủi ro là yếu tố mang giá trị thông tin phản ánh sự tiềm ẩn của hành vi vi phạm PLHQ.
3. Đối tượng rủi ro bao gồm hành khách, hành lý XNC, các đối tượng khác có liên quan hoạt động XNC tiềm ẩn nguy cơ vi phạm PLHQ.
4. Chỉ số rủi ro là dấu hiệu rủi ro cụ thể khi kết hợp lại cho phép nhận diện về đối tượng rủi ro.
5. Hồ sơ rủi ro hành khách, hành lý XNC (sau đây gọi chung là Hồ sơ rủi ro hành khách XNC) là tập hợp các chỉ số rủi ro cho phép xác định hành khách, hành lý XNC tiềm ẩn nguy cơ vi phạm PLHQ.
6. Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm là việc cơ quan hải quan lập kế hoạch, bố trí lực lượng, biện pháp và các điều kiện cần thiết khác để kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ đối với các chuyến bay vận chuyển quốc tế đến sân bay quốc tế Nội Bài hoặc từ sân bay quốc tế Nội Bài đi nước ngoài tiềm ẩn nguy cơ vi phạm PLHQ.
7. Danh mục dấu hiệu rủi ro là tổng hợp các đặc điểm, biểu hiện của hành khách, hành lý XNC cho thấy sự bất thường, nghi vấn vi phạm PLHQ.
8. Phân tích thông tin trước là việc cơ quan hải quan thu thập, tiếp nhận, phân tích thông tin trước về hành khách, hành lý XNC để xác định đối tượng rủi ro.
1. Thông tin phục vụ áp dụng QLRR trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý XNC, bao gồm:
a) Thông tin hành khách trước chuyến bay (API);
b) Thông tin liên quan đến chuyến bay (lịch bay, số hiệu chuyến bay, điểm đi, điểm đến, vị trí đỗ máy bay,...) của hành khách XNC;
c) Thông tin lịch sử chuyến đi của hành khách XNC (PNR);
d) Thông tin lịch sử vi phạm của hành khách XNC;
đ) Thông tin vi phạm, dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro của hành khách XNC;
e) Thông tin về xu hướng, phương thức, thủ đoạn vận chuyển, cất giấu tang vật buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới trên tuyến hàng không;
g) Sản phẩm thông tin QLRR tại các Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Quy định này;
h) Thông tin tình báo trong nước và ngoài nước;
i) Các thông tin khác liên quan đến hoạt động XNC.
2. Các nội dung thông tin tại khoản 1 nêu trên được thu thập theo các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 175/2013/TT-BTC.
1. Tại Tổng cục Hải quan:
a) Ban Quản lý rủi ro hải quan:
a.1) Quản lý hệ thống thông tin, dữ liệu lịch sử vi phạm của hành khách XNC; chia sẻ, cung cấp cho đơn vị nghiệp vụ tại Hải quan các cấp;
a.2) Thu thập, xử lý, cung cấp thông tin tại các điểm đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 5 Quy định này cho đơn vị nghiệp vụ tại Hải quan các cấp theo các tình huống và yêu cầu nghiệp vụ QLRR.
b) Cục Điều tra chống buôn lậu tiến hành thu thập, xử lý thông tin tại các điểm đ, e, h, i khoản 1 Điều 5 Quy định này để phối hợp tổ chức đấu tranh phòng, chống buôn lậu; cung cấp cho đơn vị QLRR cấp Tổng cục để áp dụng các biện pháp, kỹ thuật QLRR đối với hành lý XNC.
2. Tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội:
a) Phòng Quản lý rủi ro: Thu thập, xử lý, cung cấp thông tin tại các điểm đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 5 Quy định này cho các đơn vị nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài theo các tình huống và yêu cầu nghiệp vụ QLRR.
b) Đội Kiểm soát hải quan, Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy và các đơn vị liên quan tiến hành thu thập, xử lý thông tin tại các điểm đ, e, h, i khoản 1 Điều 5 Quy định này để phối hợp tổ chức đấu tranh phòng, chống buôn lậu; cung cấp cho Phòng QLRR để áp dụng các biện pháp, kỹ thuật QLRR đối với hành lý XNC.
3. Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài:
a) Đơn vị, công chức QLRR:
a.1) Tiếp nhận, tổng hợp thông tin từ các đơn vị tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các thông tin khác có liên quan; rà soát, phân loại đối tượng rủi ro trên tuyến địa bàn;
a.2) Tiếp nhận, phân tích thông tin tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 5 Quy định này; xác định đối tượng trọng điểm (đối tượng rủi ro) để kiểm tra, giám sát hải quan.
b) Đơn vị thủ tục hành lý nhập, hành lý xuất; giám sát; kiểm soát hải quan; kiểm soát phòng, chống ma túy và các đơn vị liên quan tại Chi cục Hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin từ các đơn vị tại khoản 1, khoản 2 Điều này, điểm a khoản này và các thông tin khác có liên quan để nhận diện đối tượng rủi ro, tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát theo quy định.
Điều 7. Xây dựng, quản lý Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm
1. Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm được xây dựng để phân loại, bố trí nguồn lực, biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát có hiệu quả các nguy cơ vi phạm PLHQ qua các tuyến đường bay quốc tế trọng điểm đến Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài hoặc từ Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đi nước ngoài; nội dung bao gồm:
a) Tên tuyến (đường bay) vận chuyển hàng không quốc tế;
b) Đặc điểm, tình hình hoạt động XNC qua tuyến;
c) Những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn;
d) Phương thức, thủ đoạn vận chuyển, cất giấu tang vật vi phạm; những khu vực, lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ rủi ro;
đ) Những đối tượng rủi ro thường xuất hiện trên tuyến;
e) Đề xuất biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan phù hợp với từng loại đối tượng;
g) Phân công nhiệm vụ thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
h) Thời gian thực hiện: thời gian bắt đầu; thời gian kết thúc;
i) Các yêu cầu nghiệp vụ khác (nếu có);
2. Trình tự xây dựng, quản lý, áp dụng Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm (Phương án):
a) Bước 1. Thu thập, xử lý thông tin:
a.1) Thu thập, phân tích thông tin về các đường bay hàng không đến, đi từ cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài; xác định đường bay trọng điểm vi phạm PLHQ;
a.2) Thu thập bổ sung thông tin, làm rõ các nội dung tại khoản 1 Điều này.
b) Bước 2. Lập Phương án:
b.1) Viết báo cáo đề xuất xác lập Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm, trong đó nêu rõ:
- Căn cứ xác lập Phương án;
- Nội dung Phương án: phân tích cụ thể các nội dung tại khoản 1 Điều này;
- Những tác động ảnh hưởng của việc triển khai thực hiện Phương án.
b.2) Lập Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm theo biểu mẫu 02/KSTTĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định;
b.3) Trình cấp lãnh đạo tại khoản 3 Điều này phê duyệt Phương án.
c) Bước 3. Triển khai thực hiện Phương án:
c.1) Đơn vị xác lập chuyển giao kịp thời Phương án đến đơn vị được phân công nhiệm vụ theo đề xuất trong Phương án để tổ chức thực hiện;
c.2) Thủ trưởng đơn vị được phân công nhiệm vụ, tại Điều 11 Quy định này, có trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung trong Phương án, cụ thể:
c.2.1) Nghiên cứu, phổ biến nội dung Phương án; bố trí lực lượng, phân công nhiệm vụ, biện pháp để kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ các nguy cơ vi phạm PLHQ trên từng chuyến bay trên tuyến trọng điểm;
c.2.2) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với chuyến bay trọng điểm;
c.2.3) Báo cáo phản hồi kết quả thực hiện Phương án:
- Trường hợp phát hiện hoạt động buôn lậu thì báo cáo ngay sau khi lập biên bản vi phạm về gửi về Phòng Quản lý rủi ro và Ban Quản lý rủi ro hải quan để tổng hợp và phân tích.
