Quyết định 38/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La
Số hiệu | 38/2021/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 29/10/2021 |
Ngày có hiệu lực | 15/11/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sơn La |
Người ký | Hoàng Quốc Khánh |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2021/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 29 tháng 10 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 364/TTr-SXD ngày 18 tháng 10 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Sơn La; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 38/2021/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh Sơn
La)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về quản lý trật tự xây dựng; phân cấp quản lý trật tự xây dựng và tiếp nhận hồ sơ thông báo khởi công xây dựng đối với các công trình trên địa bàn tỉnh Sơn La.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2021/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 29 tháng 10 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 364/TTr-SXD ngày 18 tháng 10 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Sơn La; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 38/2021/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh Sơn
La)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về quản lý trật tự xây dựng; phân cấp quản lý trật tự xây dựng và tiếp nhận hồ sơ thông báo khởi công xây dựng đối với các công trình trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Nguyên tắc, trách nhiệm quản lý, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Sở Xây dựng, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, UBND các huyện, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện); UBND các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
1. Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh phải được thường xuyên kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công trình vi phạm trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch.
3. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc bao che, tiếp tay cho các vi phạm trật tự xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật, trường hợp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo các quy định của pháp luật.
4. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, kịp thời, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh; đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, không chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm.
Điều 3. Nội dung quản lý trật tự xây dựng
1. Triển khai công tác kiểm tra trật tự xây dựng: Cơ quan, người có thẩm quyền trước khi tiến hành kiểm tra trật tự xây dựng, phải thông báo nội dung kiểm tra, hồ sơ, tài liệu cần cung cấp, thời gian kiểm tra và các nội dung liên quan đến chủ đầu tư xây dựng công trình được kiểm tra.
2. Kiểm tra điều kiện khởi công theo quy định tại Điều 107 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 39 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
3. Đối với công trình được cấp Giấy phép xây dựng. Thực hiện kiểm tra các nội dung của giấy phép đã được cấp
a) Kiểm tra mốc định vị, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; khoảng cách an toàn về môi trường; hành lang bảo vệ an toàn; không gian xây dựng ngầm đô thị (nếu có);
b) Kiểm tra chiều cao công trình; số tầng, diện tích sàn xây dựng và các nội dung khác theo giấy phép xây dựng được cấp;
c) Kiểm tra quy mô, thời hạn đối với công trình xây dựng được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn;
4. Đối với công trình được miễn Giấy phép xây dựng
a) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu để xác định công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng khẩn cấp, công trình xây dựng tạm;
b) Kiểm tra công trình sửa chữa, cải tạo; công trình quảng cáo, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, công trình nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh, công trình xây dựng theo tuyến; Nhà ở riêng lẻ, công trình xây dựng cấp IV đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm d, đ, e, h, i Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
c) Thực hiện kiểm tra các nội dung theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP;
5. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình.
6. Kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền, lập hồ sơ trình người có thẩm quyền xử lý (vi phạm vượt quá thẩm quyền) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Phân cấp quản lý trật tự xây dựng
1. Phân cấp cho UBND cấp huyện
a) Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đối với các công trình do Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng, công trình do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cấp Giấy phép xây dựng, công trình cấp II do UBND cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng; các công trình do Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư.
b) Tiếp nhận hồ sơ thông báo khởi công xây dựng đối với các công trình được phân quản lý trật tự xây dựng tại Điểm a Khoản này.
2. Phân cấp cho UBND cấp xã
a) Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, trừ các công trình đã phân cấp cho UBND cấp huyện.
b) Tiếp nhận hồ sơ thông báo khởi công xây dựng đối với các công trình được phân quản lý trật tự xây dựng tại Điểm a khoản này (đối với các công trình theo quy định phải thực hiện thông báo khởi công xây dựng).
1. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các cơ quan đơn vị có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng; hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh các biện pháp để chỉ đạo, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
3. Thông tin kết quả cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình do Sở Xây dựng cấp phép, các công trình do Sở Xây dựng thẩm định thuộc diện được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác cấp phép xây dựng, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
5. Đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố trong việc kiểm tra, xử lý các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.
