ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3811/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày 14 tháng 9 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 11-CTR/TU NGÀY 14/5/2021 CỦA
TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XX ĐẢNG BỘ TỈNH, NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG
TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GẮN VỚI
ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2020 -
2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015; Luật
sửa
đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Chương trình hành
động số 11-Ctr/TU ngày
14/5/2021 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XlII về phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn
2020 - 2025;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 207/TTr-SNN ngày
19/7/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương
trình hành động số 11-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại
hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành
phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT
UBND
tỉnh;
- Các Ban đảng thuộc Tỉnh
ủy;
- Các Sở, ngành, hội đoàn thể liên quan;
-
Lãnh
đạo, CV VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học -
Công báo;
- Lưu: VT, K10
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Phi Long
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 11-CTR/TU NGÀY 14/5/2021 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN
NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XX ĐẢNG BỘ TỈNH, NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ
XIII VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GẮN VỚI ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Kèm
theo Quyết định số 3811/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 của UBND tỉnh)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy
sản dựa trên công nghệ cao, chuyển từ số lượng sang chất lượng: thu hút các
nhà đầu tư xây dựng các trang trại trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ
cao; nâng cao chất lượng rừng trồng; xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với
nông hộ tham gia chuỗi sản xuất và tiêu thụ; hiện đại hóa nghề cá, nhất là khâu
nuôi trồng và khai thác hải sản xa bờ. Thực hiện phát triển nông nghiệp công nghệ
cao gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu góp phần
xây dựng nông thôn ngày càng hiện đại và văn minh.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm
2025
Tốc độ tăng trưởng tổng sản
phẩm địa phương của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (theo giá so sánh
2010) bình quân hàng năm tăng từ 3,2 - 3,6%.
- Trồng trọt: tổng sản lượng lương thực cây có hạt
707.000 tấn, trong đó: sản lượng
lúa 648.000 tấn và ngô 59.000
tấn. Diện tích ứng dụng công nghệ thâm canh lúa cải tiến (SRI) đạt trên
5.000 ha; có từ 8.000 - 10.000 ha trồng rau an toàn và hình thành chuỗi tiêu thụ,
trong đó diện tích rau được chứng nhận
VietGap trên 100 ha.
- Chăn nuôi: tổng đàn bò đạt
330,000 con; trong đó, bò thịt chất lượng cao đạt 99.000 con, chiếm
30% tổng đàn; tỷ lệ bò lai đạt 93%. Đàn lợn đạt 1.100.000 con;
trong đó, chăn nuôi ứng
dụng công nghệ cao đạt 242.000 con, chiếm 22%. Đàn gà đạt 10.000.000 con;
trong đó, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 3.500.000 con, chiếm 35%; xây dựng
25 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; xây dựng Khu chăn nuôi Nhơn Tân
(thị xã An Nhơn) thành vùng chăn nuôi công nghệ cao; xây dựng nhãn hiệu “Heo Hoài Ân”; tiếp tục
phát triển nhãn hiệu “Gà Minh Dư” mang tầm quốc tế, hướng đến xuất khẩu và nhãn hiệu “Bò thịt
chất lượng cao Bình Định”.
- Thủy sản: sản lượng khai thác thủy sản
là 220.000 tấn; trong đó, sản lượng khai thác xa bờ 200.000 tấn,
sản lượng khai thác ứng dụng công nghệ
cao 72.000 tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 24.000 tấn; trong đó, sản lượng
tôm nuôi ứng dụng công nghệ cao 13.000 tấn. Số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ ứng dụng
công nghệ cao chiếm tỷ lệ 36% số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ; diện
tích nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ 30%
diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.
- Lâm nghiệp: diện tích rừng trồng gỗ lớn đạt
10.000 ha (giai đoạn 2021 -
2025, trồng thêm 7.334 ha). Diện tích rừng được cấp mới chứng chỉ quản lý rừng bền vững
(FSC) là 10.000 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 58%.
- Xây dựng nông thôn mới: có trên 85%
số xã (96 xã) đạt tiêu chí nông thôn mới, 36 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng
cao; có 5 xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu và có 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông
thôn mới (thêm huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn); có ít nhất 165 sản phẩm OCOP cấp
tỉnh được công nhận; có 25 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Tăng cường
sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
Nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò,
trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền các cấp về ý nghĩa, tầm quan trọng của
việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng
nông thôn mới. Tập trung thực hiện tốt việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban
hành các cơ chế, chính sách, đặc biệt chú trọng các cơ chế, chính sách về ứng dụng khoa
học - công nghệ, huy động nguồn lực, đào tạo nhân lực... Tiếp tục huy động, bố
trí, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của
Chương trình đề ra.