- Định kỳ ngày 20 hàng tháng, báo cáo tình hình thực hiện Phương án theo chế độ báo cáo chung về công tác QLRR của ngành Hải quan.
d) Bước 4. Điều chỉnh, hủy bỏ, gia hạn Phương án:
d.1) Điều chỉnh Phương án: Việc điều chỉnh Phương án do đơn vị xác lập Phương án xem xét, đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền tại khoản 3 Điều này, trên cơ sở phân tích, tổng hợp thông tin phản hồi tại điểm C.2 khoản này.
d.2) Hủy bỏ Phương án: Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm được hủy bỏ trong các trường hợp:
- Hết thời hạn áp dụng Phương án nhưng không phát hiện vi phạm;
- Đang trong thời hạn áp dụng nhưng có cơ sở cho rằng không còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro.
d.3) Gia hạn Phương án:
Việc gia hạn Phương án được thực hiện trong trường hợp Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm đã hết thời hạn áp dụng nhưng qua đánh giá cho thấy còn tiềm ẩn nguy cơ vi phạm PLHQ.
3. Thẩm quyền phê duyệt Phương án:
a) Lãnh đạo Tổng cục Hải quan phê duyệt Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm do Ban Quản lý rủi ro hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu xây dựng, đề xuất;
b) Lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội phê duyệt Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm do Phòng Quản lý rủi ro, Đội Kiểm soát hải quan, Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy xây dựng, đề xuất;
c) Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phê duyệt Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm do đơn vị Quản lý rủi ro, Kiểm soát hải quan, Kiểm soát phòng, chống ma túy tại Chi cục Hải quan xây dựng, đề xuất.
4. Phân công trách nhiệm:
a) Ban Quản lý rủi ro hải quan; Cục Điều tra chống buôn lậu; Phòng Quản lý rủi ro, Đội Kiểm soát hải quan, Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội và Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài có trách nhiệm thu thập, xử lý thông tin, xây dựng, quản lý Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm.
b) Đơn vị, công chức hải quan tại Điều 11 Quy định này có trách nhiệm tổ chức thực hiện Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm theo nhiệm vụ được phân công.
Điều 8. Xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro hành khách XNC
1. Hồ sơ rủi ro hành khách XNC (Hồ sơ rủi ro) được xây dựng để hỗ trợ công chức hải quan nhận diện, xác định trọng điểm kiểm tra, giám sát đối với hành khách, hành lý XNC; cụ thể, bao gồm:
a) Hồ sơ rủi ro hành khách;
b) Hồ sơ rủi ro hành lý.
2. Hồ sơ rủi ro hành khách XNC gồm các nội dung dưới đây:
a) Loại hồ sơ: thuộc 1 trong 2 loại hồ sơ tại khoản 1 Điều này;
b) Loại rủi ro: hồ sơ rủi ro được gắn với loại rủi ro cụ thể.
c) Các dấu hiệu rủi ro được xác định gắn với loại rủi ro (nêu trên);
d) Phương thức, thủ đoạn vận chuyển, cất giấu tang vật vi phạm;
đ) Đề xuất biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát cần áp dụng;
e) Đơn vị, công chức thực hiện: đơn vị, công chức ứng dụng hồ sơ rủi ro để nhận diện đối tượng rủi ro;
g) Thời gian thực hiện: thời gian bắt đầu; thời gian kết thúc;
h) Các yêu cầu nghiệp vụ khác (nếu có);
3. Trình tự xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro:
a) Bước 1. Thu thập, xử lý thông tin:
a.1) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin các vụ vi phạm PLHQ đã xảy ra ở trong nước và nước ngoài để xác định các vi phạm có thể tiếp tục xảy ra trên tuyến đường hàng không tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài;
a.2) Xác định các dấu hiệu để nhận biết rủi ro (dấu hiệu rủi ro);
a.3) Thu thập bổ sung thông tin, làm rõ các nội dung tại khoản 2 Điều này.
