Quyết định 34/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Số hiệu | 34/2016/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 20/12/2016 |
Ngày có hiệu lực | 30/12/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cao Bằng |
Người ký | Hoàng Xuân Ánh |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2016/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 20 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ DANH
LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Quy chế này quy định việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa bao gồm di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh (sau đây gọi tắt là di tích) đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Các cơ quan quản lý nhà nước; các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, nghiên cứu, khai thác, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 3. Mục đích công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích
1. Bảo vệ các di tích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trước những tác động xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng; giữ gìn, bảo tồn yếu tố gốc vốn có của di tích ở địa phương;
2. Phát huy giá trị của các di tích nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc; đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; khai thác, phát triển du lịch, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2016/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 20 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ DANH
LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Quy chế này quy định việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa bao gồm di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh (sau đây gọi tắt là di tích) đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Các cơ quan quản lý nhà nước; các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, nghiên cứu, khai thác, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 3. Mục đích công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích
1. Bảo vệ các di tích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trước những tác động xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng; giữ gìn, bảo tồn yếu tố gốc vốn có của di tích ở địa phương;
2. Phát huy giá trị của các di tích nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc; đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; khai thác, phát triển du lịch, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
NỘI DUNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
Điều 4. Các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích
1. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, bảo vệ di tích khi phát hiện di tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có dấu hiệu xuống cấp phải có biện pháp ngăn chặn và kịp thời báo cáo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, chính quyền địa phương, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Các di tích đã được xếp hạng và được phân cấp quản lý nhưng chưa có điều kiện đầu tư và phát huy giá trị cần được bảo vệ nguyên trạng. Khi có dấu hiệu xuống cấp hoặc bị xâm hại, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý trực tiếp phải có phương án bảo vệ kịp thời và báo cáo cơ quan chức năng cùng phối hợp bảo vệ, tu bổ;
3. Các di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh đều phải khoanh vùng bảo vệ và cấp giấy phép sử dụng đất cho di tích; gắn bia, biển giới thiệu về di tích để mọi người biết;
4. Việc tổ chức các hoạt động dịch vụ tại khu vực di tích phải đưa ra ngoài khu vực bảo vệ di tích và phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
5. Thực hiện nếp sống văn minh tại các điểm di tích, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm di tích;
6. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia công tác xã hội hóa trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
7. Tiền vé tham quan, tiền công đức, tiền thu từ các dịch vụ tại các điểm di tích phải có sổ sách ghi chép đầy đủ và sử dụng theo quy định hiện hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có hình thức thích hợp để ghi nhận sự đóng góp của các cơ quan, đoàn thể và cá nhân đối với di tích;
8. Đối với các di tích là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ các quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
9. Đối với các di tích có tổ chức lễ hội phải tuân thủ theo Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các hoạt động tại lễ hội phải phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa của di tích, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương;
10. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải tuân thủ theo Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 tháng 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Nghị định số: 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định điều kiện kinh doanh, giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các quy định hiện hành.
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích từ tỉnh đến cơ sở phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bằng các hình thức ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn.
1. Các tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam có nhu cầu tiến hành các hình thức nghiên cứu khoa học tại các di tích trên địa bàn tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
2. Các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc tổ chức hợp tác khoa học đa quốc gia có nhu cầu nghiên cứu khoa học tại các di tích trên địa bàn tỉnh phải đăng ký qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh;
3. Việc nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều này và phải chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Điều 7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn và phát huy giá trị di tích theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; đồng thời xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện theo thẩm quyền;
3. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh: Phê duyệt và công bố danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh; xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh hoặc hủy bỏ xếp hạng di tích cấp tỉnh; lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia; lập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính Phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
4. Kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ và quản lý hồ sơ di tích trên địa bàn tỉnh;
5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
6. Thẩm định các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo thẩm quyền;
7. Phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
8. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc tổ chức, khai thác giá trị di tích phục vụ cho việc phát triển du lịch;
9. Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về di tích của các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài (hoặc có quốc tịch nước ngoài) vào nghiên cứu, sưu tầm tại tỉnh Cao Bằng;
10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật Di sản văn hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến di tích theo thẩm quyền;
11. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh việc khuyến khích, huy động các nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh
12. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong việc quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
13. Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến di tích.
1. Tổng hợp và cân đối vốn đầu tư hằng năm cho các dự án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;
2. Thẩm định các dự án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo thẩm quyền trên cơ sở các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
1. Căn cứ ngân sách của tỉnh và các chế độ quản lý tài chính của nhà nước hiện hành đảm bảo kinh phí phục vụ cho hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích;
2. Kiểm tra việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật;
3. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các quy định về phí, lệ phí và sử dụng các nguồn thu trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo phân cấp của pháp luật về phí và lệ phí.
Điều 10. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố giữ gìn an ninh trật tự trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn;
2. Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các vi phạm trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Căn cứ chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng các chương trình giảng dạy ngoại khóa đưa di sản văn hóa vào trường học phù hợp với từng cấp học phổ thông về kiến thức lịch sử - văn hóa của các di tích.
2. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và phát huy giá trị di tích cho học sinh trong các trường phổ thông; Tiếp tục triển khai và thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Điều 12. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai, quản lý các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
Điều 13. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành đề xuất các phương án quy hoạch sử dụng đất, hướng dẫn việc lập bản đồ và xác nhận bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích; tổng hợp xây dựng Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, thành phố hàng năm theo đăng ký của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
1. Hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại các di tích là cơ sở tôn giáo;
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tổ chức quản lý các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại các di tích là cơ sở tôn giáo trên địa bàn.
Điều 15. Các cơ quan báo chí của tỉnh
Phối hợp với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
Điều 16. Các sở, ban, ngành, đoàn thể khác
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể khác căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình thực hiện các quy định của Luật Di sản Văn hóa và các quy định hiện hành đối với các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của sở, ngành mình.
Điều 17. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chịu trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo phân cấp quản lý; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức ngăn chặn và xử lý vi phạm về di tích trên địa bàn quản lý.
Điều 18. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Tổ chức tuyên truyền, bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại địa phương; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc quản lý di tích;
2. Tiếp nhận những thông tin liên quan đến di tích và báo cáo cơ quan cấp trên khi cần thiết;
3. Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới di tích. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Các cấp chính quyền, cơ quan chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ được giao. Sau mỗi đợt thanh tra phải có báo cáo chi tiết về kết quả kiểm tra và xử lý theo chức năng, quyền hạn được giao.
1. Có chính sách đãi ngộ, tôn vinh đối với các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích bằng các hình thức khen thưởng của các cấp theo Luật Thi đua - Khen thưởng;
2. Có chế độ ưu đãi khác đối với người có công và trực tiếp thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích theo quy định của pháp luật.
Các hành vi vi phạm quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích thì tùy theo tính chất mức độ hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích thực hiện theo trình tự của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo theo quy định.
Điều 23. Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao.
Điều 24. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.