Quyết định 3815/QĐ-BYT năm 2017 triển khai hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu | 3815/QĐ-BYT |
Ngày ban hành | 21/08/2017 |
Ngày có hiệu lực | 21/08/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Người ký | Nguyễn Viết Tiến |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Thể thao - Y tế |
BỘ Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3815/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2017 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ SỨC KHỎE, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Biên bản họp Hội đồng đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm Quản lý thông tin người khuyết tật số 709/BB-BYT ngày 21/6/2017 của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Triển khai hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật (sau đây viết tắt là Hệ thống QLSK NKT) và Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống QLSK NKT tại các cơ sở y tế trên phạm vi toàn quốc.
Điều 2. Bản quyền phần mềm, cơ sở dữ liệu của Hệ thống QLSK NKT thuộc về Bộ Y tế.
Điều 3. Kinh phí để triển khai, quản lý, duy trì, thu thập cập nhật số liệu, khai thác và sử dụng Hệ thống QLSK NKT được phân bổ từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, chi tiêu theo đúng quy định hiện hành.
Điều 4. Các Ông/Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ SỨC KHỎE, PHỤC HỒI CHỨC
NĂNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BYT ngày tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng (PHCN) người khuyết tật (NKT), bao gồm cả phần mềm và cơ sở dữ liệu (CSDL) trên phạm vi toàn quốc.
2. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng phần mềm, CSDL Quản lý sức khỏe, PHCN đối với NKT; cụ thể:
a) Đơn vị thuộc Bộ Y tế: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Công nghệ thông tin; Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em; Vụ Kế hoạch Tài chính.
b) Sở Y tế; Trung tâm Y tế hoặc Bệnh viện quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Trung tâm Y tế huyện) và Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Trạm Y tế xã).
c) Cơ sở phục hồi chức năng.
d) Tổ chức, cá nhân, đơn vị khác có liên quan đến quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng phần mềm, CSDL của Hệ thống QLSK NKT.
1. Tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ thông tin cá nhân, giao dịch điện tử, công nghệ thông tin và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Mỗi một NKT chỉ có duy nhất một mã số trên hệ thống.
BỘ Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3815/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2017 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ SỨC KHỎE, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Biên bản họp Hội đồng đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm Quản lý thông tin người khuyết tật số 709/BB-BYT ngày 21/6/2017 của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Triển khai hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật (sau đây viết tắt là Hệ thống QLSK NKT) và Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống QLSK NKT tại các cơ sở y tế trên phạm vi toàn quốc.
Điều 2. Bản quyền phần mềm, cơ sở dữ liệu của Hệ thống QLSK NKT thuộc về Bộ Y tế.
Điều 3. Kinh phí để triển khai, quản lý, duy trì, thu thập cập nhật số liệu, khai thác và sử dụng Hệ thống QLSK NKT được phân bổ từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, chi tiêu theo đúng quy định hiện hành.
Điều 4. Các Ông/Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ SỨC KHỎE, PHỤC HỒI CHỨC
NĂNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BYT ngày tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng (PHCN) người khuyết tật (NKT), bao gồm cả phần mềm và cơ sở dữ liệu (CSDL) trên phạm vi toàn quốc.
2. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng phần mềm, CSDL Quản lý sức khỏe, PHCN đối với NKT; cụ thể:
a) Đơn vị thuộc Bộ Y tế: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Công nghệ thông tin; Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em; Vụ Kế hoạch Tài chính.
b) Sở Y tế; Trung tâm Y tế hoặc Bệnh viện quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Trung tâm Y tế huyện) và Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Trạm Y tế xã).
c) Cơ sở phục hồi chức năng.
d) Tổ chức, cá nhân, đơn vị khác có liên quan đến quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng phần mềm, CSDL của Hệ thống QLSK NKT.
1. Tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ thông tin cá nhân, giao dịch điện tử, công nghệ thông tin và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Mỗi một NKT chỉ có duy nhất một mã số trên hệ thống.
