Quyết định 3441/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 3441/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/11/2021
Ngày có hiệu lực 24/11/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Hồ Quang Bửu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3441/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 24 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 16-NQ/TU NGÀY 14/10/2021 CỦA TỈNH ỦY VỀ ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2524/TTr-SNV ngày 12/11/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 16-NQ/TU), với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa quan điểm, định hướng, mục tiêu của Nghị quyết số 16-NQ/TU, bảo đảm phù hợp với các chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ và yêu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh.

2. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU là cơ sở để các Sở, ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện sát đúng với tình hình thực tế và tổ chức thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ các mục tiêu Nghị quyết số 16-NQ/TU đề ra, cụ thể:

- Đến năm 2025: Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh Quảng Nam thuộc nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thuộc nhóm 06 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước. Quảng Nam thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền điện tử, chính quyền số.

- Đến năm 2030: Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh Quảng Nam thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thuộc nhóm 05 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh, yêu cầu các Sở, ngành và địa phương phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; tập trung xây dựng cơ quan nhà nước các cấp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát đề ra theo Nghị quyết số 16-NQ/TU: "Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng giải trình. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có tư duy, khát vọng đổi mới, có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp".

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có tư duy khoa học, đổi mới, có phương pháp, kỹ năng, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp.

- Triển khai thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước.

- Quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình giải quyết công việc, thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức đối với người dân, doanh nghiệp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phục vụ Nhân dân và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

- Đẩy mạnh việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhất là ở những lĩnh vực nhạy cảm; thay thế và xử lý kịp thời cán bộ, công chức, viên chức ở những nơi có dư luận nhũng nhiễu, tiêu cực, hiệu quả công tác thấp.

- Ban hành quy định cụ thể về xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

- Ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Quy định đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức 6 tháng/01 lần theo hướng xác định rõ kết quả đầu ra và ứng dụng công nghệ thông tin.

- Cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành theo vị trí việc làm, khung năng lực, bảo đảm đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

- Thực hiện thí điểm thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, phòng và tương đương.

- Hoàn thiện phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thành việc chuẩn hóa và cập nhật bổ sung cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức vào phần mềm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh theo hướng hiện đại.

- Tổ chức các lớp cập nhật, bổ sung kiến thức (ngoại ngữ, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...); một số kỹ năng theo tiêu chuẩn chức danh, khung năng lực, vị trí việc làm; bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các lớp đào tạo, tăng cường trải nghiệm thực tế, phát huy vai trò trung tâm, chủ động của người học.

2. Đẩy mạnh cải cách thể chế, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh theo hướng đồng bộ; đẩy mạnh thể chế hóa các quy định của Trung ương, nội dung Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh vào quá trình đổi mới công tác quản lý, điều hành của tỉnh, trong đó, chú trọng các quy định về phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền.

- Tập trung xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các cơ chế, chính sách về hỗ trợ khởi nghiệp, các chương trình, đề án, dự án trọng điểm, cần ưu tiên nguồn lực thực hiện. Thực hiện hiệu quả các thể chế, chính sách, pháp luật về quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, chú trọng quy định quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