b) Bước 2. Lập hồ sơ rủi ro:
b.1) Viết báo cáo đề xuất xác lập hồ sơ rủi ro, trong đó nêu rõ:
- Căn cứ xác lập hồ sơ rủi ro;
- Nội dung hồ sơ rủi ro: phân tích cụ thể các nội dung tại khoản 2 Điều này;
- Những tác động ảnh hưởng của việc áp dụng hồ sơ rủi ro.
b.2) Lập hồ sơ rủi ro theo biểu mẫu số 03/HSRR tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định;
b.3) Trình cấp lãnh đạo có thẩm quyền tại khoản 4 Điều này phê duyệt áp dụng hồ sơ rủi ro.
c) Bước 3. Áp dụng hồ sơ rủi ro:
c.1) Đơn vị xác lập chuyển giao hồ sơ rủi ro kịp thời đến đơn vị được phân công nhiệm vụ để triển khai thực hiện.
c.2) Thủ trưởng đơn vị được phân công nhiệm vụ, tại Điều 11 Quy định này, có trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức triển khai áp dụng hồ sơ rủi ro, cụ thể:
c.2.1) Giao cán bộ, công chức hải quan tại các vị trí công việc, theo Điều 11 Quy định này, nghiên cứu, sử dụng hồ sơ rủi ro để nhận diện đối tượng rủi ro, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định;
c.2.2) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng hồ sơ rủi ro của cán bộ, công chức hải quan tại điểm c.2.1 khoản này.
c.2.3) Báo cáo phản hồi kết quả áp dụng hồ sơ rủi ro:
- Trường hợp phát hiện hoạt động buôn lậu thì báo cáo ngay sau khi lập biên bản vi phạm về gửi về Phòng Quản lý rủi ro và Ban Quản lý rủi ro hải quan để tổng hợp, điều chỉnh việc áp dụng hồ sơ rủi ro.
- Định kỳ ngày 20 hàng tháng, báo cáo tình hình, áp dụng hồ sơ rủi ro theo chế độ báo cáo chung về công tác QLRR của ngành Hải quan.
d) Bước 4. Điều chỉnh, hủy bỏ, gia hạn hồ sơ rủi ro:
d.1) Điều chỉnh hồ sơ rủi ro: Việc điều chỉnh hồ sơ rủi ro do đơn vị xác lập xem xét, đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền tại khoản 4 Điều này, trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin phản hồi tại điểm c.2.3 nêu trên.
d.2) Hủy bỏ hồ sơ rủi ro: hồ sơ rủi ro được hủy bỏ trong trường hợp hồ sơ rủi ro hết thời hạn áp dụng nhưng không phát hiện vi phạm hoặc đang trong thời hạn áp dụng nhưng có cơ sở cho rằng không còn tiềm ẩn nguy cơ vi phạm PLHQ.
d.3) Gia hạn hồ sơ rủi ro: Việc gia hạn hồ sơ rủi ro được áp dụng trong trường hợp hồ sơ rủi ro đã hết thời hạn áp dụng nhưng qua đánh giá cho thấy còn tiềm ẩn nguy cơ vi phạm PLHQ.
4. Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ rủi ro:
a) Lãnh đạo Ban Quản lý rủi ro hải quan phê duyệt hồ sơ rủi ro cấp Tổng cục;
b) Lãnh đạo Phòng Quản lý rủi ro thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội phê duyệt hồ sơ rủi ro cấp Cục;
c) Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phê duyệt hồ sơ rủi ro cấp Chi cục.
