Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 3507/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 3507/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/09/2017
Ngày có hiệu lực 18/09/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đình Xứng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3507/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SÁP NHẬP, THÀNH LẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của thôn, tổ dân phố;

Căn cứ Kết luận số 94-KL/TU ngày 30/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Nghị quyết số 121/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 của HĐND tỉnh về chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố;

Căn cứ Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ đối với những người hoạt động không chuyên trách thôi đảm nhiệm chức danh sau khi sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố mới;

Căn cứ Quyết định số 3462/2015/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 của UBND tỉnh về chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 409/TTr-SNV ngày 15/8/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng

 

ĐỀ ÁN

SÁP NHẬP, THÀNH LẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3507/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, KHUNG TIÊU CHÍ SÁP NHẬP, THÀNH LẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ

1. Mục tiêu:

Sáp nhập thôn, tổ dân phố để làm giảm số lượng thôn, tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách; góp phần giảm chi ngân sách; phát huy vai trò tự quản, tự chủ và hiệu quả huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

Từ nay đến hết ngày 30/6/2018 toàn tỉnh giảm từ 1.200 - 1.300 thôn, tổ dân phố (tương ứng trên 20%) so với hiện nay.

2. Nguyên tắc sáp nhập thôn, tổ dân phố:

2.1. Sáp nhập thôn, tổ dân phố phải phù hợp với thực trạng, đặc điểm, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc của mỗi địa phương; đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; khuyến khích sáp nhập các thôn để thành lập thôn, tổ dân phố mới mà trước đây là làng truyền thống ở các địa phương.

2.2. Sáp nhập nhằm giảm số lượng thôn, tổ dân phố; góp phần tinh gọn bộ máy; giảm chi phí từ nguồn ngân sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã và hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thôn, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh.

2.3. Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; chỉ xem xét thành lập mới trong trường hợp các thôn, tổ dân phố nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch dãn dân, tái định cư hoặc điều chỉnh địa giới hành chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc do di dân đã hình thành các cụm dân cư mới ở vùng núi cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nơi có địa hình chia cắt, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn.

[...]