BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3639/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI
LIỆU CHUYÊN MÔN “HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LỌC MÁU TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH,
CHỮA BỆNH TRONG DỊCH COVID-19”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng chống
bệnh truyền nhiễm năm 2007;
Căn cứ Luật Khám bệnh,
chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số
170/QĐ-TTg ngày 30/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ
đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi
rút Corona gây ra;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng
dẫn tổ chức hoạt động lọc máu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong dịch
COVID-19”.
Điều
2.
Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tổ chức hoạt động lọc máu
tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong dịch COVID-19” được áp dụng tại các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Điều
3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều
4.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Tổng
Cục trưởng, Cục trưởng và Vụ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám
đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Bệnh viện
trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều
4;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để
ph/h);
- Cổng thông tin điện tử
Bộ Y tế, website Cục QLKCB;
- Lưu: VT, KCB.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn
|
HƯỚNG DẪN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LỌC
MÁU TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TRONG DỊCH COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3639/QĐ-BYT ngày 30 tháng 07 năm
2021)
DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN
“HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LỌC
MÁU TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TRONG DỊCH COVID-19”
Chỉ đạo biên soạn
|
|
PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn
|
Thứ trưởng Bộ Y tế
|
Chủ biên
|
|
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê
|
Cục trưởng Cục QLKCB - Bộ Y tế, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị
COVID-19
|
Đồng chủ biên
|
|
GS.TS. Nguyễn Văn Kính
|
Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam
|
TS.BS. Nguyễn Hữu Dũng
|
Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Thận Tiết
niệu & Lọc máu - Bệnh viện Bạch Mai
|
Tham gia biên soạn và thẩm định
|
|
BS.CK2. Nguyễn Trung Cấp
|
Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
|
TS.BS. Nguyễn Thế Cường
|
Trưởng khoa Thận Lọc máu - Bệnh viện Việt Đức
|
TS . Vương Ánh Dương
|
Phó Cục trưởng Cục QLKCB - Bộ Y tế
|
BS.CK2. Nghiêm Tam Dương
|
Trưởng khoa Thận Tiết Niệu - Lọc máu - BV tỉnh Bắc Giang
|
BS.CK2. Đặng Thế Đạt
|
Giám đốc trung tâm Thận - Lọc máu - BVĐK tỉnh Thanh Hóa
|
BS.CK2. Phạm Văn Hiền
|
Phó Tổng thư ký Hội Lọc máu Việt Nam, Khoa Thận Nhân Tạo Bệnh viện
Chợ Rẫy
|
BS.CK1. Nguyễn Thanh Hùng
|
Phó Tổng thư ký Hội Lọc máu Việt Nam
|
ThS. Nguyễn Trọng Khoa
|
Phó Cục trưởng Cục QLKCB - Bộ Y tế
|
BS.CK2. Phan Tùng Lĩnh
|
Giám đốc Bệnh viện thận Hà Nội
|
ThS. Trương Lê Vân Ngọc
|
Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khỏe cán bộ
- Cục QLKCB - Bộ Y tế
|
PGS.TS. BS Lê Việt Thắng
|
Phó Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam, Trưởng Bộ môn Khoa Nội Thận -
Lọc máu, Bệnh viện Quân Y 103
|
BS.CK2. Từ Kim Thanh
|
Trưởng khoa Thận nhân tạo, Phụ trách Khoa Nội tiết - Thận Bệnh
viện Lê Văn Thịnh
|
TS.BS. Nguyễn Minh Tuấn
|
Phó Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam, Trưởng khoa Thận nhân tạo - Bệnh
viện Chợ Rẫy
|
BS. Hồ Đắc Tuấn
|
Phó Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam
|
BS.CK2. Võ Quang Vinh
|
Phó Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam, Trưởng khoa Thận nhân tạo - Bệnh
viện đa khoa Đà Nẵng
|
Thư ký biên soạn
|
|
ThS. Nguyễn Thanh Ngọc
|
Phó Trưởng Phòng phụ trách Phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ
sức khỏe cán bộ - Cục QLKCB - Bộ Y tế
|
ThS. Trương Lê Vân Ngọc
|
Phó Trưởng Phòng Phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khỏe
cán bộ - Cục QLKCB - Bộ Y tế
|
CN. Hà Thị Thu Hằng
|
Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khỏe cán bộ
- Cục QLKCB - Bộ Y tế
|
CN. Lê Thị Huyền
|
Thư ký Hội Lọc máu Việt Nam
|
LỜI NÓI ĐẦU
Dịch
COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán - Trung Quốc, sau đó đã nhanh chóng
lan rộng khắp thế giới, cho đến nay đã có hơn 170 triệu người mắc bệnh, hơn 3,5
triệu người tử vong. Người bệnh lọc máu là một trong những đối tượng có nguy cơ
mắc và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi mắc COVID-19 do nguy cơ diễn biến
nặng trên bệnh lý nền, tình trạng suy giảm miễn dịch và thường xuyên tiếp xúc
với môi trường bệnh viện. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ người bệnh lọc máu
mắc COVID-19 diễn biến nặng và nguy kịch khoảng 16 - 20%.