3. Tài khoản được cung cấp cho tổ chức, cá nhân theo phân cấp về chức năng, nhiệm vụ. Tổ chức, cá nhân được cấp tài khoản phải tự bảo vệ thông tin tài khoản.
4. Tổ chức, cá nhân liên quan phải quản lý, sử dụng Hệ thống QLSK NKT theo đúng mục đích, thẩm quyền; đảm bảo thực hiện đúng quy trình và tiến độ để không làm gián đoạn quá trình xử lý và luân chuyển thông tin của Hệ thống QLSK NKT; đảm bảo tính chính xác, trung thực, đầy đủ các thông tin.
5. Thông tin, dữ liệu dạng ký tự dùng trong Hệ thống QLSK NKT sử dụng bộ mã theo tiêu chuẩn TCVN 6909-2001 (Unicode).
Điều 3. Các hành vi nghiêm cấm
1. Truy cập trái phép hoặc cố ý nâng quyền truy cập vào Hệ thống QLSK NKT.
2. Sử dụng thông tin từ Hệ thống QLSK NKT vào mục đích vụ lợi cá nhân, các mục đích xuyên tạc sự thật nhằm chống phá Đảng, Nhà nước.
3. Cung cấp hoặc cố ý để lộ tên đăng nhập tài khoản và mật khẩu đăng nhập vào Hệ thống QLSK NKT này cho cá nhân, tổ chức không được giao quyền và trách nhiệm quản lý, sử dụng.
Điều 4. Kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống
1. Kinh phí chi cho các hoạt động quản lý, duy trì, thu thập cập nhật số liệu, khai thác và sử dụng Hệ thống QLSK NKT được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác (nếu có), được chi tiêu theo đúng các quy định hiện hành.
2. Vào thời điểm lập dự toán ngân sách của năm kế hoạch tiếp theo, Thủ trưởng đơn vị lập dự toán kinh phí chi tiết phục vụ công tác quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng Hệ thống QLSK NKT thuộc quyền và trách nhiệm của đơn vị mình, gửi cơ quan chủ quản cấp trên xem xét, tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC HỆ THỐNG
Điều 5. Địa chỉ truy cập Hệ thống
Hệ thống QLSK NKT được truy cập tại địa chỉ: http://nkt.qlbv.vn/nkt2
Điều 6. Quản lý tài khoản đăng nhập hệ thống
1. Công tác quản lý thông tin NKT được quy định tại các văn bản phân cấp hiện hành của cơ quan có thẩm quyền, được cấp tài khoản người dùng để đăng nhập, quản lý, khai thác sử dụng Hệ thống QLSK NKT.
2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là cơ quan tham mưu, giúp Bộ Y tế về công tác quản lý Hệ thống QLSK NKT, được phép sử dụng tài khoản quản trị phần mềm để cấp, phân quyền sử dụng tài khoản người dùng cho các cơ quan, đơn vị được phân cấp về công tác quản lý thông tin liên quan đến NKT; thực hiện chức năng, nghiệp vụ về công tác quản lý thông tin này trong toàn quốc.
3. Các cơ quan, đơn vị có nhu cầu phân cấp tài khoản người dùng cho các đơn vị trực thuộc phải có quy định bằng quy chế và phải được Cục Quản lý khám, chữa bệnh thống nhất bằng văn bản.
4. Cá nhân được Thủ trưởng đơn vị giao nhiệm vụ quản lý, khai thác sử dụng Hệ thống QLSK NKT có trách nhiệm bảo quản, bảo đảm an toàn về tài khoản người dùng của đơn vị. Việc giao nhiệm vụ phải thể hiện bằng văn bản.
Điều 7. Phân quyền cập nhật, quản lý và khai thác hệ thống
1. Cơ sở dữ liệu được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương, trong đó có phân cấp và phân quyền cho cơ quan và các cá nhân quản lý theo tài khoản đăng nhập.
2. Cơ quan, cá nhân trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được phân cấp quản lý cụ thể và phải có trách nhiệm thực hiện các nguyên tắc và yêu cầu quản lý cơ sở dữ liệu theo phân quyền của hệ thống.
3. Quản trị tài khoản người sử dụng
3.1. Tài khoản cấp trung ương:
Đơn vị quản lý Hệ thống QLSK NKT cấp trung ương có quyền cấp tài khoản và mật khẩu cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng.
a) Quyền quản trị: Được cấp cho cán bộ quản lý thuộc tuyến trung ương. Vai trò của nhóm tài khoản này là để quản lý, xuất dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về quản lý sức khỏe, PHCN cho NKT, lập kế hoạch, hoạch định các chiến lược, chính sách trợ giúp cho NKT.
b) Quyền thao tác: Tìm kiếm, xuất các thống kê, báo cáo liên quan đến NKT trong phân mềm trên phạm vi toàn quốc.
3.2. Tài khoản cấp tỉnh
a) Quyền quản trị: Được cấp cho cán bộ quản lý thuộc tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vai trò của nhóm tài khoản này là quản lý, giám sát, hỗ trợ, trả lời các vướng mắc của cán bộ quận/huyện, xã/phường trong công việc điều tra và cập nhật dữ liệu vào hệ thống.
b) Quyền thao tác: Tìm kiếm, xuất các số liệu, thống kê, báo cáo liên quan đến NKT thuộc địa bàn quản lý.
3.3. Tài khoản cấp huyện
a) Quyền quản trị: Được cấp cho những cán bộ quản lý thuộc tuyến quận/huyện/thị xã trên phạm vi toàn quốc. Vai trò của nhóm tài khoản này là giám sát, quản lý, hỗ trợ các cán bộ cấp xã/phường trong công việc điều tra và cập nhật dữ liệu vào hệ thống.
b) Quyền thao tác: Tìm kiếm, xuất các số liệu, thống kê, báo cáo liên quan đến NKT trong địa bàn huyện mình quản lý.
3.4. Tài khoản cấp xã/phường/thị trấn
a) Quyền quản trị: Được cấp cho các cán bộ quản lý thuộc tuyến xã/phường/thị trấn (sau đây gọi chung là xã) trên cả nước, có vai trò điều tra, cập nhật những thông tin của NKT vào Hệ thống QLSK NKT.
Vai trò của nhóm tài khoản này rất quan trọng đối với dữ liệu của hệ thống. Vì vậy, các cán bộ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin mà mình nhập vào.
b) Quyền thao tác: Nhập và điều chỉnh, tìm kiếm, xuất các thống kê, báo cáo liên quan đến các đối tượng khuyết tật trong địa bàn xã mình quản lý.
Điều 8. Nội dung quản lý, sử dụng Hệ thống QLSK NKT
1. Cập nhật và hiệu chỉnh hồ sơ thông tin NKT;
2. Tìm kiếm thông tin theo các tiêu chí tùy chọn;
3. Báo cáo, thống kê theo quy định của Bộ Y tế và kết xuất thông tin theo các tiêu chí tùy chọn;
4. Quản trị hệ thống: thực hiện quản trị chức năng hệ thống, phân quyền nhóm người dùng và người dùng, sao lưu và phục hồi Hệ thống QLSK NKT.
Điều 9. Nguyên tắc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng Hệ thống QLSK NKT
1. Thông tin về NKT đã được cập nhật vào phần mềm phải thống nhất với hồ sơ giấy đang được lưu trữ tại cơ quan, đơn vị (nếu có).
2. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm cập nhật, bổ sung thường xuyên, kịp thời, đầy đủ, chính xác, quản lý, sử dụng và bảo quản hồ sơ thông tin NKT theo quy định của Nhà nước.
3. Chỉ những người được cơ quan, đơn vị quản lý thông tin NKT có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản mới được nghiên cứu, khai thác hồ sơ thông tin NKT.
Điều 10. Quy trình lập hồ sơ Hệ thống QLSK NKT và cập nhật thông tin lên Hệ thống
Lập hồ sơ Quản lý sức khỏe, PHCN NKT và cập nhật thông tin NKT vào hệ thống do Trạm Y tế xã thực hiện theo các bước sau:
1. Nhân viên Trạm Y tế xã (được giao phụ trách công tác PHCN) chủ trì, phối hợp với nhân viên y tế thôn, bản thu thập thông tin của NKT trên địa bàn theo Mẫu phiếu ban hành tại Phụ lục I.