5. Phân công trách nhiệm:
a) Ban Quản lý rủi ro hải quan, Phòng Quản lý rủi ro thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội và Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài có trách nhiệm thu thập, xử lý thông tin, xây dựng, quản lý hồ sơ rủi ro hành khách XNC.
b) Đơn vị, công chức hải quan tại Điều 11 Quy định này có trách nhiệm tổ chức triển khai áp dụng hồ sơ rủi ro theo nhiệm vụ được phân công.
Điều 9. Xây dựng, quản lý Danh mục dấu hiệu rủi ro hành khách, hành lý xuất nhập cảnh.
1. Danh mục dấu hiệu rủi ro hành khách, hành lý XNC được sử dụng là công cụ giúp cán bộ, công chức hải quan nhận diện rủi ro đối với hành khách, hành lý XNC để tiến hành các kỹ thuật đặt câu hỏi, gây tác động tâm lý... hoặc áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát phù hợp nhằm phát hiện và xử lý rủi ro kịp thời.
2. Ban Quản lý rủi ro hải quan xây dựng và hướng dẫn áp dụng Danh mục dấu hiệu rủi ro của hành khách, hành lý XNC trên cơ sở các khuyến nghị hướng dẫn của Tổ chức Hải quan thế giới và rà soát, tổng kết thực tiễn quản lý hoạt động XNC.
Điều 10. Phân tích, xử lý kết quả phân tích thông tin trước chuyến bay
1. Đơn vị Quản lý rủi ro tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài tiếp nhận thông tin về hành khách, hành lý XNC trước khi đến hoặc rời cửa khẩu để phân tích, xác định đối tượng rủi ro.
Việc phân tích, xác định đối tượng rủi ro được thực hiện bằng việc đối chiếu thông tin trước về hành khách, hành lý XNC với các thông tin, dữ liệu dưới đây:
a) Dữ liệu lịch sử của hành khách XNC;
b) Danh sách hành khách XNC đã từng buôn lậu;
c) Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm;
d) Hồ sơ rủi ro hành khách XNC;
đ) Dấu hiệu rủi ro;
e) Các thông tin khác có liên quan.
2. Lập Phiếu cung cấp thông tin nghiệp vụ đối với các đối tượng rủi ro được xác định theo biểu mẫu số 04/CCTTNV tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và trình lãnh đạo Chi cục phê duyệt thực hiện.
Ngay sau khi phê duyệt, đơn vị Quản lý rủi ro có trách nhiệm chuyển giao Phiếu cung cấp thông tin nghiệp vụ đến đơn vị có trách nhiệm xử lý theo quy định tại Điều 11 Quy định này.
3. Thủ trưởng đơn vị được cung cấp thông tin có trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức triển khai thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ theo đề nghị của đơn vị Quản lý rủi ro, tương tự như điểm c.2 Điều 8 Quy định này. Kết quả thực hiện được phản hồi kịp thời cho đơn vị Quản lý rủi ro biết để điều chỉnh việc áp dụng quản lý rủi ro.
Điều 11. Áp dụng quản lý rủi ro đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1. Áp dụng QLRR đối với hành lý XNC bao gồm việc áp dụng các sản phẩm QLRR dưới đây vào việc nhận diện, phát hiện đối tượng rủi ro và việc thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hành lý XNC:
a) Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm;
b) Hồ sơ rủi ro hành khách XNC;
c) Danh mục dấu hiệu rủi ro hành khách, hành lý XNC;
d) Phiếu cung cấp thông tin nghiệp vụ.