6. Chỉ đạo Thanh tra sở tổ chức kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất công tác quản lý trật tự xây dựng; các kết quả kiểm tra, lập hồ sơ xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng của UBND cấp huyện, xã để kịp thời phát hiện, hướng dẫn và đôn đốc khắc phục các sai phạm, tồn tại trong quá trình quản lý, kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm trật tự xây dựng; kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng.
7. Đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng trên địa bàn quản lý.
8. Ban hành kịp thời các văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh xử lý đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng vượt quá thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.
Điều 6. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
1. Phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã khi được cơ quan này tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về trật tự xây dựng đối với các công trình, dự án trong các khu chức năng trong các Khu công nghiệp do mình quản lý.
2. Công bố công khai nội dung giấy phép xây dựng do Ban cấp trên trang thông tin điện tử của Ban và thông tin đến UBND cấp huyện nơi có công trình được cấp Giấy phép xây dựng để phối hợp quản lý.
3. Cung cấp thông tin về các hành vi vi phạm trật tự xây dựng trong khu công nghiệp cho người có thẩm quyền để xử lý theo quy định. Cung thông tin, hồ sơ liên quan đến công trình vi phạm cho cơ quan chủ trì xử lý vi phạm khi được yêu cầu.
1. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền tại Quy định này.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan thực hiện việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
c) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn trực thuộc và UBND cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, đúng quy định pháp luật các công trình vi phạm trật tự xây dựng; cung cấp các thông tin về quy hoạch, Giấy phép xây dựng và các thông tin liên quan phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý.
d) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo đề nghị của Sở Xây dựng để phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
đ) Cử cán bộ tham gia các hoạt động phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm, pháp luật về trật tự xây dựng và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn khi có yêu cầu của cơ quan có liên quan.
e) Xem xét, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân do buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng trên địa bàn quản lý.
g) Kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng của cấp thẩm quyền.
h) Tổng hợp tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
2. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thuộc quyền quản lý theo phân cấp.
b) Tổ chức và chỉ đạo phòng chuyên môn, đơn vị phụ trách quản lý trật tự xây dựng cấp huyện; UBND, Chủ tịch UBND cấp xã, các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ tại Khoản 1 Điều này.
c) Thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các quy định khác có liên quan.
d) Tổ chức lập hồ sơ, trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các Quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật.
đ) Xử lý theo quy định đối với Chủ tịch UBND cấp xã và những công chức thuộc quyền quản lý được phân công quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng bao che cho hành vi vi phạm trật tự xây dựng.
e) Đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ban hành biện pháp cần thiết, phù hợp thực tế nhằm quản lý trật tự xây dựng có hiệu quả.
Điều 8. Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền tại Quy định này.
b) Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về xây dựng, vận động và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
c) Chỉ đạo, điều hành trực tiếp cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình xây dựng trên địa bàn, kịp thời phát hiện, lập hồ sơ xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật.
d) Tổ chức tiếp nhận, lưu trữ hồ sơ vi phạm về trật tự xây dựng và ban hành các quyết định xử lý vi phạm theo thẩm quyền; kịp thời chuyển hồ sơ và kiến nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý đối với các trường hợp vượt thẩm quyền; tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế xử lý vi phạm do cấp có thẩm quyền ban hành để xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
đ) Tổ chức thực hiện áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định để kịp thời ngăn chặn đối với các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng, không để vi phạm tiếp diễn sau khi đã có biên bản vi phạm hành chính hoặc quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
e) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với các công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định.
g) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, hồ sơ vi phạm theo đề nghị của Thanh tra Sở Xây dựng, UBND cấp huyện để phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và cử công chức tham gia phối hợp khi có yêu cầu.
h) Báo cáo đầy đủ và chính xác tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn định kỳ hoặc đột xuất theo quy định hiện hành.
2. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND cấp huyện trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thuộc quyền quản lý theo phân cấp.
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Khoản 1 Điều này.
c) Kiểm tra, giám sát tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn; thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các quy định khác có liên quan.
d) Tổ chức lập hồ sơ, trình Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành các quyết định xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã theo quy định của pháp luật.
đ) Xử lý hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý đối với những cán bộ, công chức dưới quyền không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.
e) Đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành biện pháp cần thiết, phù hợp thực tế nhằm quản lý trật tự xây dựng có hiệu quả.
Điều 9. Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng
1. Kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời những công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn được giao quản lý; kịp thời lập hồ sơ, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền, biện pháp xử lý vi phạm đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Chịu trách nhiệm về những vi phạm trong nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng được giao. Tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý theo các quy định của pháp luật.
1. Tham gia, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, cấp xã, cơ quan có thẩm quyền trong công tác quản lý trật tự xây dựng, xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
2. Công an cấp huyện, cấp xã tham gia, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để kịp thời ngăn chặn, xử lý đối với các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng, không để vi phạm tiếp diễn sau khi đã có biên bản vi phạm hành chính hoặc quyết định xử lý của các cấp có thẩm quyền, đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Các sở, ban, ngành có liên quan
Các sở, ban, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở Xây dựng và UBND cấp huyện trong công tác quản lý trật tự xây dựng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh về các nội dung có liên quan được giao quản lý.
Điều 12. Trách nhiệm của chủ đầu tư; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Gửi thông báo khởi công kèm theo thiết kế xây dựng đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện đầy đủ các nội dung theo thông báo kiểm tra; tham gia, phối hợp kiểm tra trật tự xây dựng khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu.
4. Chấp hành các yêu cầu trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
5. Chấp hành các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng của cơ quan, người có thẩm quyền.
6. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra; bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
CÔNG TÁC PHỐI HỢP; THÔNG TIN, BÁO CÁO; KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 13. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý trật tự xây dựng
1. Sở Xây dựng phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng.
2. Các sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan có trách nhiệm tham gia phối hợp trong công tác quản lý trật tự xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị do pháp luật quy định và do UBND tỉnh giao.
3. Trong trường hợp cần phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, nội dung công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia mối quan hệ phối hợp phải tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm không chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm; phối hợp, hỗ trợ hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, thống nhất giải quyết trên cơ sở thẩm quyền của mỗi cơ quan đã được pháp luật quy định và yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan liên quan. Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết, Sở Xây dựng có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.
Điều 14. Chế độ thông tin, báo cáo; lưu trữ hồ sơ, tài liệu
1. Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo Thanh tra Sở; Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, Chủ tịch UBND cấp xã và các cơ quan có liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác nắm bắt tình hình, trao đổi thông tin, lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
2. UBND cấp huyện có trách nhiệm báo cáo 6 tháng, năm hoặc đột xuất trình UBND tỉnh và Sở Xây dựng về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
3. UBND cấp xã có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng cho Chủ tịch UBND cấp huyện về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn do mình quản lý (trước ngày 20 hằng tháng).
4. Định kỳ 6 tháng, năm hoặc đột xuất, Sở Xây dựng báo cáo UBND tỉnh về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
1. Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý trật tự xây dựng được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
2. Người có thẩm quyền xử lý mà dung túng, bao che không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng hành vi vi phạm, không đúng trình tự thủ tục thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về trật tự xây dựng, nếu không tự nguyện thực hiện quyết định xử lý, quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định; trường hợp cản trở, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng các thủ đoạn gian dối, hối lộ để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát, xử lý, xử phạt vi phạm của người có thẩm quyền thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm
a) Phối hợp với UBND các huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan phổ biến và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
b) Tổng hợp các ý kiến phản ánh của các cơ quan có liên quan về những vấn đề vướng mắc phát sinh và nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp.
2. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm phổ biến và tổ chức triển khai nội dung Quy định này đến các cán bộ, công chức, viên chức thuộc cấp mình quản lý, cán bộ lãnh đạo và người được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng cấp xã; Công an các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đóng trên địa bàn biết để thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc cần được hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh Quy định, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo cáo đề xuất, gửi Sở Xây dựng để được hướng dẫn triển khai hoặc để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./.