2. Nhân viên Trạm Y tế xã phối hợp với nhân viên công tác xã hội của xã rà soát lại những nội dung thông tin liên quan đến NKT đã thu thập được tại Mẫu phiếu ban hành tại Phụ lục I.
3. Nhập thông tin của NKT vào Hệ thống QLSK NKT theo quy định.
Điều 11. Khai thác và kết xuất thông tin từ Hệ thống QLSK NKT
1. Việc khai thác và kết xuất thông tin, dữ liệu từ phần mềm đối với thông tin NKT thuộc thẩm quyền sử dụng, được thực hiện như sau:
a) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế: được phép khai thác và kết xuất thông tin từ Hệ thống QLSK NKT đối với tất cả các thông tin NKT trên toàn quốc;
b) Sở Y tế hoặc Bệnh viện PHCN tỉnh/thành phố: được phép khai thác và kết xuất thông tin từ Hệ thống QLSK NKT đối với tất cả các thông tin NKT trên địa bàn tỉnh, thành phố mình quản lý;
c) Trung tâm Y tế huyện: được phép khai thác và kết xuất thông tin từ Hệ thống QLSK NKT đối với thông tin NKT thuộc huyện mình quản lý;
d) Trạm Y tế xã: được phép khai thác và kết xuất thông tin từ phần mềm đối với tất cả các thông tin NKT trên địa bàn xã mình.
2. Việc khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý có thẩm quyền cùng cấp; chỉ được khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu theo đúng nội dung đăng ký.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân nếu có nhu cầu khai thác thông tin thì gửi văn bản đến cơ quan có trách nhiệm quản lý, nêu rõ mục đích khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đầu ra của hệ thống; khi sử dụng phải nêu rõ nguồn gốc thông tin, dữ liệu, không được tự ý sửa thông tin và cung cấp thông tin cho bên thứ ba nếu chưa có sự đồng ý của cơ quan quản lý có thẩm quyền cùng cấp.
4. Khi nhận được đề nghị bằng văn bản của các tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin, dữ liệu NKT, các cơ quan được phân công quản lý hệ thống xem xét và kết xuất đầu ra trong phạm vi quản lý.
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng Hệ thống QLSK NKT được cấp tên, mật khẩu, quyền hạn truy nhập hệ thống và các trang thiết bị đảm bảo an ninh, an toàn, có trách nhiệm tự thay đổi và bảo mật mật khẩu truy nhập, bảo quản các trang thiết bị và sử dụng đúng quyền hạn được xác lập trên hệ thống. Tên truy nhập, mật khẩu là căn cứ để xác định trách nhiệm của từng người sử dụng trong việc thực hiện các chức năng của Hệ thống QLSK NKT.
2. Cán bộ quản trị mạng chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng. Mật khẩu quản trị máy chủ do cán bộ quản trị hệ thống giữ.
3. Máy chủ phải cài đặt phần mềm phòng chống virus có bản quyền, thường xuyên cập nhật để đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống.
4. Dữ liệu được cập nhật hàng tháng, cuối mỗi tháng phải được lưu trữ thành một bản dự phòng. Bản dự phòng này có thể khôi phục được trong trường hợp có sự cố hỏng hóc thiết bị do khách quan. Dữ liệu dự phòng phải đảm bảo được lưu trên thiết bị lưu trữ thống nhất, bảo mật và an toàn.
5. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn về thông tin NKT và đảm bảo tính tương thích trong toàn hệ thống khi có sự thay đổi về công nghệ, thiết bị.
6. Nghiêm cấm mọi hành vi làm sai lệch thông tin cơ sở dữ liệu, tự ý sửa chữa phần mềm cơ sở dữ liệu hoặc khai thác, sử dụng thông tin vào các mục đích cá nhân, ngoài quy định của pháp luật và Quy chế này.
