Quyết định 3558/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi quy định cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định 20/2013/QĐ-UBND
Số hiệu | 3558/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/07/2015 |
Ngày có hiệu lực | 01/08/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Thanh Liêm |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3558/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 07 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU QUY ĐỊNH CƠ CHẾ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 20/2013/QĐ-UBND NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 2013 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011;
Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Thực hiện Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
Thực hiện Công văn số 1447/TTg-KTN ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc huy động vốn đóng góp của dân để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 5192/TTr-STC ngày 10 tháng 7 năm 2015 về sửa đổi, bổ sung mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung một số điều quy định cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố như sau:
1. Bổ sung khoản 2, Điều 2 như sau:
“2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho các hoạt động: xây dựng đường giao thông nông thôn; xây dựng nhà văn hóa xã, ấp, công trình thể thao ấp; công trình cấp thoát nước khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; xây dựng hạ tầng khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.
Việc đầu tư các công trình hạ tầng trên, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã phải căn cứ vào khả năng nguồn vốn ngân sách, các nguồn huy động và khả năng đóng góp của doanh nghiệp, người dân để thực hiện cho phù hợp theo Đề án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Việc huy động đóng góp của người dân phải được bàn bạc dân chủ và phải được sự đồng tình của người dân. Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc và huy động quá sức dân; không được yêu cầu những hộ dân nghèo, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách phải đóng góp. Đồng thời phải tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu và tự nguyện tham gia”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 2, Điều 3:
“b) Đầu tư mở rộng: nguồn vốn đầu tư gồm ngân sách nhà nước, vốn huy động từ doanh nghiệp hưởng lợi (nếu có) và vốn dân tham gia (gồm dân hiến đất toàn bộ, tiền, vật tư xây dựng),
Chỉ hỗ trợ cho hộ dân đầu hẻm bị ảnh hưởng; nhà ở bị xẻ dọc trong hẻm khi mở rộng đường theo quy định pháp luật đất đai hiện hành”.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a, b, c khoản 3, Điều 3:
“a) Vận động người dân, doanh nghiệp, tổ chức tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố hiến toàn bộ diện tích đất và vật kiến trúc bị ảnh hưởng do đầu tư nâng cấp mở rộng đường giao thông hẻm, tổ.
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần trong tổng mức đầu tư của công trình (không kể giá trị đất và vật kiến trúc dân hiến), phần còn lại huy động doanh nghiệp, tổ chức, vận động người dân hưởng lợi từ công trình, vận động từ người dân của xã đang sinh sống, hoạt động trong và ngoài nước (gồm tiền, vật tư xây dựng, ngày công lao động...) theo quy định tại khoản 2, Điều 2.
c) Chỉ hỗ trợ cho hộ dân đầu hẻm bị ảnh hưởng, nhà ở bị xẻ dọc trong hẻm khi mở rộng đường theo quy định pháp luật đất đai hiện hành”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, Điều 3:
“a) Đầu tư theo hiện trạng: Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần trong tổng mức đầu tư của công trình (không kể giá trị đất và vật kiến trúc dân hiến), phần còn lại huy động doanh nghiệp, tổ chức, vận động người dân hưởng lợi từ công trình, vận động từ người dân của xã đang sinh sống, hoạt động trong và ngoài nước (gồm tiền, vật tư xây dựng, ngày công lao động...) theo quy định tại khoản 2, Điều 2.
b) Đầu tư mở rộng: Vận động người dân, doanh nghiệp, tổ chức tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố, hiến toàn bộ diện tích đất và vật kiến trúc bị ảnh hưởng do đầu tư nâng cấp mở rộng đường giao thông hẻm, tổ. Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần trong tổng mức đầu tư của công trình (không kể giá trị đất và vật kiến trúc dân hiến), phần còn lại huy động doanh nghiệp, tổ chức, vận động người dân hưởng lợi từ công trình, vận động từ người dân của xã đang sinh sống, hoạt động trong và ngoài nước (gồm tiền, vật tư xây dựng, ngày công lao động...) theo quy định tại khoản 2, Điều 2”.