2. Tăng cường
công tác nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn và sử dụng các giống cây trồng, vật
nuôi có năng suất, chất lượng cao
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết
định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Phát triển
nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ
cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhất là ứng dụng công
nghệ sinh học trong khâu sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản và
kỹ thuật canh tác, kỹ thuật nuôi trồng và xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Đồng thời, tăng cường công tác chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi, giống
thủy sản có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất để tăng nhanh năng
suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Tiếp tục
triển khai thực hiện chương trình cơ khí hóa và ứng dụng công nghệ sau
thu hoạch để nâng cao hiệu
quả sản xuất. Nghiên cứu ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật từ khâu quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý các công trình hạ
tầng của ngành để hạ giá thành và nâng cao chất lượng công trình.
- Tiếp tục tăng cường đổi mới công tác
khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
đến người nông dân phù hợp với thực tế
và yêu cầu phát triển sản xuất của ngành.
3. Đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
a) Trồng trọt:
Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ
cao, hiện đại, sạch, hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu và gắn với
liên kết chuỗi giá trị
nông sản.
- Cây lúa: Tiếp tục đẩy mạnh việc
chuyển giao, nhân rộng các quy trình canh tác lúa tiên tiến vào sản xuất, tạo
ra sản phẩm sạch,
an toàn gắn với tiêu thụ
sản phẩm. Duy
trì, phát triển và mở
rộng
dự án cánh đồng liên kết
sản xuất và tiêu thụ lúa áp dụng quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại các
vùng sản xuất lúa tập trung ở huyện, thị xã: Tuy Phước, Tây Sơn, An Nhơn, Hoài Nhơn… Khuyến khích hỗ trợ
doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đầu tư các dự án sản xuất lúa thương phẩm
theo hướng VietGap, hữu cơ gắn với liên kết sản xuất và chế biến gạo, phát triển
sản xuất lúa chất lượng cao theo quy hoạch; đẩy mạnh cơ giới hóa nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất
lúa, tạo sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Rau: Duy trì và mở rộng vùng sản
xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn
VietGap tại 8 vùng sản xuất rau ở các huyện, thị xã: Tuy Phước, Tây Sơn, Vĩnh
Thạnh, Hoài An, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Hoài Nhơn gắn với xúc tiến thương mại, đưa sản
phẩm rau an toàn Bình Định tiêu thụ trong hệ thống siêu thị và thị trường trong
và ngoài tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ cao trồng rau hữu
cơ, rau VietGap để nâng cao
giá trị sản phẩm rau
Bình Định.
- Hoa: Tiếp tục đầu tư xây dựng và
phát triển làng nghề sản xuất cây Mai vàng Nhơn An, thị xã An Nhơn;
làng nghề trồng hoa Bình Lâm, huyện Tuy Phước; làng hoa Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh
Thạnh theo hướng ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả trồng hoa, bảo vệ
môi trường gắn với phát triển du lịch; đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ trồng hoa tiên tiến, sử dụng các
giống hoa mới có
giá trị, phù hợp với thị hiếu đối với từng vùng trồng hoa chuyên canh để tăng
giá trị gia tăng.
- Cây ăn quả: Tập trung phát triển các
cây ăn quả có lợi thế của tỉnh
như: bưởi, xoài, dừa xiêm,... hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng an
toàn và áp dụng các công nghệ cao như: trồng theo hướng hữu cơ, VietGap, hệ thống
tưới tự động hoặc bán tự động ở các huyện, thị xã: Hoài Ân, Phù Cát, Tây Sơn, An Lão,
Phù Mỹ, Hoài Nhơn gắn
với tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân tiếp tục đầu tư
xây dựng các dự án trồng cây ăn quả sử dụng công nghệ cao trong sản xuất, thu
hoạch, bảo quản, chế biến.
