ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 378/QĐ-UBND
|
Kiên Giang, ngày 23
tháng 02 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT “ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM THÀNH LẬP MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ TIỂU KHU BẢO TỒN BIỂN ẤP
ĐÁ CHỒNG, XÃ BÃI THƠM VÀ ẤP BÃI BỔN, XÃ HÀM NINH, HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN
GIANG”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 04/11/2014 của
UBND tỉnh Kiên Giang về việc triển khai thực hiện Đề án tổ chức lại sản xuất
trong khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020; Kế hoạch số
107/KH-UBND ngày 13/11/2014 về việc thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Căn cứ Quyết định số 67/QĐ-TCTS-KTBNL
ngày 07/6/2010 của Tổng cục Thủy sản về việc ban hành hướng dẫn về Đồng quản lý
nghề cá tại Việt Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 662/TTr-SNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm
2016 về việc phê duyệt “Đề án thành lập Tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển ấp
Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án thí điểm thành lập mô hình đồng quản lý Tiểu
khu bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, huyện Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang” (sau đây gọi tắt là Đề án), với những nội dung chủ yếu
như sau:
1. Quan điểm, mục
tiêu của Đề án
1.1. Quan điểm
- Quản lý bảo tồn biển là quản lý tổng
hợp đa ngành,
trên cơ sở chỉ đạo nhất quán của UBND tỉnh và mối quan hệ phối hợp đồng bộ, chặt
chẽ giữa các ngành và chính quyền địa phương, đặc biệt là có sự tham gia của cộng
đồng ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh (CĐ Đá Chồng, Bãi Bổn)
huyện Phú Quốc;
- Nhà nước giao trách nhiệm, quyền hạn
và chức năng quản lý nghề cá cụ thể cho cộng đồng, đồng thời ban hành quyền
đánh cá và quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng nước của Tiểu
khu đồng quản lý bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm
Ninh (Tiểu khu ĐQL BTB) thông qua tổ chức cộng đồng - Ban Quản lý cộng đồng ấp Đá
Chồng và ấp Bãi Bổn (BQLCĐ).
- CĐ Đá Chồng, Bãi Bổn được tạo điều
kiện khai thác thủy sản hợp lý trong vùng nước của Tiểu khu ĐQL BTB, chỉ ưu
tiên cho các hộ thuộc các ấp còn lại của xã Hàm Ninh và xã Bãi Thơm đã có truyền
thống khai thác trên ngư trường của Tiểu khu BTB được phép khai thác. Các hộ
nói trên được xác định cụ thể lần đầu qua kết quả khảo sát thực hiện Đề án, phải tiến
hành đăng ký và chịu sự kiểm soát của BQLCĐ trong quá trình hoạt động nghề cá. Các
phương tiện khai thác thuỷ sản của cộng đồng bên ngoài khi hoạt động khai thác
trong phạm vi Tiểu khu ĐQL BTB phải tuân thủ các quy định, điều lệ, hương ước của
CĐ Đá Chồng, Bãi Bổn và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của BQLCĐ.
1.2. Mục tiêu tổng
quát
Xây dựng thành công Tiểu khu ĐQL BTB
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia cùng với Nhà nước trong
công tác quản lý khai thác tài nguyên, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, bảo
vệ các hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản, môi trường biển và các giá trị văn hoá
- lịch sử; đảm bảo chia sẻ lợi ích hài hoà giữa các bên liên quan trên cơ sở lợi
ích lớn nhất của cộng đồng; đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường trước
mắt và lâu dài cho cộng đồng địa phương cũng như của toàn tỉnh trên cơ sở sử dụng
một cách hợp lý, bền vững các giá trị tài nguyên biển.
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Ban Chỉ đạo đồng quản lý cấp tỉnh,
huyện và Ban vận động cấp xã được thành lập hoặc kiện toàn để chỉ đạo triển
khai thực hiện Đề án với quy
chế và kế hoạch hoạt động cụ
thể.
- Nâng cao quyền và trách nhiệm của cộng
đồng trong công tác bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
Nhà nước trong công tác bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua việc
thực hiện quy chế phối hợp và quy
trình giải quyết mâu thuẫn, xung đột.
- Tăng thu nhập của cộng đồng từ việc
bảo vệ tốt tài nguyên và các mô hình sinh kế thay thế, kể cả hoạt động dịch vụ
du lịch cộng đồng.
- Tăng cường năng lực giám sát, quản
lý của cộng đồng và phối hợp giữa các bên liên quan đối với mô hình thí điểm đồng
quản lý bảo tồn biển.
2. Đối tượng, phạm vi
và cơ cấu tổ chức
2.1. Đối tượng
Tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch và thương mại thủy sản
có liên quan đến Tiểu khu ĐQL BTB. Trước mắt, tập trung vào các hộ dân làm nghề
khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch tại địa bàn
ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh.
