Quyết định 34/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Số hiệu | 34/2018/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/12/2018 |
Ngày có hiệu lực | 24/12/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký | Nguyễn Đức Chính |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2018/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 12 tháng 12 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương Quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/12/2018 và thay thế Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 11/7/2011 của UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Quyết định số 2510/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc điều chỉnh thời gian nổ mìn trong Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các doanh nghiệp hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2018 của
UBND tỉnh Quảng Trị)
Quy chế này quy định về hoạt động quản lý, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN); an toàn trong hoạt động VLNCN; giám sát các ảnh hưởng nổ mìn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Quy chế này không áp dụng đối với hoạt động VLNCN phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng và trong các trường hợp khẩn cấp theo quy định pháp luật.
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về hoạt động VLNCN.
Trong Quy chế này các từ và cụm từ “Vật liệu nổ công nghiệp, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, người quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, người phục vụ” được hiểu theo quy định tại Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20/6/2017 và Điều 3 của Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
Điều 4. Yêu cầu về hệ thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2018/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 12 tháng 12 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ Công Thương Quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/12/2018 và thay thế Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 11/7/2011 của UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Quyết định số 2510/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc điều chỉnh thời gian nổ mìn trong Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các doanh nghiệp hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2018 của
UBND tỉnh Quảng Trị)
Quy chế này quy định về hoạt động quản lý, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN); an toàn trong hoạt động VLNCN; giám sát các ảnh hưởng nổ mìn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Quy chế này không áp dụng đối với hoạt động VLNCN phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng và trong các trường hợp khẩn cấp theo quy định pháp luật.
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về hoạt động VLNCN.
Trong Quy chế này các từ và cụm từ “Vật liệu nổ công nghiệp, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, người quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, người phục vụ” được hiểu theo quy định tại Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20/6/2017 và Điều 3 của Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
Điều 4. Yêu cầu về hệ thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn
Tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN phải thiết lập hệ thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn do lãnh đạo tổ chức trực tiếp điều hành, chỉ đạo và phân công người đủ trình độ, kinh nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện công tác kỹ thuật an toàn tại mỗi bộ phận, vị trí có nguy cơ cao về sự cố, tai nạn, cháy, nổ.
Điều 5. Yêu cầu về công tác đảm bảo an toàn, an ninh trật tự và phòng cháy, chữa cháy
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN phải thực hiện đầy đủ các điều kiện về an toàn, an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật hiện hành; có phương án đảm bảo an toàn, an ninh trật tự và phòng cháy, chữa cháy cho cơ sở sản xuất, hệ thống kho bảo quản, địa điểm bốc dỡ, phương tiện vận chuyển VLNCN đang hoạt động; định kỳ tổ chức diễn tập theo quy định. Tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN phải xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp và luyện tập, diễn tập xử lý các tình huống khẩn cấp định kỳ theo quy định.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN phải thực hiện huấn luyện về kỹ thuật an toàn, an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động trong hoạt động VLNCN và đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.
Điều 6. Yêu cầu về hồ sơ, tài liệu hoạt động VLNCN
Tổ chức sử dụng, vận chuyển, bảo quản và tiêu hủy VLNCN phải bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ đối với từng loại VLNCN sử dụng, vận chuyển, bảo quản, tồn kho, tiêu hủy trong thời hạn 10 năm kể từ ngày thực hiện sử dụng, vận chuyển, bảo quản, tồn kho, tiêu hủy.
Điều 7. Yêu cầu về thực hiện công tác báo cáo trong hoạt động VLNCN
1. Báo cáo đột xuất:
Tổ chức hoạt động VLNCN báo cáo đột xuất với cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp sau:
a) Báo cáo ngay lập tức cho Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn trong trường hợp xảy ra tai nạn chết người, tai nạn lao động nặng;
b) Báo cáo Công an cấp huyện và Sở Công Thương nơi tiến hành hoạt động VLNCN trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện: Xảy ra xâm nhập trái phép khu vực tồn trữ VLNCN, mất cắp, thất thoát hoặc xảy ra tai nạn, sự cố trong hoạt động VLNCN;
c) Báo cáo Sở Công Thương nơi tiến hành hoạt động VLNCN trong vòng 48 giờ khi chấm dứt hoạt động VLNCN;
d) Thực hiện báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Báo cáo định kỳ hoạt động VLNCN:
Tổ chức hoạt động VLNCN có trách nhiệm báo cáo định kỳ tình hình sử dụng VLNCN gửi Sở Công Thương trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo sáu tháng, trước ngày 05 tháng 01 đối với báo cáo năm theo quy định tại Mẫu 2, Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018 của Bộ Công Thương.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 8. Quy định về quản lý, bảo quản VLNCN
Công tác quản lý, bảo quản VLNCN thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20/6/2017 và Điều 16 Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về VLNCN và tiền chất thuốc nổ.
