UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
36/2010/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Yên, ngày 20 tháng 12 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG
CHĂN NUÔI, PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THUỶ SẢN
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số
171/TTr-NN&PTNT ngày 16/11/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này “Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chăn nuôi, phòng, chống
dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực
sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành,
thị, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phùng Quang Hùng
|
QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG CHĂN NUÔI, PHÒNG, CHỐNG
DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THUỶ SẢN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2010/QĐ -UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này
quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh
gia súc, gia cầm và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Những nội
dung không nêu trong bản quy định này thực hiện theo Pháp lệnh Thú y ngày
29/4/2004; Nghị định số 33/2005/NĐ- CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ- CP
ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
33/2005/NĐ- CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Thú y và các quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT về chăn
nuôi, phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản.
Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
Quy định này
điều chỉnh đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động về chăn nuôi gia súc, gia
cầm, thuỷ sản và các cấp, các ngành có chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt
động chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC
CÁ NHÂN TRONG CHĂN NUÔI, PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
Điều 3. Trách nhiệm về đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.
1. Đối với hộ
gia đình, cá nhân chăn nuôi gia súc gia cầm
a) Phải có
nơi nuôi, nhốt gia súc, gia cầm cách biệt với nơi ở, có hàng rào, tường bao
quanh, không thả rông gia súc, gia cầm ra khỏi khu vực nuôi; Đối với trâu, bò,
dê, ngựa, chó khi đi ra đường phải có người dắt;
b) Con giống
đưa vào nuôi phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. Chuồng nuôi phải sạch sẽ,
thoáng mát, đảm bảo vệ sinh; từng loại gia súc, gia cầm phải nuôi nhốt riêng.
Chuồng trại và môi trường xung quanh phải được vệ sinh hàng ngày, khử trùng
tiêu độc theo định kỳ, trước và sau mỗi đợt nuôi; không để ảnh hưởng đến các hộ
xung quanh. Phải có nơi thu gom, xử lý chất thải như: phân, chất độn chuồng, nước
thải đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường theo quy định.
c) Dụng cụ
dùng trong chăn nuôi trước khi đưa vào sử dụng phải được vệ sinh; thức ăn, nước
dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo sạch sẽ, không chứa các chất độc hại (các hoá
chất, hoóc môn tăng trưởng cấm sử dụng) làm ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi và
sức khoẻ con người khi sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm.
2. Đối với chủ
cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
a) Địa điểm
chăn nuôi phải theo quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt, cách xa khu dân cư,
trường học, bệnh viện, công sở và những nơi công cộng khác tối thiểu 200m; có
tường, hàng rào bao quanh, không để người và gia súc từ ngoài vào khu vực nuôi;
phải có nơi khử trùng cho người và phương tiện khi vào, ra ngoài cơ sở; phải có
các khu nuôi riêng từng loại gia súc, gia cầm và khu cách ly gia súc, gia cầm
trước khi đưa vào nuôi; phải có nơi thu gom và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh
thú y trước khi sử dụng hoặc thải ra môi trường;
b) Con giống
đưa vào nuôi phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch
do cơ quan thú y cấp (nếu con giống nhập ngoài huyện, tỉnh);
c) Phải khai
báo khi nhập đàn mới, xuất bán; báo cáo tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm định
kỳ hàng tháng, đột xuất với thú y cơ sở, chính quyền địa phương và Trạm thú y cấp
huyện.
3. Đối với chủ
cơ sở chăn nuôi thuỷ sản tập trung
a) Địa điểm
chăn nuôi phải theo quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Phải có đủ
các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại khoản 4 điều này;
b) Có kho
riêng biệt bảo quản thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn tự chế;
dụng cụ chăn nuôi; thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng trong quá trình
nuôi;
c) Có khu vệ
sinh cá nhân cách biệt với ao, đầm nuôi.
4. Đối với hộ
gia đình, cá nhân chăn nuôi thuỷ sản
a) Con giống
đưa vào nuôi phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. Ao, hồ nuôi và môi trường
xung quanh phải được vệ sinh hàng ngày, khử trùng tiêu độc theo định kỳ, trước
và sau mỗi đợt nuôi; không để ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.
b) Có hệ thống
cấp nước nuôi và thoát nước thải riêng biệt; phải xử lý nước trước khi đưa vào
ao, đầm nuôi và phải đảm bảo thời gian để trống sau mỗi đợt nuôi; có nơi thu
gom, xử lý chất thải, nước thải đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường
theo quy định;
c. Thực hiện
nghiêm các quy định tại điểm c khoản 1 điều này.
Điều 4. Trách nhiệm về phòng bệnh.