2. Đơn vị, công chức thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí công việc dưới đây có trách nhiệm triển khai thực hiện sản phẩm QLRR tại khoản 1 Điều này và các thông tin khác liên quan để nhận diện, phát hiện và áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát phù hợp đối với đối tượng rủi ro:
a) Trong quản lý hành lý mang theo người của hành khách nhập cảnh, bao gồm:
- Công chức giám sát trực tiếp tại các đơn vị thực hiện thủ tục hành lý nhập, đơn vị giám sát;
- Công chức giám sát thông qua hệ thống camera giám sát tại các đơn vị thực hiện thủ tục hành lý nhập, đơn vị giám sát, đơn vị kiểm soát hải quan;
- Công chức thực hiện thủ tục hải quan cho hành lý mang theo người của hành khách nhập cảnh;
- Công chức thực hiện các hoạt động kiểm soát hải quan và kiểm soát ma túy.
b) Trong quản lý hành lý mang theo người của hành khách xuất cảnh, bao gồm:
- Công chức giám sát trực tiếp tại các đơn vị thực hiện thủ tục hành lý xuất, đơn vị giám sát;
- Công chức giám sát thông qua hệ thống camera giám sát tại các đơn vị thực hiện thủ tục hành lý xuất, đơn vị giám sát, đơn vị kiểm soát hải quan;
- Công chức thực hiện thủ tục hải quan cho hành lý mang theo người của hành khách xuất cảnh;
- Công chức thực hiện các hoạt động kiểm soát hải quan và kiểm soát ma túy.
c) Trong quản lý hành lý mang theo người của hành khách quá cảnh:
- Công chức hải quan làm nhiệm vụ soi chiếu hành lý xách tay tại đơn vị thực hiện thủ tục hành lý xuất;
- Công chức làm nhiệm vụ soi chiếu hành lý ký gửi thuộc đơn vị giám sát;
- Công chức làm nhiệm vụ soi chiếu hành lý của hành khách quá cảnh làm thủ tục tại đơn vị thực hiện thủ tục hành lý nhập;
2. Việc triển khai thực hiện từng sản phẩm cụ thể quản lý hành lý XNC được quy định tại các Điều 7, Điều 8, Điều, 9 và Điều 10 Quy định này.
1. Trưởng Ban Quản lý rủi ro hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội có trách nhiệm tổ chức triển khai áp dụng QLRR thống nhất, hiệu quả các nội dung tại Quy định này.
2. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và các đơn vị liên quan thuộc cơ quan Tổng cục có trách nhiệm phối hợp thực hiện có hiệu quả việc áp dụng QLRR đối với hành lý XNC theo phân công nhiệm vụ tại Quy định này và các quy định có liên quan.
3. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, báo cáo về Tổng cục Hải quan (qua Ban Quản lý rủi ro hải quan) để được hướng dẫn, xử lý kịp thời.
SƠ
ĐỒ QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ XNC TẠI CKSBQT NỘI BÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3933/QĐ-TCHQ ngày 30 tháng 12 năm 2014)
DANH MỤC BIỂU MẪU
PHỤC VỤ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA
HÀNH KHÁCH XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3933/QĐ-TCHQ ngày 30/12/2014 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan)
1. Mẫu số 01/TTVP: Tổng hợp thông tin vi phạm của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Mẫu số 02/KSTTĐ: Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm.
3. Mẫu số 03/HSRR: Hồ sơ rủi ro.
4. Mẫu số 04/CCTTNV: Phiếu cung cấp thông tin nghiệp vụ.
5. Mẫu số 05/BCĐGKQ: Báo cáo đánh giá kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Đơn vị:………………………. |
Mẫu số 01/TTVPHK |
TỔNG HỢP THÔNG TIN VI PHẠM CỦA HÀNH KHÁCH XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUẢ CẢNH QUA ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Số TT |
Đơn vị phát hiện |
Tên hành khách |
Số hộ chiếu |
Ngày tháng năm sinh |
Giới tính |
Quốc tịch |
Tuyến đường |
Số hiệu chuyến bay |
Thời gian cất cánh/hạ cánh |
Hàng hóa vi phạm |
Thủ đoạn vi phạm |
Lĩnh vực quản lý |
Cách thức phát hiện |
Mục đích chuyến đi |
Số lần ra/ vào VN |
Tình trạng hộ chiếu |
Tình trạng vé máy bay |
Dữ liệu lịch sử |
Tóm tắt nội dung vụ việc |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP |
LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ |
Hướng dẫn:
- Biểu mẫu này hướng dẫn các nội dung thông tin (không giới hạn) cần thu thập để tổng hợp, lưu trữ, phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro.
