ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3489/QĐ-UBND
|
Cần Thơ, ngày 22
tháng 9 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN PHONG ĐIỀN, HUYỆN
PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm
2009;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng
8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch
đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết
một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng
4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô
thị;
Căn cứ Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Quy định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy
hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ
trình số 2220/TTr-SXD ngày 03 tháng 8 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Phong
Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:
1. Tên nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch:
Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Phong
Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân
huyện Phong Điền.
3. Phạm vi và quy mô nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch:
a) Phạm vi điều chỉnh: toàn bộ
phạm vi ranh giới hành chính thị trấn Phong Điền, có tứ cận tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp xã Mỹ Khánh;
- Phía Bắc giáp xã Giai Xuân, xã Tân Thới;
- Phía Tây giáp sông Cần Thơ và xã Trường Long;
- Phía Nam giáp sông Cần Thơ và xã Nhơn Ái, xã Nhơn
Nghĩa;
b) Quy mô diện tích: khoảng
813,59ha;
c) Quy mô dân số dự kiến: khoảng
50.000 dân;
d) Thời hạn quy hoạch đô thị: đến năm 2030;
4. Tính chất, chức năng đô thị:
a) Thị trấn Phong Điền là thị trấn huyện lỵ, là
trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh quốc
phòng của huyện Phong Điền, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của toàn huyện.
b) Là đô thị hạt nhân trong
vùng đô thị sinh thái Phong Điền.
5. Một số chỉ tiêu cơ bản:
a) Các chỉ tiêu đất xây dựng
đô thị tính toán phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; Quy hoạch chung
thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế-xã hội huyện Phong Điền đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:
- Quy mô đất dân dụng khoảng 442,05ha;
- Đất ngoài dân dụng và đất khác khoảng 371,54ha;
- Chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị: 90m2/người;
- Chỉ tiêu đất ở đô thị: 50 - 55m2/người;
- Chỉ tiêu đất công cộng: 5 - 8m2/người;
- Chỉ tiêu đất cây xanh - TDTT: 10 - 12m2/người;
- Chỉ tiêu đất giao thông nội thị: 10 - 15m2/người;
b) Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị phù hợp với
đô thị loại IV và QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây
dựng:
- Cao độ khống chế xây dựng: >+2,60m (hệ cao độ
Quốc gia Hòn Dấu). Cao độ đỉnh kè từ +2,7 đến +3,0. Khu vực cây xanh cảnh quan,
cây xanh cách ly, vườn cây giữ theo cao độ hiện trạng tuân thủ Quy định về cao
độ nền và thoát nước mặt tại Quyết định số 3182/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm
2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
- Chỉ tiêu cấp điện: 1.000 kWh/người/năm; số giờ sử
dụng 3.000h/năm; phụ tải 330W/người; điện công trình công cộng 30% phụ tải điện
sinh hoạt;
- Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: 150 lít/người/ngày;
tỷ lệ cấp nước 100%;
- Chỉ tiêu thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đạt
100% tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt;
- Chỉ tiêu rác thải: từ 0,9kg/người/ngày; tỷ lệ thu
gom 100%;
- Chỉ tiêu thông tin liên lạc và hệ thống hạ tầng kỹ
thuật phải đảm bảo phù hợp đô thị loại IV, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn và quy định hiện
hành;
6. Các nguyên tắc, mục tiêu nghiên cứu lập quy hoạch
a) Nguyên tắc điều chỉnh:
- Kế thừa, khớp nối các dự án, quy hoạch đã được Ủy
ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền phê duyệt, các dự án dự
kiến phát triển mới về kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền giai đoạn đến năm
2030.
- Xem xét mối liên kết phát triển kinh tế - xã hội,
hạ tầng kỹ thuật giữa khu vực thị trấn với khu vực phụ cận trong tương lai.
b) Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch:
- Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
và giữ vững an ninh quốc phòng của thành phố Cần Thơ nói chung và huyện Phong
Điền nói riêng; bảo đảm đáp ứng cho quá trình đô thị hóa đạt hiệu quả cao. Phù
hợp theo định hướng Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050.
- Điều chỉnh cấu trúc đô thị theo tình hình phát
triển đô thị, phát huy cảnh quan sông Cần Thơ, bổ sung các không gian cảnh quan
cây xanh mặt nước xen kẽ giữa các khu dân cư, tôn tạo và kết nối hệ thống sông,
kênh rạch hiện hữu với các vùng nông nghiệp, vườn cây ăn trái. Nghiên cứu hình
thái đô thị đậm nét bản sắc vùng sông nước, đô thị du lịch sinh thái, kết hợp
giữa đô thị và nông thôn.
