ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
39/2010/QĐ-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 6 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ BẢO VỆ VÀ KHEN THƯỞNG NGƯỜI PHÁT HIỆN,
TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Nghị định
số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi một số điều của Luật
Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 04 tháng 8 năm 2007 và Nghị
định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Văn phòng Ban Chỉ đạo thành phố về phòng, chống tham nhũng tại Tờ
trình số 01/2010/TTr-BCĐ ngày 08 tháng 6 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay
ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về bảo vệ và khen thưởng người phát
hiện, tố cáo hành vi tham nhũng.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo thành phố về
phòng, chống tham nhũng, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám
đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Thủ trưởng các
cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân
|
QUY CHẾ
VỀ BẢO VỆ VÀ KHEN THƯỞNG NGƯỜI PHÁT HIỆN, TỐ CÁO HÀNH VI
THAM NHŨNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm
2010 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về đối
tượng, nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình, hình thức và thủ tục về bảo vệ và
khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích phát hiện, tố cáo hành vi
tham nhũng (gọi chung là người phát hiện) xảy ra tại địa phương, cơ quan, đơn
vị đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2.
Mục đích của việc bảo vệ, khen thưởng
1. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện khi
bị đe dọa, trả thù, trù dập.
2. Ghi nhận, biểu dương, tôn
vinh và khuyến khích bằng lợi ích tinh thần và vật chất cho người phát hiện có
thành tích trong việc phát hiện, đấu tranh với các hành vi tham nhũng.
Điều 3. Cơ
quan tiếp nhận thông tin, cơ quan thụ lý giải quyết thông tin (gọi chung là cơ
quan có thẩm quyền)
1. Cơ quan tiếp nhận thông tin:
bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
2. Cơ quan thụ lý giải quyết
thông tin: Thanh tra thành phố, Công an thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành
phố, Thanh tra Sở - ngành thành phố, Thanh tra quận - huyện, Viện Kiểm sát nhân
dân quận - huyện, Công an quận - huyện (gọi tắt là cơ quan thụ lý).
Điều 4. Đối
tượng và nguyên tắc bảo vệ, khen thưởng
1. Đối tượng được bảo vệ và khen
thưởng là người phát hiện và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan
đến hành vi tham nhũng xảy ra ở các địa phương, cơ quan, đơn vị đóng trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh và được cơ quan thụ lý xác định tính chính xác của
thông tin về hành vi tham nhũng.
2. Việc bảo vệ và khen thưởng
người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Áp dụng các biện pháp cần
thiết theo quy định pháp luật để bảo vệ người phát hiện được an toàn khi bị đe
dọa, trả thù, trù dập.
b) Việc áp dụng các biện pháp
bảo vệ được thực hiện trong suốt thời gian mà người phát hiện có nguy cơ hoặc
đã bị tấn công, bị xâm hại.
c) Khen thưởng bằng việc động
viên tinh thần và khuyến khích bằng vật chất. Tùy theo tính chất vụ việc, nội
dung phản ảnh mà áp dụng hình thức và mức khen thưởng khác nhau.
d) Việc bảo vệ và khen thưởng có
thể được áp dụng nhiều lần cho một đối tượng.
đ) Thực hiện kịp thời, chính
xác, hiệu quả, công bằng trong việc bảo vệ và khen thưởng người phát hiện.
Điều 5. Điều
kiện bảo vệ, khen thưởng
1. Người phát hiện khi thực hiện
việc tố cáo, phản ảnh phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung phát hiện tham
nhũng và cung cấp chứng cứ, thông tin, tài liệu có liên quan.
2. Thông tin và tài liệu do
người phát hiện cung cấp, phản ảnh cho cơ quan có thẩm quyền phải chính xác,
trung thực và được cơ quan thụ lý kết luận về tính chất, mức độ của hành vi
tham nhũng.
3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp
nhận nội dung tố cáo, phản ảnh của người phát hiện thông qua các hình thức:
- Trực tiếp gặp.
- Gửi văn bản.
- Qua điện thoại.
- Qua mạng thông tin điện tử và
các hình thức khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Chương II
QUY TRÌNH, HÌNH THỨC BẢO
VỆ
Điều 6. Quy
trình bảo vệ
1. Người phát hiện có quyền yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định pháp
luật để bảo vệ người phát hiện.
Khi người phát hiện có yêu cầu
được bảo vệ thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi trách nhiệm,
quyền hạn của mình phải áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ theo
quy định pháp luật.
2. Trong thời gian 24 giờ kể từ
khi nhận được thông tin phản ảnh hoặc theo yêu cầu của người phát hiện, cơ quan
có thẩm quyền phải có văn bản gửi Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố về phòng,
chống tham nhũng.
Trong thời gian 08 giờ kể từ khi
nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền, Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố
về phòng, chống tham nhũng có trách nhiệm yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
- huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo quận - huyện về phòng, chống tham nhũng, cơ quan
Công an và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ.
3. Trong trường hợp khẩn cấp,
nguy hiểm đối với người phát hiện, Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố về phòng,
chống tham nhũng trao đổi trực tiếp bằng điện thoại với Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quận - huyện để yêu cầu chỉ đạo cơ quan Công an nơi người phát hiện cư trú
thực hiện ngay các biện pháp bảo vệ khẩn cấp.