Điều 9. Quy định về kho bảo quản VLNCN
Kho bảo quản VLNCN thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20/6/2017 và Điều 16 Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về VLNCN và tiền chất thuốc nổ.
Điều 10. Quy định về bảo quản VLNCN tại nơi nổ mìn khi chưa tiến hành nổ mìn
1. Từ khi đưa VLNCN đến nơi tiến hành nổ mìn, VLNCN phải được bảo quản, bảo vệ cho đến lúc nạp mìn xong. Người bảo vệ phải là thợ mìn hoặc công nhân đã được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận về công tác an toàn trong bảo quản VLNCN.
2. Khi nạp mìn xong mà chưa đến thời gian tiến hành nổ mìn trong ngày, không được phép đấu nối dây dẫn khởi nổ với bãi mìn; dây đấu mạng phải được quấn cách điện đối với phương pháp nổ mìn điện và phải bố trí người canh gác bãi mìn.
Điều 11. Quy định về vận chuyển VLNCN
Công tác vận chuyển VLNCN thực hiện theo quy định tại Điều 44 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20/6/2017.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VLNCN
Điều 12. Quy định về sử dụng VLNCN
1. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng VLNCN phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20/6/2017.
2. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng VLNCN phải tuân theo các quy định tại Khoản 2, Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20/6/2017.
3. Trình độ chuyên môn trong hoạt động VLNCN thực hiện theo quy định tại Điều 4 và huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động liên quan đến sử dụng VLNCN thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9, Điều 10 của Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về VLNCN và tiền chất thuốc nổ.
Điều 13. Quy định trong thi công khoan nổ mìn
1. Trong quá trình thi công khoan nổ mìn, tổ chức sử dụng VLNCN phải tuân thủ các thông số kỹ thuật của phương án nổ mìn. Trường hợp thay đổi các thông số kỹ thuật của phương án nổ mìn, tổ chức sử dụng VLNCN phải báo cáo với Sở Công Thương để theo dõi.
2. Trong quá trình sử dụng VLNCN như: nạp thuốc, đấu nối hệ thống, canh gác, khởi nổ, xử lý các sự cố phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ.
3. Kết thúc công việc nạp mìn nếu không sử dụng hết VLNCN, tổ chức sử dụng VLNCN phải chủ động trả về kho để bảo quản theo quy định; tuyệt đối không được lưu giữ VLNCN dư thừa tại bãi nổ, công trường mà phải trả về kho ngay sau khi đã kết thúc nổ mìn. Trường hợp tổ chức sử dụng VLNCN hợp đồng dịch vụ cung ứng VLNCN theo hộ chiếu nổ mìn nếu không sử dụng hết VLNCN thì phối hợp với đơn vị cung ứng làm thủ tục vận chuyển VLNCN trả về kho cung ứng.
4. Trường hợp sau khi khởi nổ nhưng bãi mìn không nổ hoặc nổ không hoàn toàn, tổ chức sử dụng VLNCN phải lập biên bản trong đó ghi rõ nguyên nhân, có chữ ký của Giám đốc điều hành mỏ, chỉ huy nổ mìn và thực hiện đầy đủ các yêu cầu an toàn trong quy định về xử lý mìn câm.