1. Đối với hộ
gia đình, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản
a) Phải thực
hiện tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc cho gia súc, gia cầm theo
quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT; phải chấp hành nghiêm việc tiêm phòng vắc
xin cho gia súc, gia cầm theo kế hoạch của tỉnh, huyện, xã;
b) Khi phát
hiện gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc nghi bị dịch bệnh phải khai báo ngay cho
chính quyền địa phương và cán bộ thú y cơ sở hoặc Trạm thú y cấp huyện và có
trách nhiệm thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định;
nghiêm cấm việc giấu dịch, bán chạy gia súc, gia cầm ốm, chết, nghi mắc bệnh; cấm
vứt xác động vật chết ra môi trường, phải tiêu huỷ theo hướng dẫn của cơ quan
chuyên môn;
c) Phải chấp
hành và tạo điều kiện cho việc lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán dịch bệnh gia súc,
gia cầm và thuỷ sản theo yêu cầu của cơ quan chức năng; thường xuyên vệ sinh
chuồng trại, khử trùng tiêu độc toàn bộ khu vực chăn nuôi và môi trường xung
quanh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
2. Đối với chủ
cơ sở chăn nuôi gia súc; gia cầm, thuỷ sản tập trung
a) Thực hiện
theo quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định khác của Pháp luật về thú y.
b) Phải có
nơi nuôi, nhốt cách ly gia súc, gia cầm ốm, mắc bệnh, nghi mắc bệnh để theo dõi
và điều trị, có khu vực riêng để tiêu huỷ gia súc, gia cầm ốm, chết đảm bảo vệ
sinh thú y và môi trường.
Điều 5. Trách nhiệm về chống dịch bệnh
1. Đối với hộ
gia đình, cá nhân chăn nuôi gia súc gia cầm
1.1 Đối với
vùng bị dịch bệnh:
a) Không được
giết mổ, lưu thông, mua bán, trao đổi gia súc, gia cầm, sản phẩm của gia súc,
gia cầm dễ nhiễm dịch bệnh đã công bố trong vùng dịch;
b) Phải tiêm
phòng bắt buộc vắc xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho
gia súc, gia cầm dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch theo quy định;
c) Phải chấp
hành tiêu huỷ gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết; thực hiện các biện pháp khử
trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi trong vùng dịch theo hướng dẫn
của cơ quan thú y.
1.2. Đối với
vùng ngoài vùng tiếp giáp với vùng bị dịch bệnh:
a) Thực hiện
theo quy định tại điểm 1.1 khoản này;
b) Tiêm phòng
hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác theo quy định đối với từng
bệnh;
c) Tăng cường
giám sát dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện có gia súc, gia cầm ốm,
chết, mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải báo cáo ngay với cơ quan chuyên môn, chính
quyền địa phương để kịp thời xử lý;
2. Đối với chủ
cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung:
a) Thực hiện
theo quy định tại khản 1 Điều này và các quy định khác của Pháp luật về thú y;
b) Phải báo
cáo hàng ngày tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm của cơ sở với cán bộ thú y
xã, chính quyền địa phương và Trạm thú y cấp huyện;
3. Đối với chủ
cơ sở chăn nuôi thuỷ sản tập trung:
a) Phải khai
báo khi nhập thuỷ sản về nuôi, xuất bán; báo cáo tình hình dịch bệnh thuỷ sản định
kỳ hàng tháng, đột xuất với thú y cơ sở, chính quyền địa phương và Trạm thú y cấp
huyện;
b) Thực hiện
theo quy định tại khoản 4 Điều này và các quy định khác của pháp luật về phòng,
chống dịch bệnh thuỷ sản.
4. Đối với hộ
gia đình, cá nhân chăn nuôi thuỷ sản:
a) Khi phát
hiện thuỷ sản bị bệnh hoặc nghi bị dịch bệnh phải báo cáo ngay cho chính quyền
địa phương và cán bộ thú y cơ sở hoặc Trạm thú y cấp huyện; thực hiện triệt để
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định;
b) Nghiêm cấm
việc giấu dịch, bán chạy thuỷ sản chết, nghi mắc bệnh. Cấm vứt xác thuỷ sản chết
ra môi trường, phải tiêu huỷ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn
c) Phải chấp
hành và tạo điều kiện cho việc lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán dịch bệnh thuỷ sản
theo yêu cầu của cơ quan chức năng; thường xuyên vệ sinh ao, đầm nuôi, khử
trùng tiêu độc toàn bộ khu vực chăn nuôi và môi trường xung quanh theo hướng dẫn
của cơ quan thú y;
d) Khi vận
chuyển thủy sản giồng, sản phẩm thuỷ sản dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi, thức
ăn cho thuỷ sản ra khỏi huyện, tỉnh phải khai báo với cơ quan Thú y cấp huyện để
kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC
NGÀNH CÁC CẤP
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp & PTNT
1. Triển khai
toàn diện việc phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Chính
phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh; Xây dựng chính sách, kế hoạch phòng,
chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Lập quy
hoạch các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản tập trung; kiểm tra việc
thực hiện các quy định về chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm
và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với
UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo thực hiện việc xây dựng các khu chăn nuôi
gia súc, gia cầm và thuỷ sản tập trung theo quy định của UBND tỉnh và triển
khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
3. Chỉ đạo
Chi cục thú y tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
và thuỷ sản thường xuyên và đột xuất; tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh,
cung ứng đầy đủ, kịp thời vắcxin, vật tư, hoá chất cho công tác phòng, chống dịch
bệnh của tỉnh theo quy định; chỉ đạo Trạm thú y cấp huyện giám sát chặt chẽ
tình hình dịch bệnh; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho cán bộ thú y cấp xã;
theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện về phòng, chống dịch bệnh.
Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ban ngành liên quan
Các sở Kế hoạch
& đầu tư, Tài chinh, Y tế, Tài nguyên & môi trường, Công thương, Thông
tin & Truyền thông, Công an tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thanh và truyền
hình tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ có liên quan có trách nhiệm bố trí kinh phí
cho phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với Ngành nông nghiệp
& PTNT kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch
bệnh; xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thú y; đảm bảo công tác y tế dự phòng
cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với UBND các huyện,
thành , thị chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trong việc quy hoạch và xây dựng
các cơ sở chăn nuôi; nơi tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật; quy trình xử lý
chất thải chăn nuôi, nơi tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật đảm bảo vệ sinh
môi trường; quy hoạch hệ thống chợ, tụ điểm, khu vực kinh doanh gia súc, gia cầm,
thuỷ sản và sản phẩm gia súc, gia cầm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh; phổ biến,
tuyền truyền các quy định của pháp luật về lĩnh vực chăn nuôi, thú y; thông tin
kịp thời tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống để người dân biết,
chủ động thực hiện.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND của huyện, thành phố, thị xã
1. Uỷ ban
nhân dân cấp huyện có trách nhiệm
a) Chỉ đạo
toàn diện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản trên địa
bàn; xây dựng kế hoạch phòng, chống định kỳ và đột xuất theo kế hoạch của tỉnh
và tình hình dịch bệnh cụ thể ở địa phương; tổ chức thông tin tuyên truyền các
quy định của pháp luật về lĩnh vực chăn nuôi, thú y và các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y; đảm bảo kinh phí cho
công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản từ Quỹ phòng, chống
thiên tai, dịch bệnh được UBND tỉnh giao; chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thực
hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản theo quy định.
b) Chủ trì,
phối hợp với các sở, ngành liên quan lập quy hoạch và xây dựng các khu chăn
nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, nơi buôn bán gia súc, gia cầm, thuỷ sản và sản
phẩm gia súc, gia cầm, thuỷ sản trên địa bàn đảm bảo các điều kiện về vệ sinh
thú y và vệ sinh môi trường;
c) Tổ chức
các đợt thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của Pháp luật đối với các tổ
chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản; theo dõi, tổng
hợp, báo cáo tình hình thực hiện quy định về phòng, chống dịch bệnh gia súc,
gia cầm và thuỷ sản trên địa bàn theo qui định.
2. Chủ tịch
UBND cấp huyện có trách nhiệm quyết định tiêu huỷ và chỉ đạo tổ chức tiêu huỷ
gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết, mắc bệnh, nghi mắc bệnh và các sản phẩm gia
súc, gia cầm và thuỷ sản theo quy định phải tiêu hủy bắt buộc trên địa bàn;
tiêu hủy gia súc, gia cầm, thuỷ sản và sản phẩm gia súc, gia cầm, thuỷ sản vận
chuyển vào địa bàn vi phạm các quy định của Pháp luật về thú y phải tiêu huỷ.
Điều 9. Trách nhiệm của UBND xó, phường, thị trấn.
Chỉ đạo toàn
diện về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; Quy hoạch các cơ
sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản (gia trại, trang trại) trình UBND cấp
huyện phê duyệt. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch
bệnh cho gia súc, gia cầm, thuỷ sản định kỳ, đột xuất trên địa bàn theo kế hoạch
của huyện, thành phố, thị xã và tình hình dịch bệnh ở địa phương; Tổ chức tuyên
truyền về chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản đến người
dân; Huy động lực lượng trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh tiêm
phòng, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy gia súc, gia cầm, thuỷ sản; Hỗ trợ kinh
phí từ Quỹ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh của địa phương được UBND cấp huyện
giao; Xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh gia
súc, gia cầm và thuỷ sản trên địa bàn.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Khen thưởng và xử lý vi phạm.
1. Khen thưởng
Tổ chức, cá
nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy định này được xem xét khen
thưởng theo quy định chung của Nhà nước;
2. Xử lý vi
phạm
Tổ chức, cá
nhân vi phạm các quy định của bản Quy định này và các quy định của Pháp luật về
thú y trong chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản sẽ bị
xử lý theo quy định của Pháp luật.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Các ngành,
các cấp, các tổ chức, cá nhân chăn nuôi có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh
quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND
tỉnh (qua Sở nông nghiệp & PTNT tống hợp) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.