- Cây trồng cạn: Đẩy mạnh cơ giới hóa
trong các khâu sản xuất gắn xây dựng
các chuỗi liên kết sản
xuất và tiêu thụ các sản phẩm cây trồng cạn như: ngô, lạc ở huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Tây
Sơn,...; tiếp tục đẩy mạnh áp dụng
tưới tiên tiến, tiết kiệm
nước cho cây trồng cạn; kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến các sản phẩm từ lạc, dừa, điều,
ớt,...
b) Chăn nuôi;
Phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng
công nghiệp, bán công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển các
đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh.
- Đối với heo: Ứng dụng công nghệ cao
để đầu tư, nâng cấp xây dựng trang trại chăn nuôi tự động, khép kín, thân thiện
với môi trường; chăn nuôi theo hướng hữu cơ, VietGAHP. Hình thành và nhân rộng
các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm heo hơi. Nhân rộng
các mô hình trang trại chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
Xúc tiến xây dựng vùng chăn nuôi heo huyện Hoài Ân thành vùng chăn nuôi an toàn
dịch bệnh; xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm thu mua heo hơi và giết mổ
tại huyện Hoài Ân; 25 doanh nghiệp, trang trại sản xuất chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi đạt tiêu
chuẩn Global GAHP, VietGAHP; 10 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp công
nghệ cao. Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của chuỗi liên kết
cung ứng thịt heo cho thị trường Đà Nẵng.
- Đối với bò: Tiếp tục triển khai
chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ, giai đoạn
2021 - 2025 gắn với
phát huy nhãn hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định” nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động chuỗi liên kết sản xuất bò thịt chất lượng cao. Xúc tiến, xây dựng
hình thành 1 đến 2 trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt quy mô lớn, ứng dụng công
nghệ cao, thân thiện với môi trường.
- Đối với gà: Tiếp tục ứng dụng
công nghệ 4.0 để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà hiện đại, tiên tiến, tạo
sản phẩm sạch, năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tiếp tục
nhân rộng các mô hình trang trại
chăn nuôi công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, hình thành vùng nguyên liệu an toàn
dịch bệnh, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu chế biến, tiêu dùng
và xuất khẩu. Đồng thời,
ưu tiên nhãn hiệu “Gà Minh Dư” mang tầm quốc tế.
Xây dựng quản lý cơ sở dữ liệu chăn
nuôi của tỉnh, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chăn nuôi, phòng chống
dịch bệnh; tăng cường giám sát cảnh báo sớm dịch bệnh, giám sát chủ động lưu
hành virus và giám sát huyết thanh sau tiêm phòng; góp phần đảm bảo chăn nuôi phát
triển bền vững. Khuyến
khích kêu gọi đầu tư xây dựng 2-3 nhà máy giết mổ, chế biến sản phẩm
chăn nuôi với công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm xuất khẩu.
c) Thủy sản:
Thực hiện cơ cấu lại ngành thủy sản
theo hướng phát triển khai thác xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển và
ven biển; tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá; chú trọng phát triển chế biến thủy sản.
- Về khai thác hải sản
+ Khuyến khích các mô hình tổ chức
liên kết, liên doanh sản xuất, thương mại… theo chuỗi giá trị với sự tham gia
quản lý, tổ chức của các hội, hiệp hội. Tổ chức lại khai thác hải sản trên biển,
trên cơ sở
cơ
cấu lại tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với ngư trường và nguồn lợi; củng cố và phát triển các mô hình hợp tác sản xuất: tổ đội, hợp tác xã,
liên kết giữa sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ.
+ Áp dụng công nghệ số, công nghệ tiết
kiệm nhiên liệu, công nghệ viễn thám để quản lý, vận hành tàu cá trong khai thác thủy sản. Tổ chức
chuyển giao công
nghệ mới trong khai thác thủy sản, nhân rộng nhanh các mô hình ứng dụng công
nghệ khai thác thủy sản đạt hiệu quả cao.
+ Khuyến khích ngư dân sử dụng đá lạnh
chất lượng tốt, áp dụng
công nghệ Nano trong bảo quản sản phẩm khai thác trên biển; ứng dụng
công nghệ sản xuất đá sệt, đá vảy trên tàu cá
và sử dụng hệ thống lạnh bảo
quản sản phẩm trên các tàu khai thác xa bờ. Sử dụng hầm bảo quản bằng vật liệu
Polyurethan để bảo quản tốt
hơn...
+ Tổ chức tốt khai thác hải sản bền vững,
bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản, đạt mức tăng trưởng vừa phải, chú trọng đến nâng cao chất
lượng bảo quản sản phẩm sau
khai thác nhằm tăng giá trị, giảm tổn thất sau
thu hoạch.