5. Khuyến khích tổ chức sử dụng VLNCN áp dụng những phương pháp nổ mìn mới, những chủng loại VLNCN mới đảm bảo mức độ an toàn cao hơn và thân thiện với môi trường. Việc tiến hành chuyển đổi sang phương pháp nổ mìn mới hoặc chuyển đổi sử dụng những chủng loại VLNCN mới phải được nhà sản xuất, đơn vị kinh doanh cung ứng hoặc đơn vị tư vấn hướng dẫn thực hiện việc chuyển đổi như quy định tại Khoản 5 Điều này.
6. Tổ chức sử dụng VLNCN không được tiến hành khởi nổ cùng một lúc hai hoặc nhiều bãi mìn cạnh nhau, mỗi lần khởi nổ bãi mìn cách nhau ít nhất 15 phút để bãi nổ trước ổn định về địa chất, kiểm tra không có mìn câm. Đối với khu vực có nhiều mỏ, công trình cùng hoạt động nổ mìn, các đơn vị phải có biên bản thỏa thuận, thống nhất trong tiến hành khởi nổ và cảnh giới.
7. Tổ chức sử dụng VLNCN phải trang bị phương tiện đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt trong quá trình thi công nổ mìn. Trường hợp khu vực có nhiều mỏ, công trình nên trang bị hệ thống bộ đàm có cùng tần số.
Điều 14. Quy định về hiệu lệnh nổ mìn
1. Tổ chức sử dụng VLNCN phải thông báo với chính quyền, Công an địa phương, Bộ đội Biên phòng (nếu có) nơi tiến hành nổ mìn về các quy định biển cảnh báo nổ mìn, hiệu lệnh và thời gian tiến hành nổ mìn trong ngày, trong tuần của đơn vị. Trong một khu vực có nhiều mỏ cùng hoạt động nổ mìn thì các quy định, hiệu lệnh phải được quy ước giống nhau.
2. Những quy định về biển cảnh báo nổ mìn, hiệu lệnh nổ mìn và thời gian nổ mìn của tổ chức phải được thông báo cho toàn thể cán bộ nhân viên trong mỏ, công trình, các đơn vị đóng trên địa bàn và dân cư sống xung quanh mỏ, công trình được biết.
3. Tín hiệu báo hiệu nổ mìn được thực hiện bằng kẻng, loa hoặc bằng phát mìn tín hiệu. Âm thanh của kẻng, loa báo hiệu hoặc phát mìn tín hiệu phải đảm bảo mọi người trong khu vực có bán kính nguy hiểm nghe rõ.
4. Các tổ chức không được tự ý thay đổi quy định, quy ước về hiệu lệnh nổ mìn.
Điều 15. Quy định về thời gian nổ mìn
Thời gian được phép tiến hành nổ mìn vào các ngày trong tuần (trừ những ngày nghỉ lễ, Tết, các sự kiện chính trị trọng đại của nhà nước, địa phương được quy định tại Điều 16 Quy chế này);
Đối với trường hợp nổ mìn thăm dò, khai thác khoáng sản, thi công các hạng mục, công trình hở: thời gian được phép tiến hành nổ mìn từ 11 giờ 30 phút đến 13 giờ 30 phút và từ 17 giờ 00 phút đến 18 giờ 00 phút cùng ngày; đối với trường hợp nổ mìn thi công trong đường hầm, đơn vị thi công được tiến hành nổ mìn theo ca sản xuất.
Trước khi tiến hành nổ mìn, các đơn vị phải thông báo với chính quyền, Công an địa phương, Bộ đội Biên phòng (nếu có), các đơn vị đóng quân trên địa bàn, mọi người sống hoặc làm việc ở trong vùng nguy hiểm của khu vực nổ mìn và vùng giáp ranh biết về địa điểm nổ mìn, thời gian nổ mìn, giới hạn vùng nguy hiểm, tín hiệu nổ mìn và ý nghĩa của các tín hiệu dùng khi nổ mìn.
Điều 16. Quy định về thời gian không được tiến hành nổ mìn
1. Tết âm lịch: Không được tiến hành nổ mìn vào những ngày Tết (ngày 30 tháng Chạp và ngày mồng 1, mồng 2, mồng 3 tháng Giêng âm lịch) và 02 ngày trước Tết, 02 ngày sau Tết.
