ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3555/QĐ-UBND
|
Quảng Nam,
ngày 05
tháng 10 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ SỬ DỤNG PHẦN MỀM TIẾP CÔNG DÂN VÀ QUẢN LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-TTCP
ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý
đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày
26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia về ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Thanh tra tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế sử dụng phần mềm
Tiếp công dân và Quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tỉnh Quảng Nam”.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ
tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký./.
Nơi nhận:
-
Như điều 2;
- Thanh tra Chính phủ;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND
tỉnh;
- Ban Tiếp công dân tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, NC
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đinh Văn Thu
|
QUY CHẾ
SỬ
DỤNG PHẦN MỀM TIẾP CÔNG DÂN VÀ QUẢN LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TỈNH QUẢNG NAM
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 3555/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2017 của
UBND tỉnh Quảng Nam)
Chương I:
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Mục
đích sử dụng
Phần mềm Tiếp công dân và Quản lý đơn thư khiếu nại,
tố cáo tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi tắt là Phần mềm) do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Nam thành lập tại trang thông tin điện tử có tên miền:
http://kntc.quangnam.gov.vn/; ngôn ngữ được sử dụng trên Phần mềm là tiếng Việt.
Mục đích nhằm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, thống kê và thông tin minh
bạch, rõ ràng, kịp thời, hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của công dân, đảm bảo ổn
định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Công dân, cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp (nguồn đơn thư) có vụ việc phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. UBND tỉnh, các Sở, Ban, ngành, UBND
huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; cán bộ, công chức làm nhiệm
vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt
động
1. Phần mềm Tiếp công dân và Quản lý
đơn thư khiếu nại, tố cáo tỉnh Quảng Nam bảo đảm nguyên tắc tiếp nhận thông
tin, hỗ trợ giải quyết khiếu nại, tố cáo và cung cấp thông tin kịp thời, chính
xác, đúng quy định của pháp luật.
2. Việc trả lời của các cơ quan, người
có thẩm quyền trong việc tiếp công dân, giải quyết, tham mưu giải quyết khiếu nại,
tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, trên cơ sở thực hiện chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan.
3. Phát huy tinh thần trách nhiệm, phối
hợp và hỗ trợ trong việc trả lời nguồn đơn thư, giải quyết, tham mưu giải quyết
khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4. Đơn phải được gửi, chuyển, hướng dẫn
đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết
theo quy định của pháp luật.
Chương II:
NHỮNG
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Thành viên
tham gia tác nghiệp trên Phần mềm
1. Ban tiếp công dân tỉnh, Thanh tra tỉnh;
Bộ phận tiếp công dân, thanh tra cấp Sở; Ban tiếp công dân, thanh tra cấp huyện.
2. Lãnh đạo UBND tỉnh, Thủ trưởng cấp
Sở, Lãnh đạo UBND cấp huyện (Người giải quyết).
3. Văn thư của UBND tỉnh, cấp Sở, cấp
huyện.
4. Cơ quan chuyên môn Sở, Ban, ngành,
các phòng chuyên môn cấp huyện.
Điều 5. Trách nhiệm của
các thành viên tham gia
1. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm điều hành,
giám sát và báo cáo hoạt động chung của Phần mềm, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị
và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện Quy chế sử dụng của Phần mềm. Đề nghị
khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; tham mưu UBND tỉnh
xử lý tập thể, cá nhân vi phạm Quy chế tổ chức, hoạt động Phần mềm.
2. Cơ quan tham gia giải quyết (gồm
các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố) có trách nhiệm phối hợp, cập
nhật kịp thời tình hình tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo;
công khai quá trình và kết quả giải quyết trên phần mềm nhằm thực hiện tốt Quy
chế này và quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Ban Tiếp công dân tỉnh: Phối hợp với
Thanh tra tỉnh giám sát, kiểm tra, theo dõi các hoạt động của toàn hệ thống Phần
mềm; đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Quy chế sử dụng Phần mềm.