+ Tăng cường các giải pháp khắc phục cảnh
báo của Ủy ban Châu Âu về chống
khai thác hải sản bất hợp pháp, không
khai báo và không theo quy định, góp phần tháo gỡ thẻ vàng Ủy ban Châu
Âu EC.
- Về nuôi trồng thủy sản
+ Phát triển nuôi biển ứng dụng công
nghệ cao; đối tượng nuôi
tôm hùm, cá biển tại vùng biển Quy Nhơn và
Phù Mỹ.
+ Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng ở các
vùng nuôi tập trung; tiếp tục xúc tiến nhanh hình thành Khu Nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ thành khu nuôi tôm công nghệ
cao của miền Trung.
+ Xây dựng vùng nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao Biofloc, RAS,...; tổ chức sản xuất theo hướng liên
kết, xây dựng chuỗi giá trị
ngành hàng tôm thẻ chân trắng. Sử dụng giống sạch bệnh, đảm bảo chất lượng; tuân
thủ nghiêm ngặt
quy trình kỹ thuật
trong quá trình nuôi. Tổ chức lại các hộ nuôi trồng thủy sản theo hình thức hợp
tác xã nuôi tôm, hình thành từng vùng nuôi tập trung có nội quy, quy chế quản lý cộng đồng
nhằm tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, phòng trừ dịch bệnh,
cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm.
+ Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng, chuyển
giao các tiến bộ kỹ thuật, nuôi Biofloc, semi Biofloc tại 4 vùng nuôi
tôm thâm canh, bán thâm canh hiện có cho các hộ nuôi.
- Về chế biến và xuất khẩu: Tiếp tục
kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản với công
nghệ hiện đại, đáp ứng năng lực khai thác và nuôi trồng, tăng giá trị
xuất khẩu thủy sản của
tỉnh.
d) Lâm nghiệp
- Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi
rừng tự nhiên; nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng gỗ lớn. Phấn đấu đến
năm 2025, trồng thêm được 7.334 ha
cây gỗ lớn, để đạt diện tích
10.000 ha. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng bằng biện pháp
thâm canh rừng trồng sản xuất, sử dụng cây giống nuôi cấy mô, cây giống lâm
nghiệp mới, chất lượng cao phục vụ trồng rừng cây gỗ lớn; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng
phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (FSC) cho 10.000 ha rừng
trồng sản xuất.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục
đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất giống cây lâm nghiệp
ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng cây giống.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp: ứng dụng phần mềm hệ
thống cảnh báo cháy rừng; hệ thống phát hiện nhanh điểm cháy; phần
mềm cập nhật diễn biến rừng; phần mềm thống kê các vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp; phần mềm
điều tra, kiểm kê rừng;...
4. Huy động các nguồn
vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
- Xây dựng và hiện đại hóa trung tâm hậu
cần nghề cá Tam Quan và Đề Gi, tạo động lực phát triển ngành thủy sản của tỉnh
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đầu
tư sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước để cung cấp nước phục vụ sản
xuất và sinh hoạt cho Nhân dân. Đảm bảo đến năm 2025, tỷ lệ diện tích gieo trồng
cây hàng năm được tưới là 94,7%; trong đó, tưới bằng công trình thủy lợi kiên cố
đạt tỷ lệ 89,6%. Triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương,
kênh mương nội đồng giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định; nâng cao
năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo các quy định.
- Ứng dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm
nước theo hướng tự động hóa cho cây trồng cạn. Tập trung triển khai thực hiện
các quy định của tỉnh về
hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện các quy định
của Trung ương về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn.
- Lựa chọn lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh để triển khai
và tạo điều kiện kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao. Đồng thời thiết lập quan hệ hợp tác liên kết trong sản
xuất, kinh doanh giữa các doanh
nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
- Tăng cường kêu gọi xã hội hóa nguồn
lực đầu tư đối với các công trình, dự án có tính chất xã hội hóa cao, nhất là
các đơn vị sự nghiệp thực
hiện dịch vụ công; tăng cường tranh thủ mọi nguồn vốn hỗ trợ của Trung
ương, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo sử dụng vốn đầu tư hiệu quả.
- Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để tiếp tục thực
hiện và triển khai thực hiện
các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đã phê duyệt.