2. Tết dương lịch: Không được tiến hành nổ mìn vào ngày Tết (ngày 01/01 dương lịch) và 01 ngày trước Tết, 01 ngày sau Tết.
3. Những ngày nghỉ lễ theo quy định của Luật Lao động: Không được tiến hành nổ mìn.
4. Những trường hợp khác: trong một số trường hợp đặc biệt, Sở Công Thương, Công an tỉnh hoặc Bộ đội Biên phòng (trong khu vực biên giới) sẽ có thông báo bằng văn bản việc không được tiến hành nổ mìn trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều 17. Quy định VLNCN sử dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
1. VLNCN được phép sử dụng là những loại nằm trong Danh mục VLNCN được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018.
2. Công tác phá đá quá cỡ phải tiến hành bằng máy đập hoặc nổ mìn. Trường hợp sử dụng phương pháp nổ mìn để phá đá quá cỡ phải sử dụng kíp nổ điện số 8 hoặc kíp nổ điện vi sai.
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA, THỬ, HỦY VLNCN VÀ GIÁM SÁT CÁC ẢNH HƯỞNG NỔ MÌN
Điều 18. Kiểm tra và thử vật liệu nổ công nghiệp
Công tác kiểm tra và thử VLNCN được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Điều 19. Hủy vật liệu nổ công nghiệp
1. VLNCN đã quá hạn, mất phẩm chất và không có khả năng tái chế thì phải tiến hành hủy. Đơn vị tổ chức hủy phải có Giấy phép sản xuất hoặc Giấy phép sử dụng VLNCN theo quy định của pháp luật hiện hành.
Công tác hủy VLNCN phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Điều 20. Quy định về giám sát các ảnh hưởng nổ mìn
1. Khi nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật không thuộc quyền sở hữu của tổ chức sử dụng VLNCN, tổ chức sử dụng VLNCN phải thực hiện việc giám sát các ảnh hưởng nổ mìn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn trong các trường hợp sau:
a) Có khiếu nại của tổ chức, cá nhân về các ảnh hưởng của chấn động, sóng không khí và mảnh đá văng xa;
b) Khoảng cách thực tế từ khu dân cư, công trình đến khu vực nổ mìn không đảm bảo theo quy định;
c) Nổ thí nghiệm để lập hoặc hiệu chỉnh hộ chiếu, thiết kế nổ mìn theo yêu cầu của Sở Công Thương.
2. Việc giám sát có thể thực hiện gián đoạn theo từng vụ nổ mìn hoặc liên tục trong một thời hạn theo yêu cầu giám sát.
3. Địa điểm, phương pháp đo, tính toán đánh giá mức độ ảnh hưởng phải thể hiện trong hộ chiếu hoặc thiết kế nổ mìn.
4. Giám sát ảnh hưởng của tác động sóng không khí thực hiện theo quy định, quy chuẩn hiện hành.
5. Hoạt động giám sát các ảnh hưởng nổ mìn phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có chức năng và năng lực thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Là cơ quan chủ trì, đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về VLNCN trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện:
a) Xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý VLNCN trên địa bàn theo quy định pháp luật;
b) Chủ trì công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động VLNCN và Quy chế này cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh;
c) Chủ trì công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức có hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh và xử lý các hành vi vi phạm về bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan cấp trên xử lý.
3. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép sử dụng VLNCN theo quy định tại Khoản 3, Điều 6 của Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018 của Bộ Công Thương.
4. Tiếp nhận văn bản thông báo của các tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng cấp Giấy phép sử dụng VLNCN và chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành hậu kiểm, giám sát điều kiện đảm bảo an toàn, an ninh tại khu vực mỏ, công trình nơi tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép sử dụng VLNCN theo giấy phép trên địa bàn tỉnh.
5. Chủ trì thống nhất địa điểm cho phép đặt kho bảo quản VLNCN đảm bảo các điều kiện về an toàn, an ninh; tham gia ý kiến về thiết kế kho; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, nghiệm thu công trình kho bảo quản VLNCN đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành trước khi đưa vào sử dụng.
