Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 385/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020

Số hiệu 385/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/02/2009
Ngày có hiệu lực 18/02/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Đỗ Thông
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 385/QĐ-UBND

Hạ Long, ngày 18 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHÓANG SẢN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị quyết số 22/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 24/TNMT-TT-KS ngày 20 tháng 01 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khóang sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, với những nội dung cơ bản sau đây:

1. Quan điểm, mục tiêu

a) Quan điểm

- Quy hoạch mang tính toàn diện, khoa học, khả thi cao; định kỳ bổ sung điều chỉnh cho phù hợp thực tế; úng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất và quản lý; Tuân thủ qui định pháp luật.

- Quản lý, khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản.

- Công tác thăm dò phải đi trước một bước, là tiền đề để chuẩn bị tài liệu đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác mỏ, các khu vực khoáng sản phục vụ cho phát triển công nghiệp khai thác đến năm 2020.

b) Mục tiêu

- Thu thập, đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên khoáng sản, hiện trạng hoạt động khoáng sản, lợi thế điều kiện tự nhiên,…để quy hoạch các khu vực và loại khoáng sản (trừ than) cần đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng; khái toán vốn đầu tư; đề xuất giải pháp quản lý và cơ chế chính sách thực hiện qui hoạch.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vùc khoáng sản, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thăm dò khai thác chế biến sử dụng khoáng sản trên cơ sở tuân thủ qui định pháp luật.

2. Nội dung quy hoạch

a) Tài nguyên khoáng sản.

- Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 2 1 2 mỏ và điểm mỏ của 36 loại khoáng sản, phân chia 50 vùng phân bố khoáng sản.

- Tổng hợp tiềm năng khoáng sản thể hiện Phụ lục I, tổng hợp các mỏ và điểm mỏ đưa vào qui hoạch giai đoạn 2008-2020 thể hiện ở Phụ lục II kèm theo.

b) Hiện trạng khai thác khoáng sản.

- Trên địa bàn 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có hoạt động khai thác khoáng sản (trừ huyện Cô Tô và Ba Chế). Trong những năm gần đây hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã phát triển nhanh cả về quy mô và sản lượng. Tuy nhiên chủ yếu tập trung tại các huyện Đông Triều, Hoành Bồ, thị xã Uống Bí, Cẩm Phả, thành phố Hạ Long, các huyện miền Đông đang còn hạn chế.

- Hiện có 150 khu vực mỏ khoáng sản cấp phép khai thác, chủ yếu khai thác sét gạch ngói, sét xi măng, đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, cát xây dựng, cát thủy tinh quặng pyrophilit, nước khoáng, quặng sắt và silic làm phụ gia xi măng, các khoáng sản kim loại hạn chế.

c) Nhu cầu sử dụng khoáng sản chủ yếu tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và 2020 thể hiện Phụ lục III kèm theo.

d) Quy hoạch thăm dò.

Trừ những khoáng sản làm xi măng nằm trong quy hoạch thăm dò của Nhà nước, quy hoạch hoạt động thăm dò trên địa bàn tỉnh như sau:

- Đến năm 2020: thăm dò 38 mỏ, trong đó đến năm 2020 thăm dò 16 mỏ khoáng sản tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện Hải Hà, Móng Cái, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chế, Bình Liêu với mục tiêu trữ lượng khoảng: sét gạch ngói 10 triệu m3, đá xây dựng 41 triệu m3, cát xây dựng 6,5 triệu m3, cuội sỏi 6,5 triệu m3, cát san lấp 10 triệu m3, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn và san lấp mặt bằng khu công nghiệp, đô thị. Từ năm 2011 đến năm 2020 thăm dò 32 mỏ, chủ yếu các khoáng sản Kaolin-pyrophlit, vàng antimon, đá ốp lát, sét chịu lửa, nước khoáng...

[...]