- Hoàn thiện các cụm công nghiệp
dành cho nông, lâm nghiệp, thủy sản và thu hút đầu tư các doanh nghiệp chế biến thủy
hải sản.
5. Đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp công nghệ cao gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới
- Tập trung chỉ đạo, thực hiện hoàn
thành chỉ tiêu phấn đấu trên 85% số xã (96 xã) đạt tiêu chí nông thôn mới, 36
xã đạt tiêu chí nông
thôn mới nâng cao và thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
- Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp
chuyên ngành theo sản phẩm, ngành hàng có lợi thế, có vùng nguyên liệu
trên cơ sở tự nguyện, có nhu cầu của địa phương; xây dựng các mô hình hợp tác
xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản
theo liên kết chuỗi sản xuất; ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh ở hợp tác xã,
truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
- Phối hợp các ngành và địa phương
cùng các chủ thể tham gia xây dựng kế hoạch; đẩy nhanh tiến độ thực hiện
Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) bằng nhiều nội dung và giải pháp thiết thực.
- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông
nghiệp, đặc biệt là
các sản phẩm OCOP. Triển khai tổ chức Hội chợ sản phẩm OCOP định kỳ hàng năm,
6. Tiếp tục và tăng
cường công tác xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách của Hội đồng nhân
dân, UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh
xây dựng nông thôn mới để làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức, triển khai thực
hiện theo thẩm quyền được phân công
- Rà soát, điều chỉnh và xây dựng mới
các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, tạo
môi trường thuận lợi để tiếp tục
thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Chính sách khuyến khích nuôi gà thả đồi. Chính sách xây dựng chợ nông sản để tiêu thụ sản phẩm nông sản và
chăn nuôi ở khu vực phía Bắc và phía Nam tỉnh.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các
chính sách đã được ban hành,
các đề án, dự án, kế hoạch
đã được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện Đề án đầu tư xây dựng,
nâng cấp, sửa chữa các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn trong và ngoài nước; tập trung huy động mọi
nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, sớm hình thành thị trường cấp nước sạch
nông thôn đã được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện Dự án Sửa chữa
nâng cao an toàn đập tỉnh Bình
Định (WB8); dự án Khắc phục khẩn cấp
hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung
- tỉnh Bình Định; Dự án Đập dâng Phú Phong; Dự án Sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa xuống cấp.
- Xây dựng chính sách đối với các xã
xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN
Nội dung nhiệm vụ cụ thể thực hiện
Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
giai đoạn 2020-2025, theo phụ lục đính kèm Kế hoạch này.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ các nguồn:
- Kinh phí hỗ trợ từ Trung ương;
- Kinh phí từ ngân sách tỉnh;
- Kinh phí từ ngân sách các huyện, thị
xã, thành phố;
- Kinh phí từ các nguồn xã hội hóa.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở các nội
dung được phê duyệt
tại Kế hoạch này yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã,
thành phố quán triệt, xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết triển khai theo chức
năng, nhiệm vụ, phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của từng ngành, địa
phương, đơn vị mình, bảo đảm thực hiện kịp thời và hiệu quả những nội dung của Kế
hoạch. Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở
Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh tổ chức đánh giá việc thực hiện Kế hoạch, đồng thời bổ sung,
điều chỉnh các nội dung của Kế hoạch cho phù hợp với tình hình mới.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Là cơ quan thường trực, tham mưu,
giúp UBND tỉnh tổ chức hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành và
địa phương liên quan thực hiện Kế hoạch và tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo
UBND tỉnh định kỳ hằng năm và sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kế
hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành,
UBND các huyện, thị xã, thành phố giúp UBND tỉnh đôn đốc, kiểm tra các sở,
ngành và địa phương trong việc xây dựng, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của
Chương trình khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm và hằng năm.
- Tham mưu giúp UBND tỉnh theo dõi, rà
soát, đề xuất sửa đổi,
điều chỉnh, bổ sung những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể nhằm thực
hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn
đầu tư phát triển để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch này.
- Triển khai tích hợp quy hoạch phát triển
nông nghiệp vào Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050. Thực hiện việc lồng ghép các nội dung về phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh.
- Tổ chức xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư trong
và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ưu
tiên doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT và các Cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định, trình cấp
thẩm quyền phê duyệt dự toán và đề xuất cân đối bố trí nguồn kinh phí đảm bảo,
phù hợp để thực hiện Kế
hoạch.
- Phối hợp với Sở Nông
nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất các cơ
chế, chính sách áp dụng trên địa bàn tỉnh đảm bảo quy định và phù hợp với điều
kiện, tình hình thực tế tại địa phương.
5. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT tìm hiểu các thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp;
kết nối, tăng cường các phương thức xúc tiến thương mại để mở rộng thị
trường tiêu thụ, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
- Theo dõi, đôn đốc hoàn thiện đầu tư
xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, trong đó ưu tiên quỹ
đất phát triển ngành chế biến nông, lâm, thủy, hải sản trong các cụm công nghiệp.
Khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với
thị trường tiêu thụ ổn định và thu hút đầu tư các doanh nghiệp chế biến thủy, hải
sản.
- Phối hợp triển khai đề xuất các giải
pháp, biện pháp phát triển hạ tầng thương mại để tạo đồng bộ, thuận
lợi cho phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt tại khu vực
nông thôn và các loại hình có tính lan tỏa như trung tâm Iogistic, chợ nông sản tiêu thụ sản
phẩm nông sản ở khu vực phía
Bắc và phía Nam
tỉnh.
- Xây dựng, triển khai thực hiện các đề
án, nhiệm vụ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào việc thu mua, tiêu
thụ nông sản từ
các dự án sản xuất nông nghiệp
hàng hóa của tỉnh.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT,
các
sở, ngành liên quan đề xuất điều
chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan tới hỗ trợ tăng cường
năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp; xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ; điều chỉnh
cơ cấu đề tài nghiên
cứu, ưu tiên tập trung vào các nội
dung, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với đẩy mạnh
xây dựng nông thôn mới trên cơ sở đề xuất đặt hàng của Sở Nông nghiệp và PTNT
và các đơn vị có liên quan.
- Hướng dẫn, hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện
việc xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu đối với các
nông sản phẩm hàng hóa có thể mạnh trong việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
theo quy định của Nhà nước và quy định của Quốc tế nhằm nâng cao giá trị, tăng
sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp
của tỉnh.
7. Sở Tài nguyên và
Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và
PTNT, các địa phương đưa nội dung quy hoạch ngành nông nghiệp vào Kế hoạch sử dụng
đất 05 năm (giai đoạn 2021 -
2025) và Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030 trình cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt để thực hiện. Đề
xuất cơ chế tạo điều kiện để sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp nhằm tập
trung ruộng đất, tổ chức sản xuất theo nhu cầu thị trường. Hướng dẫn các tổ chức
cá nhân làm thủ tục thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế
trang trại, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...
- Đề xuất các chính sách liên quan đến
đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học gắn với phát triển bền
vững nông nghiệp, nông thôn.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành có liên quan, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế khu vực nông thôn; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề
gắn với địa chỉ sử dụng lao động.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, xây dựng
kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ngành nghề nông nghiệp, đặc biệt là nhân lực chất
lượng cao phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, chế biến, bảo quản nông sản
đáp ứng nhu cầu về phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng
nông thôn mới.
9. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các
chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng
cân đối nguồn vốn
đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn và tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để các thành
phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào dự
án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, phát triển cơ giới hóa
nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản.
- Tăng cường kết nối giữa ngân
hàng với doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc
trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
10. Các sở, ban, ngành, hội,
đoàn thể
- Triển khai phổ biến, tuyên truyền rộng
rãi các nội dung Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày
14/5/2021 của Tỉnh ủy về
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025.
- Thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao theo
thẩm quyền; phối hợp với
Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện Kế hoạch; đề xuất UBND
tỉnh những vấn đề liên quan đến
lĩnh vực của ngành quản lý, giải quyết
các vướng mắc để thực hiện
có hiệu quả Kế hoạch này.
11. Ủy ban
nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
Căn cứ Kế hoạch này và Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ để xây dựng Kế
hoạch cho phù hợp với thực tế của địa phương. Hằng năm tổ chức sơ kết việc thực
hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành
viên, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định tích cực động viên các thành
viên, hội viên, cán bộ công nhân viên và Nhân dân trong tỉnh phát huy vai trò làm chủ, tăng
cường khối đại đoàn kết
toàn dân nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XX.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát
sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp
thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để điều chỉnh,
bổ sung cho phù hợp./.