2.2. Phạm vi
Phạm vi Tiểu khu đồng quản lý bảo tồn
biển có tổng diện tích 4.308 ha, bao gồm 02 khu vực (vùng):
- Vùng lõi cỏ biển (vùng bảo vệ
nghiêm ngặt): Là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt có diện
tích 1.775 ha, tính từ đường bờ đảo đến các đoạn thẳng nối liền các điểm có tọa
độ như sau:
+ ĐC1 (10° 24' 20"N, 104° 2'
57"E); ĐC2 (10° 24' 38"N, 104° 4' 8"E);
+ H1 (10° 23' 22"N, 104° 5’ 3"E); I1 (10° 21'
39"N, 104° 5' 36"E);
+ K1 (10° 20' 51"N, 104° 5' 30"E); L1 (10° 19'
27"N, 104° 5' 57"E);
+ M1 (10° 19' 12"N, 104° 5' 10"E); A0
(10° 20' 47"N, 104° 4' 34"E).
- Vùng đệm cỏ biển
(vùng phục hồi sinh thái): Có diện tích
2.533ha, tính từ ranh giới ngoài của
vùng lõi thảm cỏ biển
và đường bờ biển đến các đoạn thẳng nối liền các điểm có tọa độ như sau:
+ ĐC2 (10° 24' 38"N, 104° 4'
8"E); ĐC3 (10° 24' 40"N, 104° 4' 18"E);
+ ĐC4 (10° 23' 51"N, 104° 5’
40"E); A1 (10° 21'
3"N, 104° 6' 25"E);
+ BB1 (10° 18' 25"N, 104° 7'
8"E); BB2 (10° 17' 37"N, 104° 6' 57"E);
+ BB3 (10° 17' 47"N, 104° 5'
41"E); M1 (10° 19'
12"N, 104° 5' 10"E);
+ L1 (10° 19’ 27"N, 104° 5’ 57"E); K1 (10° 20' 51"N, 104° 5'
30"E);
+ I1 (10° 21' 39"N, 104° 5' 36"E); H1 (10° 23'
22"N, 104° 5' 3"E).
(Kèm theo Bản đồ phân vùng Tiểu khu đồng
quản lý bảo tồn biển
ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, huyện
Phú Quốc).
2.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt
động của Tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển
Cơ cấu tổ chức của Tiểu khu ĐQL BTB là
các tổ chức CĐ Đá Chồng, Bãi Bổn được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện, bao
gồm BQLCĐ và các Tổ nòng cốt cộng đồng.
BQLCĐ là tổ chức đại diện cho cộng đồng
trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý nghề cá và các hoạt động dịch vụ có liên
quan, được lựa chọn thông qua bầu cử trong nội bộ cộng đồng; thực hiện chức
năng quản lý, điều hành chung các hoạt động của Tiểu khu ĐQL BTB.
Các tổ nòng cốt cộng đồng được hình
thành tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ và điều kiện thực tế trong hoạt
động của Tiểu khu ĐQL BTB, bao gồm: Tổ tuần tra, kiểm soát; Tổ truyền thông và
các Tổ chức năng (khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch…).
BQLCĐ và các tổ nòng cốt cộng đồng hoạt
động theo điều lệ, quy chế, hương ước với sự đồng thuận của cộng đồng và được UBND xã Hàm
Ninh, Bãi Thơm phê duyệt
sau khi có ý kiến của Ban Quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc; tuân thủ các quy định
của Quy chế quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc, Quy định về quản lý hoạt động
khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, Ban Quản lý khu bảo tồn biển
Phú Quốc sẽ hỗ trợ cho BQLCĐ và các Tổ nòng cốt cộng đồng trong các lĩnh vực: Tuần
tra, kiểm soát; điều tra, giám sát đa dạng sinh học trong Tiểu khu ĐQL BTB; đào
tạo năng lực, nâng cao nhận thức và kiện toàn các tổ chức cộng đồng. Hướng dẫn,
triển khai các quy định của Nhà nước đến cộng đồng; đồng thời kiểm tra, giám
sát, đánh giá và báo cáo kết quả hoạt động của Tiểu khu ĐQL BTB.
3. Nội dung hoạt động
của Đề án
Hoạt động 1: Thành lập hoặc kiện
toàn Ban Chỉ đạo đồng quản lý cấp tỉnh, huyện và Ban vận động cấp xã để chỉ đạo
thực hiện Đề án; xây dựng
và triển khai thực hiện quy chế và kế hoạch hoạt động cụ thể của Ban Chỉ đạo và
Ban vận động.
Hoạt động 2: Ban vận động tổ chức
vận động cộng đồng tham gia Đề án và đề cử Ban Quản lý cộng đồng lâm thời của
Tiểu khu ĐQL BTB; tham gia xây dựng hoàn thiện điều lệ, khung thể chế, hương ước,
xây dựng cơ chế tài chính bền vững của cộng đồng và tổ chức thành công Đại hội
bầu BQLCĐ và các tổ nòng cốt của cộng đồng.