4. Nếu người phát hiện đã yêu
cầu được bảo vệ nhưng vẫn bị đe dọa, trả thù, trù dập thì cơ quan có thẩm quyền
được giao trách nhiệm bảo vệ sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp
luật.
Điều 7. Hình
thức bảo vệ
1. Bảo vệ gián tiếp: cơ quan có
thẩm quyền có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về người phát hiện; không được
tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác liên quan đến người
phát hiện.
2. Bảo vệ trực tiếp: căn cứ vào
tính chất mức độ nguy hiểm, nội dung thông tin phản ảnh, cơ quan có thẩm quyền
có trách nhiệm thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng
các biện pháp cần thiết theo quy định pháp luật để bảo vệ tính mạng, danh dự,
nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện.
Chương III
QUY TRÌNH, HÌNH THỨC,
THỦ TỤC KHEN THƯỞNG
Điều 8. Quy
trình khen thưởng
1. Căn cứ vào văn bản của cơ
quan thụ lý, ghi nhận thành tích của người phát hiện và đề nghị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Thủ trưởng Sở - ban
- ngành khen thưởng cho người phát hiện.
2. Thời gian thực hiện khen
thưởng không quá 20 ngày sau khi cơ quan thụ lý xác định được giá trị của thông
tin.
3. Trường hợp đặc biệt, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về phòng, chống
tham nhũng quyết định khen thưởng đột xuất tương xứng với thành tích của người
phát hiện.
Điều 9. Hình
thức khen thưởng
1. Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng thành phố, quận - huyện và sở - ban -ngành thành phố thực hiện việc cấp
Bằng khen, Giấy khen và tiền thưởng theo đúng chế độ quy định của Nghị định số
42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
Ngoài hình thức khen thưởng trên,
tùy theo thành tích, người phát hiện còn được khen thưởng đột xuất đối với cá
nhân, tập thể từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc có thể cao hơn do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về phòng, chống
tham nhũng quyết định.
- Tùy theo nguồn kinh phí khen
thưởng của cơ quan, đơn vị, Thủ trưởng Sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận - huyện quyết định mức khen thưởng kèm theo Giấy khen đối với
cá nhân và tập thể có thành tích phòng, chống tham nhũng.
2. Tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong việc phát hiện tham nhũng, có tầm ảnh hưởng rộng, tài sản
thu hồi có giá trị lớn thì đề nghị Thủ tướng Chính phủ có hình thức khen và mức
thưởng cao hơn.
3. Kinh phí khen thưởng cấp
thành phố được trích từ ngân sách thành phố và từ khoản kinh phí đặc thù của
Ban Chỉ đạo thành phố về phòng chống tham nhũng.
Điều 10.
Thủ tục khen thưởng
1. Báo cáo kết quả xác minh,
kiểm tra, thanh tra hoặc điều tra vụ việc và quyết định xử lý vụ việc tham
nhũng; kết quả thu hồi về mặt kinh tế.
2. Văn bản đề nghị khen thưởng
người phát hiện, có tóm tắt thành tích, đề nghị hình thức khen và mức thưởng.
3. Thủ tục đề nghị từ Bằng khen
Ủy ban nhân dân thành phố trở lên gửi Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố về
phòng, chống tham nhũng xem xét; Văn phòng Ban Chỉ đạo thành phố về phòng,
chống tham nhũng có văn bản đề nghị Sở Nội vụ (Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
thành phố) trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
4. Trường hợp có thành tích xuất
sắc, Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố về phòng, chống tham nhũng xem xét và
Văn phòng Ban Chỉ đạo thành phố về phòng, chống tham nhũng phối hợp Sở Nội vụ
lập thủ tục để Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.
Trách nhiệm thực hiện
1. Thường trực Ban Chỉ đạo thành
phố về phòng, chống tham nhũng trực tiếp đề nghị hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền bảo vệ hoặc đề nghị khen thưởng đối với người phát hiện.
2. Văn phòng Ban Chỉ đạo thành
phố về phòng, chống tham nhũng là đầu mối theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy
chế về bảo vệ, khen thưởng đối với người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng;
có trách nhiệm lập thủ tục, tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp thành phố
trở lên; bảo đảm điều kiện thực hiện việc khen thưởng quy định tại khoản 1 Điều
9 của Quy chế này.
3. Giám đốc Sở Nội vụ (Thường
trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố), Giám đốc Sở Tài chính chịu
trách nhiệm thực hiện việc khen thưởng theo chế độ quy định của Luật Thi đua,
Khen thưởng và mức thưởng quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
4. Giám đốc Công an thành phố
chịu trách nhiệm triển khai, quán triệt trong ngành Quy chế về bảo vệ, khen
thưởng người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; đồng thời chỉ đạo, phân công
thực hiện việc bảo vệ theo quy định pháp luật và theo Quy chế này khi có yêu
cầu.
5. Chánh Thanh tra thành phố,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các Sở - ngành thành phố
có trách nhiệm phối hợp với Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo thành phố về phòng,
chống tham nhũng đề nghị biểu dương, khen thưởng kịp thời người có công phát
hiện, tố cáo hành vi tham nhũng theo quy định.
6. Trong quá trình thực hiện nếu
phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ảnh về Văn
phòng Ban Chỉ đạo thành phố về phòng, chống tham nhũng có trách nhiệm tổng hợp,
báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp./.