Quyết định 37/2016/QĐ-UBND quy định về nội dung chi và mức hỗ trợ hoạt động khuyến nông do thành phố Cần Thơ ban hành

Số hiệu 37/2016/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/11/2016
Ngày có hiệu lực 05/12/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Võ Thành Thống
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2016/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG CHI VÀ MỨC HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Điều 6 Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với hoạt động khuyến nông;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định nội dung chi và mức hỗ trợ hoạt động khuyến nông thuộc các lĩnh vực ngành nghề sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; dịch vụ nông nghiệp, nông thôn bao gồm: Giống, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, vật tư nông nghiệp, thiết bị, máy cơ khí, công cụ nông nghiệp, thủy nông, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

2. Đối tượng áp dụng

a) Người sản xuất gồm: Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã; công nhân nông trường; doanh nghiệp vừa và nhỏ;

b) Tổ chức khuyến nông trong nước và nước ngoài thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực ngành nghề sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; dịch vụ nông nghiệp nông thôn bao gồm giống, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, vật tư nông nghiệp, thiết bị, máy cơ khí, công cụ nông nghiệp, thủy nông, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

c) Người hoạt động khuyến nông là cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực ngành nghề sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; dịch vụ nông nghiệp nông thôn bao gồm giống, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, vật tư nông nghiệp, thiết bị, máy cơ khí, công cụ nông nghiệp, thủy nông, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

d) Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về khuyến nông.

Điều 2. Nội dung chi và mức hỗ trợ tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

1. Nội dung chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo

a) Chi in ấn tài liệu, giáo trình trực tiếp phục vụ lớp học; văn phòng phẩm; nước uống; thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp học; vật tư thực hành lớp học (nếu có);

b) Chi bồi dưỡng cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật, chi tiền đi lại, tiền ở, phiên dịch (nếu có);

c) Chi cho học viên: Hỗ trợ tiền ăn, đi lại; tiền ở (nếu có);

d) Chi khác: Khai giảng, bế giảng, in giấy chứng nhận, tiền y tế cho lớp học, khen thưởng.

2. Mức hỗ trợ đối với người sản xuất tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo

a) Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học. Hỗ trợ tiền ăn đối với các lớp tập huấn tổ chức tại thành phố tối đa không quá 40.000 đồng/ngày thực học/người; đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại quận, huyện không quá 30.000 đồng/ngày thực học/người; đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại xã, phường, thị trấn không quá 25.000 đồng/ngày thực học/người. Hỗ trợ tiền phương tiện đi lại theo giá vé phương tiện vận tải hành khách công cộng chiều đi và về từ nhà hoặc nơi làm việc đến nơi tham dự tập huấn, đào tạo tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học xa nơi cư trú từ 15 km; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thì thanh toán theo mức khoán tiền tự túc phương tiện theo mức 1.200 đồng/km, tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa học. Đối với chỗ ở cho người học được đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ như chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì đơn vị tổ chức đào tạo, tập huấn được hỗ trợ 100% chi phí, nhưng không quá 200.000 đồng/ người/đêm;

b) Nông dân sản xuất hàng hoá, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã, công nhân nông trường được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học. Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại tối đa không quá 50% theo mức quy định đối với người nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Đối với chỗ ở cho người học được đơn vị tổ chức bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ như chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 50% chi phí nhưng không quá 50% theo mức quy định đối với người nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; phần chi phí còn lại do học viên tham gia đóng góp;

c) Doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực khuyến nông được hỗ trợ 50% chi phí tài liệu học khi tham dự.

3. Mức hỗ trợ đối với người hoạt động khuyến nông khi tham gia bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo

a) Đối với người hoạt động khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học. Đối với chỗ ở cho người học được đơn vị tổ chức bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ như chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí, nhưng không quá 200.000 đồng/người/đêm. Các chế độ công tác khác do cơ quan cử cán bộ tham dự thanh toán theo chế độ hiện hành;

[...]