Quyết định 3407/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025

Số hiệu 3407/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/09/2016
Ngày có hiệu lực 08/09/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đình Xứng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3407/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Liên bộ: Y tế - Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải y tế;

Căn cứ Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 4514/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 15/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện lập điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa tại Văn bản số 4406/SXD- HT ngày 15/8/2016 về việc Báo cáo thẩm định Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch:

- Rà soát đánh giá thực trạng quản lý quy hoạch chất thải rắn từ năm 2009 đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (sau khi có Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020);

- Đề xuất chương trình, kế hoạch quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý; tăng cường khả năng thu gom, vận chuyển và chất lượng xử lý chất thải rắn. Góp phần bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn toàn tỉnh. Cải thiện điều kiện môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng và tiết kiệm các chi phí có liên quan đến việc quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

- Đề xuất lựa chọn hình thức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phù hợp với loại, tính chất đô thị và vùng nông thôn.

- Lựa chọn quy trình công nghệ xử lý CTR theo hướng hiện đại, tiên tiến, xử lý triệt để, giảm phát thải, bảo vệ môi trường.

- Làm cơ sở cho việc lập các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các dự án đã được đầu tư; khuyến khích các thành phần kinh tế và huy động các nguồn lực tham gia đầu tư các công trình xử lý CTR và quản lý thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về sức khỏe, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống vệ sinh; phổ biến phạm vi và lợi ích của Quy hoạch.

2. Nội dung, định hướng Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025:

2.1. Nguyên tắc quản lý CTR:

- Tổ chức cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh CTR phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.

- Chất thải phải được phân loại từ nguồn phát sinh, được tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu, vật liệu hoặc sản xuất năng lượng.

[...]