- Định hướng phát triển không gian và phân khu chức
năng đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Giải
quyết các tồn tại bất cập trong định hướng và triển khai thực hiện quy hoạch đã
được phê duyệt. Điều chỉnh phân khu, quy mô dân số, đất đai và các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật cho thị trấn thuộc huyện đáp ứng yêu cầu đô thị loại IV; phù hợp
với tình hình phát triển tại địa phương. Cập nhật các dự án đã và đang triển
khai xây dựng.
- Kết nối đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội với các xã thuộc huyện Phong Điền và các khu vực lân cận khác.
- Rà soát, bổ sung các nội dung, chỉ tiêu quy hoạch
phù hợp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành có tính định hướng phát triển
trong tương lai, phù hợp theo định hướng Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ.
- Xác lập tính pháp lý về mặt quy hoạch, định hướng
phát triển đô thị trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030. Làm cơ sở pháp lý
phục vụ công tác quản lý xây dựng đô thị, quản lý sử dụng đất đai, kiến trúc cảnh
quan, triển khai các quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư và thực hiện đầu
tư xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt giai đoạn đến năm 2030.
6. Các yêu cầu, nội dung nghiên cứu lập quy hoạch:
Yêu cầu nội dung Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch
chung thị trấn Phong Điền cần thực hiện phải đáp ứng nội dung theo quy định tại
Điều 17 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Một số yêu cầu chính cần
nghiên cứu thực hiện:
a) Yêu cầu chung:
- Đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch; thu thập
các tài liệu, số liệu, các dự án có liên quan, đánh giá các điều kiện tự nhiên
và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng
về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của đô thị.
- Xác định mục tiêu, động lực phát triển; tính chất,
quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030; các chỉ tiêu
về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo các giai đoạn phát triển.
- Quy hoạch kiến trúc cảnh quan, các khu vực trung
tâm, khu vực cửa ngõ đô thị, trục không gian chính, quảng trường lớn, không
gian cây xanh mặt nước, điểm nhấn trong đô thị, đề xuất nguyên tắc và yêu cầu tổ
chức không gian, kiến trúc cho các khu vực trên;
- Xác định hệ thống trung tâm: hành chính, thương mại
- dịch vụ, văn hóa - thể dục thể thao, y tế; trường học, công viên cây xanh và
không gian mở...;
- Xác định tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu của
công trình xây dựng thuộc các khu chức năng và toàn đô thị;
- Xác định những khu vực cần giải tỏa, những khu vực
cần gìn giữ chỉnh trang, vùng cần bảo vệ, vùng cấm xây dựng, di tích lịch sử,
...; xác định khu vực cách ly, hành lang bảo vệ;
- Đánh giá môi trường chiến lược.
- Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo từng giai đoạn
quy hoạch.
b) Yêu cầu cụ thể:
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng:
+ Phân tích, đánh giá về vị trí, địa hình, khí hậu,
thủy văn, tài nguyên khoáng sản... và ảnh hưởng tới sự phát triển đô thị Phong
Điền.
+ Đánh giá hiện trạng dân số, lao động, hạ tầng kỹ
thuật:
* Quy mô dân số toàn huyện, dân số đô thị và dân số
nông thôn; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện, các khu vực đô thị và khu vực
nông thôn; Xác định dân số trong tuổi lao động; lao động làm việc trong các
ngành kinh tế.
* Đất đai: xác định các loại đất, diện tích, chức
năng sử dụng đất; đánh giá tình hình sử dụng đất, các dự án phát triển đô thị.
* Hiện trạng kiến trúc cảnh quan: xác định hiện trạng
nhà ở; các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (xác định quy mô,
loại hình sản xuất và số lượng lao động). Đánh giá vị trí, quy mô đất đai, chất
lượng các công trình phục vụ công cộng, các cơ quan hành chính, các cơ sở dịch
vụ du lịch, các khu di tích lịch sử văn hóa,...
* Hạ tầng kỹ thuật đô thị: giao thông; san nền,
thoát nước mưa; cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc; cấp nước; thoát nước
thải vệ sinh môi trường...
* Đánh giá tổng hợp: phân tích các đặc điểm tự
nhiên ảnh hưởng đến phát triển đô thị; đánh giá và phân loại đất xây dựng; đánh
giá các đồ án quy hoạch chi tiết, quy hoạch chung trên toàn bộ địa bàn thị trấn
giai đoạn 2004 đến nay; đánh giá việc đầu tư xây dựng theo đồ án quy hoạch
chung thị trấn, xác định những tồn tại trong công tác thực hiện phát triển đô
thị.
* Những vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch: xác
định các tính chất mới cho đô thị; xác định quy mô đất đai, dân số các tiền đề
phát triển đô thị; đề xuất các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu phát triển
đô thị; xác định, đánh giá các khu chức năng chính của đô thị Phong Điền.
- Định hướng phát triển đô thị đến năm 2030.
+ Định hướng Tổ chức không gian cảnh quan, các khu
chức năng trong đô thị:
+ Phát triển theo hướng Đông - Tây, dọc theo sông Cần
Thơ với khung giao thông là đường Tỉnh 923 và đường Nguyễn Văn Cừ (nối dài) kết
nối trung tâm xã Tân Thới và xã Mỹ Khánh.
+ Phát triển theo hướng Bắc với khung giao thông là
đường Tỉnh 917; kết nối khu vực trung tâm xã Giai Xuân.
+ Không gian đô thị được cơ cấu với các khu vực chức
năng phù hợp theo hiện trạng, định hướng phát triển chung; tuân thủ quy chuẩn,
tiêu chuẩn và các tiêu chí của đô thị loại IV. Tích hợp các không gian mở là hệ
thống sông, kênh rạch; các khu vực du lịch và vườn cây ăn trái đặc thù.
+ Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp và đồng
bộ với hạ tầng khung theo tổng thể phát triển hạ tầng của thành phố Cần Thơ; đảm
bảo yêu cầu về quy mô công suất phục vụ theo nhu cầu phát triển.
+ Xác định mục tiêu, tính chất và động lực phát triển
đô thị.
+ Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng
cho từng khu chức năng.
+ Dự báo tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội, phát triển đô thị, tỷ lệ đô thị hóa; quy mô dân số, lao động, quy mô đất
xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho đô
thị và các khu chức năng phù hợp với các yêu cầu phát triển của từng giai đoạn
ngắn hạn và dài hạn.
+ Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng đô thị:
các khu hiện có hạn chế phát triển; các khu cần chỉnh trang, cải tạo; các khu cần
bảo tồn, tôn tạo, các khu chuyển đổi chức năng; khu phát triển mới; khu cấm xây
dựng, các khu dự trữ phát triển; các khu dự kiến xây dựng công trình ngầm,...
+ Định hướng quy hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn
quy hoạch. Xác định các chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch
đô thị, định hướng và nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng; xác định
các chỉ tiêu về kiến trúc công trình như: tầng cao xây dựng, mật độ xây dựng, hệ
số sử dụng đất, các chỉ giới xây dựng và các chỉ giới bảo vệ các công trình di
tích, hạ tầng kỹ thuật...
+ Việc định hướng đối với các khu chức năng cần chú
ý các yêu cầu sau:
* Đối với khu vực thị trấn hiện hữu: rà soát và kiểm
tra kỹ lưỡng sự liên hệ gắn kết, đặc biệt là hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ
thuật đô thị và tính hợp lý của nhóm chức năng dịch vụ tiện ích đô thị. Trên cơ
sở đó đề xuất điều chỉnh những điểm bất hợp lý và khó thực hiện;
* Đối với khu cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
nghiên cứu, rà soát quy hoạch sử dụng đất; đề xuất quy hoạch sử dụng đất và
không gian; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại dịch
vụ cho phù hợp với định hướng Phong Điền là đô thị sinh thái.
* Thiết kế đô thị: đề xuất các giải pháp thiết kế
đô thị tổng thể, xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị, tổ chức không
gian các khu trung tâm, cửa ngõ đô thị, các trục không gian chính, quảng trường
lớn, điểm nhấn đô thị, không gian cây xanh, mặt nước.
- Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
+ Giao thông:
* Đánh giá tình hình triển khai xây dựng hệ thống
giao thông theo đồ án quy hoạch được duyệt.
* Đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện mạng lưới
giao thông phù hợp với điều chỉnh phát triển không gian toàn thị trấn, phù hợp
với nguồn lực và phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành giao thông của huyện và
của thành phố.
* Định hướng xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ
và hiện đại phù hợp với tính chất chức năng và quy mô của đô thị loại IV.
* Phân loại, phân cấp và tổ chức mạng lưới giao
thông đối ngoại. Mở rộng, nâng cấp mạng lưới giao thông đô thị, thống nhất định
hướng phát triển hạ tầng giao thông vùng tỉnh; khai thác hiệu quả lợi thế địa
phương.
* Xác định vị trí quy mô, số lượng các công trình
giao thông; xác định chỉ giới đường đỏ các tuyến đường cấp đô thị; hoạch định
quy mô, phân kỳ đầu tư các tuyến giao thông chính.
* Phát triển giao thông công cộng đô thị theo hướng
tiên tiến và hiệu quả, hỗ trợ phát triển dịch vụ địa phương, kết nối thuận lợi
với hệ thống giao thông công cộng thành phố...; khuyến khích phát triển giao
thông thân thiện môi trường (đi bộ, xe đạp, xe điện...).
+ Cao độ nền và thoát nước mặt:
* Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng; xác định
và thể hiện rõ những khu vực cấm xây dựng, hạn chế xây dựng.
* Rà soát, đánh giá các dự án, đồ án quy hoạch
chuyên ngành, khớp nối, thống nhất phương án đề xuất các dự án, quy hoạch liên
quan; đánh giá việc triển khai và thực hiện theo quy hoạch trong công tác chuẩn
bị kỹ thuật trên địa bàn trong thời gian qua.
* Xác định cao độ khống chế xây dựng cho từng khu vực
và các trục giao thông chính; giải pháp san nền cho tùng khu vực; xác định sơ bộ
khối lượng san nền.
* Phương án thoát nước mưa, nghiên cứu đề xuất giải
pháp thoát nước hướng tới tiêu chí “xanh”, bền vững; xác định lưu vực, trục
thoát nước chính, hướng thoát nước chính, kích thước cống chính, vị trí miệng xả.
+ Cấp nước:
* Đánh giá tình hình triển khai xây dựng hệ thống cấp
nước theo đồ án được duyệt.
* Xác định chỉ tiêu cấp nước và dự báo tổng hợp nhu
cầu dùng nước toàn đô thị.
* Đề xuất các giải pháp cấp nước phù hợp với các
giai đoạn phát triển.
* Thiết kế quy hoạch mạng lưới đường ống cấp nước
toàn đô thị; giải pháp cấp nước chữa cháy cho đô thị.
+ Cấp điện, chiếu sáng đô thị và thông tin liên lạc:
* Đánh giá tình hình triển khai xây dựng hệ thống cấp
điện, chiếu sáng đô thị theo đồ án quy hoạch được duyệt.
* Dự báo nhu cầu sử dụng điện theo các phụ tải,
theo các giai đoạn phát triển của đô thị, phân vùng phụ tải.
* Thiết kế xây dựng mạng lưới cấp điện: xây dựng mạng
lưới phân phối theo hướng hiện đại, đảm bảo mỹ quan đô thị, phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội.
* Xác định quy mô, các trạm và các mạng truyền dẫn,
di động và các công trình phụ trợ của mạng lưới thông tin liên lạc.
+ Thoát nước thải, vệ sinh môi trường:
* Đánh giá tình hình triển khai xây dựng hệ thống
thoát nước thải theo đồ án quy hoạch được duyệt.
* Xác định các chỉ tiêu về thu gom xử lý nước thải.
* Quy hoạch hệ thống thoát nước thải phù hợp với
quy mô đô thị, yêu cầu vệ sinh, điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy
văn...) và hiện trạng hệ thống thoát nước.
* Xác định nguồn tiếp nhận nước thải, phân lưu vực
thoát nước.
7. Yêu cầu về hồ sơ quy hoạch:
Hồ sơ quy hoạch thực hiện theo quy định của Luật
Quy hoạch đô thị; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến
quy hoạch; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP và Thông tư số 12/2016/TT-BXD của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng.
8. Tổ chức thực hiện, kế hoạch thực hiện:
a) Cơ quan thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch: Sở
Xây dựng.
b) Cấp phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch: Ủy
ban nhân dân thành phố.
c) Thời gian lập quy hoạch: thời
gian lập đồ án không quá 09 tháng.
d) Kinh phí lập quy hoạch: ngân sách Nhà nước.
Điều 2.
1. Quyết định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2229/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8
năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố
Cần Thơ đến năm 2030.
2. Giao Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền tổ chức lập
đồ án quy hoạch theo nội dung Nhiệm vụ quy hoạch đã phê duyệt tại Điều 1 của
Quyết định này, đảm bảo đồng bộ, khả thi và tuân thủ trình tự quy định của pháp
luật về quy hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng,
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc
Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền, các tổ chức và cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, PCT UBND TP;
- VP UBND (3D);
- Cổng TTTTĐT TPCT
- Lưu VT, NCH.
18301-2220-TBKL62 (12.9.2022)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Tấn Hiển
|