Tại Việt
Nam, theo Báo cáo tình hình COVID-19 tại Đà Nẵng năm 2020 ghi nhận 46 người
bệnh lọc máu dương tính với COVID-19, trong đó, có 26 người bệnh tử vong
(56,5%), riêng tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, tiếp nhận điều trị cho 38 người
bệnh lọc máu dương tính COVID-19, số người bệnh tử vong là 12 người (31,5%).
Thực tế tại Đà Nẵng cho thấy nếu được chuẩn bị tốt về điều kiện cơ sở vật chất,
nhân lực, đào tạo, tổ chức sàng lọc, phân nhóm người bệnh lọc máu, tổ chức,
điều phối hoạt động lọc máu thì chúng ta có thể giảm thiểu được nguy cơ lây
nhiễm, hạn chế nguy cơ diễn biến nặng và hạn chế được số người bệnh tử vong.
Phòng chống
dịch COVID-19 và đồng thời bảo đảm cung cấp dịch vụ lọc máu cho người bệnh lọc
máu tại các cơ sở khám, chữa bệnh cần sự tổ chức, nhất quán và chuẩn bị kỹ, sẵn
sàng với sự phối hợp của nhiều bên liên quan. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, trực
tiếp là Cục Quản lý khám, chữa bệnh, sự tham gia xây dựng và hoàn thiện của Hội
lọc máu Việt Nam và sự góp ý của các chuyên gia, bệnh viện liên quan, “Hướng
dẫn tổ chức hoạt động lọc máu trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong dịch
bệnh COVID-19” đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Chúng tôi xin trân trọng cảm
ơn Hội Lọc máu Việt Nam và các chuyên gia, các bệnh viện đã tích cực, dành
nhiều thời gian, chuyên môn, kinh nghiệm để xây dựng Hướng dẫn. Hướng dẫn này
sẽ mang lại những giải pháp tốt trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và bảo
đảm cung cấp dịch vụ lọc máu cho người bệnh không bị gián đoạn trong bối cảnh
dịch COVID-19.
|
CHỦ BIÊN
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê
CỤC TRƯỞNG
CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH
PHÓ TRƯỞNG TIỂU BAN ĐIỀU TRỊ COVID-19
|
MỤC LỤC
I. MỤC TIÊU
VÀ NGUYÊN TẮC
1. Mục tiêu
2. Nguyên
tắc
II. HƯỚNG
DẪN TỔ CHỨC ĐƠN VỊ LỌC MÁU
1. Tổ chức
các đơn vị lọc máu trong phòng, chống dịch COVID-19:
2. Đối với
cơ sở khám bệnh chữa bệnh có ĐVLM:
3. Quy định
đối với người đến lọc máu chu kỳ và người nhà:
4. Điều trị
NBLM nhiễm COVID-19:
5. Theo dõi
người bệnh sau lọc máu
PHỤ LỤC 1:
CHUẨN BỊ CÁC ĐVLM CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI BỆNH
PHỤ LỤC 2:
TỔ CHỨC ĐƠN VỊ LỌC MÁU
PHỤ LỤC 3:
SÀNG LỌC NBLM TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
TÀI LIỆU
THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐVLM
|
Đơn vị
lọc máu
|
KBCB
|
Cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh
|
NBLM
|
Người
bệnh lọc máu
|
F0
|
Người
dương tính với COVID-19
|
F1
|
Đối tượng
tiếp xúc gần vòng 1
|
F2
|
Đối tượng
tiếp xúc gần vòng 2
|
HƯỚNG DẪN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LỌC MÁU TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM,
CHỮA BỆNH TRONG DỊCH COVID-19
(Ban
hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BYT ngày tháng năm 2021)
I.
MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC
1. Mục tiêu
- Bảo đảm cung cấp dịch
vụ lọc máu cho người bệnh lọc máu (NBLM) ở mức độ nguy cơ phơi nhiễm khác nhau
trong dịch COVID-19.
- Hạn chế lây nhiễm
COVID-19 cho NBLM và nhân viên tại Đơn vị lọc máu (ĐVLM).
- Giảm nguy cơ diễn
biến nặng và tử vong ở NBLM khi mắc COVID-19.
2. Nguyên tắc
2.1. Củng cố ĐVLM cần
bảo đảm tính bền vững và hiệu quả sử dụng trong dịch COVID-19 và duy trì sau
khi dịch bệnh đã được kiểm soát.
2.2. Tổ chức các hoạt
động lọc máu trong các cơ sở khám chữa bệnh phải bảo đảm an toàn cho người bệnh
lọc máu và nhân viên y tế trong dịch COVID-19 và tối ưu hoá công tác phòng,
chống lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám, chữa bệnh và cộng đồng.
2.3. Người bệnh, người
nhà, nhân viên y tế phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch
COVID-19 theo hướng dẫn của Chính Phủ, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố và chính quyền địa phương.
2.4. Các cơ sở khám
chữa bệnh nghiêm chỉnh thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, quy trình
chuyên môn về lọc máu và các hướng dẫn chuyên môn có liên quan của Bộ Y tế
trong lọc máu.
II.
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC ĐƠN VỊ LỌC MÁU
1.
Tổ chức các đơn vị lọc máu trong phòng, chống dịch COVID-19:
1.1. Sở Y tế các tỉnh -
thành phố: chỉ định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) có sẵn Đơn vị lọc máu
hoặc thiết lập Đơn vị lọc máu cho người nhiễm COVID-19 (sau đây gọi là F0). Với
người nhiễm COVID-19 đang lọc máu chu kỳ là người có nguy cơ diễn biến nặng sẽ
được chuyển đến Khoa truyền nhiễm hoặc Khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng
để được tiếp tục lọc máu và điều trị COVID-19.
1.2. Đối với cơ sở khám
chữa bệnh có cơ sở lọc máu chu kỳ, thực hiện lọc máu cho:
- Người bệnh lọc máu
(NBLM) là F1 cần được lọc máu ở khu riêng và được giám sát xét nghiệm COVID-19
theo quy định.
- Nhóm NBLM là người
F2, NBLM cư trú tại địa phương bị phong tỏa, NBLM F0 được công nhận khỏi bệnh
(sau đây gọi tắt là Nhóm NBLM có nguy cơ).
- Nhóm NBLM không có
triệu chứng nghi ngờ và không có yếu tố dịch tễ, được xét nghiệm COVID-19 định
kỳ với kết quả quả âm tính (sau đây gọi tắt là nhóm đang lọc máu bình thường).
- Trong trường hợp cơ
sở KBCB có ĐVLM nằm trong khu vực bị phong tỏa, người bệnh hoặc gia đình bố trí
đưa - đón người bệnh đi lọc máu.
(Sơ đồ chuẩn bị các
ĐVLM cho các đối tượng người bệnh xem Phụ lục số 01)
2.
Đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh có ĐVLM:
2.1. Các cơ sở KBCB có
ĐVLM chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nhân lực và tổ chức các hoạt động phòng, chống
dịch, cần thực hiện phân luồng người bệnh một chiều (theo Quyết định
5188/QĐ-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn
phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19) và bố trí ĐVLM gồm các khu vực sau:
- Khu vực sàng lọc
- Khu vực chờ
- Phòng lọc máu cách ly
- Phòng lọc máu thông
thường
(Sơ đồ hướng dẫn bố trí
Đơn vị lọc máu trong Phụ lục số 02).
2.2 Các cơ sở KBCB dự
trù đầy đủ trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc… bảo đảm cung cấp liên tục
với thời gian tối thiểu 2 tháng.
2.3. Các cơ sở KBCB tổ
chức đào tạo, tập huấn hoặc cập nhật thường xuyên cho nhân viên kiến thức về
phòng, chống COVID-19.
2.4. Cơ sở KBCB đào
tạo, tập huấn, hướng dẫn nhân viên y tế thực hiện “Hướng dẫn điều trị, quản lý
bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch COVID-19” theo Quyết định số
1470/QĐ-BYT ngày 6/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2.5. Các ĐVLM ở các cơ
sở KBCB thực hiện tổ chức - quản lý, sàng lọc, điều trị NBLM trong phòng, chống
dịch COVID-19:
a. Sàng lọc COVID-19
cho NBLM
- Tất cả người bệnh
trước khi đến ĐVLM phải khai báo y tế, đeo khẩu trang y tế, rửa tay nhanh và đo
thân nhiệt.
- Làm test nhanh kháng
nguyên COVID-19 cho tất cả người đến lọc máu trước khi tiến hành lọc máu.
(Sơ đồ hướng dẫn sàng
lọc COVID-19 cho NBLM trong phụ lục số 03)
- Nếu có kết quả test
nhanh kháng nguyên COVID-19 dương tính, đưa người bệnh vào khu hoặc phòng cách
ly tạm thời, lấy mẫu cho làm xét nghiệm Realtime PCR. Đồng thời, cơ sở KBCB
đánh giá mức độ tiếp xúc với người bệnh và khẩn trương chuẩn bị thực hiện khử
khuẩn, liên hệ và chuyển ngay người bệnh đến khu cách ly, điều trị COVID-19 tại
địa phương khi có kết quả Real-time RT - PCR dương tính.Trong thời gian chờ kết
quả xét nghiệm, nếu không thể trì hoãn lọc máu thì người bệnh được lọc máu tại
phòng lọc máu cách ly của ĐVLM trước khi chuyển bệnh nhân đi.
- Nếu kết quả xét
nghiệm test nhanh kháng nguyên hoặc Real time RT - PCR âm tính, người bệnh tiếp
tục được lọc máu bình thường.
- Đánh giá mức độ tiếp
xúc của người bệnh, nếu là F1 thực hiện giám sát chặt chẽ, lọc máu tại khu vực
cho đối tượng F1.
b) Thực hiện lọc máu:
- Người bệnh lọc máu
phải được lọc máu đủ liều, theo đúng quy trình chuyên môn.
- Đối với người bệnh
F0: Quả lọc dây máu dùng 1 lần.
3.
Quy định đối với người đến lọc máu chu kỳ và người nhà:
3.1. Người bệnh trong
khu vực phong tỏa được địa phương cho phép đi lọc máu theo lịch của ĐVLM đang
điều trị, tuân thủ đầy đủ theo quy định phòng chống dịch COVID-19, kể cả khi di
chuyển và tại đơn vị lọc máu.
3.2. NBLM là đối tượng
được ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19.
3.3. Sàng lọc và quản
lý người nhà, người chăm sóc, người đi kèm (sau đây gọi là người nhà) NBLM:
a. Người nhà người bệnh
phải tuân thủ quy định phòng, chống dịch của Bộ Y tế và địa phương, Bệnh viện,
khoa Lọc máu.
b. Tốt nhất người bệnh
tự đi đến ĐVLM và đi về nơi cư trú bằng phương tiện cá nhân. Nếu người bệnh
không tự đi được, người nhà đưa người bệnh đến cổng bệnh viện và được nhân viên
y tế hướng dẫn vào ĐVLM.
c. Đối với các đối
tượng người bệnh F1, F2 và người bệnh trong khu vực phong tỏa, gia đình đưa,
đón người bệnh đi lọc máu và bảo đảm quy định kiểm soát nhiễm khuẩn.