- Việc cập nhật thông tin được thực hiện căn cứ vào thực tế thông tin thu thập không giới hạn bởi các cột thông tin nêu trên, trong quá trình thu thập thông tin các đơn vị có thể bổ sung thêm các cột thông tin cập nhật cho phù hợp với thực tế.
- Cột 2 Đơn vị phát hiện: Đội……… Chi cục………
- Cột 4 Số hộ chiếu: Cập nhật tất cả các số hộ chiếu nếu hành khách có nhiều hộ chiếu
- Cột 7 Quốc tịch: Cập nhật tất cả quốc tịch nếu hành khách có nhiều quốc tịch
- Cột 8 Tuyến đường: Nêu rõ quốc gia đi, quốc gia quá cảnh, quốc gia đến
- Cột 10 Thời gian cất cánh/hạ cánh: ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm
- Cột 11 Hàng hóa vi phạm: nêu rõ tên của hàng hóa (vd: ma túy, súng, rượu, quần áo thời trang..)
- Cột 12 Thủ đoạn vi phạm: mô tả cách cất giấu như giấu trong hành lý ký gửi hay xách tay; trong vali, túi xách...; trong người...
- Cột 13 Lĩnh vực quản lý: Hàng hóa vi phạm thuộc diện cấm XK, cấm NK, XNK có giấy phép... cơ quan nào quản lý để phối hợp nếu cần
- Cột 14 Cách thức phát hiện: qua kiểm tra thủ công, máy soi, chó nghiệp vụ, thông tin xác định trọng điểm, thông tin từ các đơn vị ngoài ngành, qua kiểm tra giám sát hành vi.
- Cột 17 Tình trạng hộ chiếu: Hộ chiếu thật, giả
- Cột 18 Tình trạng vé máy bay: Thời gian đặt vé, phương thức đặt vé máy bay (qua đại lý, mạng, mua trực tiếp...), phương thức thanh toán (tiền mặt, visa...)
- Cột 19 Dữ liệu lịch sử: thông tin vi phạm trước đó của hành khách
- Cột 20 Tóm tắt nội dung vi phạm
Đơn vị:................... |
Mẫu số 02/KSTTĐ |
Hà Nội, ngày tháng năm 201
PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TUYẾN TRỌNG ĐIỂM
1. Tên đường bay: ..........................................................................................................
2. Những nguy cơ rủi ro:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. Phương thức, thủ đoạn điển hình:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Đối tượng rủi ro:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
5. Các biện pháp nghiệp vụ cần áp dụng đối với chuyến bay:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
6. Trách nhiệm thực hiện:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
7. Yêu cầu nghiệp vụ cần thực hiện trong kiểm soát chuyến bay:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
8. Yêu cầu báo cáo phản hồi kết quả kiểm soát chuyến bay:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
|
NGƯỜI PHÊ
DUYỆT |
Đơn vị:................... |
Mẫu số 03/HSRR |
Hà Nội, ngày tháng năm 201
HỒ SƠ RỦI RO
1. Loại hồ sơ: |
£ Hành khách |
£ Hành lý |
2. Loại rủi ro:.................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
||
3. Chỉ số rủi ro Chỉ số 1: Chỉ số 2: …… |
||
4. Phương thức, thủ đoạn cất giấu:................................................................................... ....................................................................................................................................... |
||
5. Biện pháp áp dụng:...................................................................................................... 5.1. Biện pháp kiểm tra: ................................................................................................... 5.2. Biện pháp giám sát: .................................................................................................. 5.3. Biện pháp khác:......................................................................................................... |
||
6. Yêu cầu nghiệp vụ: ...................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
||
7. Thời hiệu áp dụng: ngày áp dụng: ……………………… ngày kết thúc:............................. |
||
8. Nội dung thông tin phản hồi:......................................................................................... ....................................................................................................................................... |
|
NGƯỜI PHÊ
DUYỆT |
Hướng dẫn:
- Mục 2. Loại rủi ro: nêu ngắn gọn loại vi phạm có thể xảy ra
- Mục 3. Chỉ số rủi ro: Các chỉ số để nhận biết đối tượng rủi ro;
- Mục 5. Biện pháp áp dụng: nêu cụ thể các biện pháp áp dụng được đưa ra trong đề xuất.
- Mục 6. Yêu cầu nghiệp vụ: các yêu cầu nghiệp vụ cần tiến hành khi áp dụng hồ sơ rủi ro.
Đơn vị:................... |
Mẫu số 04/CCTTNV |
Hà Nội, ngày tháng năm 201
PHIẾU CUNG CẤP THÔNG TIN NGHIỆP VỤ
1. Đơn vị cung cấp:............................................................................................................ ......................................................................................................................................... |
2. Đơn vị xử lý:.................................................................................................................. ......................................................................................................................................... |
3. Đối tượng rủi ro: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... |
4. Nội dung thông tin: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... |
5. Biện pháp nghiệp vụ cần áp dụng: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... |
6. Yêu cầu nghiệp vụ: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... |
7. Thời hiệu áp dụng: ngày áp dụng: ……………………… ngày kết thúc:............................... |
8. Nội dung thông tin phản hồi: ......................................................................................................................................... |
CÔNG CHỨC ĐỀ
XUẤT |
NGƯỜI PHÊ
DUYỆT
|
Giờ..... ngày....
tháng....năm |
Mẫu 05/BBĐGKQ
CỤC HẢI
QUAN TP. HÀ NỘI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Hà Nội, ngày….. tháng….. năm…… |
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Áp dụng QLRR trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
(Thời gian từ…………. đến………….)
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TẠI CHI CỤC
1. Tình hình hoạt động xuất nhập cảnh
1.1. Số lượng tuyến đường bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1.2. Số lượng chuyến bay XNC
- Tổng số lượng chuyến bay XNC:
- Số lượng chuyến bay XC:
- Số lượng chuyến bay NC:
- Số lượng chuyến bay QC:
2. Tình hình thực hiện quản lý rủi ro
2.1. Số lượng Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm được triển khai thực hiện
2.2. Số lượng Hồ sơ rủi ro hành khách XNC được triển khai áp dụng
2.3. Số lượng Phiếu cung cấp thông tin nghiệp vụ được cung cấp
II. KẾT QUẢ ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO
1. Kết quả thực hiện giám sát, kiểm tra dựa trên áp dụng quản lý rủi ro
1.1. Số lượng chuyến bay trọng điểm được giám sát, kiểm tra theo Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm
1.2. Số lượng hành lý được, soi chiếu, kiểm tra theo hồ sơ rủi ro hành khách XNC
1.3. Số lượng hành lý được soi chiếu, kiểm tra theo Phiếu cung cấp thông tin nghiệp vụ
1.4. Số lượng hành lý được soi chiếu kiểm tra qua nhận diện theo dấu hiệu rủi ro
2. Kết quả phát hiện vi phạm
2.1. Tổng số vụ vi phạm được phát hiện
2.2. Số lượng vụ vi phạm được phát hiện theo Phương án kiểm soát tuyến trọng điểm
2.3. Số lượng vụ vi phạm được phát hiện theo hồ sơ rủi ro hành khách XNC
2.4. Số lượng vụ vi phạm được phát hiện qua nhận diện theo dấu hiệu rủi ro
3. Hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện
III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Nhận xét, đánh giá về tình hình thực hiện áp dụng quản lý rủi ro
2. Kiến nghị đề xuất
NGƯỜI LẬP |
LÃNH ĐẠO
CHI CỤC HẢI QUAN |