Hoạt động 3: Xây dựng và hoàn thiện
các văn bản thỏa thuận về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và chức năng quản
lý các hoạt động có liên quan bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản giữa
Ban Quản lý cộng đồng và các bên liên quan; quy trình giải quyết mâu thuẫn,
xung đột được xây dựng hoàn thiện; Quyết định thành lập và quy chế giao quyền quản lý cho
cộng đồng Tiểu khu ĐQL
BTB.
Hoạt động 4: Vận động các tổ nòng
cốt cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất, quy chế tổ chức tự quản lý các
hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản, dịch vụ du lịch và các hoạt động kinh
tế, văn hóa xã hội khác được phân công, phân cấp và có sự cam kết thực hiện của
các cộng đồng thành viên.
Hoạt động 5: Chính sách hỗ trợ
sinh kế và cơ chế tài chính bền vững được áp dụng tạo điều kiện thuận lợi cho cộng
đồng Tiểu khu ĐQL BTB
hoạt động hiệu lực và hiệu quả.
Hoạt động 6: Ban Quản lý cộng đồng
cơ bản tự quản lý được các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
trên ngư trường được giao quyền mà không vi phạm quy định của Quy chế quản lý khu bảo tồn
biển Phú Quốc, thông qua
việc phối hợp với các bên liên quan tổ chức tuần tra, kiểm soát, quản
lý các phương tiện khai thác trái phép, không tuân thủ quy ước quản lý của cộng đồng và kiểm
soát 100% lượng du khách tham quan, lặn biển trong khu vực Tiểu khu ĐQL BTB.
Hoạt động 7: Cộng đồng phối hợp với
các bên liên quan tổ chức giám sát đánh giá, không còn hiện tượng xâm nhập của
phương tiện bên ngoài và hiện tượng khai thác thủy sản trái phép trong vùng bảo
vệ nghiêm ngặt của Tiểu khu ĐQL BTB.
Nội dung hoạt động cụ thể của Đề án có
phụ lục 1 kèm theo.
4. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Đề án gồm các
nguồn:
- Nguồn ngân sách Nhà nước.
- Nguồn đóng góp của các tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước.
- Nguồn tài trợ của Chương trình Cải
thiện nghề khai thác ghẹ xanh tỉnh Kiên Giang cho năm 2017 là 1.089.090.000
đồng (Một tỷ không
trăm tám mươi chín triệu không trăm chín mươi ngàn đồng), (chi tiết tại
Phụ lục 2 kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban
ngành liên quan và UBND huyện Phú
Quốc triển khai thực hiện Đề án; phổ biến, hướng dẫn nội dung của Đề án đến các
cơ quan quản lý, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động nghề cá.
- Chỉ đạo Chi cục Thủy sản tiếp tục
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án và kiện toàn các tổ chức cộng đồng
Tiểu khu ĐQL bảo tồn biển; trong đó, chú trọng xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban
hành các văn bản liên quan làm nền tảng để triển khai các hoạt động tiếp theo.
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành phối
hợp hỗ trợ Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc, các tổ chức cộng đồng của Tiểu
khu ĐQL BTB thực hiện các chương trình quản lý tổng hợp các hệ sinh thái, bảo vệ
nguồn lợi thủy sản; các chương trình đào tạo kỹ thuật, ứng dụng các mô hình
phát triển sinh kế cho cộng đồng; hằng năm, tổ chức theo dõi, đánh giá hiệu quả
hoạt động của Ban Quản lý cộng đồng; đề xuất điều chỉnh nội dung hoạt động phù
hợp với tình hình thực tế, diễn biến môi trường, tài nguyên, nguồn lợi và thực
tiễn phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Quốc.
2. Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc: Chủ
trì phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung của
Đề án. Phối hợp
với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dựng cơ chế giao quyền
cho các tổ chức cộng đồng. Hỗ trợ pháp lý cho tổ tuần tra của cộng đồng và giải
quyết xung đột của ngư dân trong quá trình thực hiện đồng quản lý.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Chỉ đạo Đồn Biên phòng khu vực Hàm Ninh và Bãi Thơm phối hợp với Ban Quản lý
Khu bảo tồn biển Phú Quốc và các bên liên quan trong quá trình thực hiện
công tác đồng quản lý bảo tồn biển; hỗ trợ tổ tuần tra của Ban Quản lý cộng đồng
thực hiện tuần tra, kiểm soát an toàn, an ninh, trật tự bên trong và xung quanh
Tiểu khu ĐQL BTB.
4. Các sở, ngành, chính quyền địa
phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể có liên
quan: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Phú
Quốc và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ
biến và triển khai có hiệu quả nội dung Đề án.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, có phát
sinh những khó khăn, vướng mắc các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để tổng hợp báo
cáo, đề xuất cho UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở,
ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc và các tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch và thương mại
thủy sản có liên quan đến Tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển Phú Quốc chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT.Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh KG;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Liên minh HTX tỉnh;
- Website tỉnh;
- LĐVP, CVNC;
- Lưu: VT, cvquoc (01b).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Anh Nhịn
|