Quyết định 38/2003/QĐ-BBCVT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
Số hiệu | 38/2003/QĐ-BBCVT |
Ngày ban hành | 12/03/2003 |
Ngày có hiệu lực | 12/03/2003 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Bưu chính, Viễn thông |
Người ký | Đỗ Trung Tá |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính |
BỘ
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2003/QĐ-BBCVT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2003 |
BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày
5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng
Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin là cơ quan thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về kiểm tra, kiểm định, đánh giá và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về chất lượng mạng, công trình, sản phẩm và dịch vụ bưu chính, viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin và Internet trên phạm vi cả nước.
Điều 2: Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Tham gia nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và chất lượng mạng, công trình, sản phẩm và dịch vụ bưu chính, viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin và Internet.
2. Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các danh mục dịch vụ và mạng viễn thông, dịch vụ bưu chính, dịch vụ Internet bắt buộc phải đăng ký và công bố chất lượng trước khi cung cấp cho người sử dụng; danh mục công trình bưu chính, viễn thông bắt buộc phải kiểm định chất lượng trước khi đưa vào khai thác; danh mục sản phẩm bưu chính, viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin bắt buộc phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường.
3. Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất quy định về các điều kiện đối với cơ quan đo kiểm trong nước và ngoài nước để phục vụ cho việc quản lý chất lượng bưu chính, viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin và Internet; danh sách các cơ quan có thẩm quyền đo kiểm về bưu chính, viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin và Internet.
4. Kiểm tra, đánh giá chất lượng, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chất lượng đối với dịch vụ và mạng viễn thông, dịch vụ bưu chính, dịch vụ Internet thuộc danh mục bắt buộc phải đăng ký và công bố chất lượng hoặc theo yêu cầu tự nguyện của các tổ chức, cá nhân.
5. Kiểm tra, đánh giá, cấp và thu hồi giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn đối với sản phẩm bưu chính, viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu thuộc danh mục bắt buộc phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc theo yêu cầu tự nguyện của các tổ chức, cá nhân.
6. Kiểm tra và đánh giá về chất lượng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tham gia thực hiện việc quản lý hệ thống chứng thực trên Internet theo phân cấp của Bộ trưởng.
7. Kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng đối với các công trình bưu chính, viễn thông thuộc danh mục bắt buộc phải kiểm định chất lượng trước khi đưa vào khai thác hoặc theo yêu cầu tự nguyện của các tổ chức, cá nhân.
8. Kiểm tra, đánh giá việc phù hợp tiêu chuẩn kết nối đối với các mạng viễn thông theo quy định của Bộ trưởng.
9. Tổ chức xây dựng hệ thống đo kiểm chất lượng nhà nước chuyên ngành bưu chính, viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin và Internet.
10. Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng bưu chính, viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin và Internet theo quy định của pháp luật.
11. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng mạng, công trình, sản phẩm và dịch vụ bưu chính, viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin và Internet theo quy chế thanh tra và phân cấp của Bộ trưởng.
12. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quản lý chất lượng chuyên ngành bưu chính, viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin và Internet theo phân cấp của Bộ trưởng.
13. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý chất lượng chuyên ngành bưu chính, viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin và Internet theo phân cấp của Bộ trưởng.
14. Quản lý về tổ chức, công chức, viên chức, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
15. Được Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp kinh phí và giao chỉ tiêu biên chế để hoạt động. Được chủ động phát triển các hoạt động có liên quan đến quản lý chất lượng mạng, công trình, sản phẩm và dịch vụ bưu chính, viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin và Internet; tạo thêm các nguồn thu khác để mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động phù hợp với chức năng của Cục theo các quy định pháp luật của nhà nước và của Bộ Bưu chính, Viễn thông; bảo toàn và phát triển các nguồn lực được giao.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3: Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin do Cục trưởng phụ trách, các Phó Cục trưởng, bộ máy giúp việc và các đơn vị trực thuộc.
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Quyết định này.
Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về phần việc được phân công.
Điều 4: Tổ chức bộ máy của Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin gồm:
1. Các phòng: