Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 3458/2005/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch xã hội hóa hoạt động dạy nghề tỉnh An Giang, giai đoạn 2006-2010

Số hiệu 3458/2005/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/12/2005
Ngày có hiệu lực 05/01/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Minh Tùng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3458/2005/QĐ-UBND

Long Xuyên, ngày 26 tháng 12 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hoá, Thể dục Thể thao;

Căn cứ Quyết định số 1000/2005/QĐ.BLĐTBXH ngày 07/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Đề án "Phát triển xã hội hóa dạy nghề đến năm 2010";

Căn cứ Quyết định số 2737/2005/QĐ.UBND ngày 03/10/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch “Đẩy mạnh xã hội hoá trong các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hoá Thông tin và Thể dục Thể thao giai đoạn 2005 - 2010 tỉnh An Giang";

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội,

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch xã hội hóa hoạt động dạy nghề tỉnh An Giang, giai đoạn 2006-2010 (kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp
- TT.TU, HĐND,UBND,UBMTTQ tỉnh;
- Ban Tuyên giáo TU;
- Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Các Sở, ban ngành , đoàn thể cấp tỉnh;
- Phòng VH-XH,TH;
- Lưu

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Tùng

 

UBND TỈNH AN GIANG
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 210/KH-LĐTBXH

Long Xuyên, ngày 01 tháng 12 năm 2005

 

KẾ HOẠCH

XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ TỈNH AN GIANG, GIAI ĐOẠN 2006-2010

Căn cứ tinh thần Nghị Quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính Phủ ngày 18/4/2005 về "Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao";

Căn cứ Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 07/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Đề án "Phát triển xã hội hoá dạy nghề đến năm 2010";

Căn cứ Quyết định số 2737/2005/QĐ-UBND ngày 03/10/2005 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Kế hoạch "Đẩy mạnh xã hội hoá trong các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao giai đoạn 2005 - 2010 tỉnh An Giang".

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch xã hội hoá hoạt động dạy nghề tỉnh An Giang, giai đoạn 2006-2010, cụ thể như sau:

A- Khái quát tình hình xã hội hoá hoạt động dạy nghề của tỉnh An Giang thời gian qua:

1. Thực trạng hoạt động dạy nghề của tỉnh An Giang thời gian qua :

 Hoạt động dạy nghề ở An Giang trong những năm gần đây mới được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, đưa hoạt động dạy nghề dần dần đi vào nề nếp, theo hướng phát triển. Từ trước năm 2000, công tác này nhiều năm dài gần như bị quên lãng, số cơ sở dạy nghề quá ít và xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị dạy nghề cũ kỷ lạc hậu, người dân chưa có ý thức về học nghề... Từ đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nói riêng của tỉnh quá thấp (4,47% đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2000).

Là tỉnh có dân số đông, năm 2004 có 2,170 triệu dân, số người trong tuổi lao động chiếm 60,13% so với tổng dân số của tỉnh. Hàng năm có gần 30.000 người bước vào tuổi lao động. Từ đó cho thấy nguồn nhân lực lao động của tỉnh rất dồi dào. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động thấp, trình độ văn hoá, ngoại ngữ, tay nghề chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong cũng như ngoài nước. Qua số liệu thống kê, chỉ có 219.614/1.319.000 người có chuyên môn, kỹ thuật từ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên, tương ứng với tỷ lệ lao động qua đào tạo là 16,65% tăng 1,61 lần so với năm 2000 (năm 2000 tỷ lệ là 10,32%). Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 4,74% năm 2000 được nâng lên 9,79% năm 2004. Song tốc độ tăng như thế thì rất khó có thể đạt được tỷ lệ cần thiết mà tỉnh đã đề ra là 20% vào năm 2005 và 30% lao động qua đào tạo vào năm 2010.

2. Về mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh:

Mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh rất ít, quy mô nhỏ, phân bổ không đều, hầu hết tập trung ở trung tâm tỉnh. Nếu tổng hợp số cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của Tổng cục Dạy nghề thì:

[...]