Điều 6. Quy trình hoạt
động Phần mềm Tiếp công dân và Quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tỉnh Quảng Nam
Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của từng
thành phần tham gia tác nghiệp được thể hiện trên quy trình tin học hóa của Phần
mềm như sau:
Bước 1: Nguồn đơn
thư nộp
hoặc chuyển đơn thư đến Bộ phận tiếp công dân (hoặc thanh tra)
Trường hợp đơn thư gửi đến nhiều cá
nhân, bộ phận trong đơn vị hoặc đơn thư được các cơ quan khác (Mặt trận, Đoàn
thể, HĐND, Đại biểu Quốc Hội...) chuyển đến thì Thủ trưởng đơn vị xử lý thống
nhất chuyển đến Bộ phận tiếp công dân (hoặc thanh tra) để tác nghiệp
trên phần mềm.
Bước 2: Bộ phận tiếp
công dân (hoặc thanh tra) tiến hành vào sổ và kiểm tra đơn thư:
Trường hợp 1 - Đơn không đủ điều kiện
xử lý: sẽ tiến hành lưu đơn thư.
Trường hợp 2 - Đơn đủ điều kiện xử lý
và không thuộc thẩm quyền tiến hành thông báo, hướng dẫn và chuyển đơn đến cơ
quan, tổ chức, đơn vị có đủ thẩm quyền để giải quyết.
Trường hợp 3 - Đơn thuộc thẩm quyền
nhưng không đủ điều kiện thụ lý thì tiến hành thông báo không thụ lý.
Đơn đủ điều kiện và thuộc thẩm quyền
giải quyết: chuyển sang Bước
3.
Bước 3: Bộ phận tiếp
công dân (hoặc thanh tra) tiến hành tham mưu phương án và trình Lãnh
đạo (Người giải quyết) trong hai trường hợp sau:
Lãnh đạo (Người giải quyết) không phê
duyệt phương án tham mưu sẽ chuyển trả lại Bộ phận tiếp công dân (hoặc
thanh tra) với ghi chú, ý kiến phản hồi, góp ý trên phần mềm, sau đó Bộ
phận tiếp công dân (hoặc thanh tra) tiếp tục hoàn thiện phương án tham mưu
trình Lãnh đạo (Người giải quyết).
Lãnh đạo (Người giải quyết) đồng ý với
phương án tham mưu của Bộ phận tiếp công dân (hoặc thanh tra), chuyển sang Bước
4.
Bước 4: Lãnh đạo
(Người giải quyết) ký Thông báo thụ lý, quyết định giao nhiệm vụ xác minh
(hoặc quyết định xác minh), chuyển văn
thư đi.
Bước 5: Văn thư đi chuyển Quyết định
thụ lý đến Cơ quan chuyên môn, đồng thời thông báo thông tin tiếp nhận
thụ lý đơn thư đến Nguồn đơn thư.
Bước 6: Cơ quan
chuyên môn ra
Quyết định xác minh gửi/trình Lãnh đạo (Người giải quyết).
Trường hợp 1: Bộ phận tiếp công dân
tham mưu Thông báo thụ lý, quyết định xác minh (quyết định này có thành lập
Đoàn hoặc Tổ xác minh),
thì Đoàn hoặc Tổ xác minh tiến
hành xác minh.
Trường hợp 2: Bộ phận tiếp công dân
tham mưu Thông báo thụ lý, quyết định giao nhiệm vụ xác minh; trong quyết định
này cần quy định rõ
cơ quan được giao nhiệm vụ chủ công và các cơ quan có liên quan thực
hiện công tác phối hợp. Từ đó, nếu xét thấy cần thiết thì cơ quan chủ công được giao nhiệm vụ
xác minh sẽ tự ban hành quyết định xác minh và có quyền cơ cấu trong Đoàn hoặc
Tổ xác minh có các thành viên của các cơ quan phối hợp.
