Quyết định 3741/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thu Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa năm 2016

Số hiệu 3741/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/09/2016
Ngày có hiệu lực 28/09/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3741/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THU QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH THANH HÓA NĂM 2016

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh: Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 về việc thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai và ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh, Quyết định số 215/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 về việc thành lập Ban quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa (cơ quan quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai cấp tỉnh);

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 193/TTr-SNN&PTNT ngày 08/9/2016, Sở Tài chính tại Văn bản số 3935/STC- QLNS.TTK ngày 20/9/2016 về việc thẩm định Kế hoạch thu Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thu Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa năm 2016, cụ thể như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC ĐÓNG GÓP

1. Đối tượng đóng góp, mức đóng góp

Thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ, cụ thể:

1.1. Đối với các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập (gọi chung là doanh nghiệp) đóng trên địa bàn tỉnh: Mức đóng góp bắt buộc một năm là 2/10.000 (hai phần vạn) trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính hàng năm, nhưng tối thiểu là 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng), tối đa 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng) và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp như sau:

a) Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước đóng 01 ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp;

b) Người lao động trong các doanh nghiệp đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng (Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ);

c) Người lao động khác, trừ các đối tượng đã được quy định tại điểm a, điểm b khoản này, đóng 15.000 đồng/người/năm.

2. Đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp:

Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ, cụ thể:

2.1. Đối tượng được miễn đóng góp:

a) Thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ;

c) Quân nhân làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí;

d) Sinh viên, học sinh đang theo học tập trung dài hạn tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề;

đ) Người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; người mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

e) Người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 01 năm trở lên;

g) Thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo; thành viên thuộc hộ gia đình ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; thành viên thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn;

[...]