Điều 13. Lưu trữ, sao lưu, phục hồi dữ liệu và quản trị hệ thống
1. Lưu trữ dữ liệu
a) Cơ sở dữ liệu được cài đặt, lưu trữ tại Trung tâm tích hợp dữ liệu thuộc Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế.
b) Cơ sở dữ liệu được lưu trữ bằng các thiết bị lưu trữ chuyên dụng và phải được sao lưu định kỳ hàng tháng. Khi xảy ra sự cố mất dữ liệu thì dữ liệu phải được phục hồi từ bản sao lưu gần nhất.
2. Sao lưu dữ liệu
a) Thực hiện sao lưu hệ thống: Hàng tuần, cán bộ quản trị hệ thống phải thực hiện việc sao lưu hệ thống, ứng dụng và sao lưu dự phòng dữ liệu ít nhất 01 (một) lần theo quy trình đã được phê duyệt.
b) Lưu giữ và luân chuyển dữ liệu truyền thông dự phòng: Các bản sao lưu sẽ được chuyển đến một kho dữ liệu ngoài ít nhất một tuần một lần, đề phòng các mối hiểm họa hoặc đồng bộ hóa dữ liệu trên mạng để đảm bảo an toàn.
3. Phục hồi ứng dụng phần mềm và dữ liệu từ bản sao lưu: Cán bộ quản trị mạng sẽ phục hồi ứng dụng phần mềm và dữ liệu khi được yêu cầu, hoặc để phục hồi hệ thống nếu xảy ra sự cố làm tê liệt ứng dụng hoặc dữ liệu không thể sử dụng được.
4. Quản trị hệ thống
a) Cán bộ quản trị mạng sẽ thực hiện các hoạt động dưới đây để đảm bảo rằng hệ thống có thể được khôi phục lại một cách tin cậy sau khi thảm họa xảy ra:
- Định kỳ một năm một lần kiểm tra phục hồi đối với các sao lưu ứng dụng, kiểm tra phục hồi đối với toàn bộ máy chủ, bao gồm hệ điều hành;
- Kiểm tra hàng tuần để đảm bảo các sao lưu định kỳ được hoàn tất một cách thành công;
- Theo dõi dung lượng trống của ổ cứng và hiệu suất của ổ cứng theo yêu cầu;
- Xử lý sự cố và sửa chữa các phần cứng và phần mềm của máy chủ;
- Tạo và quản trị các tài khoản đăng nhập vào máy chủ;
- Thông báo ngay với người có thẩm quyền khi có những vấn đề xảy ra đối với máy chủ.
b) Thông báo vấn đề (lỗi): Trong trường hợp có vấn đề xảy ra gây ảnh hưởng đến phần mềm, cán bộ quản trị mạng sẽ thông báo cho các nơi đang sử dụng hệ thống biết.
c) Tài liệu của phần mềm: Cán bộ quản trị phải luôn giữ các tài liệu của Hệ thống QLSK NKT. Bộ tài liệu này gồm có các tài liệu đào tạo, các hướng dẫn sử dụng, tài liệu hỗ trợ trực tuyến. Tất cả những tài liệu này sẽ được lưu ở một cổng thông tin an toàn để tất cả các cấp hỗ trợ đều có thể truy cập được.
d) Kế hoạch hoạt động và kế hoạch khôi phục: Đơn vị quản trị mạng ở cấp trung ương phải luôn có kế hoạch hoạt động với phạm vi bao gồm cả hệ thống liên quan đến hạ tầng mạng và hạ tầng phần cứng máy chủ, dữ liệu và các tài liệu phục hồi hệ thống của các thành phần đó.
Điều 14. Bảo trì và nâng cấp Hệ thống
1. Hệ thống QLSK NKT được giám sát, bảo trì thường xuyên để hoạt động liên tục 24/24 giờ trong tất cả các ngày.
2. Hệ thống QLSK NKT phải được nâng cấp kịp thời phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Bộ Y tế, nhu cầu quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu của các tổ chức và cá nhân liên quan.
3. Hệ thống QLSK NKT phải được cập nhật các bản vá lỗi, sửa lỗi trong thời gian hợp lý và được nâng cấp phiên bản mới khi cần thiết. Các bản vá lỗi, sửa lỗi, nâng cấp phải được kiểm thử, xác nhận đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan trước khi chính thức đưa vào sử dụng; bản nâng cấp phải có tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo.
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN
Điều 15. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và giám sát các địa phương trong việc triển khai sử dụng Hệ thống QLSK NKT.
2. Chỉ đạo, phối hợp với các Sở Y tế tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ cập nhật, khai thác và sử dụng Hệ thống QLSK NKT.
3. Phân quyền, cấp và quản lý tài khoản cho các tổ chức và cá nhân cập nhật, sử dụng và khai thác sử dụng Hệ thống QLSK NKT.
4. Quản lý cơ sở dữ liệu của Hệ thống và là đơn vị duy nhất có thẩm quyền sử dụng, tra cứu số liệu thuộc Hệ thống QLSK NKT trên toàn quốc.
Điều 16. Trách nhiệm của Cục Công nghệ thông tin
1. Chịu trách nhiệm quản trị Hệ thống.
2. Bảo đảm hạ tầng công nghệ, tổ chức triển khai các giải pháp an ninh, an toàn và bảo mật thông tin cho cơ sở dữ liệu.
3. Rà soát, đề xuất phương án nâng cấp, phát triển Hệ thống QLSK NKT theo yêu cầu thực tiễn.
4. Chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, vận hành bảo đảm kỹ thuật, sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phần mềm phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Y tế, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.
5. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để đào tạo và bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành y tế về việc triển khai, sử dụng Hệ thống QLSK NKT.
Điều 17. Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch - Tài chính:
Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc bố trí kinh phí hàng năm để các đơn vị thuộc Bộ và trực thuộc Bộ thực hiện việc quản lý, duy trì hoạt động, cập nhật, khai thác và sử dụng Hệ thống QLSK NKT.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị y tế trong tỉnh
1. Sở Y tế
a) Chủ trì (hoặc ủy quyền Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh) hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức thực hiện các nội dung: thu thập thông tin về CSSK, PHCN của NKT; cập nhật thông tin NKT trên địa bàn vào Hệ thống QLSK NKT; chiết xuất và sử dụng số liệu theo quy định hiện hành;
b) Bố trí kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện các nội dung nêu tại điểm a Mục này.
2. Trung tâm Y tế huyện/quận
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thu thập, cập nhật thông tin NKT vào Hệ thống QLSK NKT của các Trạm y tế xã trên địa bàn;
b) Tổng hợp, rà soát số liệu, phản hồi và thực hiện báo cáo hàng quý, hàng năm và báo cáo đột xuất công tác trợ giúp NKT theo quy định;
c) Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện công tác QLSK và PHCN NKT trong phạm vi toàn huyện.
3. Trạm Y tế xã
a) Tổ chức thu thập thông tin về CSSK, PHCN của NKT (thông tin NKT) trên địa bàn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung thông tin do mình thu thập;
b) Thực hiện việc nhập thông tin NKT vào Hệ thống QLSK NKT;
c) Thực hiện thống kê, báo cáo theo quy định, báo cáo công tác điều tra, thu thập dữ liệu và việc hỗ trợ trợ giúp cho NKT theo quy định;
d) Trong trường hợp cần điều chỉnh số liệu báo cáo, phải có báo cáo bằng văn bản gửi Trung tâm Y tế huyện và phải nêu rõ số liệu nào cần điều chỉnh và lý do phải điều chỉnh, và chỉ được điều chỉnh số liệu khi có ý kiến bằng văn bản của Trung tâm Y tế huyện.
1. Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Thủ trưởng các đơn vị có tên tại khoản 2 Điều 1 Quy chế này có trách nhiệm quán triệt, chỉ đạo và giám sát cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị mình thực hiện đúng và đầy đủ nội dung Quy chế này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.