6. Chủ trì tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện cho người quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, thủ kho và những người làm công việc liên quan đến hoạt động VLNCN cho các tổ chức sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Sở; kiểm tra sát hạch và cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn về hoạt động VLNCN cho các đối tượng trên theo quy định hiện hành.
7. Lập báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm về tình hình sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Công Thương và UBND tỉnh trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo sáu tháng, trước ngày 15 tháng 01 đối với báo cáo năm.
8. Quản lý chất lượng công trình xây dựng liên quan đến bảo quản VLNCN theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng.
9. Chủ trì, phối hợp các ngành chức năng xem xét đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động VLNCN.
Điều 22. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội:
a) Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định và xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự cho các tổ chức sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh trước khi Sở Công Thương cấp phép;
b) Chủ trì kiểm tra, hướng dẫn việc đảm bảo thực hiện các điều kiện về an ninh trật tự của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của ngành;
c) Tiếp nhận hồ sơ, xem xét cấp Giấy phép vận chuyển, Giấy đăng ký tiếp nhận VLNCN và kiểm tra việc vận chuyển, tiếp nhận VLNCN.
2. Trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý phòng cháy và chữa cháy:
a) Tiếp nhận hồ sơ, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy và xác nhận nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với kho chứa VLNCN cho các tổ chức sử dụng VLNCN (đối với các tổ chức, đơn vị có kho chứa VLNCN) trên địa bàn tỉnh trước khi Sở Công Thương cấp phép;
b) Chủ trì kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của ngành.
3. Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức khảo sát địa điểm đặt kho bảo quản VLNCN và kiểm tra nghiệm thu công trình kho bảo quản VLNCN đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành trước khi đưa vào sử dụng
4. Tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh do Sở Công Thương chủ trì.
5. Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh thực hiện đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống cháy nổ trong khu vực có hoạt động VLNCN.
Điều 23. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn kịp thời các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến nhiệm vụ quản lý của ngành cho các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức khảo sát địa điểm đặt kho bảo quản VLNCN và kiểm tra nghiệm thu công trình kho bảo quản VLNCN đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành trước khi đưa vào sử dụng.
3. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh do Sở Công Thương chủ trì.
4. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng trong việc điều tra, xác minh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có liên quan đến việc sử dụng, bảo quản và vận chuyển VLNCN để giải quyết chính sách cho người lao động.
Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
1. Chủ trì công tác quản lý, tiêu hủy VLNCN trái phép thu hồi trên địa bàn theo đề nghị của Sở Công Thương và của Công an tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động VLNCN của các đơn vị quân đội làm kinh tế trên địa bàn tỉnh.
3. Phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh trong việc ban hành hướng dẫn về vận chuyển, tiếp nhận VLNCN, đảm bảo an ninh, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo các Đồn Biên phòng:
1. Giám sát chặt chẽ việc nổ mìn của các tổ chức hoạt động VLNCN trong khu vực biên giới, biển đảo nhằm đảm bảo an ninh trật tự và an toàn theo quy định.
2. Có trách nhiệm thông báo cho lực lượng bảo vệ biên giới và chính quyền địa phương phía bạn Lào về thời gian, địa điểm, mục đích hoạt động VLNCN trong khu vực biên giới Việt Nam thuộc địa phận phụ trách.
Điều 26. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, thành phố, thị xã
1. Chỉ đạo các ngành liên quan ở địa phương và UBND xã, phường, thị trấn theo dõi, giám sát hoạt động VLNCN trên địa bàn.
2. Tham gia thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động của tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn do Sở Công Thương hoặc Công an tỉnh chủ trì khi có yêu cầu.
3. Chủ động tiến hành kiểm tra việc bảo đảm thực hiện các điều kiện về an ninh trật tự xã hội của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn quản lý.
4. Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề khác xảy ra có liên quan đến hoạt động VLNCN trên địa bàn.
5. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Điều 27. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Khen thưởng:
Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế này được xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Xử lý vi phạm:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật liên quan về hoạt động VLNCN, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN; bao che cho người vi phạm pháp luật về hoạt động VLNCN hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất xử lý các khó khăn, vướng mắc trình UBND tỉnh kịp thời điều chỉnh Quy chế này cho phù hợp với tình hình hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật./.