4.
Điều trị NBLM nhiễm COVID-19:
Thực hiện theo Quyết
định số 3416/QĐ-BYT ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2) và
các hướng dẫn chuyên môn liên quan.
5.
Theo dõi người bệnh sau lọc máu
NBLM và người nhà phải
tự theo dõi các triệu chứng bất thường như sốt, ho, đau họng, mất khứu giác,…
nếu có, phải báo cho y tế địa phương hoặc đơn vị đang điều trị lọc máu để được
hướng dẫn.
PHỤ LỤC 1: CHUẨN BỊ CÁC
ĐVLM CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI BỆNH
PHỤ LỤC 2: TỔ CHỨC ĐƠN
VỊ LỌC MÁU
PHỤ LỤC 3: SÀNG LỌC
NBLM TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ISN, 2021, Recommendations
COVID-19 in CKD patients, https://www.theisn.org/initiatives/covid-19/recommendations/
2. Nguyễn Đại Vĩnh,
Nguyễn Thanh Hùng, 2020, Báo cáo kinh nghiệm xây dựng và tổ chức trung tâm Thận
tiết niệu - Lọc máu - Hồi sức cấp cứu điều trị cho NBLM nhiễm COVID-19 tại Bệnh
viện dã chiến Hòa Vang - Đà Nẵng, Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch
COVID-19 của Bộ Y tế, Thanh Hóa, tháng 10 năm 2020.
3. Government of India
Ministry of Health & Family Welfare, 2020, Guidelines for Dialysis of COVID
- 19 patients.
4. BC Renal, 2020,
Guideline: Novel coronavirus (COVID-19) for Hemodialysis Outpatients, http://www.bcrenal.ca/resource-gallery/Documents/COVID-19_Guideline_for_Hemodialysis_Programs.pdf.
5. Bộ Y tế, Quyết định
2482/2018/QĐ-BYT ngày 13 tháng 4 năm 2018 của Bộ Y tế về các quy trình kỹ thuật
lọc máu.
6. Bộ Y tế, 2021, Quyết
định số 1470/QĐ-BYT ngày 6/3/2021 Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng
dẫn điều trị, quản lý bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch COVID-19”.
7. ISN, 2020,
Recommendations for prevention and treatment of COVID-19, https://www.theisn.org/initiatives/covid-19/recommendations/#prevention-and-
treatment-of-covid-19.
8. ISN, 2020, The impact
of COVID-19 infection on kidney, https://www.theisn.org/initiatives/covid-19/recommendations/#prevention-and-
treatment-of-covid-19.
9. ISN, 2020, COVID-19 in
patient with chronic kidney disease, https://www.theisn.org/initiatives/covid-19/recommendations/#prevention-and-treatment-of-covid-19.
10. Centers for Disease
Control and Prevention, Recommendations for preventing transmission of
infections among chronic hemodialysis patients. MMWR 2001; 50(RR-5):1-43.
11. Bộ Y tế, Quyết định
5188/QĐ-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2020, về việc ban hành hướng phòng và kiểm
soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong cơ sở khám chữa bệnh.
12. Bộ Y tế, (Quyết
định số 3416/QĐ-BYT ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2).
13. Bộ Y tế, Quyết định
số 2022/QĐ-BYT ngày 28 tháng 4 năm 2021 của Bộ Y tế Ban hành hướng dẫn sử dụng
sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS- CoV-2.
14. Bộ Y tế, Quyết định
số 879/QĐ-BYT ngày 12 tháng 3 năm 2020 về việc ban hành hướng dẫn cách ly y tế
tại nhà, nơi cư trú phòng, chống dịch COVID-19.