Bước 7: Cơ quan
chuyên môn tiến hành thẩm tra (xác minh), lập báo cáo thẩm tra (xác minh) và
dự thảo Quyết định tham mưu kết quả giải quyết trình Lãnh đạo (Người giải quyết)
duyệt.
Bước 8: Lãnh đạo
(Người giải quyết) nhận Quyết định tham mưu kết quả giải quyết:
1. Nếu không phê duyệt (dự thảo) Quyết
định tham mưu kết quả giải quyết thì chuyển trả lại Cơ quan chuyên môn với ghi
chú, ý kiến phản hồi, góp ý (trên phần mềm), sau đó Bộ phận tiếp công dân
(hoặc thanh tra) tiếp tục hoàn thiện phương án tham mưu trình Lãnh đạo
(Người giải quyết).
2. Đồng ý với phương án tham mưu của Bộ
phận tiếp công dân (hoặc thanh tra), chuyển sang Bước 9.
Bước 9: Lãnh đạo (Người
giải quyết)
duyệt Quyết định kết quả giải quyết.
Bước 10: Văn thư đi ban hành Quyết
định kết quả giải quyết chuyển gửi
1. Cơ quan chuyên môn
2. Nguồn đơn thư
Kết thúc quy trình nghiệp vụ xử lý đơn thư.
Thời gian thực hiện giải quyết nguồn
đơn thư trên quy trình của phần mềm phải đảm bảo theo quy định của Luật Khiếu nại,
Luật Tố cáo.
Chương III:
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của
các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Thanh tra tỉnh
a) Tham mưu giúp UBND tỉnh trong công
tác quản lý và theo dõi việc ứng dụng Phần mềm; chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quy
chế này.
b) Hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch ứng dụng
Phần mềm này có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
c) Hướng dẫn, đôn đốc các Sở, Ban,
ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc chế độ thông
tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác ứng dụng Phần mềm; tổng hợp báo cáo
UBND tỉnh theo đúng thời gian
quy định.
d) Kịp thời báo cáo UBND tỉnh những cơ quan,
đơn vị, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy trình của Phần mềm.
e) Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá
những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình sử dụng phần mềm; đồng thời
tham mưu UBND tỉnh triển khai phần mềm đến cấp xã trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính
Phối hợp Thanh tra tỉnh tham mưu UBND
tỉnh bố trí ngân
sách bảo đảm kinh phí cho công tác quản lý Phần mềm trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật.
3. Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện,
thị xã, thành phố
a) Tổ chức triển khai hiệu quả phần mềm
tại đơn vị, địa phương.
b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan triển khai ứng dụng phần mềm theo đúng quy trình.
c) Bố trí nguồn nhân lực, kinh phí để
triển khai thực hiện ứng dụng phần mềm tại đơn vị, địa phương.
Điều 8. Khen thưởng,
kỷ luật
Trong quá trình thực hiện Quy chế này:
Tổ chức, cá nhân có thành tích được cấp có thẩm quyền xem xét, khen thưởng; tổ
chức, cá nhân vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Điều 9. Kinh phí hoạt
động
Kinh phí duy trì hoạt động và phát triển
Phần mềm do ngân sách tỉnh đảm bảo và được bố trí trong dự toán hàng năm của Thanh tra tỉnh
để thực hiện các nội dung:
1. Kinh phí tập huấn cho các Sở, Ban,
ngành, địa phương;
2. Kinh phí bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
Phần mềm;
3. Chi thù lao quản lý, vận hành hệ thống;
4. Chi phí khen thưởng.
Điều 10. Điều khoản
thi hành
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định
tại Điều 2 của Quy chế này có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế và tuân thủ
các quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế,
nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân tham gia vận hành Phần
mềm kịp thời báo cáo, đề xuất về Thanh tra tỉnh để tổng hợp trình UBND
tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.